"Chúng ta sống được bao nhiêu phần người?"

Thứ Sáu, 09 Tháng Ba 20185:30 SA(Xem: 5903)
"Chúng ta sống được bao nhiêu phần người?"

"Chúng ta sống được bao nhiêu phần người?"

tranManhHao-hihoa´ Viết phê bình có giống như làm một cái máy bắt muỗi, hễ ai rơi vào vòng từ trường của nó y như rằng bị đánh "bép" một cái "thủng cả tim gan"?

- Tôi phê bình có phương pháp luận khoa học, không phê bình cảm tính. Nhưng có thể nói thế này: Lý tưởng là tiệm cận. Nó là đường chân trời. Nếu lao tới thì phải lao từ từ, tới gần sẽ bị chết ngay. Cũng giống cái máy bắt muỗi. Muỗi bé lao thẳng vào từ trường, không thoát được nên vỡ tim mà chết.

´ Có người nói, chính ông là một gene biến dị trong phê bình văn học. Ông phản ứng thế nào?

- Ai bảo tôi là gene này gene kia thì đó là quyền của họ. Nhưng nói gì cũng phải chứng minh.

´ Sau "Ly thân", có ý kiến cho rằng Trần Mạnh Hảo đã về hưu non, hoặc đã hỏng hóc...?

- Tôi không phủ nhận điều đó. Bị một cú chùy rất nặng, ra khỏi biên chế nhà nước, bị khai trừ Đảng. Nhưng dần dần tôi lấy lại hồn vía. Nếu tôi suy sụp thì không có ngày hôm nay.

´ Như vậy, những cuộc tranh cãi thậm chí văng tục trên văn đàn của một nhóm người, theo ông, có phải vì khung cảnh quá tẻ nhạt mà ông cần phải khuấy cái "ao văn học"cho nó dậy bùn lên không?

- Tôi thấy cái sai của ai thì chỉ ra. Cũng sẵn sàng nghe người ta chỉ ra những cái sai của mình. Những gì tôi viết ra có nhiều người đọc. Tôi tin rằng họ hiểu tôi. Còn nếu các vị giáo sư bị tôi phê bình im lặng, thì là chuyện của họ. Hiệu quả của những cuộc tranh luận thì có đấy. Chẳng hạn, từ những phát hiện của tôi, Bộ Giáo dục phải sửa sách giáo khoa trung học năm 2000.

´ Ông có cô đơn và lạc lõng khi các giáo sư đầu ngành hoàn toàn" khiếp sợ" và quay lưng lại với ông?

- Không. Nhờ những bài phê bình mà tôi có nhiều bạn đọc hơn. Thư từ gửi về cũng trên 20 ký. Chuyện đúng sai của Trần Mạnh Hảo là vấn đề văn bản, là nghiên cứu khoa học.

´ Hình như ông không thích hai chữ "học thuật"?

- Toi luôn coi việc phê bình của mình là học thuật, "nói có sách mách có chứng".

´ Có vị giáo sư "được" ông "quật" đến 25 bài và thậm chí ông tuyên bố sẽ còn phê bình nữa... Phải đó là nguồn "cảm hứng" của ông?

- Ai không chịu tiếp thu, chịu nhận khuyết điểm, tôi sẽ tiếp tục phê bình. Có lần, giáo sư Trần Quốc Vượng nói qua người bạn của tôi, rằng có những chuyện ông Hảo chỉ ra đúng cái sai của ông ấy. Thế là tôi thôi không viết về ông Vượng nữa.

´ Có hai luồng dư luận về ông khiến những độc giả đứng giữa hoàn toàn ngơ ngác không hiểu ông Hảo là người như thế nào? Một người "gác cổng" văn hóa cực đoan, kiêu ngạo hay một "kẻ ngoại đạo" có công phát hiện nhiều cái sai trong sách giáo khoa?

- Có người gọi tôi là con lật đật, con khỉ, con gà, con tắc kè... Tôi chỉ buồn cười. Tôi là người viết có tinh thần độc lập. Ở ta, anh phải ở trong "nhóm" này, "nhóm" khác. Còn nếu nói tôi là tay sai phái này, phái nọ, thì khổ nỗi, cả đời tôi đã làm tay sai cho vợ tôi rồi, có còn đủ sức ký hợp đồng với ai nữa đâu?

´ Điều đáng sợ nhất đối với con người là gì?

- Là lòng kiêu ngạo, và không biết mình ở đâu. Hiện nay có nhiều kẻ dốt nát mà vênh mặt lên với đời, cho mình là đứng trên đồng loại. Dốt nát là nhà tù, từ mặc cảm tự ti mà đẩy quá lên thành tự tôn.

´ Còn đối với Trần Mạnh Hảo, ông có khi nào sợ hãi chính mình?

- Tôi có nhìn thấy mình rõ đâu mà tôi sợ? Những lúc soi lại mình lại thấy có kẻ khác trong đó.

´ Kẻ khác?

- Chúng ta luôn đóng vai một kẻ khác, vì thế mới là mình. Muốn hiểu đồng loại thì phải đặt mình vào hoàn cảnh của người ta. Bản ngã ta có được là nhờ vào việc trao đổi bản ngã với kẻ khác.

´ Một kẻ "đốt đền" trên văn đàn liệu có phải là hình ảnh thật của ông?

- Có đền đâu mà đốt? Có đền thì vinh dự cho tôi quá. Bi kịch của tôi là không có đền.

´ Nói như thế, ông có đa nhân cách không?

- Con người vẫn là mình, nhưng cũng vẫn phải nhập vai tha nhân. Còn sống nhiều mặt là khác.

´ Thế ông sợ nhất là gì?

- Điều tôi sợ nhất là tôi không còn gì để sợ nữa. Sở dĩ tôi còn tồn tại được là vì còn quá nhiều điều sợ hãi.

´ Điều xấu về một con người thì quá nhiều, nhưng có phải người ta bị sa đà vào việc nhìn cái xấu mà bám theo đó rỉa mãi, cho đến khi chính kẻ đi rỉa lại hóa thành nạn nhân của kẻ khác?

- Tôi đang viết cuốn "Đút lót để vào chỗ chết". Tôi sinh ra với một lý lịch xấu, không ai thừa nhận tôi là con người bình thường. Sống mà bị lưu đày ngay trên quê hương mình. Đi bộ đội cũng không được, phải "đút" 10 con gà. Đến giờ nghĩ lại, thực ra làm người khó biết bao! Chúng ta sống được bao nhiêu phần người?

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 19 Tháng Sáu 20188:20 CH
( HNPD ) Vì là Chợ Tình nên người bán, người mua rất ít. Mục đích chính của phiên chợ là để cho gái trai đến tìm bạn tình
Chủ Nhật, 17 Tháng Sáu 20188:59 CH
( HNPD )trước dâng Bản Dốc /sau dâng Hoàng Trường Sa /16 chữ vàng và 4 tốt /đúng là 5 trâu 6 cột /băt cô trói cột
Chủ Nhật, 17 Tháng Sáu 20189:36 SA
Thứ Bảy, 16 Tháng Sáu 20188:17 SA
( HNPD ) Mỹ không bao gờ cho /kể cả là đồng minh /những quốc gia yếu nhỏ /như Mã Lai Nam Dương /Singapore Miên Lào Phi Luật Tân