Diên Hy Công Lược: Dân Việt nắn gân sức mạnh TQ

Thứ Tư, 05 Tháng Chín 20184:00 CH(Xem: 5214)
Diên Hy Công Lược: Dân Việt nắn gân sức mạnh TQ
bbc.com

Diên Hy Công Lược: Dân Việt nắn gân sức mạnh TQ


Nhiếp Viễn và Xa Thi Mạn Bản quyền hình ảnh VCG
Image caption Nhiếp Viễn và Xa Thi Mạn trong một buổi tiệc mừng phim Diên Hy Công Lược hôm 26/08 tại Bắc Kinh

Báo chí quốc tế nói phim Diên Hy Công Lược (The Story of Yanxi Palace) đã được 5,6 tỷ lượt xem kể từ khi ra mắt tháng 7/2018.

Bộ phim cổ trang dựng lại chuyện từ thời Thanh ở Trung Quốc đạt con số khổng lồ 130 triệu lượt xem cho mỗi tập.

Trang Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) so sánh phim này với phim 'House of Cards', bộ phim chỉ có 4,6 triệu lượt xem trung bình một tháng trên mạng Netflix.


Tuy nhiên, phim Diên Hy Công Lược (Chiếm điện Diên Hy) cũng được cho là sức mạnh mềm của Trung Quốc lan tỏa ra châu Á.

Và sức mạnh này đã chỉ bị thách thức ở Việt Nam, nhờ một nhóm tin tặc nào đó.

Tại Việt Nam, khán giả Việt Nam hiện chỉ có thể tiếp tục theo dõi chính thức bộ phim này trên sóng truyền hình, nhưng sẽ chậm hơn Trung Quốc ba tuần.

Phim sẽ có mặt trên 70 thị trường toàn cầu và ở châu Á được chiếu rộng rãi tại Hong Kong, Macau, Singapore và Malaysia.

Phim cũng đã hoặc sắp ra mắt ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Thái Lan.

Cùng lúc, báo Đài Loan, tờ Taipei Times cho rằng bộ phim là "cánh tay nối dài" của sức mạnh mềm Trung Quốc, xoay chuyển dư luận nhằm khiến họ suy nghĩ tích cực hơn về Bắc Kinh.

Nhưng theo nữ phóng viên chuyên về châu Á của tờ Telegraph, Nicola Smith, thì riêng tại Việt Nam, các tay 'tin tặc' đã bắt người Trung Quốc muốn xem một số tập của phim này trước khi được chiếu chính thức phải trả lời câu hỏi về biển đảo.

Người xem Trung Quốc "chỉ được xem nếu họ nói Việt Nam làm chủ các đảo đang có tranh chấp".

Và trong danh sách các nước có chủ quyền ở những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khán giả Trung Quốc phải chọn tên Việt Nam, nhà báo Nicola Smith viết.

James Pearson thì viết trên Reuters rằng người Việt Nam đã "nhạo Trung Quốc" qua vụ bắt họ làm phép thử trên mạng về biển đảo thì mới được xem phim.

Không phải với ai cũng hợp

Ngô Cẩn Ngôn Bản quyền hình ảnh VCG
Image caption Ngô Cẩn Ngôn (Wu Jiyan) đóng vai Nguỵ Anh Lạc trong phim Diên Hy Công Lược

Cũng bài báo của Telegraph hôm 25/08 trích TS Jonathan Sullivan, Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại ĐH Nottingham, Anh Quốc nói sản phẩm văn hóa Hàn, Nhật và Đài Loan từng khiến Trung Quốc "bức xúc".

Từ 2006, Trung Quốc đặt ra chiến lược coi sức mạnh mềm về văn hóa là một phần của "sức mạnh quốc gia".

Trong khi nhiều sản phẩm văn hóa Trung Quốc khó hấp dẫn người nước ngoài, phim cổ trang có thể tạo ảnh hưởng với người Đông Á, ông Sullivan cho hay.

Còn với khán giả Phương Tây, phim dài nhiều tập, lại xem qua dạng phụ đề có thể là cản trở cho phim Trung Quốc, theo chính tờ Global Times trích bà Rena Liu từ Warner Bros Digital Labs.

Các phim bộ Trung Quốc thường dài quá 50 tập trong khi khán giả Phương Tây thường muốn có câu chuyện được kể ngắn gọn hơn, bà Liu nói.

Dư luận Trung Quốc nghĩ gì?

Sau khi bài 'Phim TQ nhưng người Việt xem trước 10 tập' có mặt trên BBC Tiếng Việt, ban tiếng Trung của BBC cũng làm tin tương tự và nhận được nhiều ý kiến.

Sau đây là một số bình luận từ trang Weibo của Trung Quốc:

Nhiều fan người TQ phải vào các website phim "lậu" để theo dõi Diên Hy công lược
Image caption Nhiều fan người TQ phải vào các website phim "lậu" tại VN để theo dõi "Diên Hy công lược"

林间吟诗infinity viết:

Về mặt nguyên tác, chủ quyền quốc gia là điều quan trọng. Người ngoại quốc không được động vào. Một khi động vào chủ quyền [của TQ], chúng ta, một quốc gia đông dân, sẽ không bị bắt nạt. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ vững vàng chống lại họ. Ngoài ra, về vấn đề Nam Hải, các vị cho rằng các vị cho thể đòi chủ quyền đơn giản bằng cách đặt một câu hỏi? Thật là kỳ quặc.

Thứ nhất, tại sao (các trang mạng Việt Nam) lại có thể ăn cắp (bộ phim) mà không mua bản quyền TV? Liệu nhà sản xuất có kiểm tra lỗ hổng này không? Thứ hai, câu hỏi về lãnh thổ quốc gia (mà người xem phải trả lời) trước khi xem một tập phim rõ ràng là vi phạm chủ quyền Biển Đông của nước ta. Điều này thật kinh tởm. Chúng ta phải đứng vững.

TQ Bản quyền hình ảnh Weibo
Image caption Ý kiến trên mạng xã hội TQ nói 'Nam Hải là của Trung Quốc'

Ý kiến của 福禄福禄哇 viết:

"Nam Hải là của Trung Quốc. Tôi thà bảo vệ tổ quốc và chủ quyền hơn là xem các tập trước khi công chiếu chính thức. Trang web kia thật là đáng khó chịu, những ai vào trang đó cần thận trọng. "

Còn BackTooBedlam lại có ý kiến khác:

TQ Bản quyền hình ảnh Weibo
Image caption Ý kiến của Tiểu Miêu

"Người Mỹ coi việc bảo vệ tác quyền và sở hữu trí tuệ là cách để lấy cớ tung ra chiến tranh thương mại. Trung Quốc đã đánh cắp quá nhiều phim, và các tư liệu TV. Chúng ta có thể lên án các trang web Việt Nam, nhưng công bằng mà nói thì người TQ cũng cần nâng cao nhận thức của họ về tác quyền."

Một người có ních là Tiểu Miêu (喵小萌爱撒娇) đặt câu hỏi:

"Vì sao các trang web Việt Nam lại có toàn bộ các tập của phim mà không cần tác quyền? Ai đem cho họ? Hoặc họ đánh cắp bằng cách nào?"

Các câu hỏi mà nhiều fan người Trung Quốc của bộ phim phải trả lời
Image caption Các câu hỏi mà nhiều fan tiếng Trung của bộ phim phải trả lời khi xem "lậu" trên mạng Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn