MX Mai Văn Tấn

mx-MaiVanTan-01

Lợi dụng Quân Đội Hoa Kỳ cùng Đồng Minh rút quân và Việt Nam hoá chiến tranh (Thời Tổng Thống Richard Nixon ). Ngày 29 tháng 3 năm 1972, Quân Đội Cộng Sản Bắc Việt mở chiến dịch Nguyễn Huệ xâm nhập VNCH với ba diện tấn công quy mô.
1- Vượt vùng Phi quân sự ( DMZ) tiến chiếm tỉnh Quảng Trị.
2- Dùng Cam Bốt làm bàn đạp tiến chiếm Bình Long, An Lộc.
3- Lợi dụng khu vực rừng núi Tây Nguyên đánh chiếm Kontum.

Trong khu vực trách nhiệm của Lữ Đoàn 258/TQLC. Chúng tôi xin ghi lại diễn tiến hành quân vùng dịa đầu giới tuyến.
Qua hơn 30 năm qua, đã đọc được nhiều bài viết về trận đánh này như:
– “Thần Ưng xé xác xe tăng Địch “ của Đại Tá Phạm Văn Chung Tỉnh Trưởng tỉnh Quảng Nam.
– “Công Sản Bắc Việt Xâm Lăng” của Trung Tá Trần Văn Hiển Trưởng Phòng 3 SĐ/TQLC.
– “Thủy quân Lục chiến VN trong mùa Hè đỏ lửa” của tác giả Hoàng Xuân Trường.
– “The Easter Offensive” của Trung Tá TQLC Hoa Kỳ G.H Turley trong đoàn Cố Vấn Sư Đoàn TQLC.

Đây là cuộc hành quân với nhiều đơn vị tăng phái và cơ hữu tham chiến như: Chi Đoàn 2/20 thuộc thiết đoàn 20/CX M48, những phi tuần A1 và A 37 của không quân VN, không quân Hoa Kỳ, TĐ3 Pháo Binh 105 ly TQLC, Đại Đội Công Binh của Tiều Đoàn Công Binh TQLC, TĐ1, TĐ3 và TĐ6 TQLC.

Cũng là cuộc hành quân đầu tiên vùng giới tuyến có chiến xa địch tham chiến và ta đã bắn hạ nhiều chiến xa địch. Chúng tôi muốn đóng góp phần nào để làm sáng tỏ thêm với các tác giả kể trên mục đích trung thực hóa những việc đã xẩy ra với phuơng châm “Sự thật hãy trả lại cho Lịch sử”. Tô điểm thêm nét hào hùng trung thực của Quân sử VNCH và Chiến sử TQLC. Để những thế hệ sau biết rằng cha ông họ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ tự do cho miền Nam Viêt Nam. Chiến đấu đến giờ phút cuối cùng, mặc cho Đồng Minh quay lưng.

tru-NVTam
Đại Úy Nguyễn Văn Tâm

Đầu tháng 4 năm 72, ở vùng địa đầu giới tuyến, một số căn cứ Hỏa lực đã bị Cộng sản chiếm đóng, thất thoát 36 đại bác 105 ly, 08 đại bác 155 ly, 4 đại bác 175 ly, các đơn vị đã bỏ lại sau khi di tản khỏi căn cứ. Trung Đoàn 56 thuộc SĐ3/BB đóng tại căn cứ Tân Lâm ( Caroll ) đã đầu hàng vào lúc 14giờ 30 ngày 2 tháng 4 năm 72 ( Trung Tá Phạm Văn Đính, Trung Đoàn Trưởng ) trong đó có 1 pháo đội 105 ly của TĐ1/PB/TQLC (Đại Úy Nguyễn Văn Tâm, Pháo Đội Trưởng) tăng phái cho Trung Đoàn 56 cũng phải chịu chung số phận ngoài ý muốn.
Áp lực địch rất nặng nề gồm các SĐ 308, 304 và 2 Trung đoàn CX, 1 Trung Đoàn Pháo.

Vùng trách nhiệm của LĐ 258/TQLC.

Ngày 1 tháng 4 năm 1972, BTL/SĐ3/BB di chuyển về Cổ Thành Đinh Công Tráng (Tiểu Khu Quảng Trị ) cách Ái Tử khoảng 6 Km về hướng Nam để tránh tầm pháo kích của Địch.
BCH/LĐ258 TQLC được lệnh di chuyển từ căn cứ Nancy đến Ái Tử thay thế BTL/SĐ3/BB. Địch pháo kích hàng trăm đại bác 130 ly trong khi BCH/LĐ/258/TQLC di chuyển vào căn cứ Ái Tử. Khói bay mịt mù trong căn cứ lẫn mùi xe cháy, mùi xăng cùng với những tiếng nổ nhức óc. TTHQ tuy bị pháo kích nhưng quá kiên cố nên rất an toàn. Nóc được phủ bằng lớp bao cát dầy khoảng 8m-10m nên chịu được sức pháo các loại. Vùng trách nhiệm của Lữ Đoàn gồm phiá Tây và Bắc tỉnh Quảng Trị ( Phiá Nam cầu Đông Hà là ranh giới )

Phối trí lực lượng
Các đơn vị thuộc quyền chỉ huy của LĐ258/TQLC. gồm TĐ1 + TĐ3 + TĐ6 TQLC. TĐ3 PB/TQLC, Đại Đội Công Binh TQLC, và được tăng phái Chi Đoàn 2/20 CX M48 của Thiết Đoàn 20 CX.
Ngày 30 tháng 3 năm 1972
– TĐ3 TQLC ( Thiếu Tá Lê Bá Bình TĐT) di chuyển từ căn cứ Nancy về Đông Hà lập 1 tuyến cản địch dọc theo phiá Nam cầu Đông Hà phối hợp với Thiết Đoàn 20 CX ( Trung Tá Lý Thiết Đoàn Trưởng chỉ huy tổng quát). Phiá Bắc cầu Đông Hà đặt 1 toán tiền sát để quan sát tình hình địch.
– TĐ6 TQLC ( Thiếu Tá Đỗ Hữu Tùng TĐT đã được tăng phái cho BTL/SĐ3 BB từ trước khi BCH/LĐ 258 đến Ái Tử. TĐ6 trách nhiệm phòng thủ căn cứ Ái Tử và bảo vệ BTL/SĐ3/BB
– TĐ1 ( Thiếu Tá Nguyễn Đăng Tống TĐT) Trừ bị cho LĐ, đơn vị phối trí ở phiá Bắc căn cứ Ái Tử.
– TĐ3 PB/TQLC trách nhiệm yểm trợ trực tiếp các đơn vị.

Chiến thắng Đông Hà.
Trong đêm 1 rạng 2 tháng 4/72, Trung Đoàn 51/SĐ3 /BB di tản chiến thuật về phiá Nam Đông Hà, VC đuổi theo trong tình trạng hổn độn cả dân và VC mặc quân phục BB giả dạng trà trộn. Toán tiền sát của TĐ3 TQLC ( Bắc cầu Đông Hà ) báo cáo có xe vận tải chở BB địch và đoàn chiến xa địch khoảng 20 chiếc dẫn đầu 1 T54 và 1 PT76

TĐ3/TQLCvà TĐ20CX(-) báo động sẵn sàng chiến đấu
Đến gần đầu cầu chiếc T54 bị trúng dạn CCX M72 và đạn đại bác 90 ly của TĐ20CX M48 nằm tại chỗ, chiếc PT76 lách sang 1 bên tiến lên để mở đường cho đoàn xe phiá sau nhưng cũng bị TĐ3/TQLC và TĐ20 CX M48 bắn hạ nằm song song với chiếc T54. Tất cà đoàn xe và chiến xa địch dừng lại tản ra 2 bên đường. TĐ3 TQLC yêu cầu LĐ cho hỏa lực yểm trợ. TĐ3/PB/ TQLC, Hải pháo của Hoa kỳ và các phi tuần phản lực của Không quân VN tất cả hoả lực tấn công vào đoàn xe BB và Chiến xa địch
Lực lượng BB của CSBV và đoàn chiến xa bị tiêu diệt số còn lại lẩn vào các làng mạc lân cận. TĐ3 TQLC và TĐ20 CX được yểm trợ hỏa lực chính xác của TĐ3/PB/TQLC. Hải pháo và các phi tuần oanh kích đã đẩy lui VC đơn vị cấp Sư Đoàn có chiến xa tùng thiết với ý định tiến qua cầu Đông Hà để tiến chiếm tỉnh Quảng trị. Hàng trăm lính CS Bắc Việt và 20 CX bị tiêu diệt.

Sau 7 ngày quần thảo với lực lượng địch cấp Sư Đoàn và Trung đoàn chiến xa ( Tin tình báo cho biết là SĐ 308 và Trung Đoàn 202 CX )

ripley-dongha-bridge
Đại Úy Ripley dùng chất nổ phá cầu Đông Hà

Khu vực phiá Bắc cầu Đông Hà, quân số tham chiến của TĐ3 từ 700 thiệt hại trên 200. TĐ3 tịch thu được 2 dàn hoả tiễn AT3 của CS do Liên sô chế tạo. Để tiêu diệt CX địch TĐ3 xử dụng M72 CCX, đại bác 90 ly của chiến xa M48, đại bác 105 ly do đơn vị BB của ta bỏ lại bắn trực xạ. Sau đó cầu Đông Hà được lệnh phá sập để ngăn đường tiến quân của địch. Toán CB của SĐ3 BB cùng với cố vấn Mỹ có nhiệm vụ thi hành nhưng họ không hoàn thành được nhiệm vụ. Đại Úy Ripley cố vấn TĐ3 và một số binh sĩ TĐ3 dùng số chất nổ của CB/SĐ3 để lại trong sự cố gắng vượt bực để phá sập cầu Đông Hà.

Ngày 8 tháng 4 năm 72, BCH/LĐ điều động TĐ3 về phòng thủ căn cứ Ái Tử thay thế TĐ6/TQLC. Khu vực trách nhiệm của TĐ3 bàn giao lại cho Liên Đoàn 5 BĐQ ( Trung Tá Lê Minh Hồng Liên Đoàn Trưởng )
TĐ6 được điều động phòng thủ phiá Tây khoảng 6 Km từ căn cứ Ái Tử và chiếm giữ căn cứ Phượng Hoàng ( Pedro), thay thế cho 1 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân.

Chiến Thắng Phượng Hoàng.
Căn cứ Phượng Hoàng ( Pedro ) như 1 tiền đồn ngăn chặn sự tiến quân của địch từ thung lũng Ba Lòng ( VC từng gọi là chiến khu Ba lòng ) cách căn cứ Ái Tử khoảng 6 Km về phiá Tây. BCH/LĐ tăng cường cho TĐ6 một xe ủi đất để tổ chức phòng thủ.
TĐ6 (-) ở vị trí cao cách căn cứ Phượng Hoàng 1 Km về hướng Bắc. Cánh B TĐ6 ( 2 ĐĐ)( Đại Úy Nguyễn Văn Sử TĐP) bố trí hướng Đông Nam cách căn cứ Phượng Hoàng 1 Km. 1 ĐĐ phòng thủ căn cứ Phượng Hoàng. Phối trí quân của TĐ6 tránh thiệt hại và tổn thất cho TĐ khi địch pháo kích vào căn cứ Phượng Hoàng vì thế 2 Sĩ quan cố vấn TĐ6 ở với TĐ6 (-).
Theo tin tình báo, tình hình Địch rất nặng nề có khả năng tấn công có chiến xa ( Trung Đoàn 203 ) và pháo yểm trợ.
Chiều ngày 8 tháng 4 năm 72, Trung Tá LĐT tăng phái 1 đơn vị công binh gồm CB/TQLC và CB của Quân Đoàn cho TĐ1/TQLC để đặt một bãi mìn CCX. Hơn 500 quả mìn được đặt trên đường từ hướng Tây Nam dẫn vào căn cứ Ái Tử để chặn đường tiến quân của CX địch. BCH/LĐ và cố vấn Mỹ đã phối hợp hoả lực yểm trợ chu đáo, để ý đến những đường tiến sát. Sẵn sàng các yếu tố hoả lực khi cần tác xạ ngay.
Đêm 8 rạng 9 tháng 4 VC pháo kích rải rác suốt đêm vào khu vực TĐ6, có cả đại bác không giật
Lúc 6giờ 30 sáng, TĐ6 báo cáo về LĐ đich tấn công và TĐ6 đã sẵn sàng chiến đấu.
Lực lương Pháo của CSBV chắc không đủ để pháo cùng một lúc vào căn cứ Phượng hoàng và căn cứ Ái Tử, thành thử khi chúng tấn công vào TĐ6 và căn cứ Phượng Hoàng BCH/LĐ không bị pháo kích. Sau đó TĐ6 và cố vấn Mỹ phát giác có tiếng máy nổ của chiến xa địch. TĐ6 chỉ được trang bị M72 CCX cho từng cá nhân. TĐ3/PB/TQLC( Thiếu Tá Trần Thiện Hiệu TĐT ) đã yểm trợ thật chính xác và hữu hiệu. Trận mưa pháo bằng đạn nổ chụp của TĐ3/PB đã phá vỡ đội hình của lực lương BB tùng thiết của VC. Không biết vì lý do gì 2CX dẫn đầu đi cách xa với đoàn chiến xa sau có BB tùng thiết của VC tiến gần hàng rào phòng thủ của căn cứ Ái Tử. Đụng phải bãi mìn CCX phát nổ nên 2CX phải dừng lại không tiến được vào căn cứ Ái Tử. Trung Tá Lữ Đoàn Trưởng ra khỏi TTHQ để lệnh thẳng cho Đại Úy Chi Đoàn Trưởng chiến xa M48 (Đại Úy Hà Mai Khuê ) dàn đội hình tiến quân để cản chiến xa địch. Trong khi đó Trung Tá LĐP (Đỗ Đình Vượng ) bình tĩnh điều động các đơn vị tại TTHQ. Lực lượng địch có khoảng 30 CX tham chiến, ½ số này đã bị mìn và PB tiêu diệt. Mấy phi tuần F4 của TQLC/HK có đến yểm trợ nhưng vì thời tiết xấu nên trở ngại phải rời vùng Thời tiết quang đãng dần, nên không quân VN yểm trợ rất hữu hiệu và chính xác tiêu diệt chiến xa địch. Trong lúc các phi công hăng xay diệt chiến xa địch, khoảng 10 giờ sáng 1 chiếc A1 bị phòng không 23 ly từ chiến xa địch bắn hạ. Đại Úy Phi công Trần Thế Vinh hy sinh. Nhưng không tìm được xác mặc dù TĐ1/TQLC được lệnh cố gắng tìm.
Địch tiến quân bằng 2 cánh:
– 1 tiến chiếm căn cứ Phượng Hoàng TĐ6/TQLC
– 2 tiến chiếm căn cứ Ái Tử nơi BCH/Lữ Đoàn. Tuy nhiên nhờ sự yểm trợ hữu hiệu của TĐ3/PB/TQLC, không quân VN và bãi Mìn CCX, chiến xa địch bị tiêu diệt và BB tùng thiết của địch bị tan rã đội hình vì đạn nổ chụp của pháo binh.
Đến lúc này chi đoàn 2/20 CX M48 vẫn chưa xuất phát đội hình ngăn chặn chiến xa địch mặc dầu Trung Tá LĐT đã ra ngoài TTHQ ra lệnh thẳng cho Chi Đoàn Trưởng

