10 quyển sách đắt nhất thế giới có giá hàng chục triệu USD

Chủ Nhật, 24 Tháng Ba 20199:00 CH(Xem: 4490)
10 quyển sách đắt nhất thế giới có giá hàng chục triệu USD

Sách là kho tàng trí tuệ, lưu trữ những kiến thức vô giá của nhân loại. Đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở mang kiến thức mà còn giúp chúng ta tẩy rửa tâm linh.

Dưới đây là 10 quyển sách đắt nhất thế giới có giá hàng chục triệu USD:

10. “First Folio” của William Shakespeare – 8,2 triệu USD

Shakespeare qua đời vào năm 1616, hai người đồng nghiệp trước đây của ông đã thu thập 36 tác phẩm của ông và xuất bản quyển tuyển tập kịch của Shakespeare đầu tiên vào năm 1623, mà sau này người ta gọi là “First Folio”.

Năm đó người ta đã xuất bản 750 quyển, chỉ có 250 quyển còn được giữ đến ngày nay, và bản hoàn chỉnh của “First Folio” chỉ còn lại khoảng 40 quyển. Đây được xem là “tập sách quan trọng nhất của văn học Anh”. Trong cuộc bán đấu giá vào năm 2001, một quyển “First Folio” đã được một người vô danh mua.

ANd9GcQ6vTgOnBYpmK0an-Rv_Wa6eWdotlVuWOhf_8ZC65LBwzkp_mRA

9. “Hiến pháp Hoa Kỳ” của George Washington – 10,2 triệu USD

Nguyên bản của “Hiến pháp Hoa Kỳ” thuộc về tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington. Một phụ bản của “Hiến pháp Hoa Kỳ” đến nay đã có 225 năm lịch sử, nó chứa đựng những giá trị lịch sử và được bảo tồn khá tốt. Trong quyển sách này, người ta có thể nhìn thấy rõ ràng rất nhiều bút tích của Washington, ví dụ như một số ghi chú về chức trách của tổng thống.

8. “The Canterbury Tales” (Chuyện kể ở Canterbury) của Geoffrey Chaucer – 11,1 triệu USD

Năm 1470, doanh nhân giàu có William Caxton đến từ nước Anh đã đưa thuật in ấn từ Bỉ về Anh, sáng tạo ra máy in đầu tiên dùng vào việc xuất bản. Bộ sách đầu tiên mà ông chọn để in với số lượng lớn chính là “The Canterbury Tales” của Geoffrey Chaucer.

ANd9GcRXSWDQTv_-fYP76PIMvU3fhLXZb2HLgq8BpsGLULVXenvF1yvY

7. “The Birds of America” của John James Audubon – 12,6 triệu USD

Tác giả John James Audubon từ nhỏ đã rất có hứng thú với các loài chim và ông muốn dùng cách chân thực nhất để giới thiệu các loài chim của Hoa Kỳ. Ông vẽ lại các loài chim theo kích thước thực tế, vì vậy kích thước của quyển sách lớn hơn nhiều so với những quyển sách bình thường, mỗi bức tranh đều phải mất khoảng 60 tiếng để hoàn thành.

Năm 2013, quyển sách này chỉ có 119 quyển, trong đó 108 quyển được lưu giữ trong bảo tàng, thư viện và các trường đại học, còn một quyển được thương gia buôn bán tác phẩm nghệ thuật Michael Tormás mua lại vào năm 2010.

6. “Rothschild Prayerbook”, 13,9 triệu USD.

Cuốn sách “Rothschild Prayerbook” được sáng tác vào năm 1505 dành riêng cho các thành viên hoàng gia Hà Lan sử dụng, đã trở thành bảo vật của gia tộc Rothschild lừng lẫy Châu Âu vào thế kỷ 19.

Quyển sách này là một trong những thành tựu cao nhất do Trường Renaissance Flemish sáng tác vào thời kỳ Phục Hưng, tổng cộng có 150 trang. Bên trong quyển sách có những bức tranh minh họa tinh tế sang trọng và phong phú, nét vẽ tả thực, nội dung sinh động, tất cả những bức tranh này đều do những nghệ nhân vẽ màu nổi tiếng nhất thời đó sáng tác, là những tác phẩm tuyệt đẹp. Quyển sách này từng bị chính phủ Đức Quốc Xã xung công cùng nhiều văn vật khác vào năm 1938.

6385306-3x2-700x467

5. “Bay Psalm Book” – 14,5 triệu USD

“Bay Psalm Book” là tập thơ Kinh Thánh dân ca được dịch từ tiếng Hebrew (tiếng Do Thái), xuất bản và phát hành tại Cambridge, Massachusett vào năm 1640, đây là quyển sách được in đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm đó đã phát hàng 1700 bộ, đến nay trên thế giới chỉ còn giữ 11 bộ, thế giới gọi đây là “sự khởi đầu của văn học Mỹ”.

4. “St Cuthbert Gospel” – 15,1 triệu USD

Bản thảo “St Cuthbert Gospel” tức “Phúc âm Gioan” được hoàn thành vào cuối thế kỷ thứ 7, vào năm 698 tại đảo Lindisfarne, và được đặt trong quan tài của Thánh Cuthbert. Năm 1104, di thể của ngài được phát hiện ở quận Durham, sau khi mở quan tài ra thì bản thảo này lại một lần nữa xuất hiện. Có thể nói “St Cuthbert Gospel” là quyển sách cổ xưa nhất còn được lưu giữ ở Châu Âu, bìa được đóng bằng da màu đỏ, vẫn còn được giữ gìn nguyên vẹn từ trong ra ngoài. Năm 2011, thư viện Anh đã mua lại quyển sách này từ Dòng Chúa Giê-su.

6a00d8341c464853ef01538fe1f981970b-500wi

3. “Đại Hiến Chương” – 24,5 triệu USD

Đại Hiến Chương của Anh là văn kiện được ký kết vào ngày 15 tháng 6 năm 1215 giữa vua nước Anh và các quý tộc, dùng để hạn chế quyền lực tuyệt đối của nhà vua. Hiện nay bản “Đại Hiến Chương” được xuất bản vào thế kỉ 12 chỉ còn lại 17 bản, trong đó có một bản được một tỷ phú người Mỹ có tên Ross Perot chuyển cho một tỷ phú khác là David Rubenstein, người sáng lập tập đoàn Carlyle.

2. “Phúc âm Heinrich der Löwe”, 28 triệu USD

“Heinrich der Löwe” từng là công tước Sachsen hùng mạnh nhất của Cộng hòa liên bang Đức. Năm 1175, ông đã cho biên soạn quyển sách này. Khi được phát hành vào năm 1983, đây này là quyển sách đắt nhất thế giới. Ngày nay, quyển sách này đã trở về thuộc sở hữu của chính phủ Đức và được cất giữ tại thư viện Herzog August ở Wolfenbüttel.

1. “Codex Leicester” của Leonardo da Vinci – 49,4 triệu USD

Được hoàn thành từ năm 1506–1510 tại Milan, bản thảo tổng cộng có 18 trang, được viết bằng mực màu hồng, dùng cả hai mặt giấy và mỗi trang lại có thể mở ra, vì thế nên tổng cộng có 72 trang. Trong quyển sách có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khoa học. “Codex Leicester” còn áp dụng kiểu viết đảo ngược, bản thảo có rất nhiều hình ảnh phong phú. Bản thảo này được người mua đến từ Anh đặt tên vào năm 1717. Năm 1980, nhà sưu tầm nghệ thuật Armand Hammer mua lại và đặt tên là “Bản thảo Hammer”. Hiện nay chủ nhân của bản thảo này là tỷ phú Bill Gates.

most-expensive-book1

Thanh Long
(Ảnh: Internet)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn