Bàn thờ Công lý và pháp luật...

Thứ Bảy, 12 Tháng Mười Hai 202010:00 SA(Xem: 3266)
Bàn thờ Công lý và pháp luật...
Bàn thờ Công lý và pháp luật...
fb Lưu Trọng Văn - Làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu xứ Nghệ quê hương của bà chúa thơ tình Hồ Xuân Hương phát tiết nhiều văn nhân. Chả vậy mà làng từ xa xưa có hai thôn, một tên là thôn Văn Phú, một tên là thôn Văn Thơ.
Hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng
Ngôi nhà rợp muỗm và khế của nhà văn nổi tiếng Trần Huy Quang ở thôn Văn Thơ này.
Trần Huy Quang sau những lùm xùm truyện ngắn Linh nghiệm bị đì lên đì xuống, treo bút nhiều năm, cùng những dư vang "Lời khai của một bị can"thuật lại quá tài tình cuộc đời vua lốp Nguyễn Văn Chẩn, "ba chìm bảy nổi với nước non "như cái bánh trôi của Hồ Xuân Hương,tuổi xế,quyết định về quê nhà ở ẩn.

Gặp gã, tiếc chi cái ôm mà không ôm. Ngực thằng đàn ông đập ngực thằng đàn ông mà tự dưng nước mắt rớm.

Gã ngồi lặng lẽ nhòm Trần Huy Quang pha trà rồi phụ vợ một giai nhân Hà Nội chọc... khế.
 
Hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Lưu Trọng Văn, mọi người đang ngồi và ngoài trời

Có những người viết văn, viết báo chỉ cần đọc vơi một bát chữ thôi đã nhận ra tri kỉ rồi.
Này nhé:

"Một thời sao có nhiều người tốt đến thế, và vì có nhiều người tốt nên mới làm nên một thời tốt đẹp."

Này nhé ghi chép chân thật, dung dị lời vua lốp:

"Sau này trong một lần vui chuyện, ông chủ nhận tôi vào làm hồi đó có nói, khi anh về nghe vợ bảo “Cái anh chàng nhận là thợ mà không biết làm gì cả”. Anh bảo: “Hay nó giả vờ để thó cái gì rồi?” Vợ chồng cuống cuồng lên soài lại của nả. Mất cái bút “Pac ke” rồi, không còn ở túi áo vét nữa. Vợ chồng chạy bổ ra đường đuổi theo, nhưng không bắt được kẻ trộm. Trở vào, chính anh chợt nhớ ra cái bút bỏ trong ngăn kéo. Hối hận vì đã nghĩ xấu cho một người vô tội là tôi mà vợ chồng anh thuê tôi làm, sòng phẳng ra thì anh không thuê thợ như tôi."

Này nhé:

"tôi yêu đồng tiền kiếm được bằng mồ hôi hơn cả bản thân tôi, hơn cả cuộc đời tôi. Tờ giấy bạc vào tay tôi thì khó tuột ra, vì tay tôi nhiều chai, ráp, và dâm dấp mồ hôi."

Trần Huy Quang đã từng đẫm nước mắt khi nghe vua lốp kể lại bao gian truân cuộc đời mình chỉ vì muốn thoát đói nghèo, chỉ vì cái giấc mơ làm giàu. Và ông đã run rẩy thuật lại lới kết luận chua xót của vua lốp như một lời tuyên án cái thời đốn mạt chưa xa:

"Một thời chúng ta rất căm ghét những người giàu, dù họ giàu có bằng lao động thật sự. Làm ăn phát đạt, nhưng chỉ được phát đạt đến một giới hạn nào đó thôi, quá là sinh sự. Giàu thì phải có giới hạn, một giới hạn nghiêm ngặt, nhưng nghèo khổ thì không có giới hạn, được phép xuống tận cùng. Ai đâu có biết rằng dân nghèo thì làm sao nước mạnh được?"

Hơn 30 năm qua rồi, gã hỏi Trần Huy Quang điều gì còn đọng lại sau những "Linh nghiệm","Lời khai của một bị can "đã làm nên tên tuổi một Trần Huy Quang xả thân cho từng con chữ đau đời vì thương đời?

Trần Huy Quang nhắc lại lời kể của vua lốp Nguyễn Văn Chẩn:

"Nhà tôi ngoài cái bàn thờ tổ tiên có thêm một bàn thờ nữa để thờ Công lý và Pháp luật. Mồng một, ngày rằm tháng nào tôi cũng cúng: Lạy Thánh, lạy Thần, xin Thánh thần phù hộ độ trì cho các ông quận, ông thành, ông công an, tài chính khỏe mạnh, sáng láng để làm việc cho đúng pháp luật, đừng bắt oan người dân vô tội; xin pháp luật soi sáng mọi nhà."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn