MÙA HÈ ĐỎ LỬA NĂM 1972 : CHARLIE – DELTA – DAKTO – TÂN CẢNH NHỮNG ANH HÙNG Ở LẠI VỚI NÚI RỪNG ĐẤT MẸ.

Chủ Nhật, 25 Tháng Bảy 20214:43 CH(Xem: 3191)
MÙA HÈ ĐỎ LỬA NĂM 1972 : CHARLIE – DELTA – DAKTO – TÂN CẢNH NHỮNG ANH HÙNG Ở LẠI VỚI NÚI RỪNG ĐẤT MẸ.
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972: Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, 'Người Ở Lại Charlie'

Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù.

Hai căn cứ Charlie và Delta, nằm trong tuyến phòng thủ gồm nhiều cứ điểm của Quân Đoàn II Quân Lực VNCH ở phía Tây Sông Pôkô và Quốc Lộ 14, là những mục tiêu bị Cộng quân tấn công đầu tiên trên đường tiến công của họ về hướng Tân Cảnh, Dakto và thị xã Kon Tum, một trong ba mặt trận lớn trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Trận đánh quyết định tại Đồi Charlie diễn ra từ ngày 11 đến 14 Tháng Tư, 1972 ,khi đó Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù (Tiểu Đoàn 11ND- Song Kiếm Trấn Ải), và Thiếu Tá Lê Văn Mễ, tiểu đoàn phó trấn thủ căn cứ .
Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù đóng tại làng Võ Định, cạnh Quốc Lộ 14, giữa khoảng Kon Tum và Dakto. Các đơn vị trực thuộc được bố trí tại các cao điểm trên Dãy Rocket Ridge về phía Tây quốc lộ 14, với các căn cứ Alpha, Yankee, Charlie, Delta, Hotel… Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù dưới quyền Trung Tá Nguyễn Đình Bảo trấn đóng căn cứ Charlie, gồm các cao điểm 960, 1020, và 1050.
Từ ngày 3 Tháng Tư, các lực lượng Sư Đoàn 320A khởi sự tấn công căn cứ Charlie và cứ điểm Rocket Ridge. Cuộc tấn công diễn ra nhiều đợt, và cho đến ngày 11 và 12, Cộng quân liên tục nã hàng ngàn quả đạn 130 ly, 122 ly, và hỏa tiễn đủ loại vào hệ thống phòng ngự của căn cứ Charlie, quyết dứt điểm căn cứ này.
Khoảng 9 giờ sáng 12 Tháng Tư, Cộng quân tiếp tục pháo loại đạn nổ chậm. Hầm chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo tại cao điểm 1020 bị trúng nguyên một trái đạn 130 ly và bị sập toàn bộ, xác vị chỉ huy tiểu đoàn bị mảnh đạn cắt đứt nhiều chỗ. Khoảng 10 giờ rưỡi đêm đó, các lực lượng Trung Đoàn 52 của Sư Đoàn 320A đã chiếm được nhiều nơi trên căn cứ Charlie.
Ngày 13 Tháng Tư, Đại Úy Hùng “Móm” dẫn Đại Đội 112 tổ chức phản công với ý định chiếm lại cao điểm 960 để bảo vệ nguồn nước và bãi đáp dành cho trực thăng ở khu yên ngựa của cụm đồi Charlie, nhưng cuộc phản công bị Cộng quân đẩy lui.
Ngày 14, Cộng quân tiếp tục tấn công vào các cao điểm cón lại của căn cứ Charlie bằng những trận mưa pháo ghê gớm. Vừa dứt pháo, Cộng quân tràn lên tấn công vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù do Thiếu Tá Lê Văn Mễ, tiểu đoàn phó, chỉ huy. Vào lúc này, Thiếu Tá Mễ biết rõ là đơn vị đã hết đạn và cạn lương thực, bởi vì từ ngày 7 Tháng Tư đến nay, tiểu đoàn không nhận được tiếp tế đạn dược và lương thực. Trước hoàn cảnh bi đát đó, Thiếu Tá Mễ bàn với Thiếu Tá Đoàn Phương Hải, trưởng Ban 3 tiểu đoàn, là cần phải rút quân để tìm lấy cái sống trong cái chết cận kề.
Để thực hiện kế hoạch này, vị chỉ huy Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã ra lệnh cho các đại đội rời căn cứ Charlie theo hướng Đông-Bắc và tìm đường rút về Tân Cảnh (bộ chỉ huy hành quân của Sư Đoàn 22 Bộ binh) thay vì về Võ Định (nơi đóng quân của Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù) vì vị trí này quá xa căn cứ Charlie. Thiếu Tá Mễ cũng xin Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, nửa giờ sau khi lính Dù đã rút đi, cho bắn đạn nổ chụp ngay trên đồi Charlie để tiêu diệt quân tấn công đang tràn ngập căn cứ.
Khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, cả năm đại đội và bộ chỉ huy tiểu đoàn cùng nhau rời cao điểm 1020, vĩnh biệt Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, “người ở lại Charlie.” Cộng quân tràn lên chiếm đồi thì bị trọng pháo của Nhảy Dù từ các căn cứ hỏa lực gần đó đồng loạt bắn vào. Sau đó, một phi đội pháo đài bay B-52 xuất hiện, dội hàng trăm tấn bom xuống căn cứ Charlie vừa bị bỏ lại. Các lực lượng Cộng sản mới tiến lên căn cứ và chưa kịp chấn chỉnh hàng ngũ thì đã bị tan nát dưới trận mưa bom của Không Lực Hoa Kỳ.
Cái chết của vị sĩ quan anh hùng này đã gây nhiều xúc động trong lòng các chiến hữu Nhảy Dù và cả các chiến binh thuộc các quân, binh chủng bạn, bởi vì Trung Tá Bảo nổi tiếng là vị chỉ huy tài ba, gan dạ và hết lòng yêu thương đồng đội.
Mặt trận Dakto-Tân Cảnh bùng nổ :
Theo tin tức khai thác được của các tù binh CS thì mặt trận sẽ bùng nổ lớn vào trung tuần tháng 3/1972, nhưng Hà Nội đã ra lịnh cho Tướng Hoàng Minh Thảo tấn công vào đầu tháng 4/1972 để phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác tại Quân đoàn I (Quảng Trị) và Quân đoàn III (Bình Long). Theo tin tức tình báo mà Phòng II chúng tôi thu thập được vào giờ chót thì Tướng Hoàng Minh Thảo sẽ xử dụng Sư đoàn 2 của CS Bắc Việt đương đầu với các đơn vị của Sư đoàn 22BB để cầm chân sư đoàn này tại Tân Cảnh, còn Sư đoàn 320 của CS sẽ tiến quân vào Kontum.
Để đối phó với tình thế mới, Tướng Ngô Du đã xử dụng Lữ đoàn Dù vừa được Đại tướng Viên tăng cường, tiến chiếm dãy đồi phía Tây sông Polco và thiết lập 2 căn cứ hỏa lực mới là “Charlie” và “Delta” để ngăn chặn Sư đoàn 320 của CS. Kế hoạc phối trí này rất tốt đẹp lúc đầụ.
Vào 4g sáng ngày 3/4/1972, Sư đoàn 320 tấn công biển người vào căn cứ “Delta”, nhưng đã gặp sức kháng cự vô cùng mãnh liệt của các chiến sĩ Dù (Mũ đỏ). Sau nhiều đợt tấn công và pháo kích tới tấp bằng hỏa tiển 122 ly và cối 120 ly, địch chỉ chiếm được hàng rào đầu tiên vào căn cứ. Tướng Ngô Du và tham mưu lên căn cứ Võ Định trên Quốc lộ 14 để chỉ huy mặt trận. Cố vấn Paul Vann được tin này rất phấn khởi, cũng bay lên quan sát 2 căn cứ “Delta” và “Charlie”. Paul Vann thấy rõ một số Cộng quân đông đảo đang bao vây quanh căn cứ “Delta” giữa hàng rào thứ nhất và thứ hai, ông liền gọi các phi tuần của Không lực Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan qua oanh kích liên tục chung quanh căn cứ “Delta”, ông còn gọi thêm các phi cơ Stinger và Spectre, được trang bị đặc biệt đại bác Bofors và đại liên Volcan để yểm trợ căn cứ nàỵ
Chiều ngày 3/4/1972, Cộng quân chưa chiếm dược đồn nhưng các chiến sĩ Dù đã cạn hết đạn dược, thuốc men và nước uống. Trực thăng Chinook của ta được lịnh Tướng Ngô Du tiếp tế khẩn cấp đạn dược và thuốc men vào căn cứ “Delta” để các chiến sĩ có thể bảo vệ căn cứ trong đêm naỵ Nhưng trực thăng đã bị hỏa lực phòng không của địch bắn rới ngoài đồn. Thấy thế, Paul Vann đã liều lĩnh xử dụng trực thăng nhỏ, loại mới nhất của quân đội Hoa Kỳ, là OH58 Kiowa, chỉ có 2 chỗ ngồi để tiếp tế. Đích thân ông lái máy bay còn Trung úy Huỳnh Văn Cai, người được Tướng Ngô Du chỉ định làm sĩ quan tùy viên cho Paul Vann, đạp từng thùng đạn, thùng thuốc xuống giữa căn cứ, mặc dù súng phòng không địch đủ loại 14.5 ly, 12.7 ly bắn lên tới tấp. Bất chấp mọi nguy hiểm, Paul Vann đã tiếp tế cho đơn vị Dù các chuyến đầy đủ dạn dược, mìn chiếu sáng, thuốc men và nước uống, để đơn vị này có thể cầm cự với địch quân đêm sắp tớị Chuẩn tướng Gerge Wear, Tư lịnh phó, và Đại tá Joseph Pizzi, Tham mưu trưởng của Paul Vann phải kêu lên :”Thật điên rồ !”. Tướng Ngô Du phải khâm phục hành động táo bạo của Paul Vann. <br/. Kết quả, Sư đoàn 320 của CS bị thảm bị thảm bại nặng nề tại căn cứ “Delta”. Tướng CS Hoàng Minh Thảo phải bổ sung quân số cấp tốc cho sư đoàn này .
Ngày 20/4/1972, tình hình tại Quảng Trị (Quân đoàn I) quá nặng, nên Đại tướng Viên phải rút Lữ đoàn Dù tại Kontum để tăng cường cho mặt trận Quảng Trị. Tình hình quân sự tại mặt trận Tân Cảnh bắt đầu đen tối … Tướng Ngô Du vô cùng lo lắng.
Ngày 28/4/1972, CS tấn công đồn này bằng 10 chiến xa T54, nhưng đã bị Paul Vann điều động 2 trực thăng võ trang Cobra trang bị hỏa tiễn chống chiến xa, được điều khiển bằng tia Laser bắn rất chính xác, tiêu diệt 5 chiến xa T54 tại chỗ, 5 chiếc còn lại phải chạy trốn qua biên giới Làọ Sau đó ta rút quân khỏi đồn này, vì vị trí quá xa và hẻo lánh.
Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lịnh Sư đoàn 22BB và John Paul Vann :
Các toán biệt kích và viễn thám của VNCH phục kích sâu trong rừng, hằng đêm đều nghe tiếng chiến xa của CS di chuyển. Tôi báo động về sự xuất hiện của chiến xa T54 để Tướng Ngô Du và Paul Vann tìm cách đối phó. Tướng Ngô Du tin những báo cáo của tôi, nhưng Paul Vann thì hoài nghị Ông cho rằng đó chỉ là loại xe thường, hoặc là T76S, chiến xa lội nước hạng nhẹ không đáng kể của CS. Đối với Paul Vann phải trông thấy tận mắt mới tin.
Tướng CS Hoàng Minh Thảo thấy Lữ đoàn Dù đã rút, nên ông có kế hoạch tấn công cấp tốc để dứt điểm Sư đoàn 22BB tại Tân Cảnh bằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 Sao Vàng bằng chiến xa T54 và hỏa tiễn Sagger do Liên Xô chế tạọ Chiến xa T54 và hoả tiễn Sagger là 2 loại vũ khí tối tân được sử dụng lần đầu tiên tại chiến trường Miền Nam trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. T54 là loại chiến xa bọc sắt cứng, dày, tương đương với chiến xa M48 của Hoa Kỳ. Hỏa tiễn Sagger mà ta gọi là AT3, là loại hoả tiễn chống chiến xa bằng giâỵ Giống như hỏa tiễn Tow của Mỹ, nhưng tầm xa kém (hỏa tiễn Tow tầm xa 3000; hoả tiễn Sagger 200 m).
Trong những ngày 20, 21 và 22/4/1972, các sư đoàn địch áp sát bao vây Tân Cảnh. Khi đã khám phá đầy đủ các vị trí của địch xuất hiện, tôi trình Tướng Ngô Du phải diệt địch ngay bằng B52 theo như kế hoạch trước đây mà ông và Paul Vann đã tính toán. Nhưng Paul Vann đã từ chối xử dụng B-52, vì trong thâm ý, ông không muốn yểm trợ cho Đại tá Lê Đức Đạt. Tướng Ngô Du nổi giận la to :”Ông Paul Vann, ông là bạn hay là kẻ thù của tôỉ”. Paul Vann làm thinh bỏ đi Ông dùng trực thăg bay xuống mặt Bắc Bình Định.
Thời gian này, mặt trận mặt Bắc Bình Định cũng rất sôi động. Tướng Ngô Du chỉ dịnh Đại tá Trần Hiếu Đức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22BB làm Tư lịnh chiến trường, chịu trách nhiệm bảo vệ 3 quận Hoài Ân, Bồng Sơn và Tam Quang. Sư đoàn 3 Sao Vàng CS được lịnh phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác nên đã tung quân bao vây quận Hoài Ân. Tại đây, Paul Vann cũng gây khó khăn cho Đại tá Đức về yểm trợ hỏa lực trong khi bị áp lực nặng nề của địch. Đại tá Đức liền ra lịnh rút bỏ quận Hoài Ân để cố thủ quận Bồng Sơn.

Cố Chuẩn Tướng Lê Đức Đạt – dòng sông cũ

Đại Tá Lê Đức Đạt.

Report this ad

Ngày 21/4/1972, Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm Đại tá Philip Kaplan, cố vấn cho Đại Tá Lê Đức Đạt. Tại hầm chỉ huy, mặc dù biết Paul Vann không ưa thích, Đại Tá Đạt vẫn trình bày đầy đủ chi tiết cho Paul Vann rõ. Paul Vann đã có hành động thiếu lịch sự, ông ta chỉ mạnh vào bản đồ và nói cộc lốc bằng giọng mũi :”Đại tá Đạt, ông sẽ là vị Tư lịnh Sư đoàn VN đầu tiên làm mất Sư đoàn và bại trận”. Đại Tá Lê Đức Đạt rất tức giận, ông đã vứt điếu tuốc đang hút xuống đất, cười gằn và bảo Paul Vann :”Ồ, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra”.
Ngày 23/4/1972, một Tiểu đoàn Bộ Binh của Sư đoàn 22 chạm súng với địc rất sớm, không quá xa Bộ tư lịnh sư đoàn, đồng thời địc pháo kích tới tấp vào căn cứ Tân Cản bằng hỏa tiễn 122 lỵ Chiến xa bảo vệ Bộ tư lịnh của sư đoàn của Đại tá Đạt gồm 10 chiếc được điều động ra để chống lại địch, đã bị hỏa tiễn Sagger bắn cháy mất 8 chiếc, còn lại 2 chiếc thì bị đứt xích. Người bạn rất thân với tôi trước đây tại Qui Nhơn là Thiếu tá Như cùng Đại úy Kenneth Yonan, 23 tuổi, xuất thân từ trường Wespoint, đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, xử dụng đại liên 12.7 ly để tấn công địch, cũng bị hỏa tiễn Sagger bắn, bồn nước nổ tung và cả hai người chết tại chỗ. Các đơn vị của ta chạm súng suốt ngày với địch tại Tân Cảnh. Tướng Ngô Du sử dụng tối đa hỏa lực không quân để yểm trợ cho Đại tá Đạt.
Khoảng 10g tối ngày 23/4/1972, quận Dakto cách Tân Cảnh 2 Km về phía Bắc, do Địa Phương Quân và Nghĩa Quân người Thượng bảo vệ, đã quan sát thấy đèn của 11 chiến xa T54 đang tiến về hướng quận. Quân đoàn liền điều động C-130 Spectre lên thả trái sáng. Chiến sĩ VNCH trong các hầm chiến đấu cá nhân đã thấy tất cả 15 chiếc chiến xa T54 của địch xếp hàng dọc chạy tiến về Tân Cảnh. Phi cơ C-130 tác xạ để ngăn không cho chiến xa địch tiến, nhưng vô hiệu quả, vì loại phi cơ này không có loại đạn chống chiến xa .
Khoảng 2g sáng ngày 24/4/1972, 15 chiến xa CS đã bao vây căn cứ Tân Cảnh. Đại tá Philip Kaplan yêu cầu Paul Vann lên cứu ông vào lúc 4g khi trời chưa sáng tại bãi đáp rất nhỏ bên cạnh bãi mìn. Đại tá Kaplan cho Đại tá Đạt biết và yêu cầu cùng lên trực thăng cấp cứu của Paul Vann nhưng Đại tá Đạt từ chốị Đại tá Đạt biết tình hình rất bi đát, địch sẽ tràn ngập căn cứ vào khoảng 7g sáng, nhưng ông không yêu cầu Tướng Ngô Du lên cứu như Đại tá Kaplan đã làm. Ông ra lịnh cho tất cả các sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách thoát ra ngoài trước khi trời sáng. Đại tá Tôn Thất Hùng đã thoát được nhưng bị thương; ông chạy vào một buôn Thượng gần đó. Nhờ nói được tiếng Thượng rất rành, nên đã được một gia đình người Thượng che dấu và bảo vệ ông, đưa ông về đến thị xã Kontum sau 15 ngày đi loanh quanh trong rừng. 3 tháng sau, ông cùng gia đình lên PleiKu để đền ơn cho gia đình người Thượng này đang sống trong trại tị nạn.
Đại tá Lê Đức Đạt đã ở lại trong căn cứ Tân Cảnh.
Theo lời Đại tá Kaplan, Đại tá Lê Đức Đạt đã tự sát sau khi đồn Tân Cảnh bị Cộng quân tràn ngập. Đó là ngày 24/4/1972, lúc 10g sáng.
ANH HÙNG TỬ . KHÍ HÙNG BẤT TỬ .

Report this ad

Nguồn: https://onnguonsuviet.com/p104a515/chuong-trinh-nghien-cuu-quan-su-quan-luc-vnch-mua-he-do-lua-nam-1972-

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn