Chrissie McClatchie

BBC Travel

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Khi những đỉnh núi tuyết phủ của dãy Alps tây nam mờ dần về phía xa sau lưng tôi, tôi theo hướng dẫn viên Maddy Polomeni đi dọc hành lang hoa mimosa vàng rực khi chúng tôi đi bộ về phía một mỏ đá bỏ hoang trong dãy núi Massif de l’Esteel.

Mặc dù đó là cuối mùa hoa, hoa vẫn nở tưng bừng dọc theo con đường mòn này, không giống như nhiều trảng hoa mimosa nằm trên các đỉnh núi sau lưng chúng tôi.

Từ chuẩn xác để nụ hoa này là glomerulus,  nhưng ‘pom-pom’, như cách mà Polomeni gọi, có vẻ như là thích hợp hơn cho quả cầu lông tơ mịn, tỏa ra mùi hương ngọt ngào khắp không trung vào cuối tháng Hai.

“Tôi cảm thấy như mùa xuân đã đến,” cô nói.

Hành trình rong ruổi

Những dãy núi đá phía sau Mandelieu-La Napoule, thị trấn miền biển phía tây Cannes ở miền nam nước Pháp, là nơi có rừng mimosa lớn nhất châu Âu. 

Trong sáu năm, Polomeni là một trong số ít các hướng dẫn viên có đăng ký dẫn các nhóm khách nhỏ đi theo những lối mòn ngang dọc khắp khung cảnh khô cằn Địa Trung Hải. 

Trên đường đi, cô đã trở thành người giải đáp cho những du khách như tôi, vốn đi theo con đường hoa Mimosa, hành trình rong ruổi dài 130 cây số bắt đầu ở Bormes-les-Mimosas, cách Saint-Tropez 35km về phía tây và chấm dứt ở thị trấn Grasse sực nức mùi nước hoa ở trong đất liền ở Cannes, mà lộ trình đi đẹp nhất là từ tháng Một đến tháng Ba, khi cả khu vực bừng nở với những vệt khổng lồ vàng rực.

Được gọi là wattle ở đông nam Úc nơi nó là loài hoa bản địa, mimosa được đưa vào vùng Riviera của nước Pháp bởi các quý tộc Anh, vốn đổ xô đến các thị trấn nghỉ mát ở đây để tìm ánh nắng vào mùa đông. 

Xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1880, hoa Acacia dealbata mà họ đem theo nhanh chóng thích nghi với vùng đất phèn trên địa hình miền núi phía tây của khu vực thuộc Pháp này. “Sau khi tìm thấy nơi có điều kiện sinh trưởng giống như ở Úc, loài hoa này đã lan rộng,” nhà làm vườn Julien Cavatore nói với tôi.

Pépinières Cavatore có vườn ươm gia đình ở Bormes-les-Mimosas, và đã thu thập hơn 180 loài hoa mimosa; bộ sưu tập của ông được Hội bảo tồn Cây cỏ Chuyên biệt công nhận là một trong những bộ sưu tập hay nhất ở Pháp.

“Một trong những điều tôi yêu thích nhất ở mimosa là nó nở vào lúc khi không có hoa nào nở cả,” Cavatore nói.

Đường hoa Mimosa ra đời vào năm 2002 chạy theo theo các con đường phụ có sẵn, và dù tôi ngạc nhiên khi thấy nó không có biển chỉ dẫn, không có cẩm nang du lịch ở các văn phòng du lịch địa phương (và trên mạng) giới thiệu các điểm dừng và các hoạt động trên đường. 

Cavatore nói mọi người thường hỏi tại sao không có ‘khu rừng mimosa bao la’ khi họ lên đường từ Bormes-les-Mimosas - trên thực tế, trong phần lớn đoạn đường lái lúc đầu, cảnh quan là màu xanh của cây cỏ đầy bụi và màu xám điển hình của mùa đông. 

Tuy nhiên, ông giải thích, cung đường mang tính chủ đề, cho thấy tám thị trấn và làng mạc mà mỗi một trong số đó đã phát triển quan hệ văn hóa với loài hoa đã trở thành biểu tượng mùa đông ở vùng Riviera.

Nguồn hình ảnh, Chrissie McClatchie

Chụp lại hình ảnh,

Chrissie McClatchieMaddy Polomeni là một trong số ít các hướng dẫn viên có đăng ký đưa những nhóm nhỏ du khách đi dọc theo các tuyến đường đi bộ ngắm hoa La Route du Mimosa

Thủ đô mimosa

Từ vùng Bormes-les-Mimosas râm mát, nơi các tổng thống Pháp đi nghỉ mát kể từ khi Charles de Gaulle đến thăm nơi này lần đầu vào năm 1968, cung đường bắt đầu dọc theo đường ven biển D559, con đường hai làn đông đúc người đi nghỉ mát tìm không khí trong lành và bãi biển cát trắng vào mùa hè nhưng vào thời điểm này trong năm, xe chạy thoải mái.

Tránh Saint-Tropez để đến Sainte-Maxime (thị trấn sát bên phía bên kia vịnh ít được biết nhưng quyến rũ), đường D559 tiếp tục đi qua các sân pétanque và các nhà hàng ven mặt nước hướng về thị trấn nghỉ mát được ưa chuộng Saint-Raphaël. 

Đoạn đường dài 30km giữa Saint-Raphaël và Mandelieu-La Napoule, nơi núi đá màu hoàng thổ hùng vĩ đổ xuống Địa Trung Hải lấp lánh bên dưới, là một điểm để thưởng thức: được gọi là Corniche d’Or, cung đường có những khúc quanh và khúc ngoặt giống bờ biển lởm chởm trước khi mở ra ở Vịnh Cannes.

Mandelieu-La Napoule là thủ đô mimosa có phong cách riêng – kể từ năm 1931, nó đã là nơi tổ chức Lễ hội Mimosa, chương trình kéo dài 10 ngày gồm diễu hành và vui chơi đường phố được tổ chức vào tháng Hai hàng năm. 

Tuy hồi 2022 lễ hội đã bị hủy do đại dịch, thị trấn vẫn là điểm dừng chân hoàn hảo để có trải nghiệm tuyệt vời về mimosa. 

Tại khu dân cư ven biển La Napoule, Mathieu Marchand, đầu bếp điều hành làm bánh tại nhà hàng L’Oasis thuộc vùng Riviera, lần đầu lấy cảm hứng từ những bông hoa sặc sỡ xung quanh căn bếp của ông hồi năm ngoái, tạo ra loại mì ống hương vị mimosa đã trở thành món chủ lực trong mùa hoa năm 2021.

Năm nay, ông đã thêm một loại bánh tinh tế vào thực đơn theo mùa. “Từ bánh pho mát, tôi đã cho vào đậu phộng nhào đường caramen và sau đó phủ sô cô la trắng lên trên,” ông nói. sdcêihChưa tới 2g tinh chất hoa chưng cất được dùng trong mỗi chiếc bánh, nhưng vị đắng hạnh nhân và vị hoa cam của mimosa rất đặc trưng. “Năm tới, một món ăn sáng tạo nữa cho thấy nhiều khả năng của mimosa sẽ được ra mắt,” ông hứa.

Chrissie McClatchieNguồn hình ảnh, Chrissie McClatchie

Chụp lại hình ảnh,

Mathieu Marchand, đầu bếp cao cấp tại Riviera institution L'Oasis, sáng tạo ra món bánh ngọt macaron có hương vị mimosa

Loạt sản phẩm thủ công làm nổi bật các đặc tính của mimosa như nguyên liệu ẩm thực đang tăng đều đặn. 

Tại văn phòng du lịch ở Mandelieu-La Napoule, các sản phẩm có mimosa sản xuất ở địa phương được trưng bày bao gồm sôcôla, mật ong và thậm chí một loại rượu từ vodka có tên Mimocello.

Nghề trồng mimosa

Tuy nhiên, nghề trồng mimosa có nguy cơ biến mất. Vào đầu thế kỷ 20, có 80 người trồng làm việc tại Le Capitou, khu dân cư lâu đời nhất ở Mandelieu. 

Vào những năm 1920, toàn bộ các toa tàu chở mimosa cắt cành sẽ rời Cannes và La Napoule để đến các chợ hoa xa tận Moscow và London; những bông hoa quý được đặt cẩn thận trong các giỏ được đan bằng mía và liễu, bản thân giỏ là nghệ thuật.

Ngày nay, chỉ còn lại một số ít người trồng, chủ yếu trồng mimosa ở vùng xung quanh Massif du Tanneron, dãy núi giữa Mandelieu, Tanneron và Pégomas được gọi là ‘Tam giác Vàng mimosa’.

Trong một hẻm cụt yên tĩnh ở Pégomas, một ngôi làng có niên đại từ thế kỷ 16 sâu vào đất liền từ Mandelieu, tôi gặp được Cécile Reynaud tại La Colline des Mimosas, cơ sở làm vườn của gia đình bà. 

Bà đang lu bu gói những bó hoa trĩu nặng cành mimosa mới cắt cho lượng khách hàng vãng lai qua lại khá ổn định. Reynaud là một người trồng thế hệ thứ ba: bà của bà trồng mimosa lần đầu tiên để bán cho các xưởng nước hoa vào những năm 1930. Ngày nay, thị trường của họ là hoa cắt cành, cung cấp hơn 100.000 bó hoa mỗi năm cho các cá nhân và người đi làm, cũng như các lễ hội theo mùa. “Tôi nhập tâm vào mimosa đến nỗi khi vào mùa, tôi không ngửi được nó nữa,” bà nói.

Những người trồng mimosa như Reynaud là bậc thầy trong nghề, khả năng điều khiển cây hình thành trong đời làm nghề của họ. 

Không ở đâu điều này thấy rõ hơn như ở forcerie - phòng kiểm soát nhiệt độ, nơi các nhánh có những chồi chưa hé ‘buộc’ phải ra hoa trong điều kiện nóng ẩm, trong khoảng từ 6 đến 36 tiếng đồng hồ. Kỹ thuật này kéo dài vòng đời của hoa cắt cành lên đến 10 ngày và cả mùa canh tác. Tài năng của người trồng là biết chính xác phải để hoa trong forcerie bao lâu –"nếu để quá lâu, sẽ đến lúc không thể đảo ngược và hoa bị úa tàn," bà nói.

Chrissie McClatchieNguồn hình ảnh, Chrissie McClatchie

Chụp lại hình ảnh,

Cécile Reynaud là người trồng hoa mimosa thế hệ thứ ba: bà của bà bắt đầu trồng mimosa để bán cho các nhà sản xuất nước hoa từ thời thập niên 1930

Từ Pégomas, tôi lái xe quãng đường ngắn qua các khu dân cư về hướng Grasse và những vườn hoa hồng, hoa diên vĩ và hoa nhài vốn cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà sản xuất nước hoa như Chanel và Dior. 

Phần lớn mimosa hiện có trong nước hoa là dạng tổng hợp, vì hoa rất nhẹ nên số lượng cần để chiết xuất đủ tinh chất là quá tốn công sức để sử dụng hoa thật. Nhưng có dấu hiệu hy vọng cho thấy điều này đang thay đổi: Reynaud chuẩn bị cho chuyến thăm vào ngày hôm sau của một ‘grand nez’ – nhà sản xuất nước hoa được công nhận về khả năng chế biến mùi hương.

“Giờ đây do các kỹ thuật sản xuất nước hoa của Grasse đã được công nhận là Di sản Thế giới UNESCO, có nhu cầu ngày càng tăng về các cây cỏ trong vùng,” bà nói.

Nếu đúng như vậy, thì vị trí của Grasse là điểm dừng cuối cùng trên tuyến đường hoa này sẽ có ý nghĩa lớn hơn nữa. 

Từ đầu đến cuối, Đường hoa Mimosa có thể đi hết dễ dàng trong một ngày, nhưng hai ngày (thời gian trung bình mà hầu hết mọi người đi, Polomeni nói) thì tốt hơn. 

Nếu đi lâu hơn thì còn được lợi ích nhiều hơn, vì niềm vui thực sự của chuyến đi rong ruổi ở miền nam nước Pháp này là ở ngoài đường chính và bên ngoài xe - trong rừng, nhà kính và nhà bếp, nơi những tia nắng mùa đông nhỏ nhoi bén rễ vững chắc.