Một chuyện tình buồn ở Myanmar

Thứ Ba, 09 Tháng Tám 202210:00 SA(Xem: 2169)
Một chuyện tình buồn ở Myanmar
Lương Thái Sỹ

Khởi đầu đẹp cho một kết thúc buồn

Chị 24 tuổi khi bị bỏ tù lần đầu ở Myanmar vì tham gia các cuộc biểu tình chống chế độ độc tài của quân đội (trước khi bà Aung San Suu Kyi trở lại quyền lực). Còn anh 25 tuổi đã qua được một phần ba chặng đường của bản án 20 năm tù vì tội xúi giục sinh viên chống lại chính quyền quân sự tiếm quyền bằng đảo chính. Anh viết thư cho chị trước, nói rằng anh ngưỡng mộ việc chị từ chối ký vào lá thư thề sẽ trung thành với quân đội để đổi lấy tự do. Chị tử tế đáp lại và nói rất thích một bài phát biểu chính trị anh đã đọc trong cuộc biểu tình ở thành phố Yangon.

Họ tán tỉnh nhau qua những bài thơ và những cái nhìn trộm trong những lần gặp tình cờ tại phòng thăm nuôi. Giữa thời gian ở trong và ngoài nhà tù, họ kết hôn và có một con gái. Nilar Thein nói với The Washington Post, mối tình lãng mạn mà chị có với chồng Kyaw Min Yu (biệt danh Ko Jimmy) vẫn tồn tại bất chấp các cuộc đảo chính, cách mạng, những lời dọa giết và có lúc phải xa nhau. Chuyện tình của họ kéo dài 26 năm cho đến tuần trước, khi quân đội Myanmar hành quyết Ko Jimmy cùng với ba nhà hoạt động ủng hộ dân chủ khác. Lúc đó anh 51 tuổi.

GettyImages-1241449499
Một cuộc vận động (bất thành) tại Ý đòi trả tự do cho Ko Jimmy (ảnh: Matteo Nardone/Pacific Press/LightRocket via Getty Images)

Vụ hành quyết, đánh dấu lần đầu tiên trong hơn 30 năm kể từ khi Myanmar dừng án tử hình, đã khiến các nhà hoạt động nhân quyền bàng hoàng, quốc tế lên án và làm leo thang căng thẳng trong cuộc nội chiến đang diễn ra tại Myanmar. Nhưng cái chết của Ko Jimmy, được công bố trên một tờ báo nhà nước, cũng cắt đứt câu chuyện tình trải dài hàng thập niên xung đột chính trị cùng với sự sụp đổ và dòng chảy của nền dân chủ đang chùn bước. “Ko Jimmy là đồng đội của tôi, lãnh đạo của tôi, chồng tôi – Thein, 50 tuổi, nói vào tuần trước, từ Myanmar, nơi chị đang ẩn náu ở một địa điểm không được tiết lộ – Đối với con gái chúng tôi, trên tất cả, anh ấy là một người cha tuyệt vời. Chế độ này đã làm gì với sự tàn bạo này? Trường hợp của Ko Jimmy chỉ là một trong rất nhiều trường hợp”.

Trong một chế độ tàn ác

Từng được xem là một điển hình của tiến bộ dân chủ, Myanmar đã rơi vào khủng hoảng trở lại kể từ khi quân đội cướp chính quyền lần nữa vào Tháng Hai 2021. Các nhà hoạt động kỳ cựu giúp chuyển sang giai đoạn tự do dân chủ ngắn ngủi của đất nước dưới thời người đoạt giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi lại phải đi trốn hoặc phải ngồi sau song sắt. Hơn một ngàn người đã bị bắt trong hai năm qua và ít nhất một trăm người đã bị kết án tử hình trong các phiên xử kín vô pháp; theo Assistance Association for Political Prisoners (AAPP-Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị), một tổ chức phi lợi nhuận của Myanmar.

76 trong những người có án tử hình đang bị quân đội giam giữ (số khác bị xử vắng mặt) phần lớn là người trẻ tham gia các cuộc biểu tình chống độc tài quân sự. Ban lãnh đạo Junta (Hội đồng quân sự cầm quyền) đã phát lệnh truy nã Ko Jimmy, một trong những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng nhất của Myanmar, vài tuần sau khi họ lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ. Thein cho biết chồng chị bị khép tội “Đe dọa cuộc sống yên bình của cộng đồng” vì những lời chỉ trích của anh đối với quân đội. Ko Jimmy trốn thoát cho đến Tháng Mười thì bị bắt.

Tháng Sáu, chính quyền thông báo họ đã ấn định ngày hành quyết anh cùng với Phyo Zeya Thaw, một Cựu nghị sỹ Quốc hội và hai người khác, Hla Myo Aung và Aung Thura Zaw. Các cơ quan quốc tế, chính phủ phương Tây và các nhóm nhân quyền kêu gọi quân đội Myanmar kiềm chế. Nhưng tất cả đều rơi vào lỗ tai điếc.

GettyImages-1242119556
Biểu tình tại Thái Lan lên án chế độ quân phiệt Myanmar tử hình Ko Jimmy (trái) và Phyo Zeya Thaw (phải) – ảnh: Peerapon Boonyakiat/SOPA Images/LightRocket via Getty Images

Cái chết được báo trước

Thein nhớ lại, lần đầu tiên chị nhìn thoáng qua người chồng tương lai của mình khi cả hai đều mới ở tuổi teen. Đó là một buổi chiều sáng và ẩm ướt bên ngoài trụ sở một đảng chính trị ở trung tâm thành phố Yangon. Ko Jimmy đứng cạnh Suu Kyi. Thein ngồi trên khán đài, mặc đồng phục học sinh màu xanh lá cây và trắng. “Tôi thực sự thích bài phát biểu của anh ấy – chị nói với nụ cười – Tận tâm và rõ ràng, đúng phong cách của một lãnh đạo”. Ko Jimmy bị bắt ngay sau ngày hôm đó.

Thein không biết tin tức về anh cho đến khi chị cũng bị bắt vào tù và nhận được  lá thư đầu tiên của anh được chuyển đến thông qua một mạng lưới tù nhân cùng chính kiến. Hơn chín năm sau và hàng trăm lá thư, anh kể cho chị nghe về nơi anh lớn lên, gần một cái hồ lớn ở vùng đồi núi Shan Hills, và về “câu lạc bộ sách cấm” do anh tổ chức từ phòng giam của mình. Anh viết tặng chị những bài thơ hậu hiện đại, theo thể thơ tự do mà chị chưa từng biết trước đây, và dạy chị làm thơ.

Một ngày nọ, anh nài nỉ cai ngục cho chị gặp trực tiếp để anh có thể mang thuốc, thức ăn, sách cho chị và… hỏi cưới chị! Năm 2005, sau khi ra tù sớm, hai người kết hôn, có một con gái tên Sunshine. Nhưng khi Sunshine được bốn tháng thì Ko Jimmy lại bị bắt. Thein trốn bằng cách nhảy từ căn hộ tồi tàn này sang căn hộ tồi tàn khác cùng với đứa con sơ sinh. Nhưng vài tháng sau, an ninh tìm thấy và bắt giữ chị, tách chị khỏi con gái mình.

GettyImages-1242119573
Một cuộc biểu tình trước Sứ quán Myanmar tại Bangkok, Thái Lan vào cuối Tháng Bảy 2022 (ảnh: Peerapon Boonyakiat/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Năm 2012, cả Thein và Ko Jimmy đều được trả tự do cùng với các cựu chiến binh của phong trào hoạt động sinh viên năm 1988, một chiến dịch toàn quốc chống lại quân đội trong thập niên 1990; đánh dấu sự khởi đầu của khoảng thời gian tự do dài nhất bên nhau của hai người. Năm tháng trôi qua, họ bắt đầu khao khát một cuộc sống bình yên hơn, muốn có nhiều thời gian hơn dành cho con gái, để đọc và làm thơ.

Sau cuộc bầu cử năm 2020, khi Liên đoàn Dân chủ Quốc gia của bà Suu Kyi giành chiến thắng, hai người đồng ý tạm chia tay trong không khí chính trị mới. Nhưng cuộc sống của hai người chỉ mới bắt đầu ổn định thì quân đội lại tiếm quyền. Tháng Ba 2021, Thein đang làm tình nguyện tại một phòng khám Covid-19 dành cho các nhà sư Phật giáo thì Ko Jimmy đến thăm chị. Lúc đó căng thẳng giữa quân đội và chính phủ dân sự đang xấu dần.

Chỉ vài ngày trước đó, một cô gái 19 tuổi bị bắn vào đầu khi tham gia một cuộc biểu tình ở thành phố Mandalay. Ko Jimmy nói với vợ tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn và họ đồng ý không rời Myanmar mà ở lại, như họ vẫn làm và tiếp tục chiến đấu. Họ cũng thực hiện một thỏa thuận ngầm. Thein kể: “Nếu chúng tôi bị bắt, chúng tôi sẽ cố gắng chết bằng cách tự sát trước khi bị tra tấn”. Đôi vợ chồng nói rằng đây sẽ là cuộc biểu tình cuối cùng của họ chống lại quân đội. “Khi số người chết ở Myanmar tăng cao và nhìn thấy vợ của một người lính bị kẹt giữa những người biểu tình và quân đội, Ko Jimmy nói với tôi: Hãy nhìn xem, những người rất trẻ này còn chấp nhận hy sinh mạng sống. Anh đã sống hơn 50 năm, như thế là quá đủ! Anh không sợ chết!”.

Cái chết của Ko Jimmy một lần nữa cho thấy, tại những nước độc tài tàn ác như Myanmar nói riêng hay như Trung Quốc và Việt Nam, luôn có những tấm gương đáng kính phục và tôn vinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 12 Tháng Mười Hai 20176:00 CH
Miền trung Việt Nam là một dải đất hẹp, một bên là núi, một bên là biển, có nơi, núi lấn sát biển đến độ đường quốc lộ phải chạy
Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Hai 20174:48 CH
(HNPD) "Đêm nay chúng ta sẽ có một Lễ Giáng Sinh đặc biệt." Tôi hỏi " Ở đâu Cha ?". Cha trả lời " Ở bên cạnh cầu tiêu, trong góc tối...
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Em nói rồi, không dễ dàng đâu, không phải là không dễ dàng cho em bắt đầu kể anh nghe, mà là thật sự khó khăn để anh có thể chấp nhận một sự thật, rằng, câu chuyện về phần đời
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20179:00 SA
Mưa và sấm sét gầm gừ ngoài cửa sổ. Trong nhà lại bị cúp điện, wifi tắt ngúm. Mất mạng kéo theo mọi công việc dang dở trên laptop cũng tắt ngúm.
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 20177:02 CH
(HNPD) tưng bừng hoa lá cành bàn chuyện …hình ảnh, mầu sắc, âm thanh…cả mùi vị của cuộc tranh cử tổng thống Hoa kỳ 2016. Ở giai đoạn mở đầu, ta kêu là bầu cử sơ bộ (primary election). thật là không giống ai, chẳng theo …sách vở nào hết trơn, xưa nay có thấy như rứa bao giờ đâu.
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 20179:00 SA
Dương Ngọc Ánh - Thực sự càng vào tuổi già chàng càng “ ngớ ngẫn” và hay quên. Ngày xưa khi chàng còn trai trẻ thì có lẽ có “hạnh kiểm” hơn trong những ngày tháng muộn màng.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20174:17 SA
Tôi chưa hề nghe ai nói “yêu muốn khóc” bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là… yêu quá là yêu. Yêu đến như thế là quá mê đắm, quá si tình.
Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một 20179:13 CH
Vào một buổi trưa thượng tuần tháng 5, khi qua con đường Phan Đình Phùng, tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng cảm động và vô cùng thương xó
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Khi sang đây, thời gian đầu tôi xin được việc làm với đồng lương khá cao: Chùi rửa, thay bao rác, quét dọn vệ sinh trong một cao ốc có bốn tầng lầu. Từ chín giờ tối tới hai giờ sáng. Địa điểm khá xa
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20175:54 CH
(HNPD)Thế hệ của Cha tôi cũng nhiều gian truân, điêu đứng không khác nhiều so với thế hệ của chính tôi (năm nay 2016, cũng đã 85 tuổi).