Đuờng Chinh Chiến

Thứ Hai, 28 Tháng Sáu 20215:47 CH(Xem: 3411)
Đuờng Chinh Chiến

Kính tặng Thiếu-tá Đỗ-đức-Chiến

Sau khi học xong khóa Sình-lầy bọn tôi về lại bộ chỉ-huy Biệt-Động-Quân tại Sàigon, chuẩn bị qua giai đoạn hai chương trình huấn luyện dành cho các tân sĩ-quan của binh chủng. Đâu phải rời trường Bộ-Binh Thủ-Đức là được làm trung đội trưởng ngay, nhiều người băn-khoăn Không biết chừng nào tụi mình mới thực sự ra đơn-vi Sau này nghĩ lại mới biết đó là khoảng thời gian sung sướng nhất của người sĩ-quan phục vụ trong binh chủng Biệt-Động-Quân. Khi đã làm một trung đội trưởng mới thấm thía cuộc đời.
Qua mỗi giai đoạn, con số bốn mươi người hồi mới về từ từ bớt đi với nhiều lý do, bị rớt phải ở lại trung-tâm huấn-luyện học khoá sau, bị thương giải ngũ, tử trận, đào ngũ hoặc tìm thuốc để được ra khỏi binh chủng. Số còn lại chia đôi rồi gửi đi một trong bốn quân khu tùy theo hên xui do sự sắp-xếp của phòng 3 huấn-luyện BCH/BĐQ. Sau chiến thắng Núi-Dài vào cuối năm 1973, tình hình dưới vùng IV chiến thuật tạm yên, các đơn vị Biệt-Động-Quân được đưa ra hành quân trên vùng I và II nên các khoá sau này chỉ còn lại ba vùng để thực tập.
Toán có tôi đi vùng I trước, toán khác may mắn hơn được thực tập ở vùng III, toán nào xui phải lên trên vùng cao-nguyên (vùng II), và còn xui hơn nữa nếu phải đi căn cứ Dak-Pek, nơi đóng quân của tiểu-đoàn 88 BĐQ Biên-Phòng. Căn cứ này nằm gần biên giới Lào-Việt, bộ chỉ-huy muốn gửi sĩ-quan ra để thực tập kỹ thuật trinh-sát, viễn thám. Đến khoảng cuối năm 1973, địch đã cô-lập căn cứ Dak-Pek và đè nặng áp-lực xung quanh căn cứ, mọi việc tản thương, tiếp tế đều phải xin không trợ. Lúc đó tôi đã về làm việc trong trung-tâm hành-quân của liên-đoàn 22/BĐQ, tiểu-đoàn 88 trực thuộc liên đoàn. Khi có một toán sĩ quan về thực tập, vị liên-đoàn trưởng giữ mấy ông quan nhỏ lại, cho thực tập với hai tiểu đoàn còn lại của liên-đoàn. Đây là một quyết định rất tốt của cấp chỉ huy, tình hình đang nghiêm-trọng đưa mấy ông bơ sưã lên trên đó rủi có chuyện gì vỡ mặt làm sao kéo họ về kịp, uổng cho chương trình huấn luyện cuả ông Chưa được làm trung đội trưởng đã .. . đi luôn.
Trung tá Bùi-văn-Huấn LĐT/LĐ/22/BĐQ là một cấp chỉ huy mà tôi rất kính mến, ông là người thâm niên của binh chủng kể từ ngày thành lập. Rất kỷ kuật, mặc dầu đi hành quân, sĩ quan tham mưu của liên đoàn lúc nào cũng tóc tai gọn-ghẽ, quần áo ủi hồ, giầy giép đánh bóng. Cấp bậc phải may vào áo chứ không được đeo. Khi nổi dận cho thuộc cấp vài bạt tai, tối đến khi cơn giận đã xuống, ông cho gọi người đó lên khuyên nhủ, dậy dỗ vài điều.. .rồi thôi chứ không phạt hay cho điểm xấu ai. Có lần ông ra lệnh cho tôi gọi về ban 1 (nhân-viên) làm lệnh phạt một ông đại đội trưởng 25 ngày trọng cấm vì lý do vắng mặt bất hợp pháp. Tối hôm đó ông vào trung tâm hành quân hỏi tôi
– Trung-úy T. về chưa?
– Dạ! Thưa trung-tá, trung-úy T. về rồi.
– Nếu vậy bảo ban 1 hủy bỏ lệnh phạt ấy đi. Nói xong người quay sang nói với ông trưởng ban 3, xếp của tôi.
– Nó là dân Đà Lạt, phạt như vậy thì còn gì đời binh nghiệp nữa
Một điều rất tốt nữa về cấp chỉ huy của tôi là trong suốt thời gian phục vụ trong liên đoàn, tôi chưa hề nghe ông ta chửi thề, đám sĩ quan trẻ như tôi ông gọi các cậu.
Khi ra tới Đà Nẵng, bọn tôi được nghỉ đêm cả đám kéo nhau ra phố chơi, phân tán đi lung tung. Đây là thành phố lớn thứ hai chỉ thua Saigon, đường phố tấp nập người qua lại. Tôi cùng với mấy người bạn thân đi ăn nhậu rồi đi lang thang chẳng biết đi đâu. Mới hơn tám giờ tối, không lẽ quay trở về.. . ngày mai chắc gì được rảnh rỗi như hôm nay, tụi tôi chui vào một quán cà phệ Tôi đã làm quen với nếp sống nhà binh, lúc nào cũng vô-tư, không còn biết lo-xa, nghĩ đến ngày mai.
Hôm sau bọn tôi hơn chục mạng vào đến căn cứ Chu-Lai trình diện trung tá Ấn. Ông ta cao lớn, đen nhưng nói chuyện rất cởi mở. Người nói về những tiểu đoàn danh tiếng của binh chủng, cắt nghiã cho mấy ông tân sĩ-quan về danh hiệu của tiểu-đoàn 42/BĐQ Cọp Ba Đầu Rằn. Doanh, người bạn rất thân ngồi cạnh thúc cùi chỏ rồi nói nhỏ đủ cho TĐT nghe.
– Mày thấy tai ông Ấn dài không. Những người như vậy thọ lắm.
– Hèn chi mấy thằng mang máy cho ông ta rớt đều đều.. . cỡ tụi mình tịch từ lâu rồi đừng mong có ngày về gặp vợ.(Doanh đã có vợ)
– Mày sao hay nói nhảm. Tao về mách lại coi chừng bà xã tao đục vào mặt.
Ngày hôm sau nữa tụi tôi ra bãi trực thăng để được đưa vào vùng hành quân của tiểu đoàn 60/BĐQ. Tiểu đoàn này đang biệt phái cho trung đoàn 4 Bộ-binh, hoạt động trong vùng Ba-Gia thuộc tỉnh Quảng-Ngãi. Vùng này nổi tiếng từ năm 1965 trong một trận đánh để đời gi”a tiểu-đoàn 39/BĐQ và quân cộng-sản. Trực thăng đưa tụi tôi xuống căn cứ Hoàng-Oanh nơi đặt bộ chỉ huỵ Vị tiểu đoàn trưởng là thiếu-tá Đỗ-đức-Chiến, ông đón tiếp đám đàn em rất niềm nở, mặc dầu ông xuất thân khoá 20 Đà Lạt, đám sĩ quan đến thực tập ra trường Thủ-Đức. Thuyết trình về tình hình bạn và địch xong xuôi, thiếu tá Chiến dặn-dò thêm về những điều nên học hỏi nơi các trung-đội trưởng của tiểu đoàn, nên cẩn thận giữ gìn sinh mạng Có chuyện gì xẩy ra cho mấy anh, tôi không biết báo cáo ra sao cho phải.
Hai người lính của đại đội 3 đem theo máy 25 (PRC-25) về đón ba đứa tôi đưa xuống đại đội. Mất khoảng hai tiếng đồng hồ lội bộ qua những triền núi năm người mới đến chỗ đóng quân của đại đội. Đại đội trưởng là trung-úy Phi (Phi-Điểu) lúc đó đang đi phép, ông phó 03 đang xử-lý, ông này rất tốt, được lính thương. Chiều hôm đó mấy trung đội đi làm ăn (hoạt động) mới về tới, lính tác chiến trông biết ngay, người nào lưng áo cũng đẫm mồ hôi, quần áo bạc mầu, có chỗ bị rách. 03 trấn an tụi tôi. Lính đánh giặc như vậy đó, không than trách, âm thầm chịu đựng. Cửu-Long (Thiếu-tá Chiến) đã dặn tôi phải lo cho mấy anh vấn đề sinh mạng, có chuyện gì ông ta đem tôi ra nạo. Thôi ráng chịu cực đi cho quen.. .ai cũng vậy.
Tôi học hỏi, với trung đội trưởng của trung đội 2, mỗi ngày đi theo trung đội lục xoát khu vực xung quanh, những làng Việt-Cộng. Điều tôi để ý làng nào đi qua cũng không thấy đàn ông hoặc đàn bà, chỉ có người già và trẻ con.. . họ biến đi đâu?. Ông trung đội trưởng đàn anh trả lời. Họ cũng chẳng đi đâu, cũng không trốn dưới hầm. Khi thấy quân mình tới, họ chạy sang những làng gần đó, đợi khi nào mình rút lại trở về. Tất cả những làng trong vùng này đều do mấy thằng Ve Chaí (Việt Cộng) . Bây giờ tôi mới hiểu, từ trên đỉnh căn cứ Hoàng Oanh nhìn xuống, Cửu-Long cắt nghiã, giữa cánh đồng lúa mênh mông, chỗ nào có cây mọc lên cao, chỗ đó là làng Việt Cộng, còn ruộng luá cũng của Việt Công để nuôi quân trong hai tỉnh Quảng- Tín, Quảng-Ngãi. Trước đây quân đội Hoa Kỳ đã vào thử lửa nhưng phải dội rạ Trong vùng trách nhiệm hành quân của tiểu đoàn 60/BĐQ có sự hiện diện của trung-đoàn 20 Việt-Thượng-Cộng và một trung đoàn pháo.
Sáng hôm sau, tôi được một người lính mời ăn bún. Khoái quá, mấy hôm ở Đà Nẵng và trong căn cứ Chu Lai tôi đã phải ăn mì gói quân-tiếp-vụ liên miên, bây giờ sắp được ăn bún kể cũng đã. Khi người lính bưng tô bún đến.. . lại một tô mì gói nữa, dân vùng Quảng Ngãi gọi mì là ‘bún’. Đâu dè sau này khi rời bỏ chiếc áo nhà binh tôi trở nên sư-phụ về bộ môn ăn.
Mới mờ sáng hôm sau, đang ăn mì dở-dang, tôi phải đặt tô mì xuống với tay lấy khẩu súng M-16. Đại đội 3 được lệnh tấn công vào một làng ở phiá bắc. 03 ra lệnh cho các trung đội di chuyển đến vị trí tấn công rồi dàn quân ra chuẩn bị xung phong. Địch từ trong làng nhìn thấy rõ tụi tôi di chuyển, bắt đầu bắn ra, mọi người nằm xuống ruộng rồi bò tới bờ đê để tránh đạn. Quần áo sũng nước, lấm bùn, tôi bò tới bên cạnh ông đàn anh, (hơi run nhưng vẫn chưa sợ.. . phải lì mới được). 03 đã bố trí xong mấy khẩu đại liên, ra lệnh cho mấy đứa con (lính) nằm tại chỗ không được khai hỏa và ra lệnh gom mấy ông thực tập lại nơi ban chỉ huy đại đội (để ngoài trung đội lạng quạng chết uổng). Về phiá đông có một làng khác, 03 xin Cửu-Long cho một đại đội khác lên trám chỗ trống nơi sườn phiá đông, rủi khi mình xung phong vào, tụi nó từ phiá đông tràn ra cắt đường rút. Lúc này tôi đứng cạnh 03, ông ta dặn dò chạy theo ông ta nhớ đừng chạy lạng quạng và ráng theo sát đừng để bị bỏ rơi. Từ phiá xa, lính đại đội 2 bắt đầu di chuyển ra vị trí, nằm giữ sườn phiá đông cho đại đội 3. Trên căn cứ Hoàng-Oanh, Cửu-Long theo dõi mọi cuộc chuyển quân của hai đại đội. Khi đại đội 2 đã làm xong phòng tuyến, ông ra lệnh cho 03 củng cố.
Địch quân có lẽ thấy đại đội 2 di chuyển (hay được thông báo) bắn ra nhiều hơn. Các binh sĩ Biệt-Động-Quân vẫn kiên nhẫn nằm ẩn dưới những bờ đê đợi lệnh đáp lễ. Mấy khẩu đại liên, phóng lựu M-79 bắt đầu khai hỏa, bắn xối xả vào trong làng một chập. Khi tiếng súng đại liên dứt, tiếng 03 phát ra từ máy 25, tất cả các trung đội xung-phong. Tiếng hô Xung-phong, Sát vang lên khắp cánh đồng lúa, lính đại-đội 3 hò-hét vừa bắn vừa chạy. Đợt xung phong đầu có mấy người rụng nhưng quân ta chiếm được mấy căn nhà nơi bià làng, địch rút về cuối làng vẫn tiếp tục bắn cầm chân. Lúc này tôi mới thấy tình đồng đội, mấy người lính quân-y bò ra săn sóc những người trúng đạn mặc dầu đạn của địch vẫn bay ngang qua đầu.
Cửu-Long sau khi đã được báo cáo về địch, mấy thằng du-kích đã lặn mất, không muốn tốn thêm sinh mạng binh sĩ, ra lệnh cho đại đội 2 nằm lại cản, kéo đại đội 3 về,sau khi đốt một căn nhà để chỉ điểm cho pháo binh bắn trực xạ. Đại đội 3 sau khi rút ra được lệnh dọn lên một triền núi phiá đông căn cứ Hoàng-Oanh, đại đội 1 sẽ vào trám tuyến của đại đội ? Tôi được lệnh đi theo trung đội của thiếu-úy Sơn đóng trên một ngọn đồi nhỏ, làm tiền đồn phiá bắc cho đại đội. Sơn và tôi trình diện trung tâm 3 cùng lúc nhưng Sơn vào trường Bộ-Binh trước theo học khoá 4/72 thành ra trở nên thân thiết, đêm nào cũng nằm tâm sự ôn lại những kỷ niệm quân trường. Sơn rất được lính thương, nhận được tiền gia đình tiếp-tế, tập họp trung đội lại rồi phát tiền cho những người lính của mình. Sau này gặp lại thiếu-tá Chiến và Phúc một sĩ quan của tiểu-đoàn tôi được biết là Sơn tự-tử chết lúc tiểu đoàn ra Huế hành quân. Không biết lý-do tại sao, lúc đó Sơn đã cầm tờ giấy phép trên tay, về hậu trạm gửi súng đạnđể chuẩn bị đi phép. Không lẽ vì thất tình.. .
Miền trung năm nào cũng bị bão,. Khi còn đi học tôi chỉ biết những năm nào có trận bão lớn khi Saigon phải lo chuyện cứu trợ Đồng bào nạn lụt miền trung. Mưa đã kéo dài hơn một tuần, quần áo lúc nào cũng ướt, lạnh quá phải bỏ quế vào nấu nước uống cho ấm (Vùng hành quân có rất nhiều cây quế, ba lô người nào cũng có một ít). Nằm tiền đồn cho đại đội, nhiều đêm địch quân bắc loa kêu gọi tụi tôi đầu hàng, Các binh sĩ tiểu-đoàn 60 Biệt-Động-Quân, các bạn đã bị bao vây, hãy buông súng trở về với quân-đội nhàng, Âm thanh nghe như ma quái do gió đưa tới, lúc nghe được lúc không. Có đêm lệnh của Phi-Điểú trung-úy Phi đại đội trưởng, đã hết những ngày phéptrở lại đơn vị, ra lệnh cho các trung đội chuẩn bị nón sắt, súng đạn, giầy dép, tất cả ra giao thông hào, địch tập trung, không biết sẽ đập thằng con (trung-đội) na Đêm khác đặc công bò vào tuyến phòng thủ trung đội vướng lựu đạn gài, người lính đang gác để thêm một băng M-16 làm địch phải di. Sáng hôm sau tụi tôi ra ngoài lục xoát tìm thấy nhiều băng cá nhân của địch để lại.
Mưa vẫn còn rơi, nơi trung đội đóng quân là một bãi lầy, đêm nào mưa lớn ngập nước, nh”ng người lính chiến đấu phải chùm poncho ngủ ngồi. Thời tiết xấu, trực thăng không vào được, hết thức ăn phải bỏ gói mì quân tiếp vụ vào nồi nấu thay cho canh. Một trung đội khác kém may mắn mấy que diêm bị ướt không có lửa để nấu cơm, phải gọi tụi tôi rồi cho hai người lính đội mưa, băng rừng vượt núi sang tuyến của tụi tôi mượn hộp quẹt. Nhìn hai người lính đang run cầm-cập vì lạnh, tôi thấy thương cho đời lính, chuyến đi lấy lửa của họ cũng mất hơn nửa ngày trời. Tệ nhất là mấy cái xác chết không di tản được, đã bốc mùi, phải đem đi ra ngoài phòng tuyến, đợi đến khi hết bão, có trực thăng đem xác họ về trả lại cho gia đình. Mấy người bị thương đành phải cáng đem về bộ chỉ huy tiểu-đoàn, trên đó lo mới được.
Cửu-Long có lẽ lo cho mấy ông thực tập. Tụi nhỏ mới chân ướt chân ráo đã phải chịu cực, thôi kéo tụi nó về bộ chỉ huy tiểu đoàn Trở lại bộ chỉ huy, thiếu-tá Chiến ân cần hỏi han, cảm tưởng của tụi tôi về lính tác chiến, chuyện trường Thủ-Đức, khoá sình-lầy v/v.. . Vẫn chưa có trực thăng, tôi đi chơi lòng vòng trong căn cứ để học hỏi, được biết Cửu-Long rất lo cho thuộc cấp. Mặc dầu đi hành quân nơi đâu, tiểu đoàn cũng đem theo máy may để vá quần áo cho binh sĩ, ông không muốn thuộc cấp mặc quần áo rách rưới, vả lại lương tháng chẳng bao nhiêu. Một lần ông đi quan sát tuyến phòng thủ, thấy một người lính ngồi vẽ hình một cô gái, hôm sau ông cố tình đi ngang qua vẫn thấy người lính của mình ngồi vẽ. Ông gọi ban 1 (quân số) rồi ban 4 (tiếp liệu) ra lệnh trước rồi gọi người lính lên trình diện để nói một câu ngắn. Tôi cho anh đi phép hai tuần, chút nữa có trực thăng đến, anh đi theo về hậu cứ ghé ban một lấy giấy phép rồi ghé ban tư lãnh lương, tôi đã dặn họ trước rồi. Thôi về sửa soạn hành trang đi.
Thiếu tá Chiến được rất nhiều
cảm tình của thuộc cấp và cả những đơn-vị bạn nữạ Quân nhân trong tiểu đoàn bị thương, dù ban đêm vẫn có trực thăng vào vùng hành quân đưa đi bệnh viện, chứng tỏ uy-tín về ngoại giao của ông. Mỗi khi có sĩ quan bị thương, ông ra tận bãi trực thăng để xem người bị thương còn sống hay chết hoặc có qua khỏi không?. Khi trực thăng bay đi rồi, ông mới quay trở lên bộ chỉ huy tiểu đoàn. Khi tiểu đoàn lập chiến công trong trận đánh mũi Mỏ Tầu, được về Huế mừng chiến thắng, ông cho ăn uống thả dàn rồi hỏi người sĩ quan tiếp liệu “Thế còn em gái hậu phương đâu.” Lo cho sĩ quan, binh sĩ thuộc cấp xong, người lên xẹ. . về với vợ. Ông là người rất chung-tình, lúc nào cũng quấn nơi cổ một chiếc khăn do vợ đan.
Cuối tháng ba 1975, tiểu đoàn chiến đấu ác-liệt bảo vệ mặt tây nam thành phố Huế, khi rút ra biển không có tầu vào đón, biết bị bỏ rơi. Thiếu-tá Đỗ-đức-Chiến tập họp tiểu đoàn lại, cho binh sĩ tuỳ quyền trở về với gia đình, những ai ở lại với đơn vị ông vẫn còn trách nhiệm. Tình thế thật là đau thương, tuyệt vọng, phần còn lại của tiểu-đoàn 60/BĐQ kéo nhau đi dọc theo bờ biển bị địch bám theo săn đuổi. Cửu-Long suýt trúng đạn nhờ một người lính đi gần hứng giùm viên đạn ác-nghiệt. Những người lính của tiểu đoàn sau hơn một tuần lễ chiến đấu đã gần như kiệt sức, không còn muốn ra l ệnh cho ai, đích thân vị tiểu-đoàn trưởng cõng xác người lính của mình. Mấy quân nhân khác xúm lại can, ông không chịu. Nó đã cứu mạng cho tôi, để tôi trả ơn. Cho đến khi hết hy-vọng và sức người có hạn.. . Cửu-Long đau lòng phải để xác người lính lại và tự tay ông đào hố chôn người quân nhân thuộc cấp.
Khi hết cơn bão, trực thăng vào đón tụi tôi. Căn cứ Hoàng-Oanh nhỏ dần, lòng tôi vấn vương đưa cánh tay lên đáp lại những cánh tay đang vẫy ở dưới. Xin chào thiêú-tá Chiến, chào 03, chào anh Sơn, chào các chiến hữu của tiểu-đoàn 60/BĐQ. Mong các bạn được bình an, mai tôi sẽ trên đường xuôi về nam để chuẩn bị cho một chuyến thực tập khác, những bước đi tập-tễnh trên đường chinh chiến.
Dallas, ngày 11 tháng 01 1997
Phong Vũ
( Sinh Tồn chuyển )
Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 29 Tháng Sáu 20217:46 CH
Khách
Bai viet thuc hay !! dien ta thuc song dong ve chien si VNCH nhat la nhung don vi tong tru bi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 26 Tháng Tư 202311:05 SA
( HNPD ) Sau khi Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tan rã, cả nước Nam tan rã, chúng ta phải sống tha phương nơi đất khách quê người.