Màu sắc ‘Ký sinh trùng’ thấm đẫm ranh giới thìa vàng và thìa đất ở HQ

Thứ Sáu, 28 Tháng Hai 20209:07 CH(Xem: 4810)
Màu sắc ‘Ký sinh trùng’ thấm đẫm ranh giới thìa vàng và thìa đất ở HQ

Ký sinh trùng, phim vừa đoạt giải Oscar lần thứ 92, đưa ra cái nhìn thực tế và đầy ám ảnh về ranh giới giữa người giàu, kẻ nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội Hàn Quốc.

Trong xã hội Hàn Quốc, có những ranh giới có thể vượt qua và những ranh giới không nên vượt qua.

Sự phân biệt giai cấp sâu sắc nhưng vô hình đó trong xã hội đất nước kim chi được miêu tả rõ nét trong tác phẩm điện ảnh mới giành giải Oscar: bộ phim Parasite - Ký sinh trùng.

Mau sac ‘Ky sinh trung’ tham dam ranh gioi thia vang va thia dat o HQ hinh anh 1 oscar_reuters.jpg

Đạo diễn Bong Joon Ho cùng dàn diễn viên phim "Ký sinh trùng" tại lễ trao giải Oscar lần thứ 92 hôm 9/2 tại California, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Bất bình đẳng - vấn đề nhức nhối của Hàn Quốc

Ở một đất nước bị chi phối bởi các tập đoàn "chaebol" khổng lồ cha truyền con nối như Samsung, của cải chủ yếu rơi vào tay tầng lớp tinh hoa. 20% giới thượng lưu kiếm được khoảng 8.400 USD/tháng, theo dữ liệu thống kê từ tháng 7-9/2018. 20% tầng lớp lao động chỉ kiếm được khoảng 1.100 USD/tháng.

Vấn đề nằm ở chỗ hầu như không có mấy cơ hội đổi đời: vận mệnh của một người phụ thuộc khá nhiều vào việc người đó được sinh ra trong gia đình như thế nào.

Những đứa trẻ "ngậm thìa vàng", tức cậu ấm cô chiêu trong các gia đình tài phiệt, có cuộc sống và triển vọng tương lai rất khác với những đứa trẻ "ngậm thìa đất", tức sinh ra trong các gia đình bần cùng, theo cách nói của người Hàn.

Đối với tầng lớp trung lưu, ngay từ khi sinh ra trẻ em đã phải sống trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, bắt đầu từ trường học cho đến khi ra ngoài xã hội.

Học sinh phải thức đêm ôn luyện trong các trường luyện thi. Nhưng ngay cả khi vượt qua được kỳ thi đầu vào với tỷ lệ chọi cao, mối quan hệ của phụ huynh vẫn là yếu tố quyết định một người có nhận được công việc lương cao hay không.

Đến khi kết hôn, theo thông lệ, chú rể sẽ mua sẵn nhà cho cô dâu, một yêu cầu quá sức đối với hầu hết chú rể.

Mau sac ‘Ky sinh trung’ tham dam ranh gioi thia vang va thia dat o HQ hinh anh 2 ky_sinh_trung_penta_press.jpg

Người trẻ Hàn Quốc phải cạnh tranh khốc liệt trong cuộc đua vào đại học và tìm kiếm việc làm. Ảnh: Penta Press.

Nhìn lại vụ bê bối khiến cựu tổng thống Park Geun Hye và người bạn tâm giao Choi Soon Sil của bà phải ngồi tù, chi tiết gây phẫn nộ nhất là cáo buộc con gái bà Choi được nhận ưu ái để vào học một trường đại học danh tiếng ở Seoul.

Tổng thống Moon Jae In, người thay thế vị trí của bà Park, lên nắm quyền vào năm 2017 với lời hứa sẽ giảm bớt sự bất bình đẳng xã hội, theo Nikkei Asian Review.

Tuy nhiên ông Cho Kuk, người được Tổng thống Moon bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tư pháp, vừa qua đã phải từ chức vì bê bối tham nhũng. Ông Cho trở thành tâm điểm chỉ trích vì con gái ông bị cáo buộc được ưu ái để nhập học trường y.

Bài thi tuyển sinh đại học tại Hàn Quốc được thiết kế để đảm bảo rằng tất cả học sinh, dù giàu hay nghèo, đều được đánh giá công bằng về thành tích học tập. Nghi vấn một số cá nhân có thể gian lận trong cuộc thi nghiêm túc như vậy làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân đối với giới thượng lưu.

Ranh giới người giàu - kẻ nghèo trong Ký sinh trùng

Trong bộ phim Parasite, giáo dục trở thành cầu nối giữa người giàu và người nghèo. Bối cảnh của bộ phim là hai anh em trai của một gia đình nghèo trở thành gia sư cho một gia đình giàu có, với người cha là giám đốc một công ty công nghệ thành công.

Hai anh em sống cùng với bố mẹ trong căn hộ chật chội kiểu nửa tầng hầm. Người anh đã nhiều lần thi trượt kỳ thi tuyển sinh đại học.

"Tên bộ phim, tức 'Ký sinh trùng', là từ tiêu cực thể hiện sự khinh miệt, nhưng việc hiểu theo nghĩa 'cộng sinh' lại mang đến một ý nghĩa tích cực, đẹp đẽ. Tôi đã tạo ra một bối cảnh đặc biệt, trong đó người giàu và người nghèo, những người thường không liên quan đến nhau, lại tương tác chặt chẽ với nhau", đạo diễn Bo Joon Ho nói với Nikkei Asian Review.

Mau sac ‘Ky sinh trung’ tham dam ranh gioi thia vang va thia dat o HQ hinh anh 3 ky_sinh_trung_2.jpg

Một phân cảnh trong phim Ký sinh trùng, khi hai anh em nhà nghèo phải trèo vào nhà vệ sinh để bắt được sóng wifi.

Nhưng ngay cả khi hai tầng lớp cùng song hành tồn tại, thì mùi của sự nghèo khổ, chi tiết được nhắc đi nhắc lại trong phim, vẫn có thể làm biến dạng mối quan hệ giữa người nghèo và người giàu. Do điều kiện sống hàng ngày, thứ mùi đó thấm vào quần áo và quyện lấy cơ thể.

Dù chính bản thân họ không nhận ra thứ mùi ấy, mùi của sự nghèo khổ vẫn dễ dàng len lỏi qua các rào cản xã hội, khiến người thuộc giới thượng lưu dễ dàng nhận ra. Chi tiết này thể hiện rõ nét sự bất bình đẳng và tâm lý mặc cảm vốn chìm sâu trong thâm tâm người nghèo.

Chính vì thế, khoảng cách và sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo, giữa các tập đoàn lớn và doanh nghiệp nhỏ, giữa những người thừa kế và kẻ trắng tay, tiếp tục được vạch rõ.

Dù Hàn Quốc là nước có tốc độ toàn cầu hóa nhanh, nhiều người dân vẫn phải sống trong những căn hộ nửa tầng hầm, giống như các nhân vật chính trong Parasite. Mùi hương như một biểu tượng cho sự khác biệt tầng lớp xã hội được thể hiện trong phim.

Đạo diễn Bong rõ ràng có lo ngại về việc người nước ngoài có thể hiểu được ý nghĩa của những chi tiết nhỏ đó về Hàn Quốc hay không. Nhưng bất bình đẳng là vấn đề ở quốc gia nào cũng có, và cách ông tái hiện những chi tiết đó trong phim mang tới cách tiếp cận dễ dàng hơn cho khán giả trên toàn thế giới.

Bộ phim đã thu hút được sự quan tâm chú ý và hưởng ứng trên toàn thế giới, trở thành bộ phim không nói tiếng Anh đầu tiên giành giải Oscar cho phim xuất sắc. Đây là một kiệt tác chắc chắn sẽ thay đổi lịch sử điện ảnh.

Bộ phim cũng là công cụ giảng dạy có giá trị, truyền tải bản sắc văn hóa Hàn Quốc và những vấn đề xã hội nhằm thức tỉnh những nhà lập pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn