Văn hóa Việt Nam đi về đâu?

Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 20213:00 CH(Xem: 2357)
Văn hóa Việt Nam đi về đâu?
bbc.com

Hiện thời văn hóa Việt Nam là gì? - BBC News Tiếng Việt


  • Đoàn Bảo Châu
  • Nhà văn, võ sư

Loa phường vẫn còn hiện diện ở Việt Nam

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM

Chụp lại hình ảnh,

Loa phường vẫn hiện diện ở Việt Nam

Ông Đoàn Bảo Châu cho rằng, bao hội nghị được tổ chức cũng sẽ rơi vào quên lãng nhạt nhoà nếu không làm được một bước đơn giản đầu tiên là có được văn hoá nói thẳng, nói thật.

Nhân đang có hội nghị và các vị lãnh đạo cấp cao nhất nói nhiều về văn hoá nên tôi cũng muốn góp mấy câu. Văn hoá là một khái niệm bao trùm kiến thức, truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, cách ứng xử, thói quen của một người, một nhóm người hay của một đất nước.

Tôi thấy cách các vị bàn về văn hoá cũng giống như việc xác định vào năm 2045 Việt Nam sẽ hoàn thiện lý luận về CNXH vậy. Tức là nó không có giá trị thực tiễn với đất nước và người dân.

Muốn tạo ra được giá trị thực tiễn thì cần có một cái nhìn thẳng thắn trước mọi góc độ của chủ đề nêu ra. Tránh hô khẩu hiệu và không cần nhắc lại những định nghĩa và phương hướng quá xa của văn hoá.

Ta đang ở đâu?

Cái nhìn thẳng thắn là cần thiết để biết ta đang ở đâu và muốn biết ta ở đâu thì cần so sánh với mặt bằng nhân loại.

Tại sao một đất nước được gọi là văn hiến, với mấy nghìn năm lịch sử mà những đóng góp về khoa học, công nghệ, văn học nghệ thuật với văn hoá chung của nhân loại lại mờ nhạt đến vậy?

Có vị nhạc sỹ thì rên rỉ về việc thế hệ trẻ yêu nhạc Hàn, phim Hàn, phim Trung Quốc, truyện tranh Nhật và chẳng để ý tới phim, truyện, âm nhạc hay văn hoá truyền thống của Việt Nam. Sự rên rỉ ấy chẳng đóng góp gì cho đất nước cả.

Mấy nét văn hoá phổ biến

Tôi thấy mấy nét văn hoá đang thịnh hành ở Việt Nam để các vị tham khảo:

1. Văn hoá "mộng mơ" phi lý. Việt Nam chưa bao giờ mạnh về triết học, về lý luận chủ nghĩa này nọ. Vậy tại sao các vị khẳng định dám khẳng định sẽ hoàn thiện lý luận về CNXH vào năm 2045 khi mà đa phần cả thế giới đều cho rằng CNXH hay CNCS chỉ là một giấc mơ thiếu cơ sở khoa học, đẹp về lý thuyết nhưng thực hành rất dở. Điều gì tạo ra sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức, Bắc và Nam Triều Tiên? Điều gì tạo ra một Cu Ba khốn khổ trong hiện tại?

Tôi đề nghị hãy xây dựng một văn hoá nói thẳng, nói thật, văn hoá "tỉnh giấc" trước những mây mù lý luận.

2. Văn hoá phong bì: Cái thói quen này cũng là một nét văn hoá. Một văn hoá tha hoá người đưa và người nhận phong bì. Nó làm cả kẻ đưa và kẻ nhận đều thấy mình sai, hèn kém trong thang bậc làm người. Đấy là một sự dối trá lẩn sau lưng pháp luật.

3. Văn hoá chửi, văn hoá đấu tố. Các vị còn xây dựng cả một đội quân chửi trên mạng gọi là đội quân DLV với kĩ năng duy nhất, "lý luận" duy nhất là mấy câu chửi bậy, gọi cả những người bằng tuổi cha mẹ ông bà của chúng là thằng là con, gọi người ta là ba que, đu càng, phản động…

4. Văn hoá ngậm miệng trước bất công, trước kẻ có quyền lực: Ngay trong ngành giáo dục, một ngành đáng nhẽ phải động viên học sinh tư duy phản biện, một xu hướng mà các nền giáo dục tiên tiến hướng theo. Chỉ với tư duy phản biện thì người học mới động não, phát huy sáng tạo và mới phát triển được mạnh mẽ. Ấy vậy mà đa phần các thày cô giáo chỉ biết làm theo một cách ngoan ngoãn, máy móc những chỉ thị của cấp trên. Cấp trên bảo vào báo cáo mấy trang Facebook được cho là "phản động" là báo cáo, không cần tìm hiểu những người ấy là ai, họ viết gì.

Khi giáo viên như vậy thì học sinh đương nhiên sẽ trở thành những công dân "ngoan ngoãn", lãnh đạo nói gì biết nấy, sẽ biết cúi lưng vâng dạ làm bất cứ mệnh lệnh gì, kể cả sai trái. Điều ấy tưởng là ai khi nó tạo ra một sự "ổn định" xã hội nhưng về lâu dài nó làm yếu đi nhiều sức mạnh của dân tộc. Rồi đây khi ngoại bang xâm lăng, đứng trước toà quốc tế để tranh biện về một tranh chấp nào đấy thì lấy đâu ra nhân tài để bảo vệ quyền lợi đất nước được thành công?

Tư duy phản biện

Muốn một nền giáo dục văn minh, một văn hoá mạnh mẽ thì tư duy phản biện là then chốt, là điều cốt tử không thể thiếu. Điều ấy đa phần những người trong hệ thống ì trệ, rập khuôn máy móc không nhìn ra được.

Đừng nhìn vào mấy con đường cao tốc, mấy toà nhà cao tầng rồi ngửa mặt lên tự hào. Hãy so sánh với Trung Quốc để thấy đất nước ta tụt hậu đến đâu. Chúng ta bị xâm lăng văn hoá từ Hàn, từ Nhật, Trung Quốc, từ Mỹ chính là bởi văn hoá chúng ta đang quá yếu ớt mà yếu ớt là bởi quan niệm cổ hủ, bảo thủ lấy mệnh lệnh chính trị để tạo khuôn mẫu cho văn hoá. Thứ văn hoá chịu mệnh lệnh chính trị là thứ văn hoá cớm nắng, thiếu chất và giả tạo. Nó bị xâm lăng, bị bắt nạt là điều đương nhiên.

Đã chịu lép vế về văn hoá thì sẽ phải chịu những kém cạnh khác, bởi văn hoá là sức sống nội tại của mỗi đất nước, nó có tác dụng thúc đẩy những mặt khác phát triển. Hãy nhìn xem, chưa bao giờ trong lịch sử mà tương quan sức mạnh giữa ta với Trung Quốc lại chênh lệch đến vậy. Nhìn lại lịch sử để thấy ông cha ta mạnh mẽ ra sao. Chẳng cần nói thêm về điều này.

Bao hội nghị được tổ chức cũng sẽ rơi vào quên lãng nhạt nhoà nếu không làm được một bước đơn giản đầu tiên là có được văn hoá nói thẳng, nói thật. Tôi chỉ là một người dân ít học nhưng coi trọng việc suy nghĩ thật mà có được vài nhận thức khiêm tốn, các vị lãnh đạo học cao, quyền cao chức trọng sao không nhìn thấy những điều cơ bản ấy?

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Hai 20211:03 SA
Khách
Văn hóa Việt Nam đi về đâu?
Đừng mơ toàn vẹn non sông
chừng nào đảng vẹm còn đè đầu
Việt Nam chỉ có về tàu mà thôi
( Nhại lại bài thơ của đọc giả trên HNPD )
Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa
Từng có MỘT NỀN VĂN HÓA
vượt cả văn hóa cổ truyền Nhật Bổn
5 “chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản
Chuyện thứ nhất: Trung thực
Chuyện thứ hai: Không ồn nơi công cộng
Chuyện thứ ba: Nhân bản…
Chuyện thứ tư: Bình đẳng.
Chuyện thứ 5: Nội trợ là một nghề.
Nói rằng 5 chuyện lạ chẳng qua là để gây ấn tượng. Thật ra đó là 5 điều ứng xử bình thường trong văn hóa xứ Thái Dương Thần nữ ngày nay.
Trông người lại ngẫm đến ta. Người công dân Việt xứ xã nghĩa ngày nay đi ra xứ người hành xử mang tai mang tiếng. Từ Âu sang Á lác đác đều có “ giai thoại “ về người VN trộm cắp.
Vì đâu nên nỗi?! Nhớ lại xã hội Miền Nam một thời xứng danh “ văn hiến chi bang “, lòng cảm thấy ngậm ngùi!
Đâu rồi, xã hội Miền Nam nhân – nghĩa với những điều luân lý thường hằng?!
5 việc bình thường trong văn hóa Việt ngày trước
Nói là ngày trước để phân biệt với thứ văn hóa xã hội chủ nghĩa hôm nay. Ngày trước nói đây là trước ngày Miền Nam bị việt cọng Miền Bắc chiếm đóng ngày 30 tháng tư năm 1975.
Trước ngày Quốc Hận ấy, Miền Nam một thuở Tự do – No ấm, xã hội hài hòa với tình tự dân tộc chan hòa.
5 Điều kể sau đây, từ những quy tắc ứng xử truyền thống được giáo dục, rèn luyện từ thuở ấu thơ, trở thành hành động ứng xử bình thường trong xã hội:
1.Tiên học lễ, hậu học văn
Trước khi cắp cặp đệm học trường làng, ở nhà mẹ dạy: Đi thưa về trình.
Thưa má, con đi học. Thưa má, con đi học về.
Vô trường thầy cô dạy: Đi đường gặp đám tang phải biết giở nón kính cẩn người chết.
Nơi công cộng, gặp lễ chào Quốc Kỳ phải đứng nghiêm chào kính.
2. Thương người như thể thương thân
“ Thấy người hoạn nạn thì thương
Thấy người tàn tật lại càng thương hơn
Thấy người già yếu ốm mòn
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đở đần “
( Nguyễn Trãi Gia huấn )
Không phải chỉ học suông mà phải cố gắng thực hành trong đời sống.
3. Không được dối trá
Mẹ dạy, trẻ con không được tắm suối e bị chết chìm. Lén mẹ đi xuống suối chia phe bắn ống thụt nước, về cặp mắt đỏ chạch. Mẹ hỏi: Đi tắm suối phải không? Chỏ mõ thưa; Hổng có. Tui bị bụi rớt dzô mắt. Vậy là ăn đòn nứt đít vì can một lượt hai tội: Tội cải lời mẹ và tội nói dối.
4. Sống cho có nghĩa, có nhân
Mẹ tôi là thôn nữ, chữ nghĩa không bao nhiêu, chỉ dạy con 2 điều: Một là không được dối trá. Hai là sống cho có nghĩa, có nhân.
Nhân là lòng thương người. Nghĩa là lẽ phải ở đời.
Một bửa cải nhau với thằng Cu, con cậu Tư Lò rèn trước nhà, thoi nó một thoi sặc máu mủi. Mẹ bắt cúi xuống, quất lia lịa và la: Đồ lòng lim, dạ đá. Em nhỏ không biết thương, đánh nó đến sặc máu mủi. Hai là ỷ lớn hiếp nhỏ là không phải lẽ. Phải đánh nứt đít cho chừa.
Thằng Đực lồm cồm bò dậy, nước mắt nước mủi chàm ngoàm, chắp tay thưa: Con xin lỗi má, từ nay không dám làm như dzậy nữa
Và vừa đi vừa xoa đít, qua nhà Cậu Tư xin lỗi.
5. Yêu nước, chống tàu xâm lăng
“ Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em kết một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân “
Các trò nhỏ, ngày bãi trường, xem các chị diễn kịch hai bà Trưng, vỗ tay reo cười hỉ hả khi hai bà cưởi voi rượt đuổi Tô Đị nh chạy sút giày, sút dép về tàu.
Cả tiếng hô vang “ Quyết chiến “ khi các anh diễn Hội Nghị Diên Hồng hát câu vấn: “ Trước nhụt nước nên hòa hay nên chiến? “
“ Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? “
Em lớn tiếng đáp: Hy sinh
Vậy đó, lòng yêu nước, chống xâm lăng được giáo dục trui rèn từ thuở ấu thơ trở thành tự tính là như vậy đó!

Ngày nay, 41 năm sau ngày bị giải phóng khỏi truyền thống nước nhà, tuổi trẻ Việt Nam nhiểm bịnh xã nghĩa mà trở thành xảo trá, trộm cắp. Chẳng những bại hoại gia phong mà tệ hại hơn nữa là làm nhục Quốc thể.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Hai 202112:54 SA
Khách
Chào Quý vị ( đây là văn hóa Tiên Học Lễ - Hậu Học Văn ) nhưng bây giờ có 1 vị ráo sư, đòi bò " khẩu hiệu " đó. tất nhiên con đường tiến lên VĂN HÓA ( Xã Hội Chủ Nghĩa ) ( bác Lú đã nói không biết đến hết thế kỹ 21 này đã đến chưa ) vậy thì con đướng tiến lên văn hoá đúng quy trình của TƯ TTƯỞNG, ĐẠO ĐỨC hcm đến điếm đích là Đố ĐỂU . Văn hóa tư tưởng, đạo đức hcm chỉ có bao nhiêu đó mà thôi ....póchân.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20248:00 SA
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20247:52 SA
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20235:00 SA
Thứ Sáu, 22 Tháng Mười Hai 20233:00 SA
Thứ Ba, 19 Tháng Mười Hai 20232:38 CH
Thứ Ba, 19 Tháng Mười Hai 20238:00 SA