Kế hoạch phản công
Trong khi 2 chiến xa địch bị mìn CCX chặn đứng sự tiến quân của CS, Trung tá LĐT xử dụng cánh B/TĐ1 gồm 2 ĐĐ + 1 chi đoàn Thiết Quân Vận M113 (Đại Úy Đoàn Đức Nghi TĐP chỉ huy ) tăng phái 8 CX M48 của chi đoàn 2/20 CX làm lực lương phản công , có Đại Úy Lawerence Livingston cố vấn trưởng TĐ1 đi cùng.( Trận tái chiếm Thị Xã và Cổ Thành thì Đại Úy Livingston làm cố vấn trưởng cho TĐ2 Trâu Điên., sau này về Mỹ ông lên cấp Thiếu Tướng ( Maj Gen ) )
Lưc lương phản công xuất phát từ Ái Tử hướng về Phượng Hoàng. Thiếu Tá TĐT/TĐ6 tái phối trí với 2 ĐĐ để tăng cường yểm trợ cho cánh B /TĐ1/TQLC. TĐ3 pháo binh TQLC bắn chặn đường rút lui của địch. Chúng tháo lui chạy về hướng Tây Nam bỏ lại xác chết và thương binh.( Tài liệu từ tù binh bị bắt cho biết Địch thuộc Trung Đoàn 66 Sư Đoàn 304 và trung Đoàn 203 CX ) Số chiến xa còn lại làm mục tiêu cho không quân VN, pháo binh và đại bác 90 của CX M48 M72 CCX của TĐ6 (-) và cánh B TĐ1/TQLC. Hai chiếc chiến xa (1 T54 và 1 T59) 1 chiếc bị mìn hư hại nhẹ, một chiếc còn nguyên vẹn, VC trên chiến xa đã bỏ chạy. Chi Đoàn 2/20 được lệnh của Trung Tá LĐT kéo về Ái Tử. đậu trước TTHQ. Chiếc còn nguyên vẹn và còn chạy được thì được đem về Huế để triển lãm cho dân chúng xem chiến lợi phẩm của LĐ/258/TQLC. Sau thời gian triển lãm ở Huế chiếc chiến xa này được đưa về Saigon triển lãm trước Toà Đô Chính. Sau đó QLVNCH tặng cho Quân Đội Hoa Kỳ. Vì trong cuộc chiến tranh Triều Tiên Quân Đội Hoa Kỳ cũng muốn có 1 chiếc để nghiên cứu nhưng không có cơ hội.

Cuộc chiến trong khu vực căn cứ Phượng Hoàng đã lắng dịu, nhưng khu vực trách nhiệm của LĐ vẫn còn các hoạt đông của những đơn vị địch, ngày 12 tháng 4 năm 1972 cánh B /TĐ1 được điều động trở về khu vực Ái Tử để sát nhập lại với TĐ. Khi còn cách căn cứ Ái Tử khoảng 2 cây số, phát hiện đơn vị VC đang đào giao thông hào. Mục đích là để bất ngờ tấn công đơn vị này khi về gần đến Ái Tử. Được sự yểm trợ hữu hiệu của chi đoàn M113 và pháo binh, cánh B/TĐ1 đã đánh tan lực lượng phục kích của VC ( Đại Úy Nghi đã tử thương vì loạt đạn đại liên 50 đầu tiên, quân ta làm chủ tình hình, trên 200 VC đã bị giết trong trận này, đơn vị này mới từ bên kia vĩ tuyến 17 vào, vũ khí quân trang quân đụng còn mới nguyên. Đây là trận đánh đầu tiên với chiến thuật “ Pháo + Xa + BB “ của địch. TĐ6 TQLC đã xử dụng hữu hiệu M72 CCX trang bị cho cá nhân làm cho tinh thần binh sĩ tin tưởng, nâng cao tinh thần chiến đấu các đơn vị TQLC.
BTTM/TC/CTCT đã gửi văn thư cho các đơn vị trong QLVNCH về hữu hiệu của M72 CCX để nâng cao tinh thần binh sĩ và tưởng thưởng 30 ngàn đồng cho 1 chiếc CX bị bắn hạ. BCH/LĐ/258 TQLC đã báo cáo 30 chiến xa bị loại ra khỏi vòng chiến do Mìn và các đơn vị bắn hạ tại khu vực Ái Tử và Phượng Hoàng ngày 9 tháng 4 năm 72 cho TĐ6 và TĐ3 Pháo binh, và 20 CX tại Bắc cầu Đông Hà cho TĐ3 và Thiết Đoàn 20 CX M48. để các đơn vị có ngân khoản tưởng thưởng cho các quân nhân hữu công và ủy lạo các thương binh và gia đình tử sĩ.

Ngày 29 tháng 4 năm 1972, LĐ/258/TQLC rời vùng trách nhiệm, bàn giao lại cho LĐ/ 147/TQLC ( Trung Tá Nguyễn Năng Bảo LĐT). BCH/LĐ cùng TĐ3+TĐ6 và TĐ3/PB/TQLC di chuyển về thành nội Huế dưỡng quân. TĐ1 ở lại đặt thuộc quyền chỉ huy của LĐ/147/TQLC
Chiến thắng trong cuộc HQ Sóng Thần 4/72 của LĐ/258/TQLC đã làm cho CSBV phải suy nghĩ vì đã bị TQLCVN đánh bại, mặc dầu quân BV đông hơn được khối CS trang bị vũ khí tối tân hơn và lại có một hậu phương rất gần. Mặc dù CSBV đã bắt tay với chính quyền Hoa Kỳ trong khi Quân Đội Hoa Kỳ và Đồng minh đã quay lưng. Những diễn biến chính trị không làm QLVNCH xuống tinh thần, ngược lại càng chiến đấu quyết liệt.

Đại úy Ripley Cố vấn trưởng TĐ3 trong trận Đồng Hà chứng kiến về gương chiến đấu anh dũng của quân nhân TĐ như sau
Captain Ripley told a story of the unbelievable fortitude of a young Marine private who had been wounded seven times in four days.He was the same marine I had seen two days before with a serious shrapnel wound in the upper back. Now he was holbling along with his arm around a wounded comrade attempting to move his friend to safety. Both would be dead at day’s end ( Easter offensive Chapter 15 trang 233 )

Tạm dịch:
Đại Úy Ripley đã kể câu chuyện khó tin nhưng đã thật sự xẩy ra như sau: môt binh sĩ trẻ thuộc TĐ3/TQLC đã bị thương 7 lần trong 4 ngày. Hai ngày trước ông ta thấy vết thương sau bả vai, máu còn đang chẩy mà anh ta còn cố gắng di chuyển 1 người bạn bị thương đến chỗ an toàn nhưng cả 2 đã bị chết cùng ngày hôm ấy.

Cũng như Đại Úy Cố Vấn Al Nettleingham đã quan sát kế hoạch hành quân của BCH/Lữ Đoàn 258 ở TTHQ. Ông ta có nhận xét như sau :
I think the whole credit for repulsing the attack belongs to Colonel Dinh.He had his finger on the situation at all times. He knew what assets he had available and then committed them at the crucial moments. He’s commander in the full sense of the word. His subordinate commanders had great confidence on him, in his judgment. The man presented the best example of decisiveness and military skill that I’ve seen.
( Easter offensive Chapter 15 page 239 ) “ First Bluejacket Books printing.1995

Tạm dịch:
Đại Úy Al Nettleingham đã quan sát kế hoạch phản công của Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 ở TTHQ. Ông ta nhận xét về Trung Tá Định LĐT như sau: Cuộc phản công do công lao của Lữ Đoàn Trưởng rất nhiều. Thuộc cấp đặt hết lòng tin tưởng vào ông và về sự phán xét của ông. Ông ta biều hiện tốt nhất về quyết định và hành động quân sự mà tôi chưa từng gặp ( Chứng kiến )

Tóm lại với tinh thần chiến đấu rất cao của các Tiểu Đoàn với sự chỉ huy các cấp sáng suốt và đúng mức với sự làm việc của tất cà quân nhân không biết mệt mỏi đã tạo nên chiến thắng vẻ vang.

Ngày hôm nay ngồi viết lại trận chiến này để thế hệ mai sau biết rằng cha ông của họ đã chiến đấu rất kiên cường để bảo vệ miền Nam thân yêu và sự hy sinh vô bờ bến cho Độc lập Tự Do ở miền Nam Việt Nam. Nhưng vì thế cờ chính trị, một Quân Lực hùng mạnh phải tan rã thật đáng sót xa. Một bài học thật đáng giá cho tất cả Quân Dân Cán Chính của mìền Nam Việt Nam nói riêng và một nỗi buồn cho những Quốc Gia nhược tiểu sống còn nhờ vào sự viện trợ của cường quốc nói chung. Đánh tan mọi luận điệu sai lầm về QLVNCH của những kẻ phản chiến ở chính trường Hoa Kỳ về cuộc chiến cùa nhân dân miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt.