" KBC... một thời để nhớ..."

Thứ Hai, 24 Tháng Năm 20216:17 CH(Xem: 7606)
" KBC... một thời để nhớ..."

covang8

KBC

KBC

Trong cuộc đời của mỗi con người, từ khi bộ não biết lưu giữ lại những gì để nhớ, cho đến khi “tới từ nơi nào ... trở về nơi ấy ..”, có biết bao nhiêu chuyện buồn vui in hằn vào trang kỷ niệm trong tiềm thức, để một khoảnh khắc nào đó ở tương lai, ta vô tình hay cố ý đi ngược dòng dĩ vãng, kiếm tìm trong ký ức những gì còn vương đọng lại của một thời để nhớ ...!


Từ những ngày đầu nôn nao xen lẫn rụt rè, bỡ ngỡ làm quen với chốn học đường, ấp úng trong sự kính sợ thầy cô, ngơ ngác giữa những bạn bè tuổi thơ xa lạ, cùng chung đánh vần từng mẫu tự, nắn nót từng nét chữ “a, b, c”.Từng trang sách vở chất chồng lên theo thời gian, một phần của tuổi thơ vô tư, thắm thoát đã trôi qua theo chương trình tiểu học, cậu học trò thơ ngây bắt đầu làm người lớn “tí hon” nơi ngưỡng cửa trung học với bảy mùa “Nỗi buồn hoa Phượng” xao xuyến, luyến lưu dần trôi qua trên từng trang “lưu bút ngày xanh”, để lại trong lòng biết bao kỷ niệm buồn vui dưới mái học đường, những buổi tan trường thơ thẩn ngắm nhìn tà áo dài trắng thướt tha trên đường về với bao nhiêu mộng mơ thầm kín, những năm cuối trung học với bao chiều nhạt nắng nơi một góc nào đó của sân trường, ngồi tựa đầu vào người mình thương mến, ép cánh phượng hồng vào giữa những trang sách, nâng niu lưu giữ những gì đẹp nhất trong tình yêu trong trắng của tuổi học trò.


Hoa “tình yêu” đẹp tựa bài thơ, đang khoe sắc thắm bên những cành Phượng Vỹ đong đưa trong gió trên con đường tương lai rộng mở thênh thang. Nhưng đóa hoa “tình yêu” đó đã khép lại cùng những trang sách vở công danh, sự nghiệp vì khói lửa chiến chinh đang lan dần như muốn trùm phủ che mờ sự thanh bình của quê hương. Thay vì khoác tay người yêu vui bước vào khuôn viên đại học, người thanh niên đã gác lại tình riêng cùng trang sách vở để bước vào ngưỡng cửa quân trường làm tròn nhiệm vụ của người trai trong thời ly loạn.


Một thời áo trắng “lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi nhắc lại câu chuyện buồn, trường còn kia ôi mái đổ tường rêu nơi kỷ niệm êm ái ...” ; Một thời mới bước vào yêu “biết tim đâu nữa những kỷ niệm ngày đầu quen biết nhau, ngồi dưới hàng cây phượng nhỏ, đưa mắt thay lời mà lòng nghe bơ vơ. Nhớ buổi chia tay ngày đó, có một người lặng nhìn theo bước tôi, mắt rưng rưng buồn bùi ngùi nâng tà áo, cách xa nhau rồi biết khi nao gặp đây ...” ; Một thời ngang dọc “đêm đêm nằm đường ngăn bước thù, áo nhà binh thương lính, lính thương quê vì đời mà đi .......”. Mỗi thời trôi qua theo từng khoảng thời gian trên dòng sông dĩ vãng được gọi là kỷ niệm, nhưng kỷ niệm thân thương nhất, yêu quý nhất là “từ khi gót sông hồ ngược xuôi, ôi những đêm thật dài hồn nghe thương nhớ ai ...” hay “giữa lòng trời khuya muôn ánh sao thề, người trai đi viết câu chuyện một chuyến bay đêm ...” hoặc “trùng khơi nổi gió, lênh đênh triền sóng lắc lư con tàu đi ...” sẽ mãi mãi không bao giờ phai mờ trong lòng những người trai đi viết sử xanh.


Người Lính VNCH bước đi trên con đường binh lửa, dù thời gian lâu hay mau, quảng đường dài hay ngắn ... đều không thể nào quên được những tháng ngày kỷ niệm trong cuộc đời quân ngũ, được ghi khắc trên chiếc áo kaki kể từ khi “ngày tôi gặp nó nét đăm chiêu đêm nhập ngũ ...” rồi trải qua những ngày tháng nơi quân trường cho đến khi “mình vui đêm nay rồi mai chia tay mỗi người đi một ngã ...”... Khói lửa chiến chinh lan tràn phủ dày quê hương, Người Lính hiện diện khắp mọi nơi theo ba chiều không gian của Tổ Quốc ... Người thì cởi mây lướt gió bồng bềnh khắp bốn phương, tám hướng như cuộc đời được sinh ra để lả lướt của những chàng trai nghiêng cánh sắt “vụt cao vút cao, mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần ...” ; Người thì ngày đêm lênh đênh nổi trôi trên sóng nước, chưa có cơ duyên thả “neo” cuộc đời hào hoa ở một bờ bến nào, dù có biết bao nhiêu đóa hoa “biết nói” đang vương trên áo trắng đại dương, nhưng chỉ có một loài hoa luôn gắn liền với những chàng trai yêu mộng hải hồ, đó là loài “Hoa Biển” giữa “trùng khơi nổi gió lênh đênh triền sóng thấy lung linh rừng hoa ...” ; Còn Người Lính bộ binh đại diện cho Lục Quân thì không lả lướt như anh chàng Không Quân áo liền quần, không hào hoa như anh chàng Hải Quân lúc nào cũng lắc lư con tàu đi, nhưng Người Lính bộ binh được mang tiếng là đa tình thì lại chấp nhận xa thành đô để “tìm vui trong sương gió, đánh giặc quên tháng ngày. Dù gian nan khắp nẻo đường dài ... Tôi xin trả lại ai đường phố trắng xa hoa, xin được vui với niềm vui lính rừng”.

Sau những lần dựng ngọn “cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu ...”, người thì được tưởng thưởng “từ xa tôi về phép 24 giờ để tìm người thương trông người thương ...”, kẻ thì “ngày trở về, anh bước lê trên quảng đường đê đến bên lũy tre ... “ hay “bạn tôi thân mến đã liệt oanh ngã xuống, khắp đơn vị tiếc thương!”


Đời lính nổi trôi theo khói lửa chiến chinh khắp mọi miền đất nước, miệt mài hăng say với nhiệm vụ gìn giữ quê hương quên cả tháng ngày, cho đến một sớm tinh sương chợt nhìn thấy những cánh hoa mai rừng đong đưa trong gió, Người Lính mới biết “lại một Xuân nữa đến trong khói lửa chiến chinh ...” hoặc tiếng Ve sầu mùa Hạ đã đưa tâm hồn Người Lính trở về với kỷ niệm thời học sinh “chinh chiến dài theo năm tháng đổi thay, mỗi lần nghe tiếng Ve ngân ngày Hè, chạnh lòng thương thương người xưa trường cũ, tuổi thơ ngây ngày ấy ...” hay một buổi chiều nào đó chợt vô tình nhìn chiếc lá rơi dưới ánh nắng vàng hiu hắt, Người Lính khe khẽ thầm trách “nghe chăng Thu ơi, để lá rơi chi hoài gợi lòng thương nhớ ai nhiều ...!” hoặc những đêm Đông buốt giá nơi tiền đồn biên giới, Người Lính cảm thấy xúc động và thầm cảm ơn người vợ hiền đã đan chiếc “áo tuy không dày, nhưng lòng thêm ấm những khi hành quân ...”.


Trong những lần dừng quân tạm nghỉ bên ven rừng, Người Lính vội vã viết vài chữ “lâu lắm chưa về quê thăm mẹ, từ độ súng thù dệt nơi nơi ...” hay “thư của lính thư không được dài như mơ ước đâu em ... thư của lính chấm dứt ở đây sau khi đề thêm hai chữ Hôn Em”. Gót quân hành xuôi ngược theo sự lan tràn của khói lửa chiến chinh, để lại người vợ hoặc người tình nơi hậu phương trông ngóng ... những người yêu của lính hiểu rằng giang san quằn nặng đôi vai của người trai thời ly loạn, đã một lòng sắt son chờ đợi “dù anh trở về trên đôi nạng gỗ, dù anh trở về bằng chiếc xe lăn hoặc anh trở về bằng chiến công dày, tình em cũng chẳng đổi thay”.

Con đường chiến binh kéo dài 20 năm xuyên qua “bốn vùng mang lưu luyến bước bâng khuâng của vạn người thân ...”, con đường này chằn chịt tên của 350 ngàn anh hùng QLVNCH “Vị Quốc VongThân”, 150 ngàn Người Lính VNCH đã bỏ lại một phần thân thể trên con đường xương máu này để bảo vệ hai chữ tự do cho 17 triệu người dân miền Nam Việt Nam. Con đường này là một thiên trường ca bi hùng, một bộ đại quân sử giá trị nhất trên thế giới mang tên QLVNCH, được viết bằng máu của những người được sinh ra để sống cho quê hương và dám chết vì quê hương.


Ngọn lửa chiến chinh cháy ròng rã suốt 20 năm, ngày ngọn lửa chiến chinh tàn cũng là ngày khởi đầu cho máu và nước mắt của người dân Việt Nam tuôn đổ thấm ướt lòng đất mẹ bởi làn sóng đỏ cộng sản kéo dài suốt 40 năm qua; Ngày mà Quân Cán Chính VNCH phải uất nghẹn gãy súng và nhận lãnh sự “khoan hồng” của những người mang danh giải phóng bằng những hình thức thủ tiêu, tra tấn, độc ác, dã man nhất trong lịch sử nhân loại.


Hai mươi (20) năm chinh chiến trôi vào dòng sông lịch sử đã 40 năm, nhưng Người Lính VNCH làm sao quên được hình ảnh đồng đội chuyền nhau chung điếu thuốc, sớt chia nhau từng muỗng cơm sấy, từng ngụm nước mát trong biđong, hổ trợ và sát vai nhau trên chiến trường, dìu nhau trong lúc bị thương, cho nhau từng giọt máu để giành giựt lại sự sống của đồng đội từ bàn tay của tử thần, những lần nâng chén men cay mừng chiến thắng xen lẫn những nỗi buồn mất mát đau thương, hình ảnh cuộc diễn binh tại thủ đô Sài Gòn mừng ngày Quân Lực, những người chiến sĩ anh hùng của các đơn vị đại diện cho tất cả Quân Binh Chủng với những nhịp bước oai hùng, hiên ngang hòa nhịp vào những bản hùng ca vang dội cả thủ đô, cao vút tận khung trời Tổ Quốc Không Gian. Tất cả những hình ảnh thân thương đó được nâng niu trân trọng lưu giữ vào trang kỷ niệm cao quý nhất của Người Lính VNCH. Trang kỷ niệm cao quý đó mang tên “KBC-Một thời để nhớ”.


Người Lính Việt Nam Cộng Hòa mang gói hành trang Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm quằn nặng gánh Giang San đang vui bước trên “đường trường xa muôn gió tung bay dập dồn ...” thì bất ngờ ... phải uất nghẹn nhận một quân lệnh bức tử “buông tay súng”, để rồi đau lòng chứng kiến lũ “giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào, giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em ...!”


Con đường trường xa của những người trai nặng nợ Núi Sông chẳng những không chấm dứt ở mốc thời gian quốc nạn 30/04/1975, mà nó lại tiếp tục xuyên qua các quốc gia tự do trên thế giới bằng những rừng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ phất phới tung bay, hừng hực lửa đấu tranh nung đúc tinh thần, ý chí tranh đấu cho một ngày chuyển lửa về quê hương thiêu đốt lũ cộng sản bạo tàn khát máu, mang lại nụ cười rạng rỡ trên môi cho gần 90 triệu người con Việt vui sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc bên Mẹ Việt Nam đã chịu quá nhiều tang thương.


Lũ Cộng sản Việt Nam vô thần khát máu nhất định phải biến mất vĩnh viễn trên dãy đất thân yêu hình chữ “S” mang tên Việt Nam vì :

Vẫn còn đây, vẫn còn đây các con của mẹ

Vẫn còn đây, vẫn còn đây các con của cha

Con sẽ về bằng toàn thân xác

Con sẽ về bằng hồn phách linh thiêng

Từ dòng Cửu Long lên đỉnh Trường Sơn

Từ lòng đại dương đến chân trời quê hương

Trăm con từ khắp tám phương quay về

Như ngày nào cùng bọc mẹ ra đi.


Vẫn còn đây, vẫn còn đây giống dân Tiên Rồng

Vẫn còn đây, vẫn còn đây cháu con Lạc Long

Năm mươi người cùng mẹ lên núi

Xây bưng biền lập khu chiến đấu tranh

Còn năm mươi người vượt đại dương

Nguyện cùng cha quyết xây lại quê hương

Trăm con cùng chung góp máu đào

Từ Động Đình về tận miền Cà Mau.


Hẹn gặp lại anh trong một ngày mới

Hẹn gặp lại em trong một ngày vui

Là ngày giải phóng nước non rạng ngời

Là ngày hạnh phúc thanh bình ngàn nơi

Hẹn gặp mẹ cha trong ngày hội lớn

Hẹn gặp lại nhau trong ngày Việt Nam

Là ngày giải phóng nước non rạng ngời

Là ngày hạnh phúc thanh bình ngàn nơi.


Vẫn còn đây, vẫn còn đây trái tim Diên Hồng

Vẫn còn đây, vẫn còn đây máu xương Việt Nam

Con không hờn dù đời cay đắng

Tâm không sờn dù lòng trắng khăn sô

Còn hồn Việt Nam là còn niềm tin

Còn người Việt Nam sẽ có ngày quang vinh.

Trong đêm trường phục sẵn mặt trời

Mai bình minh về rồi Việt Nam ơi.


Con sẽ về bằng toàn thân xác

Con sẽ về bằng hồn phách linh thiêng

Từ dòng Cửu Long lên đỉnh Trường Sơn

Từ lòng đại dương đến chân trời quê hương

Trăm con từ khắp tám phương quay về

Như ngày nào từ bọc mẹ ra đi.


Vẫn còn đây, vẫn còn đây giống dân Tiên Rồng

Vẫn còn đây, vẫn còn đây cháu con Lạc Long

Năm mươi người cùng mẹ lên núi

Xây bưng biền lập khu chiến đấu tranh

Còn năm mươi người vượt đại dương

Nguyện cùng cha quyết xây lại quê hương

Trăm con cùng chung góp máu đào

Từ Động Đình về tận miền Cà Mau.


Hẹn gặp lại anh trong một ngày mới

Hẹn gặp lại em trong một ngày vui

Là ngày giải phóng nước non rạng ngời

Là ngày hạnh phúc thanh bình ngàn nơi

Hẹn gặp mẹ cha trong ngày hội lớn

Hẹn gặp lại nhau trong ngày Việt Nam

Là ngày giải phóng nước non rạng ngời

Là ngày hạnh phúc thanh bình ngàn nơi.


Vẫn còn đây, vẫn còn đây trái tim Diên Hồng

Vẫn còn đây, vẫn còn đây máu xương Việt Nam

Con không hờn dù đời cay đắng

Tâm không sờn dù lòng trắng khăn sô

Còn hồn Việt Nam là còn niềm tin

Còn người Việt Nam sẽ có ngày quang vinh

Trong đêm trường phục sẵn mặt trời

Mai bình minh về rồi Việt Nam ơi.


Hẹn gặp lại anh trong một ngày mới

Hẹn gặp lại em trong một ngày vui

Là ngày giải phóng nước non rạng ngời

Là ngày hạnh phúc, thanh bình ngàn nơi

Hẹn gặp mẹ cha trong ngày hội lớn

Hẹn gặp lại nhau trong ngày Việt Nam

Là ngày giải phóng nước non rạng ngời

Là ngày hạnh phúc thanh bình ngàn nơi”(*).


Người Lính VNCH

Hoàng Nhật Thơ

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 25 Tháng Năm 20216:49 SA
Khách
Chào bạn Hoàng Nhật Thơ> Chúc sức khỏe, tôi rất ngưởng mộ bạn vì bạn viết và làm thơ vinh danh về người lính nhảy dù, vì đơn giản tôi lại là người lình nhảy dù bắt đầu từ năm 1965, cám ơn bạn đã đưa những giòng tin về sự uy dũng của binh chủng nhảy dủ. hôm nay cho tôi góp ý môt chút xíu với bạn cho vui được hông. xin bạn thông cảm nha, tôi không biết bạn bao nhiêu tuổi, nhưng với tuổi tôi thì tôi nhớ không lầm là tôi đã được Thầy, Cô dạy khi tôi mới chập chửng khóc lên khóc xuống khi mẹ đưa đến trường, và sau đó được Cô, Thầy giáo dạy từng chử cái lá A...Ă...Â...B...C chứ không phải là ...A Ă ...Â... đây chỉ là góp ý nhỏ mà thôi, mong bạb thông cảm nha.
người góp ý :
Lương Thuận
TĐ7 ND năm 1965
GĐMĐ VPC. TP Sacto, Cali
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn