GIỚI THIỆU TÁC PHẨM MỚI CUẢ ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ

Thứ Năm, 05 Tháng Năm 202211:11 SA(Xem: 1874)
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM MỚI CUẢ ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

Hải Ngoại Phiếm Đàm hân hạnh giới thiệu sách xuất bản tháng 5/2022 

của nhà văn Anh Phương Trần Văn Ngà  - một thân hữu cộng tác thường xuyên với Hải Ngoại Phiếm Đàm:

THẾ GIỚI QUANH TA

VĂN HOÁ – NGHỆ THUẬT – DU LỊCH

&

TRÍCH ĐĂNG - GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG:

HAI SẮC HOA TIGÔN & TÁC GIẢ TTKh LÀ AI?

                                                                                                                              Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ

DẪN NHẬP

Muốn đánh giá trung thực một đất nước, dân tộc, trước tiên chúng ta đưa tầm nhìn, tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật và du lịch, có đáp ứng nhu cầu thanh cao giá trị trong truyền thống lịch sử dân tộc? Trong nước với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cùng với các phương tiện giao thông, nền an ninh của quốc gia đó có bảo đảm cho sự an lành, văn minh, tự do hay không?

Cuộc sống của thế giới quanh ta diễn ra muôn màu muôn vẻ với những mẩu chuyện đời thường luôn có ảnh hưởng tác động đến tâm tư tình cảm và làm thăng hoa cuộc sống của con người. Nhà triết học Pháp - Pascal, đã từng nói con người là một cây sậy, nhưng cây sậy biết suy nghĩ (L'homme est un roseau, mais un roseau pensant). Chúng ta là con người có lý trí, hiểu biết, luôn muốn phát huy, tìm hiểu về cuộc sống của mình cũng như về lãnh vực văn hóa nghệ thuật, văn học, văn minh, văn hóa ẩm thực... của quê hương mình hay trên khắp thế giới. 

Vì thế, phải đi đó đây sẽ có nhiều khám phá những cái mới lạ của đất nước mình và thế giới luôn đổi thay, phát triển, đáp ứng nhu cầu của tâm linh lý trí, mở rộng tầm nhìn trên nhiều góc cạnh của thế giới, tha nhân và tiếp nhận sự chân thiện mỹ của con người và xã hội. Quan trọng là chúng ta cần phải chọn cách đi du lịch vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc, lại vừa học hỏi, giải trí, giúp thêm sự hiểu biết. Có dịp đi và sống trong môi trường của nhiều xã hội hiện đại tân tiến ngày nay là điều cần và đủ bồi đắp cho tâm linh, suy tưởng và sự hiểu biết thăng hoa tốt đẹp. Xã hội càng văn minh, vật chất càng dồi dào đầy đủ, con người, bên cạnh ăn để mà sống, diện cho đẹp để mà hãnh diện, thu hút người khác, còn có nhu cầu du lịch và những thú vui nghệ thuật, tiêu khiển càng dồi dào lành mạnh càng tốt cho cuộc sống. Với xã hội ngày nay luôn bon chen, vội vàng tranh đua với thời gian, ngoại cảnh, cho nên con người cần phải bổ sung thường xuyên những cái mới lạ, vun bồi thể chất và tâm linh càng phong phú càng đa dạng càng giúp cho con người sống khỏe mạnh và tuổi thọ tăng cao. Với sự nghiên cứu khoa học "tâm tĩnh thân an" của Giáo sư tiến sĩ tâm sinh lý Elizabeth  H. Blackburn - Giải Khôi Nguyên Y Học Nobel năm 2009... Chúng ta cần phải có sự chọn lựa cho mình một con đường sống ý nghĩa, đáng sống, được an lành tự tại trên thế gian ngắn ngủi này. 

Đó là hạnh phúc tuyệt vời, chân lý của đời người và đời thật đáng yêu và thật đáng sống vậy!

Chúng ta nên luôn trải nghiệm thưởng thức nhiều trên đường đời muôn nẽo về văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, du lịch tìm những tinh hoa của đất trời trên cõi đời này mà vui sống thưởng ngoạn.

Tác giả dù tuổi đời cao, ngoài tám mươi, luôn có tâm hồn trẻ trung yêu đời, nâng cao nhận thức về văn hóa nghệ thuật dân tộc và tìm mọi cách đi du lịch nhiều và ghi, viết lại những gì mình học hỏi được, như thời tuổi trẻ, lần lượt chia xẻ, chuyển tải đến quý độc giả thân thương. Chúng ta cùng đi đó đây, nếu có thể, trên mọi nẽo đường của nhiều nước và ngay cả quê hương Việt Nam và quê hương thứ hai Hoa Kỳ. Chúng ta thường có quan niệm"đi một ngày đàng học được một sàng khôn", điều này rất chánh xác. 

Muốn có cuộc sống vui tươi, khỏe mạnh là tâm thân an lạc, có nhiều trải nghiệm về văn hóa nghệ thuật kể cả những cơ hội tận hưởng những tinh túy của văn hóa ẩm thực. Tất cả tạo đạt những chất xúc tác hòa quyện vào những cuộc du lịch đó đây làm thăng hoa cuộc sống của con người. 

THẾ GIỚI QUANH TA với tác phẩm mở đầu cho chủ đề này là VĂN HÓA NGHỆ THUẬT & DU LỊCH, tác giả sẽ còn cống hiến nhiều đề tài mới mẻ, ý nghĩa và hấp dẫn khác trong các tác phẩm kế tiếp – Thu 2018.

VÀI DÒNG VỀ TÁC GIẢ

Tác giả Anh Phương Trần Văn Ngà còn có bút hiệu Trần Văn, Năm Voi, Anh Phương, Thiên Lôi, gốc là một nhà giáo từ bậc tiểu học đến trung học đệ nhứt cấp và đệ nhị cấp trước khi động viên nhập ngũ Quân Đội Quốc Gia năm 1962, tốt nghiệp Khóa 13 - Ấp Chiến Lược. A person sitting at a desk

Description automatically generated with medium confidence

Trong Quân Đội, tác giả tốt nghiệp Khoá Sĩ Quan Thông Tin Báo Chí đầu tiên (1965) -  Khoá Cao Cấp Chiến Tranh Chính Trị (1973). Sau giờ làm việc, tác giả dạy trường Văn Hoá Quân Đội và tư thục ở Cần Thơ. Tác giả luôn học hỏi trong ngành truyền thông báo chí, có một thời gian làm Phụ Tá phát ngôn nhân Quân Đội (Khối Thông Tin & Giao Tế Dân Sự - Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị). Qua bài sưu khảo  về ngành Truyền Thông Báo Chí Quân Đội (1973) – khoá Cao Cấp Chiến Tranh Chánh Trị, tác giả được Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị liên tiếp hai năm mời thuyết giảng như một giảng sư thỉnh giảng về truyền thông báo chí Quân Đội cũng như cách viết tin chiến sự và phóng sự chiến trường. Và sau cùng trước ngày nghiệt ngã 30.4.1975, tác giả phục vụ tại Biệt Khu Thủ Đô với chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến. 

Tác giả là thành viên trong Nghiệp Đoàn Ký Giả Nam Việt  & Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam và là thành viên trong Hội Lion Nam Đô của ông bầu Ứng (Võ Văn Ứng). Là một nhà báo chuyên nghiệp, ngoài giờ làm việc của một quân nhân tại văn phòng, tác giả cộng tác với nhiều cơ quan truyền thông báo chí Nhật Bản và vài tờ nhật báo Việt ngữ ở Sài Gòn và Miền Tây, từ năm 1964 đến năm 1975.

Sang Mỹ diện HO, tác giả cũng theo đuổi nghề nghiệp cũ: viết báo, làm chủ báo 

(Bán Nguyệt San Tiếng Vang – từ năm 2000 đến 2007) và phát thanh Việt Ngữ đầu tiên tại Sacramento giữa thập niên 90. 

Nặng nghiệp văn chương, tác giả cũng có viết ký sự, tạp ghi, phóng sự, bút ký, bút khảo đăng báo và đã xuất bản: Chuyện Đồng Quê I (1999) - Chuyện Đồng Quê II (2014) - Binh Đoàn 692 (2011) và II (2021) - Trung Tướng Đặng Văn Quang-Vinh Quang & Đau Khổ (2012) và tái bản với nhiều tài liệu mới cũng như hiệu đính lại tập bút ký Trung Tướng Đặng Văn Quang-Vinh Quang & Đau Khổ (2013) – Hồi Ký Công Tử Nhà Quê Bà Bài (2021) -Thế Giới Quanh Ta: Văn Hoá–Nghệ Thuật–Du Lịch (2022) và sẽ xuất bản tiếp trong năm 2022: Mối Tình Bất Hủ & Ngôi Biệt Thự Ma trên đỉnh Núi Sam  -  truyện dài tình cảm – xã hội. Về lãnh vực thơ, tác giả có xuất bản tập Thơ Xanh (1958) tại Sài Gòn.

Tác giả đã còn đóng góp nhiều bài viết, truyện, bút ký cho nhiều tập sách với nhiều tác giả, cộng tác thường xuyên với nhiều tuần báo, tạp chí ở nhiều tiểu bang - Hoa Kỳ.

Tác gỉa chủ trương Nhà Xuất Bản Tiếng Vang USA – Sacramento (từ năm 2000 đến hiện nay), đã xuất bản nhiều tác phẩm, trong đó tác phẩm nổi đình đám, thành công nhứt là tái bản tác phẩm bất hủ Chú Tư Cầu của nhà văn bất khuất quá cố Lê Xuyên - Xuất bản lần đầu tiên, năm 1999, tập bút khảo của tác giả về văn hoá ẩm thực: Chuyện Đồng Quê, bán hết sạch 1,000 cuốn trong vòng chưa tới năm tháng.

Nay đang vào tuổi 87, tác giả vẫn còn mê thích viết văn với bút pháp dản dị, bình dân, giọng văn dí dỏm làm người đọc phải cười xòa vì sự tả chân ngổ ngáo.

Tiếp theo nghiệp cầm bút, qua các bài bút ký Du Lịch Đó Đây với đề tài mới, phong cách viết văn mới mà tác giả đã có viết nhiều năm trước, nay viết tiếp những chuyến du lịch "tầm xa" như France, Espagne, Italy, Holland, Suisse, Canada, England, Mexico, New Zealand, Australia, vùng biển Caribê: Bahama, Dominican Republic... (XB Thế Giới Quanh Ta: 2018 & 2022).


GIAI THOI VĂN CHƯƠNG:

HAI SC HOA TIGÔN

TÁC GI TTKh LÀ AI?

NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT VỀ VĂN HỌC & NGÔN NGỮ VIỆT NAM - THẬP NIÊN 30

Từ thập niên 20 - 30 của thế kỷ trước, nền văn học Việt Nam đã được chuyển hóa mạnh từ hình thức đến nội dung, thoát ly nền văn học chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Hoa từ xa xưa. 

Thời cận đại và hiện đại, tiếp thu nền văn học phương tây, đặc biệt từ ngày có Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Nhóm này thành lập, từ tháng 7 năm 1933 - ra mắt công chúng chánh thức. Dưới sự  điều khiển "hòa tấu" - lãnh đạo tuyệt vời của "nhạc trưởng" - nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905 - 1963) tiếp nối các thế hệ văn học trước và phát huy lên đỉnh điểm sự khai sáng cách viết văn Việt trong sáng theo cung cách, cú pháp của ngôn ngữ và văn học Pháp. Đặc biệt các truyện viết bằng lối văn xuôi cách tân, độc đáo và Tự Lực Văn Đoàn còn đưa phong trào thơ mới lên đỉnh cao với "Thủ Lãnh Thi Đàn" Thế Lữ, Xuân Diệu làm giàu cho ngôn ngữ Việt và phong phú hóa nền thi ca Việt Nam.

  

Nhóm Tự Lực Văn Đoàn với bảy ngôi sao sáng như bảy chàng hiệp sĩ xung phong tiến về phía trước, sáng tạo, đổi mới lãnh vực văn học Việt Nam, đuổi theo trào lưu văn học tân tiến thế giới. (H: Di ảnh Nhất Linh)Nhà văn Nhất Linh /// ẢNH: T.L

Với cú pháp, văn phong mới nhiễm nhiều ảnh hưởng của nền văn học Pháp tiên tiến nhứt thời bấy giờ của phương Tây. Về lãnh vực văn xuôi (truyện dài chủ đề mới mẻ nhằm xây dựng con người mới trong xã hội văn minh, làm cuộc cách mạng cho giới phụ nữ Việt Nam vùng lên thoát khỏi sự kềm kẹp của chế độ phong kiến lạc hậu...). Với Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo - Thạch Lam (Nhất Linh – Hoàng Đạo và Thạch Lam là ba anh em ruột), bốn chàng ngự lâm “tư lệnh chiến trường” văn xuôi. Tú Mỡ, thủ lãnh thơ trào phúng của Nhóm - Thế Lữ, Xuân Diệu phát huy tột đỉnh, làm cuộc cách mạng "chánh quy" cách tân thơ mới (new poetry movement) được phổ quát trong đại chúng, đẩy lùi hay nói cách khác là triệt phá vật cản thơ luật (Đường luật) cổ xưa, gò ép niêm luật gây khó khăn cho người sáng tác. (tôi sẽ có bài viết về Tự Lực Văn Đoàn trong dịp khác) . Sau này, thập nhiên 60 - 70 ở Sài Gòn nổi lên phong trào sáng tác thơ tự do - người viết bài này - không mặn mà thơ tự do - quá phóng túng, thiếu giai điệu, phá cách, không khuôn khổ, sử dụng nhiều ẩn dụ, trừu tượng làm cho bài thơ càng thêm khó hiểu và thiếu tiết tấu thi ca... Dù sao, cũng là một đóng góp cho nền văn học thi ca Việt Nam.

Qua sáng kiến dùng chữ Việt, tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam thời kỳ "quá độ" vững chắc, từ thế kỷ 18, 19...và tiếng Việt, chữ Việt được sử dụng rộng rãi qua báo chí từ thời các cụ Paulus Huỳnh Tịnh Của - cụ Pétrus Trương Vĩnh Ký...cũng trên dưới 200 năm.  Nước Pháp với nền văn học tân tiến hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ cũng là thời kỳ cực thịnh về văn hóa nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng của nước Pháp ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những người Việt Nam có cơ hội xuất dương, theo học các trường nổi tiếng của Pháp, đạt đuợc các học vị cao, danh tiếng như: Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Phạm Duy Khiêm, Vũ Quốc Thúc, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Tường Tam...mang tinh hoa văn hoá, nghệ thuật, sự hiểu biết sâu rộng văn học đó làm giàu cho tiếng Việt mến yêu của chúng ta.

Nói đến văn học Việt Nam mà không đề cập đến nền văn học Việt cận đại qua sự sáng tạo bài bản của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với bảy cây cổ thụ kiệt hiệt với nhiều thể loại sáng tác lúc bấy giờ. Những di sản văn học "khuôn vàng thước ngọc"  tuyệt vời đó đã được truyền thừa  cho các thế hệ sau này tiếp thu và phát triển cho đến ngày nay. Và nhiều tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn đã được đưa vào giảng dạy ở học đường trước năm 1975 tại Miền Nam Việt Nam. 

Sở dĩ người viết dài dòng một chút về Nhóm Tự Lực Văn Đoàn và định vị ngôn ngữ Việt Nam vì chỉ sau 4 năm (1933 - 1937) được khai sanh Tự Lực Văn Đoàn, các "cậu ấm cô chiêu" và những thanh niên nam nữ bình thường cũng rất sính văn chương, tìm đọc các tác phẩm bằng Việt ngữ nổi tiếng lúc bấy giờ, thường luận bàn, tìm tòi học hỏi và tranh luận qua các thi văn đàn hay qua báo chí đã phổ biến đều khắp từ Bắc vô Nam...*

Năm 1937, trên văn đàn Việt Nam xảy ra một giai thoại văn chương cực kỳ thú vị, thu hút mọi giới mê thích thơ văn, hay những nhà giáo, nhà báo và các sinh viên, học sinh, trí thức... Càng ngày càng đông tao nhân mặc khách chú ý, luận bàn, chứng tỏ giai thoại văn chương Hai Sắc Hoa Tigôn càng "nổi đình nổi đám", có một không hai trong nền văn học Việt Nam từ xa xưa, kéo dài cho đến  ngày nay -2017 - đúng 80 năm. A picture containing text

Description automatically generated

Hiện tại, trong nước, có nhiều nhà sưu khảo văn học đang săn tìm tác giả TTKh là ai mà chỉ để lại cho đời có bốn bài thơ tình lâm ly ai oán, não nùng, vô cùng độc đáo, tạo thêm nhiều thích thú cho người săn tìm TTKh, đặt thành nghi án văn học. (3 bài thơ của TTKh: Hai Sắc Hoa Tigôn - Bài Thơ Thứ Nhất và Bài Thơ Cuối Cùng đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy - chắc chắn do TTKh sáng tác. Còn bài thơ thứ 4: Đan Áo Cho Chồng, có nghi vấn vì đưa đăng trên báo Phụ Nữ Thời Đàm cũng với tên TTKh). Nghi án văn học này đã tốn khá nhiều giấy mực.

Hiện tượng Hai Sắc Hoa Tigôn và tác giả TTKh tạo nên một cơn lốc hay cơn chấn động trong làng văn học Việt Nam thời bấy gi. Từ Bắc vô Nam, đâu đâu cũng nghe các văn nhân thi sĩ, báo chí hay giới trí thức sinh viên đều quan tâm đề cập đến bài thơ tình diễm lệ của sự đau khổ Hai Sắc Hoa Tigôn và chăm chú theo dõi, săn tìm tác giả TTKh đích thực là ai? nam hay nữ? Những sự kiện đó đã tạo nên cơn sốt săn tìm tác giả bốn bài thơ đó với nghi án rất thú vị mà người Việt chúng ta thích thú theo dõi với cuộc săn tìm nhộn nhịp, ai là TTKh?.

Nghi án về TTKh hay săn tìm coi xem tác giả đích thực Hai Sắc Hoa Tigôn và 3 bài thơ kế tiếp là ai, có thể mãi mãi chỉ là nghi án TTKh không bao giờ có kết thúc. Như vậy, lại càng thú vị cho các thế hệ kế thừa thích thơ văn, có cơ hội tiếp tục săn lùng TTKh là ai?...Và có thể, đây là  đề tài văn học trong các luận án cao học, tiến sĩ văn chương sau này. 

SĂN LÙNG TÁC GIẢ TTKh

Năm 1957 - 1962, tôi dạy Việt văn trung học, vì hiếu kỳ cũng có, nghề nghiệp cũng có, một nữ sinh hỏi tôi bài thơ tình nổi tiếng Hai Sắc Hoa Tigôn có phải tác giả là TTKh và TTKh tên thật là gì, nam hay nữ?... Vì vậy, tôi đã bỏ ra bao nhiêu thì giờ tìm hiểu bài thơ diễm tuyệt Hai Sắc Hoa  Tigôn - loại thơ mới trữ tình độc đáo làm say mê lòng người - Đến nay, tôi đã qua khỏi tuổi 80, nghĩa là tôi ra đời trước bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn đúng 2 năm 8 tháng 13 ngày mà khi ôn nhớ hoặc đọc Hai Sắc Hoa Tigôn, "lòng già" vẫn còn rung động, xao xuyến như hồi thời trai trẻ.

Tôi viết bài này, trước nhứt nhằm thỏa mãn sự đam mê đọc những tác phẩm hay và những bài thơ hay bất hủ, trong đó, tôi "nhớ hoài ngàn năm" bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn.

Riêng bài thơ Đan Áo Cho Chổng lại tạo thêm một "nghi án" mới  nữa vì các nhà văn nhà báo, đặc biệt là các nhà thơ thời bấy giờ đặt dấu hỏi, tại sao bài thơ Đan Áo Cho Chồng không cùng xuất hiện trên một tờ báo - Tiểu Thuyết Thứ Bảy như ba bài thơ trước, mà lại đăng trên báo Phụ Nữ Thời Đàm. Thắc mắc kế tiếp, qua ba bài thơ: Hai Sắc Hoa Tigôn - Bài Thơ Thứ Nhất và Bài Thơ Cuối Cùng đều sử dụng cách sáng tác sở trường theo thể loại thơ mới của TTKh, mỗi câu 7 chữ và cùng âm điệu tha thiết yêu đương. Còn bài thơ Đan Áo Cho Chồng lại viết theo thể thơ  xưa, thơ lục bát. Một nghi vấn khác nữa, cách sử dụng từ, tiết điệu thơ, nói cách khác là dùng chữ không mang màu sắc, âm hưởng tha thiết du dương cùng nhịp với ba bài thơ kia, mà Đan Áo Cho Chồng có cách điệu khác, đơn độc. Vì vậy, nghi vấn cho rằng một người khác sáng tác bài thơ Đan Áo, không dám mang đến tòa báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy hay gởi qua Bưu Điện cũng sẽ bị lộ tông tích, vì cách viết chữ (viết tay). Thời bấy giờ có mấy ai là thường dân mà có máy đánh chữ, hầu hết mọi người, nhà văn nhà thơ đều viết tay các bản thảo sáng tác của mình, cho nên nhận dạng chữ, có thể, bài thơ Đan Áo khác hẳn với ba bài thơ đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy?.

TTKh là bút danh của một nhà thơ không muốn người đời biết "gia phả" của mình, ẩn tích mai danh. Từ ngày bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn được đăng trên tờ báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, ngày 23 tháng 9 năm 1937 (Wikipedia). Còn nhà văn Thụy Khuê cho biết bài thơ đầu tiên của TTKh là Hai Săc Hoa Tigôn được đăng trong số báo 179 của Tiểu Thuyết Thứ Bảy, ngày 30.10.1937. 

Hai Sắc Hoa Tigôn, đích thân một người phụ nữ trẻ, vóc dáng bé nhỏ, nét mặt u buồn, mang đến tòa soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, một phong bì dán kín, gửi cho ông chủ bút một lá thư và bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn với tên tác giả là TTKh. A close up of some flowers

Description automatically generated with medium confidence

Sau đó còn có hai bài thơ nữa gởi qua đường Bưu điện đến tòa báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy: Bài Thơ Thứ Nhất - Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 182, ngày 20.11.1937 Bài Thơ Cuối Cùng cũng đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 217 ngày 23.7. 1938.

Còn bài thơ khác: Đan Áo Cho Chồng lại được gởi đăng trên tờ Phụ Nữ Thời Đàm (năm 1938), không đăng cùng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, làm cho mọi người phải đặt nghi vấn, bài thơ Đan Áo cũng ký  tên TTKh, nhưng có thể người khác mạo danh như đã trình bày ở phần trên.

Hai Sắc Hoa Tigôn vừa xuất hiện trên báo, đã tạo ngay lập tức một giai thoại văn chương lãng mạn như là trận cuồng phong gây nhiều xôn xao, bàn tán, tranh luận trong giới văn nghệ sĩ muốn biết đích thực tên thật của tác giả và đặc biệt tác giả TTKh nam hay nữ mà mạo nhận là nữ. Xã hội thời bấy giờ còn phong kiến, giới phụ nữ còn bị ràng buộc nhiều lễ giáo và gia phong nghiêm khắc, khó có cuộc "cách mạng" thay đổi cuộc đời của phụ nữ...Không phải là một thiếu nữ bình thường còn son sắc mà là một thiếu nữ có chồng lại còn có nhiều cấm kỵ, không thể mơ mơ màng màng người khác và yêu cuồng sống vội...

Trước khi bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn "trình làng" trên tờ báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy ngày 27 tháng 9 năm 1937, cũng chính trên tờ báo này, trước đó vài tháng, đã xuất hiện một truyện ngắn lãng mạn, ướt át Hoa Tigôn của nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ, Thanh Châu. 

Nội dung của truyện ngắn là câu chuyện tình nên thơ và lãng mạn, một mối tình của một chàng sinh viên họa sĩ đã si mê một cô gái tuyệt đẹp, có trồng một giàn hoa Tigôn trước nhà khi chàng họa sĩ đang đạp xe về làng Mộc - ngoại ô Hà Nội -  tìm cảm hứng để vẽ. Và chàng họa sĩ nghèo còn may mắn gặp thêm vài lần nữa khi người đẹp tưới hoa hay chăm sóc, ngắm nghía hoa Tigôn. Sau đó, chàng họa sĩ nghèo không còn cơ hội gặp nàng nữa và ngôi nhà có nhiều kỷ niệm với chàng đã luôn khép kín cổng như không còn có ai ở nữa.

Một thời gian khá lâu, chàng sinh viên họa sĩ đó tên là Lê Chất đã tốt nghiệp trường vẽ ở Hà Thành và được thầy dạy mến tài và nâng đở, chắng mấy chốc, họa sĩ Lê Chất  nổi tiếng với tranh vẽ chân dung phụ nữ, tranh bán với giá cao và trở nên giàu có.

Họa sĩ Lê Chất muốn đi xa vừa du lịch vừa tìm chất liệu mới để sáng tác, vẽ những họa phẩm mới có giá trị nghệ thuật cao, họa sĩ đáp xe lửa đi Vân Nam bên Trung Quốc, lúc bấy giờ còn là một tô giới của Tây Phương. 

Tình cờ trong một dạ tiệc do Tòa Tổng Lãnh Sự Pháp tổ chức, chàng họa sĩ được bạn giới thiệu một phụ nữ xinh đẹp, quý phái, vợ của một viên chức người Việt đang làm việc tại Tòa Tổng Lãnh Sự Pháp. Họa sĩ Lê Chất mời người đẹp nhảy một bản tango làm quen. Hai người ngờ ngờ như có gặp nhau và sau cùng nhận ra nhau. 

Năm xưa, sinh viên họa sĩ Lê Chất vốn đa tình, thường vào làng Mộc và chỉ thoáng thấy bàn tay tiểu thư mỹ miều, trắng ngần với thân hình cân đối tôn vinh vẽ quý phái kiêu sa, làm cho con tim chàng sinh viên họa sĩ đa tình, xao động mạnh. Thời gian bắt gặp nàng thiếu nữ xinh đẹp này được thêm vài lần, rồi không gặp nữa. Chàng họa sĩ khi ra trường và thành công trong nghề nghiệp nên cũng quên "nàng" người con gái có giàn hoa Tigôn đẹp ở làng Mộc.

Nay, bổng dưng gặp lại quá bất ngờ, họa sĩ Lê Chất không vui làm sao được!. Hai người kể lại chuyện xưa, càng lúc càng thêm thân mật gần gũi hơn và Mai Hạnh, người đẹp năm xưa đó thường đến thăm viếng họa sĩ.  Mai Hạnh thuận cho chàng vẽ một bức chân dung để ghi lại kỷ niệm trai tài gái sắc vừa gặp lại cũng là cơ hội đánh dấu mối tình của hai người vừa nẩy nở mạnh với hai con tim cùng một nhịp rung động, rạo rực. Những cuộc du ngoạn tuyệt vời ở địa phương đã làm cho cặp tình nhân thêm nồng nàn say đắm.

Họa sĩ Lê Chất cùng với Mai Hạnh đồng ý đi du lịch đến xứ Phù Tang, bất chấp dị nghị của gia đình, người đời để bù đắp lại những ngày tháng xa cách nhớ nhung và quyết sống trọn vẹn với tình yêu tha thiết dài lâu.

Chàng họa sĩ về Hà Nội lo đủ giấy tờ cho hai người để đi du lịch Nhật và kể từ đó hai người sẽ có dịp sống tự do hạnh phúc bên nhau cho hết cuộc đời.

Trước khi đi Nhật vài ngày, họa sĩ Lê Chất hào hoa nhận được một bức thư từ Vân Nam gởi đến, chàng vội bốc thư ra xem và được biết, người yêu của mình suy nghĩ kỹ lại, không dám vượt lễ giáo, gia phong, nên từ chối du lịch Nhật với chàng, làm cho họa sĩ hụt hẩng và buồn khổ, đành đi du lịch Nhật một mình.

Chàng vì bận rộn công việc sinh kế, cũng quên mối tình đẹp dở dang này hết mấy năm. Bổng dưng, họa sĩ Lê Chất nhận được một phong bì viền tang cũng từ Vân Nam gởi tới, vội mở ra xem, chồng nàng báo tin buồn là Mai Hạnh đã chết. 

Họa sĩ Lê Chất vội lấy vé tàu hỏa đi ngay Vân Nam, đến nghĩa trang viếng mộ nàng và mối tình tuyệt đẹp và thơ mộng này cũng đã khép lại.


Hoa Tigôn một loại hoa du nhập từ nước Pháp, đầu thế kỷ 20, mang sang với tên gọi Antigone. Đến Việt Nam, người Việt rút ngắn tên là Tigôn mà miền Nam người ta thường gọi là hoa nho, thường thấy trồng nhiều ở Đà Lạt. Một loại hoa dây, leo với sắc hoa hồng nhạt như một trái tim  vỡ và ngụ ý là cuộc tình thường chia ly ngắn ngủi, sớm nở tối tàn:

Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ

Như tựa trái tim phai, tựa máu hồng.

Khi người ta nói đến hoa Tigôn là nghĩ ngay đến mối tình đẹp mong manh và dang dở. Hai Sắc Hoa Tigôn mở đường cho phụ nữ lối yêu đương lãng mạn, tự do, phóng túng, vượt khỏi khuôn khổ lễ giáo, gia phong thời bấy giờ. Đây có thể là cuộc cách mạng của giới phụ nữ muốn đập phá mọi xiềng xích trói buộc gia phong khắt khe, lễ giáo phong kiến. Trong bối cảnh này, bài thơ nói đến "người ấy" nhiều lần, một cụm từ mới, đầy đủ hình tượng của người yêu được đưa vào thi ca. Từ đấy, người ấy trở thành một biểu tượng về người yêu "cổ điển": Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng ... Người ấy thường hay vuốt tóc tôi - Người ấy ngang sông đứng ngóng đò - và : Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, Trời ơi! Người ấy có buồn không?

Người con gái sang ngang, lên xe hoa về nhà chồng, "người ấy" có buồn không? Chắc chắn buồn da diết não nuột!

Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ

Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?

Hai câu chót này của bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn, kết thúc một bài thơ tình diễm tuyệt với 11 khuôn thơ, gồm có 44 câu than khóc cho một mối tình dang dở-dở dang của hai người yêu nhau tha thiết mà không lấy được nhau như hoa tigôn tan vỡ theo xác pháo của người yêu bước lên xe hoa làm cho trái tim phai mà vẫn còn máu hồng đau khổ cho một mối tình vỡ tan.


Xin mời quý bạn thưởng thức trọn bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn đã xuất hiện cách đây đúng 80 năm (1937 – 2017).


HAI SẮC HOA TIGÔN

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hônA close up of some flowers

Description automatically generated with medium confidence

Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn, 

Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc, 

Tôi chờ người đến với yêu đương.

 

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng 

Dải đường xa vút bóng chiều phong, 

Và phương trời thẳm mờ sương, cát, 

Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng. 

   

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi, 

Thở dài trong lúc thấy tôi vui, 

Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ, 

Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!" 


Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì

Cánh hoa tan tác của sinh ly, 

Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng 

Là chút lòng trong chẳng biến suy" 

   

Đâu biết lần đi một lỡ làng, 

Dưới trời đau khổ chết yêu đương. 

Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm, 

Trong một ngày vui pháo nhuộm đường... 


  Từ đấy, thu rồi, thu lại thu, 

Lòng tôi còn giá đến bao giờ 

Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ... 

Người ấy, cho nên vẫn hững hờ. 


Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời

Ái ân lạt lẽo của chồng tôi, 

Mà từng thu chết, từng thu chết, 

Vẫn giấu trong tim bóng "một người".  

 Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết A picture containing plant

Description automatically generated

Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa 

Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ. 

Và đỏ như màu máu thắm pha! 


Tôi nhớ lời người đã bảo tôi

Một mùa thu trước rất xa xôi... 

Đến nay tôi hiểu thì tôi đã, 

Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!    


Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ, 

Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu 

Gió về lạnh lẽo chân mây vắng, 

Người ấy sang sông đứng ngóng đò. 


Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,

Trời ơi! Người ấy có buồn không? 

Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ 

Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?

NHỮNG TÂM HỒN THƠ LỚN GẶP NHAU QUA TTKh

Nhà văn Thụy Khuê muốn đột phá truy tầm tác gỉả TTKh là ai? Đã bỏ nhiều công sưu tầm truy cứu coi xem tác giả bốn bài thơ tình da diết và cực kỳ lãng mạn đều ký tên là TTKh. Trước đó, cùng thời với bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn, có nhà thơ Nguyễn Bính, nhà thơ Thâm Tâm thường tự nhận có quen biết hay TTKh là người yêu của mình (Thâm Tâm). Nguyễn Bính sau khi đọc bài thơ thứ nhất, thi sĩ viết "Dòng Dư Lệ" để tặng TTKh, có in bài thơ này trong thi phẩm Lỡ Bước Sang Ngang và nhà thơ Thâm Tâm có ba bài cũng nói đến hoa tigôn và TTKh: Màu máu ti gôn - Dang dở và Gửi TTKh. Nhiều thế hệ sau còn có nhiều thơ cũng sụt sùi, ngậm ngùi, thương cảm cho số phận dở dang của TTKh.

Những năm gần đây, ở trong nước, trên báo chí và nhiều cuốn sách sưu khảo săn tìm  "lý lịch trích  ngang" TTKh là ai, nam hay nữ?. Người ta đưa ra nhiều sự kiện, giả thuyết về tên tác giả đích thực TTKh. Trong số đó, có nhà sưu khảo Trần Đình Thu biên soạn thành sách về nghi án TTKh hay là giai thoại văn chương Hai Sắc Hoa Tigôn. Tác giả chịu khó chắc lọc sưu tầm và dẫn chứng nhiều tài liệu, chứng cứ, khẳng quyết chuyện tình dang dở Hai Sắc Hoa Tigôn, xuất phát từ mối tình dang dở, không môn đăng hộ đối. Hai người tình phải chịu cảnh dang dở, chia lìa, "đường anh, anh đi, đường em, em đi, tình nghĩa đôi ta chỉ có thế thôi", cùng quê ở Thanh Hóa. Ông đề cập đến nhà văn Thanh Châu (tác giả truyện ngắn Hoa Tigôn) và (thi sĩ) Trần Thị Vân Chung. Hai nhân vật này, nếu còn sống, tuổi cũng trên 100, nhà văn Thanh Châu đã qua đời lâu rồi. Còn Trần Thị Vân Chung định cư ở Pháp, trước đây có về VN thăm bà con, không xác nhận mình là TTKh, khi được báo chí hỏi về tác giả bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn.

Còn nhà thơ Thâm Tâm khẳng định TTKh là người yêu của mình với tên đầy đủ Trần Thị Khánh, viết tắt TTKh và trùng hợp với tên hai người yêu ghép lại Thâm Tâm Khánh (viết tắt TTKh) hay tên cúng cơm của Thâm Tâm là Tuấn Trình và ghép lại cũng thành TTKh.

Hầu hết các nhà nghiên cứu sưu tầm về TTKh, xác quyết là nữ thi sĩ TTKh là có thật từng đến thăm viếng vài lần Thâm Tâm ở phố Khâm Thiên - Hà Nội (ông Thạch Hồ và Y Châu).

Nhà thơ Tế Hanh cả quyết nhà thơ TTKh là Trần Thị Khánh. Theo Thụy Khuê viết: Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng là 2 nhà biên khảo đầu tiên có ý tìm hiểu kỹ nhất về cái mà ông gọi là "Nghi Án TTKh và Thâm Tâm". Trong bộ Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến , 2 ông đưa ra những nhân chứng và những giả thuyết đã xuất hiện trên báo chí, văn đàn từ năm 1938 đến năm 1968 của các ông: Giang Tử - Thạch Hồ - Y Châu - Nguyễn Bá Thế - Lê Công Tâm - Anh Đào. Người thì cho rằng TTKh chính là Thâm Tâm. Người lại quả quyết TTKh là Trần Thị Khánh, người yêu của Thâm Tâm...

Một điều cần lưu ý, Nguyễn Vỹ (chủ trương tạp chí Phổ Thông trước năm 1971 tại Sài Gòn), ông là một trong những nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới, thích làm thơ mỗi câu 2 chữ: Sương rơi-nặng trĩu -trên cành- dương liễu...nghe cũng ngồ ngộ. Năm 1970, Nguyễn Vỹ có xuất  bản Văn Thi Sĩ Tiền Chiến tại Sài Gòn đã đưa ra gọi là "sự thật" về Thâm Tâm và Trần Thị Khánh. Ông Nguyễn Vỹ dẫn chứng rất dài dòng và kết luận là Trần Thị Khánh có thật và là người yêu của thi sĩ Thâm Tâm vì không vượt qua được gia phong lễ giáo nên Khánh có chồng và Thâm Tam đau khổ tột cùng. Trần thị Khánh nhỏ hơn Thâm Tâm 2 tuổi, khi mới yêu nhau, Thâm Tâm (Tuấn Trình) 19 và Tràn Thị Khánh 17 tuổi. Khánh không biết làm thơ và chính Hai Sắc Hoa Tigôn do Thâm Tâm sáng tác, Thâm Tâm thức cả đêm vì buồn khổ nghe tin Khánh lên xe hoa theo chồng.

Dù Nguyễn Vỹ khẳng định như thế, nhưng các nhà biên khảo vẫn không tin vì Thâm Tâm đã mất vài chục năm rồi và Trần thị Khánh cũng có thể thành người thiên cổ, không thể nào chứng minh "ba mặt một lời" bài thơ Hai Săc Hoa Tigôn là do Thâm Tâm viết hay Trần Thị Khánh sáng tác.

KẾT:

Qua bốn bài thơ: Hai Sắc Hoa Tigôn – Bài Thơ Thứ Nhất – Bài Thơ Cuối Cùng – Đan Áo Cho Chồng. Nếu chúng ta khảo sát cách bố cục và sáng tác thơ có sự khác biệt lớn: 

1 – Ba bài thơ: Hai Sắc Hoa Tigôn – Bài Thơ Thứ Nhất – Bài Thơ Cuối Cùng sáng tác theo 

      trào lưu thơ mới. Bài thơ Đan Áo Cho Chồng viết theo thể thơ cũ, xưa: lục bát

2 – Về khuôn thơ 4 dòng, với Hai Sắc Hoa Tigôn có 11 khuôn thơ – Bài Thơ Thứ Nhất, 10 khuôn

      Thơ – Bài Thơ Cuối cùng có 9 khuôn thơ và Đan Áo Cho Chồng, dù là thơ lục bát cũng chia

      ra từng khuôn thơ mà chỉ có 6 khuôn thơ.

3 – Ba bài thơ: Hai Sắc Hoa Tigôn, Bài Thơ Thứ Nhất, Bài Thơ Cuối Cùng đã gởi đăng trên một

     tờ báo – Tiểu Thuyết Thứ Bẩy cùng một thể thơ mới. Còn bài thơ thứ tư Đan Áo Cho Chồng 

    lại đăng trên một tờ báo khác – Phụ Nữ Thời Đàm theo thể thơ lục bát.

Riêng tôi, cầu mong không một ai chứng minh được bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn là của Trần Thị Khánh, hay của Thâm Tâm - Tuần Trình hay Nguyễn Bính. thi sĩ J. Leiba sáng tác, hay bất cứ ai khác. Thế hệ chúng ta và sau này chỉ biết bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn và ba bài thơ khác: Bài Thơ Thứ Nhất - Bài Thơ Cuối Cùng - Bài Thơ Đan Áo với tên tác giả là TTKh, chỉ có thế thôi.! Các thế hệ mai sau còn có cơ hội săn lùng tìm kiếm tiếp tác giả bốn bài thơ tình lãng mạn với bút danh TTKh, còn tên thật là gì và nam hay nữ không cần "bạch hóa". Như vậy, TTKh và Hai Sắc Hoa Tigôn sẽ bất tử tạo thành huyền thoại hay giai thoại văn chương sống mãi mãi với thời gian. Sự bí ẩn của cái tên TTKh luôn là một ẩn số đáng yêu.!@

Xin mời quý vị đọc hết bốn bài thơ: Hai Sắc Hoa Tigôn - Bài Thơ Thứ Nhất - Bài Thơ Cuối Cùng và Bài thơ Đan Áo Cho Chồng đã xuất hiện từ năm 1937 và 1938 - đến nay được 80 năm. 

Chỉ qua 4 bài thơ tình nhiều đau khổ dở dang và đầy nước mắt của một cô gái xuân thì của tác giả TTKh, đã để lại cho chúng ta một áng văn thơ diễm lệ với một mối tình tan vỡ vỡ tan rất thương cảm:

Hai sắc hoa ti gôn

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn 
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn 
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc 
Tôi chờ người đến với yêu đương 

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng 
Dải đường xa vút bóng chiều phong 
Và phương trời thẳm mờ sương cát 
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng 

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi 
Thở dài trong lúc thấy tôi vui 
Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ 
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi 

Thuở đó nào tôi đã hiểu gì 
Cánh hoa tan tác của sinh ly 
Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng 
Là chút lòng trong chẳng biến suy 

Đâu biết lần đi một lỡ làng 
Dưới trời đau khổ chết yêu đương 
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm! 
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường 

Từ đấy thu rồi, thu lại thu 
Lòng tôi còn giá đến bao giờ 
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ 
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ 

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời 
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi 
Mà từng thu chết, từng thu chết 
Vẫn giấu trong tim bóng một người 

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết 
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa 
Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ 
Và đỏ như màu máu thắm pha 

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi 
Một mùa thu trước rất xa xôi 
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã 
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi 

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ 
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu 
Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng 
Người ấy sang sông đứng ngóng đò 

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng 
Trời ơi, người ấy có buồn không? 
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ 
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng @


Bài Thơ Thứ Nhất

Thuở ấy lòng tôi thơ thới quá

Hồn thơ nguyên vẹn một trời huơng

Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại

Êm ái trao tôi một vết thương

 

Tai ác ngờ đâu gió lại qua

Làm kinh giấc mộng những ngày hoa

Thổi tan âm điệu du dương trước

Và tiển người đi bến cát xa

 

Lại ở vườn Thanh có một mình

Tôi yêu gió lạnh lúc tàn canh

Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo

Yêu bóng chim xa nắng lướt mành


Và một ngày kia tôi phải yêu

Cả chồng tôi nữa lúc đi theo

Những cô áo đỏ sang nhà khác

Gió hỡì làm sao lạnh rất nhiều

 

Từ đấy không mong không dám hẹn

Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm

Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ

Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em

 

Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên

Thì ai đem lại cánh hoa tim

Cho tôi ép nốt dòng dư lệ

Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên

 

Đẹp gì một mảnh tình tan vỡ

Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ

Tóc úa giết dần đời thiếu phụ

Thì ai trông ngóng chẵng nên chờ

 

Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá

Vì tôi vẫn nhớ hẹn ngày xưa

"Cố quên đi nhé câm và nín

Đừng thở than bằng những giọng thơ"

 


Tôi run sợ viết lặng im nghe

Tiếng lá thu khô xiết mặt hè

Tưỡng tượng chân người len lén đến

Nhưng lòng nào dám hẹn ai về

 

Tuy thế tôi tin vẫn có người

Thiết tha đeo đuổi mãi than ôi

Biết đâu tôi một tâm hồn héo

Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.@


Bài thơ cuối cùng

Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?
Một mùa thu cũ một lòng đau
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời có nói đâu.

Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh "ti gôn" ấy
Mà viết tình em được ích gì?

Chỉ có ba người đã đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.

Là giết đời nhau đấy biết không?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh em viết dòng dư lệ
Là chút dư hương điệu cuối cùng.

Từ đây anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp
Đi nhớ người không muốn nhớ lời.

Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
Tôi run sợ viết bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi chết
Đêm hỡi, làm sao tối thế này?

Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em.

Tôi biết làm sao được hỡi trời
Giận anh không nỡ nhớ không thôi
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh, có một người.@


Đan áo cho chồng

Chị ơi nếu chị đã yêu
Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương
Đã xa hẵn quãng đời hương
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mù


Biết chăng chị, mỗi mùa Đông
Đáng thương những kẽ có chồng như em

Vẫn còn thấy lạnh trong tim
Đan đi đan lại áo len cho chồng


Như con chim hót trong lồng
Hạt mưa đã rụng bên sông bơ thờ
Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ
Hay đâu gió đã sang bờ ly tan


Tháng ngày miễn cưỡng em đan
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng
Như con chim hót trong lồng 
Tháng ngày thương tiếc cánh hồng nơi nao


Ngoài trời hoa nắng xôn xao
Ai đem khoá chết chim vào lồng nghiêm
Ai đem lễ giáo giam em 
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời


Lòng em buồn lắm chị ơi !
Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai
Quang cảnh lạ, tháng ngày dài
Đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình.@@


* TÌM HIỂU THÊM - TỰ LỰC VĂN ĐOÀN với sáu thành viên nòng cốt lúc ban đầu – 1933

- Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam (1906 – 1963)

- Khái Hưng - Trần Khánh Giư (1896 – 1947)

- Hoàng Đạo – Nguyễn Tường Long (1907 – 1948)

- Thạch Lam - Nguyễn Tường Vinh (sau thành Nguyễn Tường Lân 1910 – 1942)

- Tú Mỡ - Hồ Trọng Hiếu (1900 – 1976)

- Thế Lữ - Nguyễn Thứ Lễ (1907 – 1989)

Về sau gia nhập vào Nhóm có thêm Xuân Diệu, và nhiều cộng tác viên khác 

- Xuân Diệu – Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985).

Cơ quan ngôn luận của Nhóm Tự Lực Văn Đoàn là tờ báo Phong Hoá  


* - Có thể nói một Nguyễn Tường Tam - nhà chính trị đã thất bại. Năm 1963, ông đã phải tự tử chết để nêu cao khí tiết của một nhà chánh trị bất khuất. Nhưng, Nhất Linh lại là một nhà văn thành công xuất sắc tuyệt vời và sống mãi mãi trên văn đàn Việt Nam.

Nhất Linh là linh hồn của Tự Lực Văn Đoàn với hàng chục tác phẩm nổi tiếng và nhà văn thứ hai có đầy đủ uy tín về chủ trương đường lối sáng tác của Tự Lực Văn Đoàn là Khái Hưng cũng có hàng chục tác phẩm bất hủ nổi tiếng, ông cũng là người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn cao tuổi nhất, lớn hơn Nhất Linh 10 tuổi và nhà văn của Tự Lực Văn Đoàn chết trẻ nhất là Duy Lam (32t) 


Top 7 Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Tự Lực Văn Đoàn (GOOGLE)

Tự Lực Văn Đoàn là nhóm văn học Việt Nam do Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh) sáng lập, hoạt động sôi nổi nhất trong khoảng những năm 1932 - 1939. Tự Lực Văn Đoàn với các tác giả nổi bật như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ,... đã có công to lớn trong việc hình thành và phát triển văn học lãng mạn Việt Nam, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, truyện ngắn. Dưới đây là 7 tiểu thuyết nổi tiếng nhất, đã và đang làm say lòng người đọc nhiều thế hệ.

1 - Nửa Chừng Xuân - Khái Hưng

Nửa chừng xuân kể về cuộc tình duyên đẹp nhưng dang dở của Mai - cô thiếu nữ xinh đẹp con nhà Nho thanh bạch, với Lộc - con trai của bà Án (gia đình có dòng dõi quan lại quyền thế). Đây là cuốn tiểu thuyết luận đề tuyên chiến với lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân. Nửa chừng xuân có sức hấp dẫn đặc biệt với những trang viết đầy cảm động của những xúc cảm tình yêu, đấu tranh nội tâm, của lòng thủy chung và đức hy sinh.

Truyện cũng rất thành công với sự sắc nét trong việc xây dựng nhân vật bà Án và đặc biệt là Mai - một người con gái vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa có cá tính của người phụ nữ hiện đại. Nửa chừng xuân ngay khi mới ra đời đã được công chúng rộng rãi hoan nghênh, đưa lên sân khấu nhiều lần.

Nửa chừng xuân bao gồm có 3 phần, trong mỗi phần có những chương nhỏ có đặt tên cho mỗi chương. Phần thứ hai là phần chính nên có dung lượng lớn nhất gồm 8 chương.
Nửa chừng xuân là một trong những tác phẩm mà Sống (Thương hiệu sách Tác giả Việt) đặc biệt tuyển chọn để đưa vào Tủ sách Khuê Văn – tủ sách gồm những áng văn trác tuyệt được ví như những vì tinh tú trong nền văn học Việt Nam.


2 - Đoạn tuyệt - Nhất Linh

Đoạn tuyệt khắc họa cảnh làm dâu "địa ngục trần gian" trong gia đình nhà bà Phán của Loan - một cô gái có tư tưởng Âu hóa, học Trường Cao Đẳng Sư Phạm nhưng vì cảnh nhà phải bỏ dở. Loan yêu Dũng - con một viên quan Tuần phủ, Dũng vì bất đồng vì lý tưởng với bố nên bị bố từ bỏ. Dũng cũng vì yêu Loan nhưng vì muốn thực hiện chí lớn mà gạt bỏ hạnh phúc riêng. Về làm dâu con bà Phán vì thương mẹ, Loan vấp phải một thế lực cổ hủ, cay nghiệt, nhất là mẹ chồng và cô em chồng. Những lần công khai thách thức với những thói tục vô lý ấy đã khiến sự đụng độ cũ - mới trong gia đình ngày càng quyết liệt. Hậu quả là Loan vô tình gây ra cái chết của Thân - người chồng yếu hèn, nhu nhược. Trước tòa, nhờ sự dũng cảm của mình và sự bênh vực của luật sư người Pháp, Loan trắng án và trở về cuộc đời tự do, nối lại tình xưa với Dũng. Đoạn tuyệt đề cao khát vọng tình yêu và hạnh phúc cá nhân, khước từ dứt khoát những thế lực văn hóa, lễ giáo của đại gia đình phong kiến.

Đoạn tuyệt của Nhất Linh không chỉ là tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn vào những năm 30 của thế kỷ XX, mà đến tận bây giờ, nó vẫn mang tính thời đại sâu sắc. Sự phát triển của xã hội chính sự là sự xung đột không ngừng nghỉ giữa cái mới và cái cũ để đào thải đi những điều không còn phù hợp. Dù hậu quả của cuộc chiến này luôn tạo ra những vết cắt, những khoảng cách giữa các thế hệ, giữa các tư tưởng, thế nhưng, nó không thể không xảy đến. Con dao Loan dùng để tự vệ là một cách thức sắc bén nhưng dễ gây tổn thương, chặt đứt được những điều tồi tệ nhưng lại gây đau đớn cho cả hai bên.

Đoạn tuyệt cái cũ, cái xấu xí, cái không phù hợp là điều cần thiết của mỗi chúng ta, của mỗi xã hội để vươn lên sự công bằng, văn minh và tốt đẹp.

 

3 - Lạnh lùng - Nhất Linh

Một lần nữa, thông điệp nghệ thuật sâu sắc đầy nhân văn, hướng tới mục tiêu giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt lại vang lên với Lạnh lùng. Nhưng với Lạnh lùng, Tự Lực Văn Đoàn thể hiện bước tiến vượt bậc về nghệ thuật khắc họa tâm lý qua những trang viết đầy chất thơ nhưng cũng rất thực, rất đời.
Chồng chết khi tuổi còn son trẻ, Nhung buộc phải sống ép xác, ép mình trong gia đình nhà chồng là bà Án với một cậu con trai nhỏ bé. Yêu Nghĩa và muốn thoát ly, rời bỏ tất cả, vượt qua dư luận khắc nghiệt để chạy trốn cùng Nghĩa, nhưng rốt cuộc Nhung vẫn không thể nào thoát ra cái tổ kén nặng nề, nghẹt thở vì đạo tam tòng, vì hai chữ tiết hạnh của quan điểm phong kiến. Nhất Linh đã miêu tả rất tinh tế, đầy ám ảnh những mâu thuẫn, giằng xé trong tâm hồn người thiếu phụ trẻ khát khao hạnh phúc, được sống đúng nghĩa.


4 - Hồn bướm mơ tiên - Khái Hưng

Hồn bướm mơ tiên là tác phẩm đầu tay của Khái Hưng, nhưng nó nhanh chóng quyến rũ người đọc và tạo ra tiếng vang lớn bởi cốt truyện vừa giản dị vừa khá hấp dẫn, lối văn nhẹ nhàng man mác thấm đẫm chất thơ dịu dàng đằm thắm. Đến chùa Long Giáng để thăm người bác tu hành ở đây nhân dịp nghỉ hè, Ngọc gặp Lan.

Hai tâm hồn đồng điệu và những khoảnh khắc bộc lộ chất nữ tính của Lan đã dấy lên trong lòng Ngọc niềm thương mến và sự nghi ngờ rằng liệu chú tiểu Lan có phải là con gái. Trải dài suốt thiên tiểu thuyết là một tình cảm bâng khuâng, trong sạch và cao thượng. Đặc biệt, Hồn bướm mơ tiên cuốn hút người đọc còn ở những trang văn tả phong cảnh rất đỗi thi vị, trữ tình.

Hồn bướm mơ tiên là một truyện tình dưới bóng Từ bi, một truyện tình cao thượng và trong sạch của đôi thanh niên yêu nhau "yêu nhau trong linh hồn trong lý tưởng" như lời tác giả nói. Tác giả đặt câu truyện vào trong một cảnh chùa ở miền trung du Bắc Việt và khéo phô diễn những vẻ đẹp thiên nhiên của miền ấy khiến ta đem lòng yêu những cảnh đồi núi nó khác hẳn cái cảnh "bùn lầy nước đọng" miền hạ du phẳng lỳ và buồn tẻ.


5 - Gia đình - Khái Hưng

Gia đình, qua cách nhìn của nhân vật An, là những trang viết ngồn ngộn sức sống hiện thực, phơi bày đủ mọi cảnh bi hài trên chốn quan trường của những ông quan "phụ mẫu" và những trò gian giảo, mâu thuẫn trong đại gia đình phong kiến. Với giọng điệu châm biếm nhẹ nhàng thâm thúy, ngòi bút sắc sảo của Khái Hưng đã đi vào miêu tả, phân tích những trạng thái tâm lý phức tạp của nhân vật mà điển hình là quá trình tha hóa của An: từ cay đắng, chán ghét đến thỏa hiệp, nhượng bộ một cách nhu nhược.

Khái Hưng cũng thể hiện khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc qua cặp nhân vật Hạc - Bảo tuy nhiên còn tương đối mơ hồ, nửa vời. Nhìn chung, đóng góp lớn và cũng là sức hấp dẫn lớn nhất của tiểu thuyết Gia đình là bức tranh khá hoàn chỉnh, mang tính điển hình về hiện thực cuộc sống của tầng lớp thượng lưu trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.

 

6 - Đôi bạn - Nhất Linh

Đôi bạn được Nhất Linh viết năm 1938 và hoàn thành vào năm 1939. Đây là thời điểm mà văn học lãng mạn đã thoái trào, nhường chỗ cho nền văn học hiện thực phê phán phát triển. Là một trong những cây bút nòng cốt cuả nhóm Tự Lực Văn đoàn, văn chương của Nhất Linh là sự pha trộn hài hoà giữa văn phong lãng mạn và những đề tài đậm màu sắc hiện thực và mang tính thời đại. Điều này thể hiện rất rõ qua tiểu thuyết Đôi bạn.

Đôi bạn, với hai nhân vật chính Loan - Dũng, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh, là sự tiếp nối tư tưởng dân tộc, dân chủ đã manh nha trước đó. Có thể nói, Đôi bạn là bài ca về khát vọng ra đi của những người trẻ để tìm lẽ sống, là điệp khúc thánh thót mà sâu lắng về tình bạn, tình thân và cả những rung động diết da của mối tình đầu.

Nhiều trang viết của Đôi bạn thấm đượm chất trữ tình mộng mơ của tuổi thanh xuân, hòa cùng không gian làng quê rung rinh cánh bướm trắng trên giậu hoa. Đôi bạn ca ngợi tình yêu tự do trong sáng, đả phá kiểu hôn nhân chỉ vì danh lợi, ca ngợi lớp thanh niên khao khát đổi thay. Chất thơ, chất nhạc, chất họa hòa quyện cùng với cái âm điệu man mác buồn, cô đơn thoáng qua tạo nên dư vị khó tả của tác phẩm.

 

7 - Bướm trắng - Nhất Linh

Bướm trắng là một tiểu thuyết của Nhất Linh vào trước 1945, có lẽ là cuốn chót, xuất hiện vào năm 1939, trước khi ông dấn thân vào đường chính trị và rời khỏi Hà Nội vào năm 1941. Bướm trắng cũng là một tiểu thuyết tâm đắc của Nhất Linh vì nó phản ánh được quan niệm sáng tác của nhà văn tiền phong này.

Nếu dùng hai từ để miêu tả Bướm trắng, có lẽ đó là "nổi loạn" và "cách tân". Bướm trắng xây dựng một hình mẫu người trẻ nổi loạn, Chương. Chương tìm thấy tình yêu với Thu, có công việc ổn định nhưng tận sâu trong tâm khảm, Chương phải đối diện với sự cô đơn và trống rỗng khủng khiếp.

Nhất Linh với biệt tài khắc họa tâm lý đạt đến đỉnh cao đã lách sâu vào những ngõ ngách kín kẽ, bí mật của tâm hồn Chương cũng như nhiều người trẻ trong cơn khủng hoảng của xã hội thời ấy. Tình yêu, khát vọng, lẽ sống,... tất cả đối với Chương đều đẹp như Bướm trắng và cũng rất đỗi ảo ảnh như Bướm trắng. Nhất Linh với Bướm trắng đã xoáy sâu cái nhìn vào bản thể con người, mà tận đến bây giờ, chúng ta vẫn có thể thấy ít nhiều hình ảnh của bản thân trong đó.

 

Đoạn tuyệt - Nhất Linh     A picture containing text

Description automatically generated     A picture containing text

Description automatically generated  A picture containing text

Description automatically generatedNửa chừng xuân - Khái Hưng Tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh Gia đình - Khái Hưng



Anh Phương Trần Văn Ngà (5.5.2022)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn