Cái nầy là cái gì vậy thầy? _ Tung Nguyen

Thứ Ba, 26 Tháng Bảy 20224:09 CH(Xem: 2692)
Cái nầy là cái gì vậy thầy? _ Tung Nguyen

 

Cái nầy là cái gì vậy thầy?

Bàn chuyện chơi

Dài dòng trước:

Đây là một đề tài muôn thuở.Có người gay gắt phê phán.Có người xem là chuyện bình thường hay đem ra bàn tán trong trong đám bạn bè…hay…

Thưởng thúc một câu chuyện, một tác phẩm nghệ thuật có nhiều cảm nhận khác nhau.Người viết cố gắng đem tất cả sự hiểu biết của mình cho quý vị đọc  trong mùa dịch Corona.Nếu quý vị vào bài thấy có điều dung tục hông hợp, xin miễn thứ.

Xin cảm phiền.

Và tiếp tục.

Mấy hôm nay, đột nhiên Publix gần nhà có bán mít trái với giá rẻ $0.99/lb.Bà xã mua về.Và sẻ ra. Ồ! Múi to và cơm dầy.Anh tù già liền nhắc đến Hồ Xuân Hương.Và ngày xưa, bả là cô giáo dạy Việt Văn, nên cũng phụ hoạ. 

Quả mít

Thân em như quả mít trên cây,

Da nó xù xì, múi nó dầy.

Quân tử có thương thì đóng cọc,

Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

Thiệt ra, hồi nhỏ đi học ở nhà trường chỉ học mấy bài thơ trong chương trình giảng dạy trong thi tập của bà Hồ Xuân Hương như: Khóc ông Tổng Cóc, khóc ông Phủ Vĩnh Tường, Bà Lang khóc chồng…

Chớ còn mấy bài thơ như: Quả mít, Đánh đu,Thiếu nữ ngủ ngày, Bỡn ông sư, Đánh cờ người… là những bài thơ truyền khẩu, hông có trong chương trình.

Nhưng mà, lúc đi học chung với các cô bạn gái thấy có nhóm  đọc xù xì bài Quả mít.Tụi nó đỏ mặt rồi cười khúc khích.Lại còn  có tụi con gái quỷ quái nghịch ngợm nhao nhao lên : “Cái nầy là cái gì vậy thầy? Cái nầy là cái gì vậy thầy?”. Ông thầy giáo trẻ năm nao chưa vợ: “Thôi mà! Đừng hỏi nữa.Mai mốt đêm tân hôn thì các chị biết chớ gì!”

Và đây là bức tranh vẽ(paint) nổi tiếng của Gustave Courbet, người Pháp (1819-1877) có tựa là L’origine du monde (Nguồn gốc của loài người) để trả lời cho các cô học trò gái năm xưa.Bố cục của bức tranh rất chặt chẽ. 

Fw4lPCPZ3B0cPwNIH2xgSPur4h3zTUod3o8lDDAJKW08XyLvruRxw8UvFQG3N4Da19OJVGi06iNyKLSAuKoecFOBOg5i6NV80DFqTVROjcN7oQFKuI-U1rhCaw18Nifel1WBCaIT1uEw1lcFYA

L’origine du monde -Gustave Courbet (1819-1877)

Còn bức tranh của Bùi Xuân Phái, một họa sĩ nổi tiếng của ViệtNam cũng trình bày chuyện đó nhưng hơi lõng lẽo.

2SqptlvlrBMEwcldcLLQqaBb1DaWdR1re4dhML2Ntgau6qZ04Q3Jm7Xbu7ivIutKi1zaHCHoy4n6GlHODNaW2yT6juRzuBY3yYs9bIqJqMQ7qcwUiPsfoz3dNuP4UFWwDJDFR7m_aFuaXP6kFA

Trong các bài thơ truyền khẩu, có những bài bà dùng chữ quá quái ác làm sao cắt nghĩa được.Quý vị tưởng tiếng Việt là tiếng đơn âm chớ gì? Hông có đâu.Tiếng Việt có rất nhiều chữ đa âm.

(Xin xem : Chữ viết của người Việt Nam qua các thời đại của Nam Hoài Bão.Cali xb năm 1997.)

Trong bài thơ Cái quạt có câu:

Phì phạch trong lòng đã chán chưa?

Chữ phì có hai âm: Phờ-ì và chữ Phạch có hai âm:Phờ-ạch. Đọc lên ta sẽ thấy phờ phờ của tiếng thở trong đó. Đủ thấy bà HXH dụng chữ như thế nào!

Đây là tui thấy bà dùng nhiều chữ có hình và có âm nên tui bịa đặt ra câu chuyện cho đừng nhạt nhẽo vậy mà!Một bài thơ xoàng nhưng được một nhà văn nổi tiếng tán hươu tán vượn thì cũng hoá ra hay.Một bài hát dỡ ẹt mượn một “danh ca” hát lên thì thiên hạ ùng ùng hát theo!!Vì thế mấy người viết hay bày trò để cho người đọc tưởng thiệt.

Hồi nhỏ, nghe truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân kể Trư Bát Giới ở trên thiên đình là Thiên Bồng Ngươn Soái ve tiên nữ lúc say sỉn bị Ngọc Hoàng biến thành con heo đày xuống trần gian theo Tam Tạng đi thỉnh kinh.Lạ một chuyện là cứ thấy bầy tiên nữ tắm ở suối thì tự nhiên con heo (nọc!) Trư Bát Giới biến thành con cá chép cứ nhào vô chỗ hiểm của bầy tiên nữ mà quậy.Bà nội tui và bà cô tui cứ cười hoài.Ngặt là khi đó thằng tui mới có năm hay sáu tuổi gì đó, nên hổng biết cái gì ráo, im re.Quý vị thấy chưa, cái tài “tán dóc” của Ngô Thừa Ân làm cả triệu người mê mẫn.

Bây giờ trở lại câu chuyện thơ bà Hồ Xuân Hương.

Có ông bên trời Mỹ nầy(John Balaban) đi lính lúc chiến tranh Việt Nam hổng biết làm sao mà lại mê văn chương Việt.Rồi lại khoái thơ Hồ Xuân Hương, nên ổng dịch ra tiếng Mỹ.Trời ơi! Làm sao ổng dịch được các chữ của “bà thơ” có tài nói lái (tiếng Việt là tiếng biểu âm chớ hông biểu ý như tiếng Tàu.)

Hai câu thơ:

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,

Trái gió cho nên phải lộn lèo.

Mà ổng dịch thành:

My boat of compassion would have sailed to Paradise,

If only bad winds hadn’t turned me around.

Thì còn gì là ý nghĩa của cảnh đi thuyền gặp trái gió.

Quý vị nào ở miền sông nước, nhứt là ở miệt dưới đều biết ghe khi mà đi trái gió thì cái lèo sẽ bị lộn ngược.Bà thơ hay thiệt, vừa biết nói lái vừa diễn tả hình ảnh cái bườm quay lộn ngược đầu 180°! Thế là sao?

Thành thử cái ông giáo sư John Balaban ở đại học North Carolina State University dịch hai câu trên cũng đành chịu thua luôn. Ổng nói khi mà đọc thơ Hồ Xuân Hương thì nên nghĩ thêm cái ý ở trong vậy.Nhưng mà người Mỹ có bao giờ họ nghĩ được thêm cái ý ở trong đó đâu?Hồi tui mới qua Mỹ, đi làm cu li, tiếng Anh ba trật ba rọi, thấy một thằng Mỹ nó gắn trước đầu xe của nó mấy chữ; “I DEAL MY IDEAL” thì chẳng biết gì.Hỏi nó mới biết là chữ nói lái.Vậy thì đâu có nhằm nhò với những bài thơ nói lái của bà! 

Người ta nói dịch là phản.Nhưng cũng có bài thơ dịch rất hay.

Hồi nhỏ đọc truyện “Gánh Hàng Hoa” của Khái Hưng thấy có bài thơ dịch từ bài Sonnet của Félix Arvers.Mày mò mãi thằng học trò khi đó mới tìm ra bài Sonnet.      

                     Sonnet 

                              Félix Arvers

Mon âme a son secret, ma vie a son mystère,

Un amour éternel en un moment conçu :

Le mal est sans espoir, aussi j'ai dû le taire,

Et celle qui l'a fait n'en a jamais rien su.

 

Hélas ! j'aurai passé près d'elle inaperçu,

Toujours à ses côtés, et pourtant solitaire.

Et j'aurai jusqu'au bout fait mon temps sur la terre,

N'osant rien demander et n'ayant rien reçu.

 

Pour elle, quoique Dieu l'ait faite douce et tendre,

Elle suit son chemin, distraite et sans entendre

Ce murmure d'amour élevé sur ses pas.

 

À l'austère devoir, pieusement fidèle,

Elle dira, lisant ces vers tout remplis d'elle

" Quelle est donc cette femme, et ne comprend pas.

 

Và Khái Hưng dịch như thế nầy:

 Tình Tuyệt Vọng

 Khái Hưng dịch

“Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay
Hởi ơi người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân
Dầu ta đi trọn đường trần
Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi”
Người dù ngọc thốt hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẻ bước tiên
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng
Ngờ đâu ta ở mấy dòng thơ đây ?

Bài thơ dịch hay, đúng tâm trạng của thằng học trò “dịch vật” chưa nứt mắt mà hay thầm yêu trộm nhớ nên thuôc lòng hoài.

Vậy mà đôi khi có người còn chê, dịch hông sát nghĩa.

Còn bài thơ dưới đây quý vị thấy dịch có hay không?Nếu hổng hay thì đành chịu.Vì theo ý riêng của tui thì bài thơ dịch nầy là quá hay, hông chê vào đâu được

 

Và đó là bài “Chinh Phụ Ngâm”

 

 

Chữ Hán

 

 

 

Âm tiếng Việt:

Thiên địa phong trần

 Hồng nhan đa truân

 Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân (1)

(1)Nhiều người lầm tưởng là Hán-Việt, nhưng không phải.

Chữ Nôm :

𣋾𡗶坦浽干𩙋𡏧

客𦟐紅𡗉餒舛邅

撑箕瀋瀋層𨕭

為埃𨢟𥩯朱𢧚餒尼

 

Chữ Việt :

 

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

Xanh kia thăm thẳm từng trên,

Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy.

 

Thiệt ra cũng còn nhiều bài thơ dịch ra tiếng Việt cũng rất hay như  bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư  Dị (Phan Huy Vịnh dịch)…

 

 

Bây giờ trở lại lúc đầu.

Vào khỏang đầu thập niên1960, người viết có đọc thơ của Bùi Giáng. Ông thần thơ nầy có những vần thơ thiệt lạ kỳ.Người ta ít chú ý đến ông vì lúc đó ai cũng mãi mê với những nhóm văn nghệ sĩ từ ngoài Bắc mới vô.

Mời quý vị thưởng thức một bài thơ của Bùi Giáng:

              
Mưa ngu
ồn

 

 

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
Bùi Giáng, (Mưa nguồn,)

 

 

Đôi lúc ông thợ thơ nầy cũng giở chứng

Xin đọc hai bài thơ sau:

 

 Kể từ gái lội bờ mương

Kể từ gái lội bờ mương,
Quần không ráo nữa suốt đường mai sau
Hào hoa lơ đễnh vẽ màu
Nhớ nhan sắc bỏ quên sầu gái sao?

Gập ghềnh chân thấp chân cao
So làm sao được làm sao so làm?
Kể ra câu chuyện chán nhàm
Mà muôn năm vẫn bao hàm nhân gian

Mùa xuân thu vội gieo vàng
Rớt nhung nhớ hột xuống hàng lạnh xương
Kể chi câu chuyện môi hường
Hôn làm chi gái bờ mương không quần

                                 Bùi Giáng

Giai nhân viếng chùa (Bài ca quần đảo 1963)

 

Mỗi năm bánh trái lên chùa
Bốn lành mỗi tháng một mùa mỗi năm
Mỗi ăn uống mỗi ăn nằm
Mỗi tơ uống tuyết mỗi tằm ăn dâu
Thu hằng mỗi giết mộng đầu
Mỗi trang thành lệ mùa ngâu chùa chiền
Thập thành lài gốn thiên tiên
Thần than thở đất mang phiền tặng nhau
Phật sầu bi hỷ trước sau
Hồi khan cấm nguyệt trút mau trường quần

 

Và tôi cũng có lúc đọc được thơ của Sao Trên Rừng Nguyễn Đức Sơn.Nhưng mà thơ của ổng lúc trước kia, chớ lúc sau nầy thì nó còn hơn…

Xin đọc một bài sau :

 

Nhớ xưa em khóc 

 

Nhớ xưa

 Em khóc

Anh thọc

Lung tung

Cái bụng

Em sình

Rung rinh

Trái đất

Bây giờ

Sầu ngất

Nhất nhất

Như như

Hư hư

Tịch mịch

Rục rịch

Càn khôn

Cái lồn

 

Còn mất .

 

Các ông thi sĩ nầy đúng là học trò của bà Hồ Xuân Hương.

Văn chương chữ nghĩa bề bề,

Thần l…ám ảnh cũng mê mẫn đời.

Trong giới cầm bút thì đã vậy mà trong đời thường thì đâu đâu nhân gian cũng thấy một màu như nhau.

 

Bây giờ thì mình qua câu chuyện dính liền với múi mít:

Austrian village of 'Fucking' decides to change its name

The long-suffering residents of the small Austrian village of Fucking have confirmed that, from January 1, the town will be known as Fugging. Fans of unusual place-names will mourn the loss.

    

The town of Fucking will rename

 

Đ ây là cái tin mà cách đây mấy hôm thằng tui đọc được trên DW new

(https://www.dw.com/en/austrian-village-of-fucking-decides-to-change-its-name/a-55740967)

Còn ở Việt Nam thì ba cái chuyện nầy có lâu lắm rồi

 

Đây là hình Miếu Đụ Đị ở Lâm Thao, Phú Thọ, nơi đến giờ thi cho Nõ Nường phộc nhau  

 

svW7MpaTE25G27Y975bXUL5jqwJfz-lwFLHOm3AkCzyTkg0legDG3XPOfs_tKYSgySktvaFdgZJrtotNDX18RLOPXPH_KBBXN-BUXd6ZtRu_Igqrr4eidB-SfrG3CLvB4IS9YOMLjw2qjwbQJg

 

Còn dân làng Ná Nhèm ở xã Trấn Yên,Bắc Sơn, Lạng Sơn cứ rằm tháng giêng thì rước “chàng”

 

dVyJwvdnATsYPTRQKXzGZjJ9R8EG2bSWGyGfm7PxAka6GlTmpG1vU-pvRQ5viVFEvt8RhQ-sd1B2cM8O0EHTfIo8aJbEOXk4UWAstXM3vrjuQXaF8UBH0HKRmh2z9wEW8bGzkso75QsVVDKZog

 

 

 

aI4Ma0g3_2C2SEwVcXwOKnNK7vYeQ0daVvzX2Yx-Noj8DheQaO0fk0Wn_GZNFRkw2yIJ2i6dgMV1L97B4QhiWVi6fbGB7TTR8gvbhOxcaUGRH1CH0FzK9dWN7B4wgS4UmmIzfFzqjIVdEEG_fQ

 

“Tàng thinh”  mỗi năm 1 kiểu, do các cao niên trong làng bàn bạc về kích thước và hình dáng. Có thể thuê thợ dưới xuôi vẽ và cũng có thể là người thợ trọng làng tự làm. Ví dụ như năm 2017: tàng thinh được làm từ gỗ nghiến, có chiều dài 1 m, đường kính hơn 40 cm, nặng hơn 1 tạ với hình dáng giống bộ phận sinh dục của nam giới, được 4 trai tráng khiêng từ đình làng ra miếu Xa Vùn. Sang đến năm 2018, tàng thinh được làm bằng gỗ dổi, có đường kính khoảng 22cm, chiều dài 1m30, trọng lượng trên 50kg. Điểm đặc biệt của Tàng thinh năm 2018 là sơn màu gụ giống màu đất.(Mấy ông cao niên nầy hay thiệt, biết kích thước hết trơn:  dài13 cm hơn lên 10 lần thành 1m30, tròn2,2 cm thành 22cm !  )

Cô nường nầy hả hê  còn hơn vớ được vàng rồi nhen !

 

seVoMTAtFwRm-rxuzgHd-X216B84VclpX2pLR0Ou8Djq5xi3rvlNpfZF5MQqApc1O1yzAslYbWwL0Skn2x1RnmEW0y7DPe1ziOoK_zKhyICgwCHdhN9t5m4RLS7cxvnJN8rnaAiA7McJI8DccQ

 

 Ở bên Nhựt thì còn dữ dằn hơn

https://theculturetrip.com/asia/japan/articles/how-to-celebrate-kanamara-matsuri-tokyos-penis-festival/

 

mj-xBsE_nG1hs0xBzPHFqqbZIhac4VyAVsTEpfi2QRcjMnHgMYGsFDWbPrphYCtLSSZi46K4-4Narn1QvQsPvQxgzYjxT7IPmMea5Nzj9TLc_QnX37nrHx1GxIDytYLgqgKnurzdvNcAXCNUVg

 


Rồi quý vị có muốn đi vòng quanh thế giới xem thêm mặt mũi “anh chàng” đó hôn?

Xin vô đây

 

 

 

3LMfmALUoHAekhHTzN4xrLHj2h8dwNO1tkW99X_DWTiPF0xEitTf3mg29trFFCyKI_3pqxVd6pX6wCs3KS_fT7yCm-Lwq5jACJlhR5YUwsKACRvPA14k_avM_TXC3WEqR6F7GcbQRRDYbKbltQ

 

 

TP2kocBihaydm4bUcBtBKgpSMJdu750jUQAZlZbJ5lBPsABd3cLMci_UluZl9UY4QLBFv1ItKZsbB0DJ0HwfVOpm2_mCbWhxAfwmNO-djq4Ib-ptdZgmW9Tx40N5ATFfmzx1x1JA0KOvwa5AaA

 

https://www.scoopwhoop.com/Places-Where-Penis-Is-Worshipped/

 

Thiên nhiên cũng đâu có gì hơnijznq_M8Y7FdbZ2SOGXfvx7xSS9e4qbMeOh4KiPhm8AyUE_QaR6i7lJIrktkEDPDxXa9OHCR_ax3fXZIdukJ9HJJpD0YEvjTgL8Uhy7il_j05d68QYsoGGR8d9PG9fWbk9Kc9Ns6uVsgJJA-nQC:\Users\TuyEm Nguyen\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\Habanero_7_Pot_Hot_Pepper_Seeds.jpg

Tôi cũng có trồng giống ớt Peter lạ đời nầy nhưng chưa bao giờ cho Nõ Nường phộc nhau nên hông hiểu nó lai ra các loại gì?

 

Vào khỏang  năm  1965, người viết có học Khóa 23 Rừng Núi Sình Lầy ở Dục Mỹ, nghe các bạn kháo nhau có con Lồn Tiên ăn ngon hết sẩy.Chỉ nghe vậy thôi chớ chưa biết mặt mũi như thế nào, chắc là đỏ au đẹp lắm!

 

Vài dòng sau:

 

Thưa quý vị,

Năm dòng bảy đổi, tôi đưa quý vị đi cùng khắp để thưởng thức múi mít của bà Hồ Xuân Hương:

Da nó xù xì múi nó dầy 

Phành ra ba góc da còn méo

Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa

Cửa son đỏ loét tùm lum nóc

Hòn đá xanh rì lún phún rêu….

 

Và bây giờ tôi đưa quý vị tới một nơi để quý vị mặc sức lựa chọn.Ngày 16-11-2019 ở bên U.K (Anh) có khánh thành Vagina Museum ở Camden Market.Quý vị vào đó sẽ tìm được  những thứ lồ…  lạ bằng một tạ vàng.

 

 

 

C:\Users\TuyEm Nguyen\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\18vaginamuseum2-superJumbo-v2.jpg
Tung Nguyen

Ý kiến bạn đọc
Thứ Tư, 27 Tháng Bảy 202211:41 SA
Khách
Câu 2 chữ "méo" hong đúng phải là chữ THIẾU . vì khe đó là 'cửa son đỏ.. .' của câu dưới / vì vậy câu trên khi 'phành ra ' nên thiếu là vậy hahahuhu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn