Sách ở Anh bỏ nhân vật cậu bé Brian Wong vì phản đối 'định kiến xấu'

Thứ Tư, 13 Tháng Mười 20213:00 SA(Xem: 2406)
Sách ở Anh bỏ nhân vật cậu bé Brian Wong vì phản đối 'định kiến xấu'
bbc.com

Sách ở Anh phải bỏ nhân vật cậu bé người Hoa vì 'định kiến xấu'

David Walliams

Nguồn hình ảnh, PA Media

Chụp lại hình ảnh,

Diễn viên đóng 'The Little Britain' cũng là tác giả của một loạt các tiểu thuyết và truyện ngắn dành cho thiếu nhi

Một cuốn sách ăn khách của diễn viên Anh, David Walliams, sẽ tái bản không có nhân vật Brian Wong, 'cậu bé người Hoa' vì bị phản đối trước định kiến văn hóa.

Bản mới của cuốn 'The World's Worst Children' sẽ ra mắt độc giả tiếng Anh vào năm 2022 nhưng nhân vật Brian Wong được thay bằng người khác.

Nhà xuất bản HarperCollins Children xác nhận tin này, theo bản tin của BBC News, trang Văn hóa.

Nhân vật 'Brian Wong, Who Was Never, Ever Wrong' - cậu bé ngoan ngoãn không bao giờ sai bị cây bút người Anh gốc Hoa, bà Georgie Ma phản đối vì đã "bình thường hóa định kiến mang tính sắc tộc từ tuổi nhỏ".

Trong sách có hơn 10 nhân vật trẻ em khác nhau mà Brian Wong chỉ là một.

Các nhân vật khác, có tên tiếng Anh là Nigel Nit-Boy, Grubby Gertrude và Bertha the Blubberer, đều có "hỗn danh" hơi buồn cười.

Xuất bản lần đầu năm 2016, cuốn sách của ông Walliams bán được hơn 450 nghìn cuốn.

Sang năm 2020, bản hai, The World's Worst Children 2, ra mắt công chúng.

Theo bà Georgie Ma thì tên của nhân vật cậu bé gốc Hoa (Chinese) đã có thể gây hại.

"Wong và wrong là hai từ trong tiếng Anh hay được dùng ở sân chơi để nhạo trẻ có họ Wong," bà nói với trang The Bookseller.

Hình vẽ cậu bé trong sách mang tính định kiến về người Đông Á, như "Wong đeo kính cận, trông như đứa lập dị, mắt híp, và đây là định kiến tai hại", Georgie Ma nói.

"Nhân vật này xây dựng trên hình mẫu đầy định kiến về người Trung Quốc: lập dị, chỉ biết học, giỏi toán, rằng chúng tôi né tránh va chạm, chỉ làm con ngoan trò giỏi. Thật thất vọng khi đọc sách đó."

David Walliams nổi tiếng với vai trong phim hài Little Britain cười nhạo các thói xấu và những điều kỳ quặc của nhiều tầng lớp dân chúng tại Anh.

ChinatownChụp lại hình ảnh,

Khu Chinatown ở London trong mùa dịch Covid

Định kiến văn hóa dẫn tới kỳ thị

Một trong những vấn đề trẻ gốc Á có thể gặp phải ở các nước Âu-Mỹ là định kiến về hình thể, họ tên.

Những năm qua, nhất là trong dịch Covid, việc người gốc Đông Á: Hoa, Việt, Hàn, Singapore... bị kỳ thị thậm chí bị bạo hành đã xảy ra ở các nước Phương Tây.

Định kiến văn hóa thường dẫn đến việc phân biệt đối xử, kỳ thị trong công sở, công ty và thậm chí là yếu tố gây xung đột ngoài phố.

Một bài trên trang NPR - đài công cộng của Hoa Kỳ - hồi năm 2017 đánh giá rằng người mang họ châu Á ở Canada, theo một điều tra, "bị kỳ thị về họ tên và mất đi nhiều cơ hội mời phỏng vấn việc làm so với người có họ Anh Mỹ".

Người có họ Ấn và Hoa chỉ nhận được 28% giấy mời tới phỏng vấn xin việc so với các nhóm sắc tộc khác cho dù sơ yếu lý lịch và trình độ giống nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 24 Tháng Sáu 20186:11 SA
( HNPD )viết lách như con cặc luộc /cũng bao giấy cũng blog cũng web mà bôi ra toan là cứt
Thứ Sáu, 22 Tháng Sáu 20188:13 CH
( HNPD )sau 54 Pháp đi Mỹ đến / mở rộng chiến tranh ý thức hệ / mục đích của 2 phe là bán súng
Thứ Ba, 19 Tháng Sáu 20188:20 CH
( HNPD ) Vì là Chợ Tình nên người bán, người mua rất ít. Mục đích chính của phiên chợ là để cho gái trai đến tìm bạn tình