UỐNG NƯỚC CHÈ _ KIÊM ÁI

Thứ Bảy, 19 Tháng Mười Một 20225:22 CH(Xem: 2008)
UỐNG NƯỚC CHÈ _ KIÊM ÁI

uONGcHE
UỐNG NƯỚC CHÈ


 Người ta hái những đọt non của cây trà, đem về lựa lấy những  phần
nhỏ nhứt của đọt, sấy khô rồi ướp hoa sen, hoa sói hoa lài… với một
nghệ thuật phức tạp để dưa ra đủ loại trà, thượng vàng hạ cám, từ trảm
mả trà, ô long trà, cho đến trà sen, trà sói, trà lài… Ngfhệ thuật ướp
trà đã rắc rối,  nghệ thuật pha trà còn kép công hơn nhiều. Và uống
trà cũng là cả một nghệt thuật, cho đến nỗi ở bên Nhựt Bổn người ta
còn có “đạo trà”. Do đó, người uống thường là tao nhân mặc khách, hay
những kẻ nhàn rỗi, giàu có, không phải là dân “lao động vinh quang”,
nhâm nhi một chén trà có khi cả nửa giờ dù được rót trong nhưng chén
nhỏ tựa như mắt trâu.

Khác với trà, nước chè tuy cũng lấy từ cây trà ra, nhưng là những
nhành lá lớn và cọng già sau khi đã ngắt đi mấy lá gần đọt. Chè không
cần phải ướp sấy lôi thôi. Sáng chạy ra vườn cắt mấy nhánh đem rửa
sạch bỏ vào ấm đổ đầy nước, đun sôi, thế là có nước chè uống. Có nơi
người ta bỏ những nhánh  chè vào cối giả nhỏ rồi phơi khô, nước chè
phơi khô có màu đỏ chứ không phải màu xanh. Cách uống chè cũng khác xa
nghệ thuật uống trà, thường là dân lao động, dân nhà quê hay dân đi
đường xa. Sau một lúc cuốc đất làm ruộng hay làm vườn, hoặc đi một đổi
đường xa dưới cái nắng nung người của mùa Hạ, ghé vào quán bên đường,
hay vào nhà rót đầy một tô, nếu nước chè nổi bọt là tốt, ực một hoặc
hai hơi là hết sạch, thế là mát ruột, mát gan.... Khi nào quá khát
khách có thể làm luôn hai tô một lượt rồi cầm chiếc nón phe phẩy ít
cái, nghỉ năm mười phút là có thể tiếp tục công việc hoặc lên đường.
Tôi còn nhớ một câu rao nước chè ở Huế:

“Nước chè xanh vừa lành vừa mát,

                      Một bát mười hai (mười hai tiền một bát). Về mùa
Đông, có được một bát chè nóng uống cũng ấm bụng.Tóm lại, uống chè chủ
nhiều nước, uống nhiều và dành cho người dân lao động. Người ta dùng
cái sự uống nước chè để chỉ những cái gì đượrc làm nhiều lần với lượng
nước lớn.

Sở dĩ tôi phài dài dòngf vcề cách uống nước chè vì tôi đã có lần là
nạn nhân của ba tiếng UỐNG NƯỚC CHÈ. Hồi dó tôi học ở trường công lập
Nguyễn Tri Phương. Huế, nên đến dòng Chúa Cứu Thế xưng tôi cũng gần
hơn là qua nhà thờ Trung Bộ ở Gia Hội. Nhà tôi ở Thành Nội gần cửa Nhà
Đồ. Nhưng dù có ở xa, tôi vẫn đến Dòng đó xưng tôi, vì ở đó, các cha
giải tội rất hay, quyết liệt mà ngọt ngào, trách móc mà khoan hòa, ra
việc đền tội rất nặng ký mà lại dịu dàng và nhứt là tòa giải  tội của
Dòng kín như bưng , hối nhân không thấy ai mà cũng không ai thấy họ.

Tôi tưởng chỉ có mình tôi sính xưng tội Dòng Chúa Cứu Thế, không ngờ
cô bạn từ hồi Tiểu Học cũng cùng sở thích. Y như rằng khi nào tôi đi
Dòng xưng tội cũng thấy nàng. Sau khi chầu Phép Lành chiều thứ Bảy,
chúng tôi, hay nói cho có vẻ thực thà là tôi được đi chung với nàng
một đoạn đường từ Dòng về cầu Tràng Tiền, qua khỏi cầu thì chia tay,
nàng về Bãi Dâu, tôi về Thành Nội.  Sự đời tưởng êm đềm như nước sông
Hương mùa Hạ. Nhưng không, lần đó sắp lễ Giáng Sinh mà tôi bị mấy môn
học hắc búa của kỳ thi Đệ Nhứt lục Cá Nguyệt đến quên mất ngày giờ.
Gần áp lễ tôi mới đạp xe nước rút lên Dòng, giữa đường gặp nàng. Nàng
rũ về Gia Hội xưng tội chứ ở Dòng hết giờ rồi, các cha không giải tội
nữa. Thấy dáng điệu gấp rút của nàng, mồ hôi nhễ nhại, vừa đạp xe vừa
thở dốc, miệng lại lằm bằm như đang xét mình hay đọc kinh Ăn năn tội,
tôi tình nguyện theo nàng. Nàng nói nàng có thể rước lễ được,nhưng vì
là Lễ Trọng, nàng muốn dọn mình sạch sẻ hơn. Tôi tin nàng cho đến khi
nghe người ta nói: con gái nói không là có, nói có là không.

Gia Hội ngày đó có 2 cha, một cha chánh xứ và một cha khách già. Họ
đạo của cha khách gần đó nhưng là vùng xôi đậu, Việt Minh (tiền thân
của Việt Cộng) tìm bắt ngài mấy lần nên ngài lên Gia Hội ở chung với
cha xứ. Con chiên ngài ở đó cũng đông nên ngài thường ngồi Tòa nhiều
hơn cha xứ. Hai đứa đã xét mình sẵn, vừa vào tới là cha khách vừa ra.
Mọi người đang sắp hàng dài dằn dặt bên tòa cha sở, muốn băng qua tòa
cha khách phải băng ngang qua giữa nhà thờ phải quù lạy Mình Thánh
Chúa  đang hiện diện trong nhà Tạm nên không kịp. Nhờ cơ hội bằng vàng
đó mà hai đứa chúng tôi có dịp xưng tội trước.

Ra khỏi nhà thờ, tôi nấn ná ở lại… để chờ mấy tên bạn, luôn thể chờ…
nàng. Một tên bạn hỏi tôi:

-Sao ? Cha có hỏi mi “răng con phạm tội như uống nước chè rứa” không ?

Mới vừa xưng tội ra nên tôi phải gật đầu. Nó không chịu, buộc tôi phải
chấp nhận bằng lời nói, nói thì nói sợ gì: Có cha nói tau phạm tội như
uống nước chè, cha cũng hỏi mi như rứa phải không? Hôm đó mẹ tôi cũng
đi xưng tội và ra một lượt với nàng, hai người cùng nghe câu nói đó
của tôi. Thỉnh thoảng nàng ngạo tôi:

-Anh còn uống nước chè ?

Tôi chỉ cười và hỏi  lại.

-Còn H. có khát nước không?

-Có, nhưng mình chỉ uống nước … lạnh.

Hồi đó, ai cũng nghĩ tôi với nàng “có chi”, nhưng tình thực thì …
chẳng có chi cả, chỉ đơn thuần là bạn, thỉnh thỏang đạp xe chung một
đoạn đường, nói năm ba câu chẳng đâu vào đâu, lứa tuổi 16, 17 còn mộng
mơ chưa tới lúc nói chuyện yêu đương được. Có một lần tôi lấy hết can
đãm ngâm mấy câu thơ của Hoàng Công Khanh cho nàng nghe:

“Vì em là giai nhân,

 Vì anh là thi sĩ
  Cho nên đời nghi kỵHai đứa mình có chi.”

Nàng chỉ mỉm cười và nói: anh là thi sĩ chỉ ngâm thơ ké của người ta.
Riêng mẹ tôi, mỗi khi không thấy tôi rước lễ bà lại nói phạm tội như
uống nước chè mà không lo ăn năn xưng tội rước lễ. Tôi chỉ cúi đầu làm
thinh, vì nếu phàn nàn thì câu tiếp theo sẽ là: “mi là thằng phạm tội
có bằng cấp”.

Nhân dịp cuối năm, tôi ghé nhà cha xứ xin lễ tạ ơn cho gia đình, gặp
lại cha khách cha nhìn tôi và hỏi tôi là ai, tôi trả lời:

-Thưa cha, con làthằng phạm tội như uống nước chè. Ngài à lên một tiếng:

Cha nhớ ra rồi. Cô bạn của con đâu?

-Trí nhớ cha thực tốt.

-Vì hôm đó 2 người cứ nhường nhau làm cha để ý. Cô ấy và con đẹp đôi
lắm. Nhưng chuyện trong tòa giải tội để lại trong tòa nghe con.

-Thưa cha bây giờ có ai nghe đâu, mà con nói chứ cha đâu có nói mà
ngại. Sẵn nhà không có ai, cha cho con xưng tội ở đây được không?

-Được, nếu con đã dọn mình rồi.

Hai cha con uống xong chén trà, tôi quỳ xuống, nghe tội xong cha nói:

-Con có buồn cha không? Thực ra, ai cha cũng nói điều đó để nhắc nhở
họ lowng nhân từ vô biên của Chúa. Ngoài đời, mình chọc giận ai, chưởi
mắng ai một lần, hai lần học có thể tha thứ chứ 3 lần là họ “chém”.
Nhưng với Thiên Chúa thì dù chúng ta xúc phạm nhiều lần như uống nước
chè, nghĩa là nhiều vô số kể với Thiên Chúa mà hễ đến tòa cáo giải là
được tha, có khi con vừa nghĩ đền tội và có ýq hối hận à Chúa đã tha
rồi. Phạm tội như uống nước chè có chi đáng buồn, đáng hỗ thẹn, miễn
là có lòng ăn năn.

Tôi thực ân hận vì nghĩ sai về cha khách, thì ra câu “con phạm tội như
uống nước chè” không phải là lời trách mắng mà là lời an ủi. Hơn nữa,
tôi cũng nghĩ vì ngài già rồi nên xuề xòa, nói lấy có không ngờ câu
nói chứa đựng tình yêu vô biên của Thiên Chúa và lòng  trông cậy cần
có của con người. Tôi nói:

-Con xin lỗi cha, con có tọi.

-Cha không có tội sao?

-Không, con không có ý đó vì từ trước con nghĩ là cha nói câu đó
trong lúc bực tưc khi phải nghe con xưng quá nhiều tội.

-Cũng có khi, nhưng  cha nghĩ lại thì thấy Chúa phải nghe  tất cả tội
lỗi của nhân loại, biết tội cùa nhiều người mà Chúa không bực tức cha
cũng có phần được an ủi.

Tôi cúi đầu xuống và cha đưa tay lên. Chưa bao giờ tôi xưng tội sốt
sắng và cảm thấy tâm hồn thoải mái như lần đó. Từ ngày đó, tôi không
còn e ngại phải xưng tội với cha khách và chas con thân mật hơn. Phần
nàng, thỉnh thoảng cũng phá lệ về Gia Hội xưng tội. cũng vì vậy mà
chúng tôi ít gặp nhau hơn. Mười mấy năm sau, tôi gặp lại nàng ở một
tỉnh miền Hậu Giang, sau câu chuyện xã giao thường lệ, nàng hỏi tôi:

-Anh còn uống nước chè không?

                           - Còn nhiều, nhứt là những lúc… nhớ em. Thế
ông xã của H. có ghiền nước chè không ?

      - Đàn ông, ông nào chẳng ghiền nước chè.

                             - Còn đàn bà?

- Đàn bà nói không là có, nói có là không./-

Kiêm Ái
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn