Cha đẻ của máy hát karaoke lại là người đánh trống mù nhạc lý, bỏ lỡ hàng trăm triệu USD vì "quên" đăng ký bản quyền

Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Một 20203:00 SA(Xem: 5223)
Cha đẻ của máy hát karaoke lại là người đánh trống mù nhạc lý, bỏ lỡ hàng trăm triệu USD vì "quên" đăng ký bản quyền

Chỉ với chiêu thuê người đẹp ăn mặc thu hút cầm mic hát, Daisuke Inoue đã khiến Karaoke trở thành trào lưu của toàn thế giới.

Karaoke là một loại hình kinh doanh giải trí vô cùng phổ biến trên thế giới hiện nay, nhưng ít ai biết rằng người phát minh ra chúng là một ông cụ người Nhật Bản vốn chỉ định giúp đỡ những người sợ bị mời lên hát.

Daisuke Inoue vốn chỉ là một người yêu âm nhạc bình thường tại Nhật và ông chẳng hề tiếc nuối khi không đăng ký bản quyền phát minh ra karaoke của mình. Theo tờ SCMP, ông Inoue đáng lẽ đã có thể kiếm 100 triệu USD tiền bản quyền chỉ riêng trong năm 2019.

Daisuke Inoue bên máy hát karaoke đầu tiên.
Daisuke Inoue bên máy hát karaoke đầu tiên.

"Vào thời điểm đó, tôi nghĩ rằng bản quyền sở hữu trí tuệ phải là những phát minh từ không gì cả. Trong khi đó chiếc máy karaoke đầu tiên của tôi lại được lắp ráp từ các thiết bị điện tử có sẵn nên tôi chẳng nghĩ nó lại là một phát minh", ông Inoue thú nhận.

Dẫu vậy, cha đẻ của karaoke lại chẳng hề tiếc nuối khi cho rằng nếu ông đăng ký bản quyền chiếc máy đầu tiên thì loại hình giải trí này chưa chắc đã lan rộng được như ngày nay. Hơn nữa, tiền bạc và quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm mất đi giá trị đích thực của những chiếc máy karaoke khi ông Inoue phát minh ra chúng.

"Bản năng ca hát có trong hầu hết mọi người và tôi tin rằng những chiếc máy karaoke có thể giúp bất cứ ai được cảm giác trở thành ngôi sao ca nhạc", ông Inoue nói.

Cha đẻ của karaoke hiện đã 80 tuổi và đang sống cùng gia đình tại Nishinomiya.

Chuyện đời gã đánh trống mù nhạc lý

Daisuke Inoue sinh ngày 10/5/1940 tại Osaka-Nhật Bản. Vào năm 3 tuổi ông đã gặp tai nạn khi ngã từ tầng 2 và bị bất tỉnh hơn 2 tuần. Bác sĩ đã kết luận rằng kể cả khi qua khỏi thì ông cũng sẽ bị tổn thương não. Thế nhưng cậu bé Inoue đã chiến thắng tử thần, hồi phục mà không để lại bất kỳ di chứng nào.

Cũng tương tự như bao gia đình Nhật Bản khác thời đó, Inoue phải trải qua thời thơ ấu trong giai đoạn cuối của Thế chiến II. Thành phố Osaka là trọng điểm tấn công của không quân Mỹ và gia đình Inoue phải dọn về quê lánh nạn.

Khi học trường cấp 3, Inoue đã xin được chơi trống dù chẳng có kiến thức nền về âm nhạc.
Khi học trường cấp 3, Inoue đã xin được chơi trống dù chẳng có kiến thức nền về âm nhạc.

Do ảnh hưởng của chiến tranh nên gia đình Inoue khá nghèo. Khi trở về Osaka vào năm 1946, Inoue dù còn bé đã phải đi bán kẹo dạo. Dù vậy sau vài năm chăm chỉ bán hàng, ông cũng tích đủ tiền mở một quầy ăn nhỏ chuyên bán pizza.

Mặc dù vậy Inoue chẳng mấy hứng thú với kinh doanh mà lại thể hiện niềm đam mê âm nhạc. Khi học trường cấp 3, Inoue đã xin được chơi trống dù chẳng có kiến thức nền về âm nhạc. Thậm chí cho đến tận ngày nay Inoue vẫn thừa nhận rằng ông không thể đọc các bản nhạc mà chỉ tập đánh thông qua ghi nhớ các giai điệu.

Trớ trêu thay, tài năng của Inoue được một ban nhạc chú ý tới và ông bắt đầu tham gia biểu diễn tại các câu lạc bộ. Tại Nhật Bản, việc học sinh đi làm thêm bị cấm thời đó nên Inoue phải giữ bí mật. Tốn thời gian luyện trống và biểu diễn nên ông toàn ngủ gật trên lớp, Inoue vẫn tốt nghiệp được cấp 3 và chính thức bắt đầu cuộc đời làm một nhân viên văn phòng.

Tuy vậy công việc này chỉ duy trì được 8 tháng trước khi Inoue quay trở lại nghề chơi trống, đi lưu diễn khắp nơi cùng ban nhạc. Khi đó Inoue đã vô cùng bất ngờ bởi cha mẹ ông hoàn toàn không phản đối, thậm chí còn chúc ông may mắn để theo đuổi đam mê của mình.

Kể từ đó, Inoue đã có 9 năm hạnh phúc theo đuổi đam mê của mình. Mặc dù vậy Inoue cũng thừa nhận những cuộc biểu diễn thâu đêm cùng các cuộc vui khiến ông nghèo vẫn hoàn nghèo. Dù trở thành một tay trống giỏi nhưng do không có kiến thức âm nhạc nền nên Inoue nhận ra mình sẽ chẳng thể nổi tiếng hay xây dựng được sự nghiệp nhờ nghề này.

Ở tuổi 28, Inoue chuyển đến Kobe và đi đánh đàn hay biểu diễn ở các quán âm nhạc. Một ngày nọ, Inoue nhận được lời đề nghị từ một giám đốc công ty. Ông này muốn Inoue đánh đàn cho ông luyện hát để tham gia bữa tiệc công ty sau đó. Chính vị giám đốc này đã đề nghị Inoue thu lại giai điệu các bài hát mà ông yêu thích để có thể luyện hát tại nhà.

Juke 8, máy hát karaoke đầu tiên.
Juke 8, máy hát karaoke đầu tiên.

Chính công việc này đã giúp Inoue nảy ra ý tưởng sáng tạo máy hát karaoke, khi người dùng có thể bỏ xu để cầm mic hát những ca khúc mình yêu thích. Kết hợp với một người bạn ở cửa hàng điện tử, Inoue đã lắp ráp và chế tạo thành công chiếc Juke 8, máy hát karaoke đầu tiên với 300 bài hát có giá khoảng 425 USD.

Trong tiếng Nhật, cụm từ "thiếu vắng dàn nhạc""kara okesutura" và đã được viết tắt thành karaoke cho những chiếc máy của Inoue khi người dùng có thể hát mà không cần ban nhạc.

Từ chiếc máy ế đến trào lưu thế giới

Theo ông Inoue, ban đầu việc lắp ráp chiếc máy chỉ phục vụ cho sở thích cá nhân bởi người dân tại các thành phố như Kobe thường thích ca hát. Trong khi đó những vùng như thủ đô Tokyo hay thành phố Osaka lại chỉ nghe nhạc đơn thuần chứ không có thói quen ca hát. Dù được phát minh vào năm 1969 nhưng phải mãi đến tận năm 1971, Inoue mới quyết định bán những chiếc máy karaoke ra thị trường.

Ban đầu, Inoue đã thuyết phục chủ của 10 quán bar trong vùng đặt các máy Juke 8 nhưng chẳng mấy ai quan tâm sử dụng. Thời kỳ này người dân vùng Kobe đã quen hát có ban nhạc biểu diễn nên chẳng có ai để ý đến chiếc máy của Inoue.

Không từ bỏ, Inoue đã thuê những người mẫu xinh xắn mặc trang phục hấp dẫn đến các quán bar để sử dụng các máy karaoke. Chiến thuật này của Inoue thành công bất ngờ khi kể từ đó khách hàng đua nhau sử dụng Juke 8 và hầu như chẳng có ai muốn bỏ chiếc mic xuống. Đến cuối năm 1971, hơn 200 tụ điểm ca nhạc, quán bar quanh thành phố Kobe đã trang bị những chiếc máy của Inoue.

Ban đầu việc lắp ráp chiếc máy chỉ phục vụ cho sở thích cá nhân của ông

Dẫu vậy phải chờ đến khi 2 chủ quán bar tại Kobe mở chi nhánh mới tại Osaka thì danh tiếng của Juke 8 mới lan rộng. Chỉ chưa đầy 1 năm sau, chiếc máy karaoke của Inoue đã phổ biến toàn nước Nhật. Trong 1 năm, xưởng sản xuất của Inoue đã cho ra đời 25.000 chiếc máy karaoke phục vụ cả nước, tạo nên cơn sốt trên toàn Nhật Bản.

Vài năm sau đó, công ty của Inoue đã có doanh số đến 100 triệu USD và chính bản thân cha đẻ của karaoke cũng bất ngờ. Ông Inoue cho biết mình hầu như chẳng làm gì và cứ ngồi đó tiền tự tới. Giàu lên quá nhanh nhưng Inoue lại chẳng mấy để ý tới tiền bạc. Inoue để lại quyền điều hành công ty cho người anh và bỏ đi ở ẩn.

Từ Nhật Bản, karaoke lan dần sang các quốc gia khác. Năm 1982, quán karaoke đầu tiên được mở tại Mỹ và đến năm 1992, tổng giá trị thị trường karaoke tại Mỹ đã đạt tới 590 triệu USD.

Năm 1999, tạp chí Time bình chọn Inoue là 1 trong 20 người Châu Á tiêu biểu cho thế kỷ 20. Sau đó 5 năm, ông được trường đại học Harvard mời đến để nhận giải Ig Nobel Prize cho việc phát minh ra karaoke.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 05 Tháng Chín 20186:06 SA
( HNPD )lấy cài gì mà đút vào mồmđành dẹp luôncả thơ lẫn văn
Thứ Ba, 04 Tháng Chín 20186:06 SA
( HNPD )ờ ờ chó mắc lẹo 2 bên 2 cái đầu ở giũa đánh xà nẹo
Thứ Hai, 03 Tháng Chín 20186:06 SA
( HNPD ) hưỡn chép lại pho Lục Vân Tiên duy trì lòng trung quân ái quốc
Chủ Nhật, 02 Tháng Chín 20186:07 SA
( HNPD ) thơi Thực Dân có borden militaire /thời hậu hiện đại có Nhà Thổ