gái – ghế – ghệ trong nỗi buồn thơ Đương Đại - Chu Vương Miện

Chủ Nhật, 30 Tháng Chín 20186:06 SA(Xem: 5100)
gái – ghế – ghệ trong nỗi buồn thơ Đương Đại - Chu Vương Miện

thoconcoc-dep
gái – ghế – ghệ trong nỗi buồn thơ  Đương Đại

chuyện phiếm * chuvươngmiện

*

Vào thập niên 70 , thi sĩ Thanh Tâm Tuyền có viết một bài tạp văn , nhan đề là[ Nỗi buồn trong thơ hôm nay ] thú thật với thời điểm đó tôi chưa  hân hạnh được đọc . Và cũng không thấy dư luận bàn tán chi về nỗi buồn này? trên bốn mươi năm sau , tôi viết bài [ gái – ghế – ghệ trong nỗi buồn thơ đương đại]  hoàn toàn không có ý viết như thi sĩ Thanh Tâm Tuyền đã viết , hay lập lại những ý mà thi sĩ Thanh tâm tuyền đã nghĩ, vì thời gian và không gian đã quá xa.

Người viết là tôi [ là một người làm thơ] muốnmang tâm trạng này , để nhìn và phân tích [nỗi buồn] cho hết sức khách quan , chỉ cho cái chuyên nghành về thi ca mà thôi? Trước đây 40 năm là [ nỗi buồn trong thơ hôm nay] bây giờ mà lại dùng chữ Hôm Nay nữa thì quá lạc hậu và tụt hậu , nên người viết mượn tạm chữ Đương Đaị mới xuất hiện trong thời gian gần đây để tỏ ra cung rất quan tâm đến các danh từ mới . thơ đương đại là thơ bây giờ , nó không phải là thơ hôm qua , no ngăn cách và khác hẳn thơ tiền chiến trước 1945 . nó cũng không dính dáng gì đến thơ kháng chiến giai đoạn  1945- 1954. và nó cũng xa lắc xa lơ với cái giai đoạn 1954-1975. Và nó cũng mới co từ nam 2000 mà thôi? Đương Đại hiểu gần thì nó là [ ngay bây giờ – tức thời ] .Nhưng nỗi buồn nào thì nó cũng là nỗi buồn , nỗi buồn chung cho nhiều người hay nỗi buồn chỉ riêng cho một người? Nhưng cũng chỉ xin nhấn mạnh và gói ghém trong bộ môn thi ca mà thôi?

Ở đây chúng tôi không làm công việc của những nhà chuyên nghiên cứu về thi ca . Và cũng không phân tích từng đoạn thơ hay bài thơ , Không đề cập tới hình thức các dạng thơ  đã du nhập vào Việt Nam thơi kỳ nào ? giai đoạn nào? và cũng hoàn toàn không khen chê một ai cả .

Và người viết bài tap văn này xin gửi nơi đây những giòng chữ ngắn ngủi này lời tri ân các thi sĩ Việt Nam , từ cận đại đến bây giờ , danh tiếng nổi như cồn và danh tiếng nổi một hai bài hoặc không nổi danh chi cả? .

Ở bài này chúng tôi đề cập tới vận mệnh và số mạng của thica qua các hoàn cảnh qua các thời đại có tính cách khoa học nhân văn.

Trước thế kỷ thứ 19, đa số dân chúng Việt nam đến 90o/o thuộc diện mù chữ , [dựa theo ý của thi họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật ] nên thường mượn ca dao – tục ngữ để quan hệ với nhau trong những buổi lao động trên đồng áng ban ngày như cày cấy gieo mạ , gặt hái và tat nước giã gạo vào ban đêm , nên câu hò tiếng hát dân gian như hò vè , hát ví , hát đúm , hát quan họ.... để trao đôi tình cảm , để mua vui , để quên đi những lao động cực nhọc, văn chương bình dân dản dị dễ nghe, dễ thuộc , dễ sửa đổi , còn ngoài ra mà đọc được chữ Nôm [nguyên tác truỵện Kiều hay Lục vân Tiên thì khó lăm , vì muốn đọc được chữ Nôm thì phải quán thông Hán Văn  [ mà dân đa số là mù chữ ] làm sao mà đọc cho nổi? nên văn chương truyền khẩu có cơ sở để phát triển đu l=oại hình văn học dân gian . Trong khi các cô thiếu nữ đang cấy lúa thấy nam nhi đi qua đường thì hát ghẹo như vầy:

 

-Hỡi anh đi đường cái quan.

Dừng chân đứng lại em than đôi lời?

 

hoặc là trai tán gái:

 

-Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái nón trên cành hoa sen

hoặc rao bán kẹo kéo thì như sau:

-Cô kia mắt kẻm kèm nhèm

ăn 3 xu kẹo kéo mắt sáng bằng đèn ôtô

 

-Ai mà chồng bỏ vợ chê?

ăn 3 xu kẹo kéo lại về với nhau?

 

đó là văn chương miệng [truyền khẩu] không cân chữ nghĩa , cũng không cần học hành , cứ nhai nhái bổn cũ soạn ra bổn mới , miễn làm sao nó khác chút đỉnh để liên hệ với hoàn cảnh ngay tức thời .

 

-ai về chợ huyện Thanh vân

hỏi thăm cô tú có chồng hay chưa?

 

nguyên gốc là:

 

-        ai lên phố Cát đại Đồng?

hỏi thăm cô tú lấy chồng hay chưa?

 

 Qua đầu thế kỷ 20 , thời kỳ Pháp đô hộ , song song với chữ Quốc Ngữ phát triển , thì dân chúng có dịp đi học đi hành hơi nhiều nn học thơ cũ và thơ mớii thơ Tây và Thơ Tàu . [Tuy nhiên Văn chương truyền khẩu vẫn là chủ quyền của nhà quê [ trng lũy tre xanh] cứ phát triển theo chiếu ngang của dân tộc , không ai cấm cản chi? nói về cư dân thành phố  dân trí càng ngày càng tiến , sự học cũng mở mang và công nghiệp phát trỉển , và trong học đường cũng mang thơ văn truyền dậy cho học sinh  bậc Tiểu học , bậc Trung Học và Đại học.

và văn minh Thành Thị nó cũng khác với thôn quê , không có cái cảnh Trăng sáng vườn chè , hay trăng rụng xuống cầu? và cũng không có dịp làm chung để hò để hát và tùy tiện muốn hát gì nói gì thì nói? Thành ra trai gái tỉnh thành muốn tán tỉnh nhau,  bước sơ khởi cũng gặp khó khăn, mơ ức trong im lặng và tán nhau cũng trong niềm im lặng? không gây ồn ào thôi thì bèn lấy một cuốn sách giáo khoa hay tập sách tập vở gì cũng được? 

của Tự Lực Văn Đoàn , rồi chép mấy câu thơ vào một tờ giấy trắng hay giấy hoa tiên gấp làm tư , bỏ vào trong tạp sách rồi nhân tiện dịp may bèn đưa cho gái . trong tờ giấy ghi:

 

-người đâu gặp gỡ làm chi?

trăm năm biết có duyên gì hay không/

 

chỉ thế thôi chứ không cần gì phải thêm là trích trong Đoạn Trường Tân Thanh hoặc Kiều làm gì cho nó mất thì giờ? hoặc khá giả hơn chút , nịnh đầm hơn chút , sang hơn chút , mua hẳn vài cuôin thơ , nếu chuyện ái tình xuông xẻ thời thôi , hoặc ngược lại có khó khăn thì gửi ngay cho gái cuốn thơ của thisi Hàn Mạc Tử  ,lấy bút đỏ ghi dưới bài [đây Thôn Vỹ Dạ]

 

-Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

không biết tình ai có đậm đà?

 

hoặc :

-người đi một nửa hồn tôi mất

một nửa hồn tôi hóa dại khờ?

 

đôi khi tình yêu phát triển chậm lụt quá hững hờ quá thì lại phải viện đến thơ Xuân Diệu;

 

-mau với chứ vội vàng lên với chứ

em em ơi mùa xuân sắp tàn rồi ?

 

Trong thời tiền chiến trước năm 1945. giai đoạn 1932-1945 . Chàng trai phải vận dụng tối đa , nào thơ từ cụ Tản Đà  , cụ Nguyễn Du , cụ Nguyễn Bính giai đoạn mới chỉ cầm đươc tay gái mà thôi? muốn tiến nhẩy vọt thì chàng lại phải xổ thêm thơ cụ Hàn Mạc Tử , cụ Huy Cận và cụ bà T.T. Kh  [Tức là nhà thơ Đực rựa J.Leí ba] . mà khi đã đạt được yêu cầu . thì từ đó trở đi thica được quăng vào thùng rác. [dẹp một chỗ không cục cựa nữa?] . Đến giai đoạn 1945-1954 là thời kỳ toàn quốc chiến tranh , thi ca hồi này tạm nghỉ hè  [nghỉ xả hơi] , giai đoạn 1954-1963 là giai đoạn thơ tiền chiến kéo dài ? Nhưng qua giai đoạn 1963-1975 , chiến tranh leo thang nên tinh hình chung trong đó có thica phát triển rất chậm , nhung ngay lúc dó thì danh từ Gái được mau lẹ chuyển thành con Ghế , con Ghế thì cũng vẫn là con Gái , chưa có chồng và có con , nhưng có chỗ khác nhau là ngày xưa đi chới với Gái thì thương là đi nhiều , nưng bay giờ đi chơi với Ghế thì cái sự đi lại rất it [, mà chỉ  thường xuyên là ngồi ]

Ngồi trong quán cáphê, ngồi trong rap cine’ , ngồi trong quán ăn. và vấn  đề thi ca thì tùy đối tượng , hết sức chọn lọc nếu không thấy cần thiết thì thôi? tuyệt đối không có mang xổ thi ca ra mà làm cái gì? rất là vô duyên . Đến năm 1972 chiến tranh tiến đến cái độ khốc liệt , thì quan hệ nam nữ lúc đó hình như vắng mặt hẳn cái anh Thi ca và cái anh Âm nhạc , có kép nào mở mồm thả dê , thì được Ghế hồi âm tức thời:

-Này có tiền , đi mướn khách sạn là xong?

-Phát thanh làm gì nhiếu vừa tốn Pin [ và ắc qui?]

 

sau năm 1975 đến bây giờ , người viết mãi đến năm 1985 , mới qua mỹ theo diện O.D.P thời kỳ này là thời kỳ qúa độ , và mối tương quan trai [ghế] vẫn như cũ chưa tiến them đuơc? . Qua đây dần dần nghe thêm tiếng con Ghệ . Con Ghệ thì cũng là con Ghế và con gái [ y như nhau] . nhưng con Ghệ nó tượng thanh và tượng hình hơn con gái và Con Ghế nhiều , con Ghệ  lấy hình ảnh của con Cua , con Cà Ra , con ghẹ ngoài bãi gành bãi biển , con ghẹ bò ngang [ hình ảnh dẫn đến một cái giường , sự nằm để nghỉ ngơi nhiều hơn là Ngồi là đi .

 

Thành ra trong cái bối cảnh hết sức Đương Đại như vậy. Thi ca viết ra không còn ai ? vận dụng , Âm Nhạc khá hơn một chút . Đời sông mỗi lúc một vất vả . cuộc sống hết sức là bận rộn trong cuộc mưu sinh.

 

Thành ra ai ở không , thì sáng tác thi ca ? để cho chính mình đọc mà thôi ? không có người thứ hai? Cái anh không  làm thơ được thì mơ ước làm thơ , còn cái anh làm thơ không ai cấm thì cũng không có ai có thì giờ mà ngồi đọc.

 

 

chuvươngmiện ( hnpd )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn