Nguyễn Minh Châu: Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước!

Thứ Ba, 20 Tháng Tám 20196:00 SA(Xem: 5328)
Nguyễn Minh Châu: Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước!

nhc3a0-vc483n-nguye1bb85n-minh-chc3a2u-1

Ông Thu ơi,
Bấy giờ là hoàng hôn của một ngày nắng như đổ lửa của đất miền Nam, tôi đang ngồi trên một chiếc giường cá nhân của nhà trai mà nhà chùa dọn cho nằm. Vẫn y hệt như cái giường lính hoặc giường “nhà văn” của tôi ở nhà mà chúng ta vẫn ngồi, tôi vừa đọc một lúc hai thư của ông.

Qua thư tôi biết những điều ông đang nghĩ về văn nghệ.
Buồn nhỉ? Nhưng rồi ra có gì mà buồn?Đức Nhân mà, bảo thủ phản kích lại?
Nhưng tôi vẫn thèm viết tiếp một bài đã dự địnhvà đã tâm sự với ông: “ Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước”. Tất nhiên rồi ông Thu ạ, cứ một lần làn gió đổi chiều thì con người lại tự đem mình ra làm trò chơi và nhìn thấy được một chút nào tư cách của từng người.
Chiều qua, Thủy ( Hà Nội trong mắt ai) vừa đến thăm tôi có kéo theo một ông thiếu tướng ( Hiệu trưởng trường lục quân 2 ) ở cách tôi 8km với mục đích : Ông này đọc anh nhiều và rất yêu anh – Có gì cần anh cứ gọi nhờ ông ấy – Thủy nói. Tôi đã thấy ông này chắp tay lậy Thủy như lạy một vị thánh.“ Anh can đảm lắm, dũng cảm lắm, tôi kính phục anh” lúc tôi tiễn cả hai ra chiếc xe đỗ ngoài cổng chùa. Và ba người chúng tôi đi mỗi người một ngả.
Thế đấy thằng nhà văn nước nào cũng vậy, ngoài tiếng nói trong tác phẩm phải có tiếng nói xã hội, tiếng nói trước công bằng và bất công, trước chiến tranh và hòa bình. Nhưng địa vị thằng nhà văn mình thấp quá, làm gì có tiếng nói ấy. Theo tôi làm một thằng nhà văn Việt Nam lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách – kể cả việc anh núp sau lập luận rằng văn học là cái gì lâu dài, sâu xa, để đời.. Tôi đọc thấy trên Văn Nghệ một bài của N. nói ở Liên Xô đánh giá “ Những đứa trẻ phố Acbat là thua kém về văn học”. Ở cái chỗ này tôi thấy có cái gì đang thử thách, lại thử thách từng người rất tinh vi, air a sao nó lại phô ra thế, vẫn biết chỉ trong phạm vi một bài thông tin thôi.
Tôi nghĩ rằng có khi mình phải quên mình đi cho sự nghiệp dân chủ ( mình đây là tính văn học) và có ai như thế, tôi kính trọng vô cùng.Tôi đọc lịch sử văn học Trung Quốc thời kỳ Nha phiến chiến tranh. Có một nhà văn rất tên tuổi ( tôi quên tên ) nhưng cả đời chẳng để lại cho đời cái gì lâu dài cả, mặc dầu ông rất có khả năng ấy, chỉ vì ông ta chỉ quan tâm đến vấn đề dân chủ hóa đất nước Trung Quốc – và đời sau đề cao ông ta lên vô cùng, rồi thì hậu thế hiểu hết ai ra sao! Lắm lúc nghĩ hàng chục năm qua, người ta khinh thị con người quá- cái hạng “ phó thường dân” không chức tước, không vây cánh, không của cải – khó sống lắm ! Sống nhục nhã lắm!Tôi nằm đây vừa đúng một tháng rưỡi, thấy thế nào là kẻ cùng khổ nhất ở trên đời, lắm lúc mở cửa bước ra khỏi phòng phải nhắm mắt lại, hoặc làm mặt lạnh như tiền vì người ta đến trước mặt mình kêu nài, nhờ vả, rên rỉ v.v… mình cũng mất tư cách nốt và đâm ra xấu tính xấu nết.
Nếu bảo có một cái đáy của đời sống thì đến giờ tôi đang sống giữa nó. Có lẽ nhờ Trời Phật cho sống thì rồi ra mai ngày, tôi biết làm nhà văn hơn…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn