Nỗi Buồn Trong Tim - Trần Đức Phổ

Thứ Năm, 20 Tháng Hai 20203:54 CH(Xem: 6348)
Nỗi Buồn Trong Tim - Trần Đức Phổ

cho sua
Nỗi Buồn Trong Tim - Trần Đức Phổ

(Gửi cô giáo Chu Ngọc Thanh, tác giả bài thơ “Đất nước ở trong tim”)

Buổi sáng này anh vừa đọc thơ em
Nỗi trăn trở nơi tâm hồn nhiều lắm!
Đất nước mình đang bên bờ vực thẳm
Em có nghe chăng tiếng rên siết của đồng bào?

Dân tộc mình vẫn vất vả, gian lao
Chưa thấy được một khoảnh trời cao rộng
Giặc phương bắc vẫn bày binh, bố trận
Đất nước mình chưa thoát khỏi hiểm nguy!

Bạn láng giềng đang ra sức thị uy
Giơ vuốt, nhe nanh dọa người tử tế
Càng nhân nhượng chúng lại càng ỷ thế
O ép dâm ta nhược tiểu, bần hàn

Ngay thời điểm dịch Vũ Hán tràn lan
Cả thế giới đang co mình, khiếp hãi
Ta muốn cấm thông quan, chúng ra tay ngăn lại
Để nước Tàu lây dịch bệnh sang ta

Những ngư thuyền đang mắc bão chốn khơi xa
Muốn trú ẩn, chúng không cho vào cảng
Máu ngư dân đỏ Biển Đông lai láng
Có lẽ nào em lại làm ngơ?

Có lẽ nào em lại viết bài thơ
Để ca tụng kẻ bất nhân, dối trá
Xem đồng bào nhẹ hơn “dân nước lạ”
Đem giống nòi đánh đổi chút hư vinh?

Anh đau lòng và không thể lặng thinh
Nên viết vội đôi hàng mong bày tỏ
“Đất nước trong tim” dĩ nhiên ai cũng có
Nhưng xin đừng lợi dụng để tuyên truyền

Đừng vẽ vời những mẫu chuyện thần tiên
Để khỏa lấp điều bất công, tàn ngược
Xem trăm triệu nhân dân cả nước
Như món hàng ế ẩm bán xeo (sale)!

20/2/2020

--
tranducpho ( hnpd )

Bài Liên quan:
toithichdoc.blogspot.com

Thủ tướng khen cô giáo làm thơ chống dịch Covid-19


Ngược hoàn toàn với ông Thủ tướng, mình chẳng thấy bài thơ này hay. Thơ gì mà không khác văn vần, lủng cà lủng củng. Nhưng quan trọng nhất là nội dung. Một là "Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận; Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy". Thực tế chỉ là cả nước nghỉ học, cách ly, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của người nhiễm, và kêu gọi cố gắng duy trì sản xuất (còn làm được hay không thì chưa biết)... Tất cả đều đơn giản, vận hành theo cuộc sống, đâu có khủng khiếp như ra trận đánh giặc ? Hai là viện trợ giúp bạn. Số tiền không nhiều, dưới dạng hàng hóa và phải giúp ông anh Tàu to xác, bạo lực, lúc nào cũng dọa thịt mình..., thì có gì đáng tự hào ? Ba là "Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương, Mình mở cửa đón họ vào bến cảng". Thực tế tỉnh Quảng Ninh đã từ chối tàu bạn không cho vào và đã bị Phó thủ tướng Đam phê bình, đến nay cũng chưa ở đâu đón được con tàu bạn nào cả. Cuối cùng là người Việt nhân văn, chia sẻ giúp nhau trong hoạn nạn. Điều này có thật không ? Tôi không tin, nhìn giá khẩu trang tăng hàng chục lần là thấy. Phản cảm nhất là tác giả lôi cả Đảng vào. "Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa". Đảng có liên quan gì ? Thời gian qua có thấy Đảng trưởng và quan chức Đảng xuất hiện hay tuyên bố giải pháp gì chống COVID19 không ?

Thủ tướng khen ngợi cô giáo làm thơ chống dịch Covid-19 'dậy sóng' cộng đồng mạng

Nam Phong 20/02/2020 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm kích trước tấm chân tình của cô giáo Chu Ngọc Thanh làm thơ chống dịch Covid-19. Liên quan đến câu chuyện cô giáo làm thơ chống dịch Covid-19 "dậy sóng" cộng đồng mạng, ngày 20.2, tin từ Văn phòng UBND Gia Lai, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Sĩ Hiệp ký văn bản ngày 19.2, thừa lệnh Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi đến UBND tỉnh Gia Lai và cô giáo Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương (H.Ia Grai, Gia Lai).
Cô Thanh là người sáng tác bài thơ “Đất nước ở trong tim” làm ‘dậy sóng’ cộng đồng mạng.

anh2_zwly

Câu chuyện cô giáo làm thơ chống dịch Covid-19 

làm "dậy sóng" cộng đồng mạng. Ảnh chụp màn hình

Văn bản của VPCP nêu: “Báo Thanh Niên ngày 18.2, có đăng bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh viết ca ngợi đất nước trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc và thấy rằng bài thơ đã phản ánh đúng thực trạng phòng, chống dịch Covid -19 của đất nước; thể hiện được niềm tin và tinh thần yêu nước nồng nàn; có ý nghĩa vận động toàn xã hội (trong học tập và sinh hoạt) cùng đoàn kết, chung sức, chung lòng thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch Covid -19 mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo và triển khai”.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao và gửi lời cảm ơn đến cô giáo Chu Ngọc Thanh về bài thơ trên.


Trong sáng nay 20.2, trong một cuộc họp về kinh tế - xã hội, lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai cũng đã có dành những lời khen ngợi về cô giáo Chu Ngọc Thanh.

Xin đăng lại bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19 của cô Chu Ngọc Thanh:

Đất nước ở trong tim


Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.


Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.


Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.


Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.


Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.


Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

Tác giả: Chu Ngọc Thanh

Câu chuyện cô giáo Thanh làm thơ chống dịch Covid-19 được chia sẻ trên hàng loạt Fanpage của cộng đồng giáo viên, học sinh cùng nhiều trang cá nhân. Không riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhiều người cho biết đã chảy nước mắt khi đọc bài thơ.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn