Nhạc kịch ‘Miss Saigon’ bị huỷ diễn ở Anh vì ‘lố lăng’ và ‘phân biệt chủng tộc’ với người Việt

Thứ Sáu, 25 Tháng Mười Một 202210:00 SA(Xem: 1806)
Nhạc kịch ‘Miss Saigon’ bị huỷ diễn ở Anh vì ‘lố lăng’ và ‘phân biệt chủng tộc’ với người Việt
voatiengviet.com

Nhạc kịch ‘Miss Saigon’ bị huỷ diễn ở Anh vì ‘lố lăng’ và ‘phân biệt chủng tộc’ với người Việt

VOA Tiếng Việt

Vở nhạc kịch “Miss Saigon” (“Cô gái Sài Gòn”) từng gây tiếng vang của hai biên kịch người Pháp là Claude-Michel Schönberg và Alain Boublil vừa bị huỷ diễn tại nhà hát Crucible ở trung tâm thành phố Sheffield của Anh vì bị chỉ trích có “những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc” nhằm vào người Việt Nam, hàng loạt hãng tin Anh cho biết hôm 23/11.

Công ty New Earth Theatre, bao gồm một nhóm các nghệ sĩ người Anh gốc Đông và Đông Nam Á, ra thông báo nói rằng vở nhạc kịch “Miss Saigon” có chứa “những ẩn dụ tai hại, những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc” nhằm vào người Việt Nam.

Sheffield Theaters, công ty vận hành nhà hát Crucible 980 chỗ ngồi, nói họ “tôn trọng” quyết định rút lại vở nhạc kịch.

Các giám đốc sáng tạo của nhà hát thừa nhận về “lịch sử biểu diễn gây chia rẽ” và “sự tức giận đã gây ra” của vở nhạc kịch “Miss Saigon”.

Trong một tuyên bố, nhà hát của Anh nói: “Chúng tôi đã tiếp cận sản phẩm mới này một cách dè dặt và tin rằng đây là cơ hội để chúng tôi tham gia theo cách mới với công ty mà phần lớn là người gốc Đông và Đông Nam Á đang dàn dựng lại câu chuyện”.

Trong một tuyên bố dài được đưa ra hôm thứ Hai, hai giám đốc sáng tạo của rạp là Robert Hastie và Anthony Lau đã đưa ra lời giải thích đầy đủ hơn về lý do tại sao họ lại dàn dựng vở kịch “Miss Saigon” mới vào mùa hè năm 2023.

Họ nói rằng họ hiểu vở kịch này “kể một câu chuyện về Việt Nam, trong đó có những miêu tả về phụ nữ và đàn ông Việt Nam đã khiến mọi người khó chịu và được xem là củng cố cho những định kiến tai hại”.

Các giám đốc nhà hát nói họ hy vọng có thể dựng lại tác phẩm cổ điển “thông qua lăng kính mới, phản ánh thế giới ngày nay”.

Phiên bản gốc của Miss Saigon ra mắt tại West End, London vào năm 1989. Mặc dù nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình, bao gồm hai giải Laurence Olivier và ba giải Tony, bản gốc của vở nhạc kịch đã gây ra tranh cãi khi các diễn viên da trắng đeo mắt giả để thay đổi vẻ ngoài của họ.

Lấy cảm hứng từ vở opera “Madama Butterfly” năm 1904 của Puccini, vở nhạc kịch lấy bối cảnh Việt Nam vào cuối chiến tranh, kể về câu chuyện của một phụ nữ trẻ người Việt và mối quan hệ của cô với một người lính Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20186:46 CH
( HNPD ) Chỉ còn một nước đạp xe thồ /Kiết xác làm sao mướn xích lô /Nước mắt đầy vơi sầu cố quận /Mồ hôi đẫm ướt mảnh cơ đồ
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 201811:49 SA
( HNPD ) Cứ mỗi lần Tết đến, dân Miền Nam lại nhớ đến Tết Mậu Thân năm 1968
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20181:35 CH
( HNPD ) Nhân buổi cuối năm Đinh Dậu (2017), lục lại trang thơ cũ thập niên 80, có bài Thất ngôn bát cú tựa đề “ĐẠP THỒ” của nữ sĩ Hoàng Hoa (?)
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20188:27 CH
( HNPD ) Thơ là trò chơi của con chữ, vần điệu và cảm xúc. Có lẽ thấy được điều đó nên Nguyễn Hưng Quốc đã đưa ra định nghĩa “Thơ là cảm xúc đi tìm một đồng cảm”