Trần Cao Lĩnh nhà nhiếp ảnh tiên phong của miền Nam

Thứ Năm, 15 Tháng Ba 20188:00 CH(Xem: 6989)
Trần Cao Lĩnh nhà nhiếp ảnh tiên phong của miền Nam




Trần cao Lĩnh sinh năm 1925 tại Nam Định, ông là một trong những người đầu tiên sáng lập hoặc đỡ đầu nhiều hội nhóm nhiếp ảnh tại miền Nam Việt Nam, như Hội Nhiếp ảnh Việt Nam (1954). Giáo sư Nhiếp ảnh tại Đại học Vạn Hạnh, Sài gòn trước 1975.

Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh là một tên tuổi lớn của giới ảnh miền Nam, chủ hiệu ảnh danh tiếng Đống Đa ở dường Nguyện Huệ, Sài Gòn. Ông thường lấy tên là Cao Lĩnh đi cặp với Cao Đàm nên người ta nghĩ hai người là hai anh em, Thật ra một người họ Trần và một người họ Nguyễn. Cao Lĩnh tuy là chủ hiệu ảnh thương mại nhưng hoạt động nhiều cho ảnh nghệ thuật.

Ông dạy các lớp ảnh ở Hội Việt Mỹ, đường Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn trước 75.

Cao Đàm và Cao Lĩnh đứng tên chung cho mục Xem Ảnh Bạn trên tuần báo Màn Ảnh và trên một vài sách ảnh đã ấn hành. Ảnh “Độc Hành” gây nhiều xúc động do người xem ảnh có sự đối chiếu một người cô đơn chân thấp chân cao, ốm yếu lầm lũi quảy gia tài gom trọn trong một bao bị không đủ nặng đề làm que cây cong, đi giữa trời đất hoang vu, bên cạnh hai cây lớn dù bị cắt hết nhánh nhưng vẫn còn có đôi. Hai cây ngã qua hướng người đi như dợm đè bẹp kẻ độc hành. Một hình ảnh chua chát của cuộc đời.

Trần Cao Lĩnh là nhà nhiếp ảnh tiền phong của miền Nam, chuyện về ảnh nghệ thuật đen trắng và kỹ thuật phòng tối. Trần cao Lĩnh thực hiện 4 tuyển tập ảnh, nhiều lần thuyết trình và viết bài về kỹ thuật nhiếp ảnh. Ông di cư sang Mỹ năm 1980. Trần cao Lĩnh đã triển lãm và được nhiều giải thưởng tại London , Torronto . Paris , Montreal , NewYork , Washington ... Ông từ trần ngày 29 tháng 8 năm 1989 tại Hoa Kỳ.

Những người đương thời kể rằng Trần Cao Lĩnh hói cao, tóc thưa, đôi mắt sáng và rất khó tính trong nghệ thuật, cân nhắc từng phân ảnh khi phóng lớn, che cắt chỗ này chỗ nọ, phải chăng bởi nghiệp dĩ đã tạo nên một sự sâu sắc trong tư tưởng. Nhà ảnh Trần Cao Lĩnh đã làm cho người xem xúc động, không rời mắt được, vì đọc được chính mình trong đó. Ông đã bơm được chất sinh động vào cảnh tĩnh là vì ông “biết lột vỏ ngoài tầm thường để thấy rõ được giá trị bên trong của hình ảnh” như lời ông nói về “động tĩnh trong ảnh”.

Nhà ảnh Cao Lĩnh và Cao Đàm chụp hình. Tấm ảnh có hồn vì chụp được hồn mình trong đó, những u uẩn trong tim không sao diễn ra nổi, những lóe hy vọng mong manh chưa lộ diện. Mà cũng là chụp được hồn người xem và hồn của một dân tộc nữa. Có dịp mở cuốn Việt Nam Quê Hương Muôn Thuở của Cao Lĩnh ra mà chiêm nghiệm mình mới cảm được phần nào góc nhìn đó. Trời ơi, đúng đây rồi, mình đã trăn trở lâu mà chưa sao tìm được câu trả lời. Tuyệt vời quá. Rời ra sao nổi! Cái vẻ đẹp hút hồn của tinh thần Việt Nam qua bức hình chụp hai bông lan với tựa đề “Trong Ngọc Trắng Ngà”. Dòng tình yêu của mẹ Việt Nam luân lưu suốt lịch sử, chuyển sức sống vào từng mạch máu đàn con qua tấm “Quạt Nồng”. Cái sức sống đó hiển hiện quanh đây trong ánh mắt kiên trì chịu đựng nhưng cũng đầy hy vọng của mẹ tôi, mà cũng là của Tiên Âu tổ mẫu.

Cũng là cảnh đánh cá mệt nhọc mà sao nhà ảnh Trần Cao Lĩnh đã thấy và ghi lại được nét sinh động đầy niềm vui như triệu triệu hạt vàng long lanh trong “Mẻ Cá Đầu”. Cũng là đồng ruộng Cửu Long với lam lũ cầy bừa mà sao con mắt thần kỳ của nhà ảnh này đã nhận ra nét an nhiên hài hòa đất trời qua tấm “Người Ta Đi Cấy”, chứ không phải “người là con vật kinh tế” chỉ biết tranh mồi hay chỉ biết tranh gáy như con gà, đánh giá một người bằng “dóp thơm” hay “dóp giổm”. Người đánh cá hay một người làm ruộng như đang là một nghệ sĩ hòa nhịp vào khúc luân vũ đất trời, hay như một nhà hiền triết vượt trên cả mọi thứ bằng cấp.

Ông đã dự phần sáng lập Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam (VNPS), Hội Nhiếp Ảnh Việt Mỹ (VAA), hội viên Hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Anh (RPS). Trần Cao Lĩnh vượt biển tới Anh quốc tháng 7.1979, qua Hoa Kỳ tháng 7.1980, mang theo hơn 2000 âm bản hình ảnh quê hương. Đã cùng Nguyễn Cao Đàm hợp soạn nhiều sách nhiếp ảnh, hoài bão truyền thụ những kinh nghiệm trong nghề cho lớp người sau như: Bước Đầu Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật, Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Bước 2, Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu, Vietnam Our Beloved Land, Cao Nguyên...





Về đâu




Tập vá may




Quạt nồng




Phấn đấu




Nõn nà




Một nắng hai sương




Hai thế hệ




Độc huyền nhị hồ




Dấu ấn thời gian




Cửa bể chiều hôm




Chào thế giới




Cấy lúa


Theo Tuan_lionsg (cbs.com.vn)
09/04/2012
_http://www.vapa.org.vn/news/52/27196/default.aspx
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn