Nguyễn Huy Thiệp 'đã có sẵn giải thưởng trong lòng bạn đọc'

Thứ Năm, 08 Tháng Tư 20213:00 CH(Xem: 2736)
Nguyễn Huy Thiệp 'đã có sẵn giải thưởng trong lòng bạn đọc'
bbc.com

Di sản Nguyễn Huy Thiệp 'cần nhiều năm nữa để hiểu hết'


Nguyễn Huy Thiệp 'đã có sẵn giải thưởng trong lòng bạn đọc'

  • Quốc Phương
  • BBC News Tiếng Việt

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (phải)

Nguồn hình ảnh, Pham Xuan Nguyen

Chụp lại hình ảnh,

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (phải) trong một lần tiếp và đàm đạo với khách văn chương đến thăm nhà

Di sản lớn nhất của Nguyễn Huy Thiệp chính là văn chương của ông để lại cho đời, nhưng phải mất nhiều năm nữa có thể di sản này mới được hiểu trọn vẹn, một người bạn của tác giả 'Tướng Về Hưu', 'Vàng Lửa', 'Con gái Thủy Thần'... nói với BBC hôm 25/03 từ Việt Nam.

"Nguyễn Huy Thiệp qua đời, có thể phải ít thời gian nữa người ta mới nhận ra ông đã chọn thời điểm ra đi đúng lúc, cũng như là khi ông xuất hiện cũng đã đúng lúc," nhà điêu khắc Nguyễn Hồng Hưng, người có bốn mươi năm làm bạn với cố văn sỹ nói với BBC.

"Nó đúng lúc với chính nền văn chương mà Thiệp đã gây ảnh hưởng cũng cần phải xác định lại, gói gọn lại, để cho một nền văn học khác mà cũng của người Việt nổi lên.

"Và lớp người khác đó, tôi tin chắc chắn rằng đó sẽ là một lớp người khác viết rất khác lạ, với văn chương khác hẳn, sẽ không giống Thiệp, mặc dù Thiệp như tôi gọi là một 'văn hào'...

"Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng là một văn hào của Việt Nam. Tôi cho rằng di sản lớn nhất của Thiệp chính là văn học của ông ấy và phải mất nhiều năm nữa để mọi người hiểu hết được di sản ấy.

"Trước kia, khi tác phẩm của Nguyễn Du ra đời, các bậc tiên Nho đã từng phê phán, chỉ trích cụ Nguyễn Du rất gay gắt, thậm chí có người nói cụ như là một thứ 'phản động', đưa những thứ bị gọi như 'dâm thư' vào từng gia đình, tất nhiên các cụ tiên Nho chỉ trích theo cách của người có học, không phải là những lời 'chửi mắng' thô lỗ.

"Nhiều người khác như Phan Khôi, Phạm Quỳnh cũng từng phải đối đầu với những chỉ trích như của ông Ngô Đức Kế, một ông nghè thôi, nhưng chữ nghĩa rất sâu.

"Nguyễn Du, một bậc tinh hoa của dân tộc, mà cũng từng bị người ta chỉ trích như thế, thì huống chi là anh bạn Thiệp của tôi, do đó người này chê, người kia chê là bình thường thôi.

"Song không phải là bị chê như thế mà Nguyễn Huy Thiệp không phải là một văn hào, tôi đánh giá Nguyễn Huy Thiệp rất là cao. Thiệp hoàn toàn không viết gì về chính trị, nhưng lại là thứ chính trị cao nhất.

"Đó không phải là một thứ chính trị của một sự chống đối, đối đầu, đối mặt, mà nó là một sự thay đổi văn hóa trong lòng người đọc, cái đấy mới là chính trị cao.

"Ngoài ra, văn chương của Nguyễn Huy Thiệp theo tôi đã ảnh hưởng đến chính những người viết văn và văn chương của Việt Nam, và ảnh hưởng ấy không hề là nhỏ."

'Làm lay chuyển cả một nền văn học'

"Nếu nói Nguyễn Huy Thiệp như ngọn roi quất vào nền văn học, hoặc là như kẻ phá rối, khác giọng trong cả một dàn đồng ca, hay như tôi nói là tạo được cú đột biến, cú hích, thì tất cả đều có chung một ý trong những lời đó.

"Đó là Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện đã làm cho văn chương Việt Nam lúc đó đang rất trầm lặng, đang rất cũ, đang không có gì mới cả về nội dung, cả về cách viết, thì bỗng nhiên bị lay chuyển.

"Tôi muốn nhắc lại một câu nói của nhà văn Nguyễn Khải, ông nói: 'Cả một nền văn học đồ sộ vậy, thế mà tay Nguyễn Huy Thiệp này chưa biết từ đâu xuất hiện, thì chỉ bằng một truyện 'Tướng Về Hưu', chỉ mới chạm nhẹ tay mà cả ngôi nhà văn học dường như đã lung lay rồi.

"Từ năm 1987-1988, Nguyễn Khải đã nói như thế, và sau 'Tướng Về Hưu', Thiệp lại tiếp tục ném ra những truyện ngắn, mà mỗi truyện một khác. Có thể nói hồi đó người ta hồi hợp chờ đợi đọc chuyện của Nguyễn Huy Thiệp, có thể nói thẳng như thế, và rồi đọc xong thì lại tranh luận, bàn luận, tranh cãi với nhau là truyện này như thế nào.

"Tức là đã tạo ra một cuộc tranh luận về cách đọc bằng chính cách viết của mình, có thể nói cho đến giờ phút này, mà chính như nhà văn Nguyễn Quang Thiều cũng đã nói đến trong Điếu văn, chỉ có một tác giả, chỉ có một Nguyễn Huy Thiệp mới làm được như vậy."

"Tôi nghĩ rằng một nhà văn không nhất thiết phải là một người làm chính trị, bạn đọc, các tác giả khác, các đồng nghiệp của tác giả Nguyễn Huy Thiệp chờ đợi và nhìn thấy ở ông điều lớn nhất, theo tôi, là tinh thần sáng tạo, tinh thần tự do trong văn chương, tinh thần tìm tòi trong văn chương của ông.

"Chỉ có điều đáng tiếc là sau thời kỳ đỉnh cao, ông đã dừng lại, tôi nghĩ rằng cái đó mới là điều đáng tiếc nhất trong sự nghiệp của Nguyễn Huy Thiệp, tiếc rằng ông dừng lại hơi sớm...

"Tài năng của ông trong phạm vi Việt Nam là một tài năng rất lớn, nhưng giá mà ông tiếp tục sáng tác, tiếp tục sáng tạo, tôi nghĩ rằng ông sẽ được văn chương thế giới nhìn nhận ở mức độ cao hơn.

"Và như thế ông sẽ đạt được một vị trí nào đó của văn chương Việt Nam đi ra nước ngoài, tôi nghĩ rằng cái đó quan trọng hơn, chứ còn đừng yêu cầu ông làm một người làm chính trị..."

'Đã có sẵn giải thưởng từ lâu'

Đề cập vấn đề có cần có giải thưởng xứng đáng hơn để ghi nhận, tôn vinh sự nghiệp và đóng góp của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp hay không, nhân dịp này, nhà văn Thuận nói:

"Tôi nghĩ rằng tài năng của một nhà văn thì giải thưởng cũng không phải là một cái gì đó để đánh giá chính xác một tài năng cả.

"Tôi cho rằng được đọc nhiều, được nghiên cứu nhiều, được giới chuyên môn chú ý nhiều, cái đó quan trọng hơn là giải thưởng."

"Nhân đợt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mất, nhân đợt xét Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật trong nước, Ban Chấp hành mới của Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã đưa tên ông vào danh sách đề cử lên cấp trên để trao giải thưởng Nhà nước.

"Và khi ông nằm xuống, nhiều người cũng nói rằng tiếc là ông không còn sống để được nhận, nhưng nhiều người khác, trong đó có tôi, nói rằng nếu có sự đáng tiếc thì đó là về phía các nơi tổ chức trao giải.

"Chứ còn với Nguyễn Huy Thiệp, tôi đồng ý với ý kiến của nhà văn Thuận, vị trí của ông, phần thưởng lớn nhất của ông là ở trong lòng bạn đọc, là những giá trị còn mãi, còn lâu bền của những tác phẩm của ông, đó là những truyện ngắn, tiểu luận, kịch và cả thơ nữa.

"Nếu như chúng ta nói rằng lấy ca từ của Trịnh Công Sơn thôi thì đã thành thơ rồi, in ra được thành tập thơ rồi và quả thực đã có tập thơ bằng những ca từ, bài hát của Trịnh Công Sơn.

"Vậy thì những bài thơ, bài ca mà Nguyễn Huy Thiệp đưa vào trong những truyện ngắn của mình, một truyền thống có từ văn học Trung đại cho đến đầu thế kỷ XX vẫn còn, đến Nguyễn Huy Thiệp, ông khôi phục trở lại, nhưng tính chất thơ trong văn của ông khác với thời Trung đại, khác với thế kỷ XX... cũng xứng đáng.

"Và nếu sắp tới, nếu ông được giải thưởng Nhà nước, đấy chỉ là thêm một sự khẳng định về mặt hành chính, còn về mặt văn chương thì từ lâu ông đã có giải thưởng rồi."

Về đám tang "trang trọng" mà Hội Nhà văn VN đứng ra tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, phố Trần Thánh Tông, Hà Nội trong tuần, ông Phạm Xuân Nguyên nói:

"Bài Điếu văn của Chủ tịch Hội Nhà văn VN, Nguyễn Quang Thiều đã là một dư chấn mới, phá lệ của một điếu văn bình thường, không dài, nhàm chán. Anh Thiều đã đánh giá, tổng kết, nêu quan điểm của riêng anh và của Hội Nhà văn VN, khẳng định đỉnh cao của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Bài điếu văn không chỉ đánh giá văn nghiệp của Nguyễn Huy Thiệp mà còn kết thúc bằng một khổ thơ đầy xúc động. Sự cộng hưởng từ bài điếu văn này là tín hiệu mới cho Hội Nhà văn khóa này. Tôi tin là họ sẽ tạo được cú hích, từ tinh thần Nguyễn Huy Thiệp."

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi hội luận của BBC News Tiếng Việt liên quan chủ đề trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 15 Tháng Chín 20186:06 SA
( HNPD ) hết Cuội đến Bờm bấy nhiêu năm 2 thằng này độc diễn o được tích sự gì ?
Thứ Sáu, 14 Tháng Chín 20186:06 SA
uổng công rùa đội đáphi công phí củachờ mong của bá tánh thiên hạ
Thứ Tư, 12 Tháng Chín 20186:07 SA
( HNPD )bây chừ đến 3 Đặc Khu Đít dân & quần chúng lũ lượt xuống đường
Thứ Ba, 11 Tháng Chín 20186:24 SA
( HNPD ) " đù má cách mạng mùa thu "1 bọn mãi quốc cầu vinh