Về hành trình dọc theo biên giới Trung Quốc – Triều Tiên

Thứ Sáu, 13 Tháng Tư 20188:18 SA(Xem: 5074)
Về hành trình dọc theo biên giới Trung Quốc – Triều Tiên

Qua ống nhòm gắn trên một tòa cao ốc, tôi đi theo hai người phụ nữ đang chầm chậm đi qua cầu từ phía bên kia. Trời rất lạnh và tôi cố gắng lắm mới có thể để ống kính máy ảnh của tôi vào ống nhòm.

Tôi đang ở biên giới Trung Quốc – Triều Tiên cùng với một đối tác của tôi, Sue-Lin Wong, trong một chuyến đi kéo dài một tuần. Những gì chúng tôi thấy trong chuyến đi là cuộc sống nghèo khổ cùng cực đến cả hoạt động kinh tế bí mật ở Triều Tiên. Chúng tôi chứng kiến những hoàn cảnh thực tế mà chưa bao giờ thấy được trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Trên tòa cao ốc, hai khách du lịch nắm tay nhau khi họ nhìn những người phụ nữ Triều Tiên. Họ kéo ra cây gậy chụp hình tự sướng và chụp ảnh với bức tường biên giới Trung – Triều. Ngay sau đó, họ đi xuống vì quá lạnh. Nhưng Sue-Lin Wong và tôi ở lại cho đến khi những ngón tay của tôi hoàn toàn bị đóng băng khi chụp hình. Rồi chúng tôi cũng xuống.

5-21
Phụ nữ Triều Tiên được chụp từ phía biên giới của Trung Quốc, được nhìn thấy từ một điểm quan sát được khách du lịch sử dụng để nhìn vào Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

Trời sắp tối và ánh sáng duy nhất trên cây cầu là từ chân dung các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ở bên Trung Quốc, phía dưới tháp, các lính canh biên giới rất thoải mái, họ đang vui vẻ quay phim. Chúng tôi theo sát những người phụ nữ Triều Tiên, nhưng chúng tôi không biết hướng đi của họ. Vì vậy, chúng tôi đã tìm món thịt nướng Triều Tiên ngon nhất trong thị trấn.

Tôi đã trải qua phần lớn cuộc đời và sự nghiệp của mình giữa các quốc gia, giữa chiến tranh và hoà bình, giữa “chúng tôi và họ” nên biên giới không phải là điều xa lạ với tôi.

Cho dù đó là sa mạc giữa Iran và Afghanistan, cửa ngõ của một khu ngoại giao ở Liên Xô cũ, hoặc là đường biên giới của một thành phố bị bao vây trong các cuộc chiến Balkan đẫm máu, tất cả đều có một điểm chung. Chúng sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc bạn đang tìm kiếm điều gì.

Biên giới Trung – Triều là một ví dụ cực đoan. Không nơi nào trên thế giới có một sự khác biệt về cuộc sống một cách cực kỳ  tương phản như ở hai bên bờ sông hoặc hàng rào tách biệt giữa hai nước Trung Quốc – Triều Tiên.

1-106
Một du khách sử dụng ống nhòm để nhìn qua Triều Tiên từ một tháp được xây dựng ở phía Trung Quốc tại khu vực biên giới giữa Nga (bên trái), Trung Quốc (chính giữa) và Triều Tiên (bên phải) gần thị trấn Hunchun của Trung Quốc, ngày 24/11/2017. (Ảnh: Reuters)

Đối với các phóng viên, biên giới Trung – Triều là điều ly kỳ nhất – nơi không thể xuyên thủng được, mà chỉ có thể liếc nhìn qua khu vực phi quân sự, hoặc hy vọng một người lính đào tẩu nào đó có thể thoát khỏi trong tuyệt vọng. Biên giới biển giữa hai miền Triều Tiên là rất nhiều có tàu quân sự và đôi khi có các cuộc đấu pháo giữa hai bên; xét cho đúng thì vẫn còn có chiến tranh. Biên giới Nga -Triều là ngắn nhất và vẫn còn là một bí ẩn. Nó đứng đầu trong danh sách mà tôi muốn đến. 

Nhưng đường biên giới Trung – Triều dài 1.420 km (880 dặm) là một thử thách thực sự.

Giống như nhiều phóng viên, tôi đã từng ghé thăm các địa điểm trên đó, và có một vài bức hình đã chụp ở đây. Nhưng lần này chúng tôi đã làm những gì chúng tôi muốn – chúng tôi lái xe từ phía Nam về phía Bắc. Trong tám ngày, chúng tôi lái xe qua các chặng đường dài cả trăm cây số nhưng không thấy ai canh gác.

Trên chặng đường, chúng tôi cảm thấy bên phía Triều Tiên được bao phủ trong bóng tối … một cảm giác rất nặng nề. Còn bên phía Trung Quốc … thì lạnh và trống trải. Trong nhiều giờ lái xe, chúng tôi không có gặp ma nào. Nhưng chúng tôi đã thấy những dự án xây dựng dở dang giữa hai quốc gia. Một nửa đập sông chưa hoàn chỉnh, một khu kinh tế không có một bóng người, một cây cầu không có ai qua lại …

Chúng tôi đã lái xe rất gần các hàng rào dây kẽm gai rỉ sét. Tôi cảm thấy mình đã từng nhìn thấy điều gì đó tương tự như những gì tôi đã thấy trong các đô thị nghèo khó tách biệt, ví dụ, vùng nông thôn ở Bosnia.

Ở phía bên Triều Tiên, toàn bộ là bóng tối. Sự im lặng của nó chỉ thỉnh thoảng bị phá vỡ bởi bước chạy của một con chó trên đường đất, hoặc bước chân của một người lính xách thùng nước từ dòng sông giá lạnh. Những linh hồn này – giống như những gì tôi từng nhìn thấy trong các chuyến đi bên ngoài thủ đô Bình Nhưỡng – thường chỉ đơn độc, nhìn chằm chằm trước chân họ, và đang vật lộn với hoàn cảnh.

Lái xe dọc theo những cánh đồng băng giá, đi qua các ngôi làng với ngôi nhà ọp ẹp, nhỏ xíu, bẩn thỉu, tôi hiếm khi thấy mọi người thật sự tương tác với nhau. Nhưng cũng có lần, tôi nhìn thấy hai phụ nữ Triều Tiên đánh nhau, và một lần khác, tôi thấy ba bé gái Triều Tiên chơi đùa cùng nhau trong khi chúng xách nước từ dòng sông về nhà.

2-68
Một người đàn ông Triều Tiên được chụp ảnh từ phía Trung Quốc tại vùng biên giới gần thị trấn Changbai, Trung Quốc, khi ông cưỡi một chiếc xe đạp dọc theo sông Yalu ở thị trấn Hyesan, Triều Tiên, vào ngày 23/11/2017. (Ảnh: Reuters)

Ngay bên ngoài Linjiang (một thị xã Trung Quốc, rất gần biên giới với Triều Tiên), khi con đường bắt đầu uốn khúc quanh những ngọn núi, chúng tôi nhìn thấy một nhóm khoảng 20 người đàn ông mặc những bộ đồ cao su màu cam, trông rất lạ, như thể họ đang ở trong một bộ phim khoa học viễn tưởng rất kỳ quặc nào đó. Chúng tôi dừng lại ngay và tôi đã chuẩn bị ống kính dài nhất mà tôi có, để chụp hình cảnh tượng này.

Người dân địa phương cho biết họ là người Triều Tiên. Tôi thấy các lính canh Triều Tiên đang giám sát chặt chẽ công việc của họ. Khi tôi sốt sắng chụp ảnh, Sue-Lin Wong hỏi về những gì đang xảy ra. Người dân địa phương cho biết họ đang tìm vàng.

Có nhiều chuyên gia và tài liệu về Triều Tiên khẳng định rằng nhiều người Triều Tiên thực sự tìm kiếm vàng trong dòng sông Yalu. Chúng tôi đã hỏi các quan chức Triều Tiên, có tay chân trong đường dây khai thác vàng, về những tuyên bố đối với “Văn phòng 39”, nơi mua sắm hàng xa xỉ cho gia đình lãnh đạo Kim ở Triều Tiên, nhưng họ không trả lời.

Có thể có vàng trong các con suối của Triều Tiên, nhưng ở phía Trung Quốc, thật sự là có một số ngọn đèn cực sáng. Chúng tôi thấy một màn hình video khổng lồ quay về phía Triều Tiên. Trong khi chúng tôi ở đó, màn hình cho thấy các video tuyên truyền của quân đội Trung Quốc và phát sóng các thông điệp cảnh báo cấm bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn đến sự bất ổn dọc theo biên giới Trung – Triều.

Tôi đoán chúng tôi là một cặp vợ chồng kỳ quặc – một phụ nữ Trung Quốc có quốc tịch Úc và một người đàn ông Bosnia – và không có gì ngạc nhiên khi cảnh sát Trung Quốc ngăn chặn chúng tôi tiếp tục ghi hình. Và thế là chúng tôi đã được đưa ra khỏi khu vực ngay lập tức mà không có bàn cãi gì thêm. Đơn giản như thế. Không được phép chụp ảnh.

Vì vậy, một phần biên giới Trung – Triều, một khu vực nghèo khổ, vẫn còn là một điểm đen tối trên bản đồ của chúng tôi. Người ta nói rằng Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở quân sự, để ngăn chặn một dòng người tị nạn Triều Tiên có thể đổ vào quốc gia này, nếu có “một cái gì đó nghiêm trọng xảy ra”.

Thanh Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn