Nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng TQ: “Ở Bắc Âu, tôi cảm thấy nội tâm mình rất xấu”

Thứ Tư, 18 Tháng Ba 20209:00 SA(Xem: 4559)
Nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng TQ: “Ở Bắc Âu, tôi cảm thấy nội tâm mình rất xấu”

Nhà sản xuất âm nhạc kiêm đạo diễn và người dẫn chương trình trò chuyện nổi tiếng Trung Quốc – Cao Hiểu Tùng đã đăng tải một bài viết có tên là “Ở Bắc Âu, tôi cảm thấy nội tâm mình rất xấu” đã thu hút nhiều cư dân mạng tìm đọc.

ADVERTISEMENT

Trong đó, ông viết rằng hai quốc gia Đan Mạch và Thụy Điển có thể nói là ai cũng biết, Đan Mạch nổi tiếng với những câu chuyện cổ tích, Andersen, nàng tiên cá, trò chơi xếp hình Lego, mọi người thường có thể nghe thấy tên của hai quốc gia này qua những câu chuyện kỳ lạ.

Ngoài ra, mỗi khi nhắc đến danh sách những quốc gia phát triển trên thế giới, dù là GDP bình quân đầu người cao nhất hay chỉ số hạnh phúc cao nhất hoặc danh sách những quốc gia sạch sẽ nhất, chúng ta đều sẽ nhìn thấy hai cái tên Đan Mạch và Thụy Điển.

Nói tóm lại, trong mắt rất nhiều người, dường như hai quốc gia này giống như thiên đường, những nguy cơ, chính trị đẫm máu, giết người, âm mưu… đều không có liên quan đến hai đất nước này. Mỗi khi nhắc đến Đan Mạch và Thụy Điển, cụm từ xuất hiện đầu tiên trong đầu chúng ta chính là “hạnh phúc”.

Bắc Âu
Người dân Bắc Âu là những người sống hạnh phúc nhất thế giới. (Ảnh: Pixabay)

Theo miêu tả của ông Cao Hiểu Tùng, ở Đan Mạch, người ta di chuyển bằng xe đạp, còn người Thụy Điển thì lái thuyền nhỏ. Ở Mỹ, nếu một người có một chiếc du thuyền, mọi người đều sẽ nghĩ rằng anh ta rất ngầu, nhưng ở Thụy Điển thì hầu như ai cũng có một chiếc thuyền nhỏ, mọi người lái thuyền đi ngắm mặt trời lặn, câu cá, trên thuyền cũng không có các thiết bị hiện đại nào, bạn phải tự mình tháo dây thừng, mở động cơ rồi lái thuyền đi, trải qua một ngày vô cùng yên bình, không tranh giành với thế giới ngoài kia.

Sống lâu ở Đan Mạch và Thụy Điển, ông ngày càng cảm thấy hai quốc gia này thật sự rất thú vị. Mọi người ở đây không nói về tiền bạc, địa vị, cũng như những ngôi trường danh tiếng nào mà bạn từng học… Ở đây chỉ có trường đại học công lập của chính phủ hoặc người dân bỏ tiền ra xây dựng, thanh thiếu nhiên đi học đại học hoàn toàn được miễn phí.

Tại Đan Mạch và Thụy Điển, người dân không có việc làm mỗi tháng vẫn có tiền, hơn nữa còn tương đương với mức lương khi đi làm.

Ở Tây Ban Nha, lương của một nhân viên công sở bình thường (lương thấp nhất) sau khi trừ thuế còn lại 900 Euro, nhưng một tháng một người thất nghiệp có thể nhận được 800 Euro tiền trợ cấp thất nghiệp, mỗi lần khám bệnh chỉ mất 6 Euro, mức độ phát triển của Tây Ban Nha không thể so sánh được với các quốc gia Bắc Âu mà đã có phúc lợi xã hội tốt đến mức này rồi, vậy thì ở những quốc gia phát triển như Đan Mạch và Thụy Điển thì không cần nghĩ cũng đủ biết được chỉ số hạnh phúc của người dân rồi, căn bản là không có ai phải suy nghĩ đến vấn đề tìm việc.

Ông Cao Hiểu Tùng tiết lộ rằng trừ trước đến nay, ông luôn là một người rất tự hào, tự cho mình biết mọi thứ từ thiên văn, địa lý đến cuộc sống… đi đến đâu ông cũng thích giảng đạo lý với người khác, kết quả là sau vài ngày đến Bắc Âu, ông không dám nói chuyện với người khác nữa, bởi vì ông cảm thấy nội tâm mình thật sự rất xấu, rất thô tục, những gì mà ông suy xét hàng ngày như làm thế nào để đấu đá với người khác trong xã hội cạnh tranh khốc liệt này thật sự quá xa vời so với cảnh giới của người Bắc Âu.

Ông Cao Hiểu Tùng bày tỏ rằng ở Bắc Âu, nội tâm của ông thay đổi theo ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên là không thích nghi; thứ hai là ám ảnh tâm lý; thứ ba là bội phục.

Sau khi trải qua giai đoạn không thích nghi, ông bắt đầu đi tìm kiếm khắp nơi vì ông không tin là người dân ở đất nước này thật sự đều có ý thức cao đến vậy. Có một lần ông vô tình gặp một người lái xe đưa đón ở sân bay, ông thầm nghĩ, những người làm công việc này trong lòng họ hẳn là có mộng phát tài, bởi vì họ được xem là thuộc tầng lớp thấp trong xã hội.

Ông nghĩ: “Đối với những người lớn lên trong môi trường xã hội cạnh tranh khốc liệt như thế này sẽ luôn quen với việc phân chia mọi người trong xã hội theo chủng tộc, trình độ giáo dục và thu nhập, đây đương nhiên là một thói quen rất không tốt.

Tóm lại, tôi mang ám ảnh tâm lý đến hỏi người tài xế rằng đất nước các ông bỏ ra nhiều tiền để hỗ trợ người khác như vậy, còn đón nhận nhiều người gặp khó khăn đến thế, thuế lại rất cao, người dân suy nghĩ thế nào về vấn đề này? Hỏi xong, tôi đợi anh ta ca thán oán trách, bởi vì như vậy sẽ có thể thỏa mãn ám ảnh tâm lý của tôi.

Kết quả là anh tài xế lại vô cùng bình tĩnh trả lời tôi, chẳng lẽ không nên như vậy sao? Đất nước chúng tôi giàu có như vậy, chẳng lẽ không nên giúp đỡ người khác à? Người ta gặp khó khăn, chẳng lẽ không nên thu nhận và giúp đỡ họ ư? Chẳng lẽ không nên chào đón người khác? Chúng tôi có nhiều tài nguyên như thế, chẳng lẽ không nên chia sẻ? Tôi nghe xong thì há hốc miệng, tôi hoàn toàn không ngờ rằng một tài xế lái xe đưa đón ở sân bay lại có thể có nhận thức cao đến thế.”

Đây cũng là điều khiến ông Cao Hiểu Tùng không khỏi cảm thán, một quốc gia làm thế nào lại có thể tiến bộ đến mức này, sự nhận thức của người dân cao đến vậy, xã hội công bằng như thế, chính phủ cũng rất liêm khiết, thanh thiếu niên muốn học nhạc thì học nhạc… Từ nhỏ mọi người đã được học những gì mình thích, âm nhạc và mỹ thuật, học phí mỗi học kỳ vào khoảng 100 tệ, chỉ cần đăng ký là học được, muốn học bao nhiêu tiếng cũng được.

Ở Thụy Điển, việc mượn nhạc cụ của trường cũng giống như mượn sách của thư viện, đều miễn phí, khi bạn tập nhạc cụ, chính phủ còn trợ cấp một khoản tiền nhỏ để giúp bạn mua dụng cụ. Vì vậy thanh thiếu niên ở Bắc Âu không sợ việc học âm nhạc, sau khi học thành tài bạn sẽ có thể làm việc mình muốn đương nhiên là việc tốt, dù cho không làm được thì cũng có thể đi dạy nhạc, bởi vì chính phủ cũng sẽ có trợ cấp nếu bạn đi dạy, dạy nhạc cũng có thể sống rất giàu có. Chính nhờ chính sách phúc lợi và trợ cấp hoàn thiện như vậy nên Bắc Âu mới có thể sản sinh ra nhiều ban nhạc vĩ đại đến vậy.

Ngọc Trúc biên dịch
Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 19 Tháng Ba 202012:58 CH
Khách
Cây quýt trồng ở đất Tàu thì sinh trái chua, đem qua trồng ở các nước tây phương thì sinh trái ngọt, bứng về trồng lại đất tàu cộng sán thì trái lại chua . Cây nào cho trái ngọt sẽ bị chặt bỏ. Đó là chủ trương của WINNIE THE POOH Tập .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn