Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm hành nghề

Thứ Bảy, 12 Tháng Giêng 20192:00 SA(Xem: 4718)
Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm hành nghề

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 1.

Jean Marie Teno (Cameroon)

Sống ở một đất nước gai góc, "thô thiển" như cách Teno nói, ông có cơ hội trở thành nhà làm phim tiên phong và thách thức. 

Các vấn đề chính trị và xã hội ở vùng hậu thuộc địa luôn nằm trong đề tài Teno quan tâm. Để chinh phục khán giả, Teno kết hợp giữa phim truyện và phim tài liệu tạo ra cấu trúc sáng tạo.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 2.

Đạo diễn Jean Marie Teno - Ảnh: Arkipel

Một trong những phim tài liệu giả tưởng hay nhất của Teno là L’eau de misère lấy đề tài nước bị ô nhiễm ở Cameroon. Trước đó Teno đả đảo chính trị trong Africa, I Will Fleece You năm 1992.

Trong giai đoạn thủ tướng Paul Biya lên nắm quyền, Teno không thể công chiếu các phim ở quê nhà và buộc phải sang Pháp hành nghề.

Jafar Panahi (Iran)

Năm 2010, Panahi bị bắt cùng vợ và một số người bạn của ông, tất cả bị tống giam ở nhà tù Evin. 

Chính phủ Iran xác nhận sự việc, còn lý do Panahi bị giam giữ được Bộ Văn hóa và hướng dẫn Hồi giáo đưa ra rằng ông đang cố làm phim tài liệu về tình trạng bất ổn sau cuộc bầu cử tranh chấp năm 2009 của tổng thống Mahmoud Ahmadinejad.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 3.

Đạo diễn Jafar Panahi - Ảnh: Hans Lucas Benelux

Điều đáng sợ ở đây là cả Panahi và gia đình ông đều bị ngược đãi tại Evin khiến ông cầu cứu giám đốc Trung tâm văn hóa Pouya ở Pháp. Kể từ năm 2011, Panahi bị quản thúc, ông đồng thời bị cấm xuất cảnh.

Giới văn nghệ sĩ quốc tế bao gồm cả đạo diễn nổi tiếng Paul Thomas Anderson hay Francis Ford Coppola cùng khoảng 50 diễn viên, đạo diễn khác ký tên vào một bản kiến ​​nghị yêu cầu thả Panahi.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 4.

Cảnh trong phim Taxi taxi - Ảnh: cắt từ clip

Mặc dù bị kềm hãm song tình yêu điện ảnh với Panahi vẫn rất lớn, tới mức ông lao vào thực hiện Taxi taxi năm 2015 - một trong số các tác phẩm thành công nhất sự nghiệp, kể về một bác tài rong ruổi trên những con đường và nghe những mẩu chuyện rất đời của các tài xế.

Năm ngoái, Jafar Panahi mang tới 3 Faces do ông viết kịch bản kiêm luôn vai nam chính. Tác phẩm tâm lý xã hội về xung đột thế hệ và góc nhìn nghệ thuật đã giúp Panahi thu thập thêm giải Kịch bản xuất sắc nhất Liên hoan phim Cannes.

Peter Watkins (Anh)

Sử dụng ngòi nổ là những yếu tố châm biếm, công kích trực tiếp vào các đề tài xã hội nên từ lâu Watkins đã là cái gai trong mắt chính quyền sở tại. 

Cuộc đời nổi trôi qua nhiều quốc gia, Watkins vẫn một mực trung thành với cách dẫn chuyện không giống ai và can đảm đối mặt với những đề tài khốc liệt.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 6.

Đạo diễn Peter Watkins - Ảnh: tư liệu

Punishment Park năm 1971 ra mắt tại Liên hoan phim New York đã bị chỉ trích dữ dội vì mô tả hình ảnh tàn bạo của cảnh sát ở Hoa Kỳ. 

Không có bất kỳ hãng phát hành nào dám nhập chiếu Punishment Park dù trước đó tên tuổi Peter Watkins đã có dấu ấn.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 7.

Áp phích phim The War Game.

Năm 1965, Watkins từng thực hiện The War Game chỉ dài 48 phút nhưng đã nhận được đề cử Oscar Phim tài liệu hay nhất. 

Tính chất phản chiến của tác phẩm khiến Chính phủ Anh ban lệnh cấm phát hành và mãi tới năm 1985, The War Game mới được phát sóng trên truyền hình nhân kỷ niệm 40 năm vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima.

Luchino Visconti (Ý)

Từ năm 1939 đến 1944, Ý sản xuất trung bình 72 bộ phim mỗi năm cho thấy tầm quan trọng của điện ảnh dưới chế độ phát xít Mussolini. 

Bản thân Mussolini tin rằng điện ảnh là nghệ thuật mạnh mẽ nhất thời đại, và vì lý do này, ông để ý kỹ tới nó.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 8.

Chân dung đạo diễn Luchino Visconti - Ảnh: Getintothis

Điện ảnh được chế độ ủng hộ (Trung tâm Sperimentale di Cinematografia rộng lớn) song tất cả phải tuân thủ các nguyên tắc phát xít. 

Phim truyện đầu tay của Visconti mang tên Obsession ra mắt năm 1943 đã bị cấm vì nhân vật chính là đồng tính nữ.

Obsession bị quân phát xít phá hủy nhưng may thay Visconti vẫn giữ một bản phim duy nhất và chờ cho tới hàng chục năm sau, khi thời thế thay đổi, Obsession mới được biết tới rộng rãi.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 9.

Ápphích phim Obsession.

Sự nghiệp của Visconti sau này "dễ thở" hơn dù ông vẫn trung thành với những đề tài nhạy cảm như đồng tính, tính dục... 

Ở giai đoạn đỉnh cao những năm 60, Visconti sở hữu cả Cành cọ vàng lẫn Sư tử vàng danh giá của châu Âu.

Jan Švankmajer (Cộng hòa Czech)

Jan Švankmajer là một trong những đạo diễn siêu thực vĩ ​​đại không chỉ bởi kỹ năng đa ngành chắc chắn của ông mà còn bởi vì ông là một trong số ít người dám chống lại chế độ độc tài của Cộng hòa Czech.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 10.

Đạo diễn Jan Švankmajer - Ảnh: Filmmaker Magazine

Năm 1968, ông thực hiện phim hoạt hình 12 phút Leonardo's Diary ngầm ám chỉ bất ổn đất nước và sau đó bị cấm làm phim trong suốt 7 năm. 

Những tưởng mọi thứ êm ả khi ra tù, thì Švankmajer lại bị chính quyền cấm đoán lần thứ hai vì phim ngắn Dimensions of Dialogue nói lên sự nhỏ bé của nhân dân.

Pier Paolo Pasolini (Ý)

Bỏ qua chính trị, Pasolini là đại diện ấn tượng cho ngôn ngữ điện ảnh tả thực, gây tranh cãi dữ dội vì các vấn đề tình dục và tôn giáo. 

Trong số đó bộ phim kinh điển The Gospel According to St. Matthew năm 1964 khiến dân tình sốc với các luận điểm tôn giáo gai góc.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 11.

Đạo diễn Pier Paolo Pasolini - Ảnh: tư liệu

Kèm theo đó, lối sống phóng khoáng, cởi mở về giới tính cũng như ủng hộ chuyện phá thai đã khiến Pier Paolo Pasolini bị trục xuất khỏi đảng Ý. 

Chẳng ngại lưu vong đứa con tinh thần, Pasolini thực hiện Salo, or The 120 Days of Sodom - một trong những cuốn phim nổi bật nhất vì cảnh nóng và giết chóc.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 12.

Cảnh trong phim Salo, or The 120 Days of Sodom - Ảnh: cắt từ clip

Các nhà thờ, các nhà phê bình văn hóa và tất nhiên chính quyền Ý khước từ chiếu Salo cho tới tận nhiều năm sau. 

Còn với Pasolini, ông cho rằng tính dục trong phim là một phép ẩn dụ cho mối quan hệ giữa quyền lực và chủ thể của nó.

Dušan Makavejev (Kingdom of Yugoslavia, Serbia)

Makavejev chắc chắn là một nhà tiên phong đích thực ở Nam Tư trong những năm Làn sóng đen (1960-1970). 

Phong trào làm phim đặc trưng bởi cách tiếp cận phi truyền thống, sự hài hước phi thường và cái nhìn chính trực về xã hội Nam Tư đương thời.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 13.

Đạo diễn Dušan Makavejev - Ảnh: Mauricio Anzalone

Năm 1971, Makavejev gặp trở ngại với phim Mysteries of the Organism khi bị chính quyền cấm chiếu vì tính khiêu dâm không phù hợp bối cảnh đất nước. Sau đó, Makavejev còn bị kiện cáo khiến ông phải từ bỏ sự nghiệp đi du lịch một thời gian và tìm nhà đầu tư cho các dự án mới.

Trước Mysteries of the Organism, Makavejev từng có thời điểm nổi như cồn với hàng loạt giải thưởng danh giá của Liên hoan phim Berlin, Moscow...

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 14.

Cảnh trong phim Mysteries of the Organism - Ảnh: cắt từ clip

Điều đáng tiếc, nhiều dự án của Dušan Makavejev dù không bị phản đối nhưng lại không thể thực hiện, kể cả dưới chủ nghĩa tư bản. Có người cho rằng Makavejev vẫn chịu sự kiểm duyệt từ chủ nghĩa kiểm duyệt tinh vi của tư bản khiến ông buồn chán buông xuôi.

Fritz Lang (Đức)

Lang được nhiều người coi là một trong những đạo diễn vĩ đại nhất của Đức và Hollywood với các bộ phim sử thi, phim đen đặc trưng được phân biệt bởi phong cách hình ảnh mãnh liệt và kỹ thuật chiếu sáng biểu cảm, giàu tính hình học.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 15.

Chân dung đạo diễn Fritz Lang - Ảnh: tư liệu

Suốt giai đoạn Đức quốc xã, ông đã quyết liệt đi đến cùng quan điểm nghệ thuật bất chấp nguy hiểm tới cả tính mạng. Còn nhớ vào năm 1933, khi The Testament of Dr. Mabuse ra mắt, nó đã khiến bộ trưởng bộ tuyên truyền của Đức quốc xã đứng ngồi không yên.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 16.

Cảnh trong phim The Testament of Dr. Mabuse - Ảnh: cắt từ clip

Fritz Lang nhận được bức thư gặp riêng ngài bộ trưởng song đã nói dối ông để có thể an toàn sang Hollywood phát triển sự nghiệp. Khi có thể tự do (dù lưu vong), Lang tiếp tục chống đối Nazi bằng các thước phim nhằm giáo dục nhận thức về chủ nghĩa phát xít.

Luis Buñuel (Tây Ban Nha)

Sự kiểm duyệt mà Luis Buñuel phải chịu lại bắt đầu ở Pháp khi Un Chien Andalou (1930) bị tịch thu. Trở lại Tây Ban Nha vào năm 1935, một số lượng lớn các nghệ sĩ trong đó có Luis Buñuel đã thành lập Alianza de Intelectuales Antifascistas (Liên minh trí thức chống phát xít).

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 17.

Chân dung đạo diễn Luis Buñuel - Ảnh: tư liệu

Khi nội chiến Tây Ban Nha kết thúc và Tây Ban Nha bị hủy diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, Buñuel lại chọn Mexico để tiếp tục sự nghiệp thay vì làm việc tại bảo tàng MoMA ở Mỹ.

Năm 1960, ông trở về Tây Ban Nha thực hiện Vir Virianaiana nhưng rốt cuộc phim bị cấm chiếu hoàn toàn vì chỉ trích giáo hội Công giáo. Bộ phim phải chờ đến khi Thủ tướng Francisco Franco qua đời mới được phát hành rộng rãi.

Bí mật đáng sợ đằng sau những đạo diễn đại tài bị cấm chiếu phim - Ảnh 18.

Cảnh trong phim Tristana - Ảnh: cắt từ clip

Sau thời gian bị áp lực tâm lý, khi đã tự do hành nghề, Luis Buñuel để lại rất nhiều phim kinh điển cho hậu bối như Belle de jour, Tristana, The Discreet Charm of the Bourgeoisie... hầu hết đều được thực hiện ở Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn