Hiệu sách danh tiếng tiết lộ bí mật của các nhà văn nổi tiếng

Thứ Bảy, 20 Tháng Sáu 20209:00 CH(Xem: 4176)
Hiệu sách danh tiếng tiết lộ bí mật của các nhà văn nổi tiếng

Những thẻ mượn sách trong quá khứ của hiệu sách nổi tiếng Shakespeare and Company được số hóa. Điều này vô tình tiết lộ thói quen đọc sách của Ernest Hemingway, James Joyce...

Hiệu sách nổi tiếng Shakespeare and Company tại Pháp đã tồn tại hơn 100 năm. Nơi đây từng được xem là thiên đường của những người tiên phong theo chủ nghĩa hiện đại.

Đến thời điểm này, Shakespeare and Company đã trở thành một huyền thoại chứng kiến sự ra đời và trưởng thành của nhiều nhà văn nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng với văn chương thế giới.

Mới đây, hiệu sách kinh điển này thực hiện dự án số hóa các hồ sơ mượn sách từ khi thành lập. Công cuộc khó khăn này đã mang đến những điều bất ngờ về thói quen đọc sách, các cuốn sách mà nhiều “gã khổng lồ” của văn học như Ernest Hemingway, James Joyce, Gertrude Stein… từng đọc.

Hieu sach huyen thoai tiet lo bi mat cua cac nha van noi tieng anh 1

Nhà văn Ernest Hemingway (phải) chụp cùng bà Sylvia Beach (thứ ba từ trái sang) và hai người khác bên ngoài hiệu sách Shakespeare and Company vào năm 1926. Ảnh: Collection Lausat.

Ernest Hemingway mượn hơn 90 cuốn sách

Năm 1921, vừa mới kết hôn, vẫn chưa xuất bản được một tác phẩm nào, Ernest Hemingway cùng gia đình chuyển đến Paris (Pháp). Ông sống tại đây 7 năm liền, và chính nơi này đã khơi nguồn sáng tác cho các tác phẩm của nhà văn Mỹ. Các cuốn sách mà ông đọc đóng góp phần nào vào việc hình thành nên những tác phẩm để đời.

Hieu sach huyen thoai tiet lo bi mat cua cac nha van noi tieng anh 2

Một trong những phiếu mượn sách của Hemingway mà Shakespeare and Company còn lưu trữ. Ảnh: Shakespeare and Company.

Các lá thư, phiếu mượn sách viết tay vào năm 1925 cho thấy nhiều thập kỷ trước cha đẻ của tiểu thuyết Ông già và biển cả đã mượn cuốn hồi ký Sailing Alone Around The World (tạm dịch: Một mình căng buồm vòng quanh thế giới) của tác giả Joshua Slocum.

Các hồ sơ tiết lộ rằng Hemingway đã mượn hơn 90 cuốn sách tại cửa hiệu huyền thoại. Các loại sách khá đa dạng, từ cuốn tự truyện của của PT Barnum (Phineas Taylor "P. T." Barnum - ông tổ ngành bầu sô, tạp kỹ) đến Lady Chatterley’s Lover (Người tình của phu nhân Chatterley - D. H. Lawrence).

Cuốn tiểu thuyết của D. H. Lawrence Hemingway mượn vào tháng 9/1929 trong 8 ngày. Đây là thời điểm tác phẩm vừa ra mắt tại Pháp, 30 năm trước khi phát hành tại Mỹ.

Năm 1926, nhà văn mượn bản sao minh họa cuộc đấu bò tót của Tom Jones. Đây cũng là cơ sở cho ông viết lên những trang văn miêu tả chân thực về sự kiện này trong cuốn tiểu thuyết The Sun Also Rises (Mặt trời vẫn mọc, 1926) của mình. Hemingway cũng mua một bản cuốn tiểu thuyết A Farewell to Arms (Giã từ vũ khí, 1929) của chính mình tại Shakespeare and Company.

Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa James Joyce và chủ hiệu sách

Khi bà Sylvia Beach mở hiệu sách Shakespeare and Company vào năm 1919, đây là nơi cất giữ những cuốn sách tiếng Anh đắt giá và hiếm có nhất thủ đô Paris. Không chỉ Ernest Hemingway, các nhà văn, nghệ sĩ khác cũng đổ về đây, tận dụng từng giây phút để tìm kiếm những tác phẩm mà mình muốn.

Theo hồ sơ còn lưu lại, Simone de Beauvoir, Jacques Lacan, Walter Benjamin và James Joyce…đều là khách quen của Shakespeare and Company. Trong những tờ phiếu mượn nguệch ngoạc của nhân viên cửa hàng, danh sách những tác phẩm của Gertrude Stein đa dạng từ sách về trí tuệ đến chuyện tình lịch sử đầy lãng mạn như A Love in Ancient Days (Truda H. Crosfield) hay Equality Island (Andrew Soutar).

Shakespeare and Company cũng là nơi xuất bản tác phẩm kinh điển Ulysses của nhà văn James Joyce vào năm 1922. Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Sylvia Beach và nhà văn xứ Ireland đã dẫn tới sự kiện lịch sử này.

Sylvia Beach lần đầu tiên gặp tiểu thuyết gia vào đầu năm 1965 trong bữa tiệc của một người bạn. Khi ấy Joyce chỉ mới vừa tới Paris và đang cố gắng viết xong Ulysses. Sau khi kết bạn, Beach trở thành người bảo trợ của Joyce và xuất bản Ulysses.

Hieu sach huyen thoai tiet lo bi mat cua cac nha van noi tieng anh 3

Sylvia Beach chụp cùng nhà văn James Joyce tại cửa hàng Shakespeare and Company vào những năm 1920. Ảnh: Daily Telegraph.

Chứng nhân lịch sử của văn học

Đến năm 1941, bà Beach buộc phải đóng cửa hiệu sách Shakespeare and Company sau khi từ chối bán cho một sĩ quan Đức quốc xã ấn bản cuối cùng của cuốn Finnegans Wake mà người bạn tri kỷ Joyce viết.

Năm 1951, nhà văn George Whitman mở lại hiệu sách. Các giấy tờ còn lại từ thời Sylvia Beach điều hành được Đại học Princeton mua lại vào năm 1964 và số hóa các tài liệu.

Phó giáo sư Joshua Kotin, giám đốc của dự án, chia sẻ với Guardian rằng Sylvia Beach là một người tỉ mỉ đến mức khó tin. Nhóm dự án đang cố gắng tận dụng hết những tiềm năng mà kho lưu trữ mang lại.

“Có rất nhiều kho báu chờ khám phá. Nếu bạn xếp tất cả giấy tờ trong kho lưu trữ, đó sẽ là một tòa tháp cao 78 feet (gần 24 m)”, ông Joshua Kotin nói, “tôi vẫn đang kiếm tièm những kho báu ẩn giấu trong đó. Chẳng hạn trước đại dịch, tôi thấy bản thảo của vở ballet Mécanique (1924) của George Antheil mà ông tặng cho bà Beach”.

Theo ông Kotin, một số ghi chép trong đây kể lại những câu chuyện, bí mật đáng kinh ngạc. Điển hình như việc không lâu trước khi chết, Walter Benjamin mượn hai cuốn sách. Một là cuốn từ điển Đức – Anh, hai là tác phẩm vật lý siêu hình của Lord Bacon.

Kho lưu trữ cũng làm sáng tỏ về các thành viên ít được biết đến của thư viện, những độc giả “chăm đọc” nhất, như Alice Killen. Cô đã mượn hàng trăm cuốn sách trong hơn 18 năm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn