35 năm không rạp chiếu bóng, Saudi Arabia giải trí ra sao?

Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 20171:00 CH(Xem: 6004)
35 năm không rạp chiếu bóng, Saudi Arabia giải trí ra sao?

Trước khi các rạp chiếu phim được mở cửa trở lại, người dân Saudi Arabia phải ra nước ngoài thưởng thức các tác phẩm điện ảnh hoặc phát phim trên mạng để vượt qua kiểm duyệt.

Trong khi Hollywood rộn ràng trước lễ trao giải Quả cầu Vàng, Saudi Arabia đón mừng một sự kiện hoàn toàn khác: đạo luật mới cho phép các rạp chiếu phim hoạt động trở lại.

Ngày 11/12, chính phủ nước này tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm trong 35 năm qua đối với các rạp chiếu phim trên toàn vương quốc. Bước tiến này là một phần trong chiến dịch của Thái tử Mohammed bin Salman nhằm biến đổi xã hội Saudi Arabia từ một quốc gia Hồi giáo bảo thủ trở nên cởi mở và hòa nhập hơn với thế giới.

Phim ảnh bị coi là “tội lỗi”

Saudi Arabia bắt đầu đóng cửa các rạp chiếu phim ngay sau khi áp dụng các tiêu chuẩn tôn giáo cực đoan vào năm 1979. Các giáo sĩ nước này bài bác các bộ phim phương Tây, thậm chí cả những bộ phim Arab được thực hiện ở Ai Cập và Lebanon, là trái với giáo lý đạo Hồi.

Vài tháng trước, đại giáo sĩ, người có quyền lực tôn giáo cao nhất ở Saudi Arabia, đã công khai gọi các bộ phim thương mại là nguồn gốc “suy đồi” và phản đối việc mở các rạp chiếu phim.

Bất chấp hàng thập kỷ bị làn sóng chủ nghĩa cực đoan kìm kẹp, Thái tử Mohammed bin Salman đã nỗ lực thực hiện một số cải cách xã hội lớn với sự ủng hộ của cha mình, Vua Salman.

PhuNu-saudi_arabiaPhụ nữ Saudi Arabia tham dự liên hoan phim ngắn tại trung tâm văn hóa ở thủ đô Riyadh. Ảnh: Getty.

Thái tử Mohammed là người đứng sau các quyết định gần đây như dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe, đưa các buổi hòa nhạc và các hình thức giải trí khác về vương quốc để thỏa mãn mong muốn của đa số dân chúng trẻ tuổi.

Người kế vị 32 tuổi gọi những thúc đẩy cải cách xã hội này là một phần trong Tầm nhìn 2030, kế hoạch mở rộng nền kinh tế của vương quốc và giảm sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu mỏ.

Sự phát triển của nền công nghiệp giải trí trong nước có thể thuyết phục người Saudi Arabia chi nhiều tiền hơn trong vương quốc thay vì đến các thành phố cởi mở hơn trong khu vực như Dubai và Manama, thủ đô của Bahrain, để vui chơi.

Chính phủ Saudi Arabia ước tính ngành điện ảnh sẽ đóng góp hơn 77 tỷ USD cho nền kinh tế nước này vào năm 2030, tạo ra 30.000 việc làm lâu dài và 130.000 việc làm tạm thời.

Nghị quyết được thông qua hôm 11/12 sẽ mở đường cho việc cấp phép các rạp chiếu phim thương mại với các rạp đầu tiên dự kiến mở cửa vào tháng 3/2018.

Các doanh nghiệp đang theo dõi chặt chẽ sự biến đổi của vương quốc Hồi giáo bảo thủ này nhằm sẵn sàng đón đầu các cải cách mới nhất. Đầu năm nay, nhà điều hành trung tâm thương mại Arabian Malls cho biết họ đã phân bổ không gian cho các rạp chiếu phim trong 10 trung tâm thương mại đang được phát triển trên toàn quốc.

Majid Al Futtaim của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng hoan nghênh thông báo mới nhất. Họ đang đẩy mạnh thương hiệu Vox Cinemas để tham gia vào thị trường trong những tháng tới.

Vượt qua kiểm duyệt

Tuy nhiên, Bộ Văn hoá và Thông tin Saudi Arabia chưa cho biết loại phim nào sẽ được chiếu tại các rạp. Một điều chắc chắn là nội dung phim "sẽ bị kiểm duyệt" để đảm bảo không mâu thuẫn với giáo lý đạo Hồi và các chuẩn mực đạo đức của vương quốc.

Trả lời New York Times, bà Kinninmont từ Viện nghiên cứu Chatham House lưu ý rằng hãng hàng không quốc gia Saudi Arabia đã chiếu những bộ phim thương mại trên màn hình đặt tại ghế ngồi trong các chuyến bay.

Không có phim nào có cảnh quan hệ tình dục hoặc khoả thân. Chai hoặc ly rượu, hình ảnh vai trần hay các cảnh để lộ da thịt đều bị làm mờ. Các rạp chiếu phim trong tương lai có thể sẽ áp dụng các tiêu chuẩn tương tự.

Theo bà, lựa chọn phim sẽ tránh nội dung lãng mạn và có khuynh hướng bạo lực "vì dường như không có vấn đề gì với các hình ảnh bạo lực".

Trang web của Hãng hàng không Saudia liệt kê các bộ phim được chiếu trên máy bay bao gồm “Người Nhện”, "Đại chiến Hành tinh Khỉ", "The Dark Tower" và "Cars 3".

Du khách tới tham dự Hội nghị Truyện tranh Saudi, sự kiện truyện tranh đầu tiên được tổ chức tại Jiddah, Saudi Arabia, ngày 17/2. Ảnh: AP.

Cách sắp xếp chỗ ngồi trong rạp chiếu phim cũng là vấn đề đáng bàn vì việc phân chia chỗ ngồi theo giới tính luôn được thực hiện nghiêm ngặt ở Saudi Arabia. Nhà hàng và quán cà phê được chia thành các phòng khác nhau cho nam giới, phụ nữ và các gia đình.

Trên thực tế, nhiều người Saudi Arabia đã xem những bộ phim họ muốn trên máy tính hoặc thiết bị di động. Do đó, việc mở các rạp chiếu phim thương mại sẽ chỉ thêm một địa điểm công cộng để xem một số bộ phim nhất định.

Trước khi lệnh cấm được dỡ bỏ, các nhà làm phim và người hâm mộ điện ảnh Saudi Arabia có thể vượt qua kiểm duyệt bằng cách truyền trực tiếp qua Internet và xem phim trên truyền hình vệ tinh. Nhiều người cũng thường xuyên tới các nước láng giềng như Bahrain và UAE để vào rạp chiếu phim.

Mặc dù vậy, người dân Saudi Arabia vẫn lên Twitter bày tỏ niềm vui trước tin tức này. Hôm 11/12, một người dùng Twitter đã đăng tải bức ảnh con đường nối liền Saudi Arabia với Bahrain kèm dòng chữ “Tạm biệt”.

Lo ngại của các nhà làm phim địa phương

Bất chấp lệnh cấm các rạp chiếu phim, các nhà làm phim trẻ trong nước vẫn nhận được sự ủng hộ và công nhận của chính quyền, đặc biệt là việc tổ chức liên hoan phim ở thành phố Dhahran, phía đông Saudi Arabia, trong vài năm gần đây.

Một số bộ phim Saudi Arabia đề cập tới vấn đề phân biệt giới tính cũng được trình chiếu tại các sự kiện điện ảnh uy tín ở nước ngoài.

35 nam khong rap chieu bong, Saudi Arabia giai tri ra sao? hinh anh 3
Ali Kalthami, nhà làm phim Saudi Arabia, đứng cạnh poster phim "Wasati" (Điều độ) của mình và 2 bộ phim ngắn khác của Saudi Arabia được chiếu tại Rạp Akil ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Ảnh: AP.

Năm 2013, “Wadjda” đã trở thành bộ phim Saudi Arabia đầu tiên dự Giải thưởng Điện ảnh Hàn lâm. Phim kể về một cô bé 10 tuổi cá tính vì mong muốn có được chiếc xe đạp màu xanh nên đã đối đầu với bọn con trai. Để có được chiếc xe đạp, cô bé phải phá vỡ một số điều cấm kỵ đối với nữ giới Hồi giáo. Bộ phim được quay hoàn toàn ở Saudi Arabia và do nữ đạo diễn Haifaa al-Mansour thực hiện.

"Barakah gặp Barakah", bộ phim hài lãng mạn đầu tiên của Saudi Arabia được đạo diễn bởi Mahmoud Sabbagh, cũng tranh tài tại Giải thưởng Điện ảnh Hàn lâm. Phim được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào tháng 2/2016.

Các nhà làm phim địa phương hy vọng nhận được sự ủng hộ lớn hơn của chính phủ sau khi các bộ phim quốc tế chính thức được công chiếu tại rạp.

“Cần có sự hiểu biết và trân trọng đối với yếu tố bản sắc trong các bộ phim địa phương. Nếu không chúng ta sẽ hoàn toàn bị cuốn phăng bởi sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường và bị cho ra rìa”, Hisham Fageeh, nam diễn viên và nhà sản xuất người Saudi Arabia, nói với AP.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 10 Tháng Chín 20188:22 SA
( HNPD )oánh cho xập tiệm lòi chân dung cụ Hồ
Chủ Nhật, 09 Tháng Chín 20186:06 SA
( HNPD )soq' ở duoq g'an khỉ nuốt đàm /wa'k về âm fu' nòi làm xàm
Thứ Bảy, 08 Tháng Chín 20186:06 SA
( HNPD )sinh ra có người cao người lùn /có người hùng /và có người hèn
Thứ Sáu, 07 Tháng Chín 20186:06 SA
( HNPD )người khiếm thị /còn biết làm thơ yêu nước ? /đứa sáng mắt /làm việt gian hàng giặc
Thứ Năm, 06 Tháng Chín 20186:06 SA
( HNPD ) ôi thôi rồi nồi xôitrên dòng nước chẩy xiết