Tám năm sau tôi trở lại rừng U Minh Thượng và kinh Cán Gáo – Phan Hữu Niệm

Thứ Bảy, 07 Tháng Mười Một 20204:00 CH(Xem: 7901)
Tám năm sau tôi trở lại rừng U Minh Thượng và kinh Cán Gáo – Phan Hữu Niệm

GiangDinh-chaocoTÁM NĂM SAU TÔI TRỞ LẠI RỪNG U MINH - Phan Hữu Niệm

1/

Tôi rời bịnh viện hạm HQ400 để đi nhận Liên Đoàn 1 Thủy Bộ đang hoạt động vùng rừng U Minh Thượng.  Trước khi vào Bộ chỉ huy đóng ở Căn Cứ Hải Quân Xẻo Rô, tôi phải dừng lại Tiền Doanh Yểm Trợ Rạch Sỏi để trình diện Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, đang nắm giữ chức Tư Lệnh Lực Lượng Thuỷ Bộ.
Khi gặp tôi, câu hỏi đầu tiên của ông là:
      - Anh nghĩ sao mà xin xuống đây ?
Tôi trả lời ngay:
      - Thưa Đô Đốc, tôi không xin xuống đây.  Đây là lệnh của phòng Tổng Quản Trị, BTL/HQ.
Tuy nhiên với kinh nghiệm tại các đơn vị Hải Thuyền gần ba năm, chắc tôi sẽ làm được những gì do BTL/HQ giao phó.
Phó Đề Đốc Mình nói tiếp:
      - Bộ Chỉ huy của anh hiện đang đóng tại Căn Cứ Hải Quân Xẻo Rô, và vùng hoạt động của anh là vùng rừng U Minh Thượng.
      - Thưa Đô Đốc, như vậy thì chừng nào tôi phải đi Xẻo Rô ?
- Anh có thể đi hôm nay hay ngày mai.  Khi nào anh muốn đi, cho tôi biết, để kêu tàu ra đón anh.
      - Vậy thì Đô Đốc cho tôi rời đây 9 giờ sáng ngày mai.
      - Được, ngày mai hai tàu của giang đoàn 70 hay 71 Thủy Bộ sẽ đón anh tại Tiền Doanh Yểm Trợ Rạch Sỏi lúc 9:00 giờ sáng.
      - Anh có cần muốn biết thêm gì trước khi vào trong đó ?
      - Thưa Đô Đốc, tại Căn Cứ Hải Quân Xẻo Rô có đơn vị Bộ Binh
nào đóng gần đó không ?
      - Có, Trung Đoàn 32 hay Trung Đoàn 33 Bộ Binh đóng phía trong
một tí, khoảng giữa Căn Cứ Hải Quân Xẻo Rô và chi khu An Biên.
   - Thưa Đô Đốc, các đơn vị Bộ Binh đóng gần, mình có bị áp lực địch mạnh hơn hay thong thả hơn ?
      - Cái đó còn tùy.  Tuy nhiên, nếu chúng ta biết dựa nhau làm việc
thì cả hai bên đều có phần thong thả hơn.
Sau khi ông ta cho biết tình hình an ninh tại Căn Cứ Hải Quân Xẻo Rô cũng như tình hình địch trong rừng U Minh Thượng xong, tôi xin phép rút lui.
Sau đó tôi ghé sang phòng của Thiếu Tá Trần Ngọc Liên, Chì Huy Trưởng Tiền Doanh Yểm Trợ Rạch Sỏi để thăm anh ta và biết qua Tiền Doanh, vì đơn vị này cũng nằm trong đơn vị 211.1 của tôi.  Sau khi chuyện trò xong, Thiếu Tá Liên chở tôi đi một vòng để biết qua tình hình thị trấn Rạch Giá.
Sáng hôm sau hai chiếc Alfa của Giang Đoàn 71 Thủy Bộ có mặt tại cầu tàu Tiền Doanh Rạch Sỏi lúc 8:30H.  Đại Úy Dương Văn Tèo đi vào khu nhà sĩ quan độc thân tìm tôi.
Gặp tôi, sau khi chào hỏi, Đại Úy Tèo hỏi:
      - Chừng nào Chỉ Huy Trưởng muốn rời đây ?
      - Từ đây vào đó bao lâu ?  Tôi hỏi.
      - Dạ, chừng 40 phút.
      - Như vậy, cho anh em ăn cơm trưa xong, chúng ta sẽ rời đây, khoảng 12:30 H.
      - À, Thiếu Tá Bạch có ra đây sáng nay không ?
      - Thưa không, ông đang kiểm tra tàu bè để trình diện Chỉ Huy Trưởng.

   Đúng 12:30H, Đại Úy Tèo tim tôi và hướng dẫn lên tàu.  Chiếc Alfa thứ nhất thì đang bềnh bồng trên cảng, chiếc thứ hai vẫn còn cột dây tại cầu tàu chờ tôi.
   Đại Úy Tèo và tôi vừa bước chân lên tàu thi Đại Úy Tèo hỏi anh Thuyền Trưởng:
      - Tàu sẵn sàng rời bến đuoc chưa ?
      - Da, sẵn sàng rồi.  Chừng nào Chỉ Huy Trưởng muốn rời bến ?
      - Ngay bây giờ..  Bảo chiếc Alfa kia chạy trước, anh chạy sau.
Anh Thuyền Trưởng rồ máy, rồi nhấc ống liên hợp của chiếc mày truyền tin
PRC-25 gọi tàu bạn đang lềnh bềnh bên ngoài, và ra lệnh cho tàu đó đi trước.
Khi hai tàu ra giữa dòng kinh Rạch Sỏi thì chúng hướng về sông Cái Bé, hướng đông, ở cuối kinh Rạch Sỏi.  Tôi đến thăm hỏi anh thuyền trưởng:
      - Anh ở tàu này bao lâu rồi ?  Từ đây đi vào căn cứ Xẻo Rô mất bao lâu ?
      - Da, em ở tàu này đã hai năm rồi.  Từ đây vào căn cứ chừng 40 phút.
      - Trên đường đi từ đây vào trong đó, có tàu nào tuần tiễu không ?
      - Dạ có, hai chiếc Tango tuần tiễu trên đoạn sông Cái Bé và kinh
Tắc Cậu.
      - Hôm nay các anh nấu cơm trên tàu ăn, hay đi ăn hàng quán bên ngoài ?
      - Da, ăn trên tàu cho đỡ tốn.  Mỗi lần đi ra tiệm tốn kém nhiều lắm, nhất là tiền la ve.
      - Đừng uống la ve, hay uống ít lại thì làm sao tốn kém nhiều được.
      - Dạ, đã đi nhậu mà không có bia thì mất ngon đi nhiều.  Hơn nữa đời linh luôn gắn bó với la ve mà Chỉ huy trưởng.
      - Hồi trước tôi cũng nghĩ như anh vậy, nhưng sau đó tôi giảm bớt lại, thấy đỡ hơn.
Cái đỡ thứ nhất là không bị say sưa hay ngầy ngật sau khi uống.  Cái đỡ thứ hai là tiết kiệm để vợ con có tiền mua sắm ăn mặc.
      -   Tụi em sống nay chết mai thì nhậu nhiều đỡ phải lo nghĩ, và khi đi hành quân đỡ phải thắc mắc là lâu hay mau.
- Em ở trên tàu mà có la ve uống bất cứ lúc nào là em ở bao lâu cũng được.
-  Anh nói nghe cũng có lý ! nhưng phải nghĩ đến hoàn cảnh vợ con nữa chứ !
Nói xong tôi quay sang Đại Úy Tèo nói:      
-  Anh liên lạc với Thiếu Tá Bạch, nói, tôi cần gặp ông ta và Thiếu Tá Bùi Tỵ  khi tôi vào đến căn cứ.
     Khi tàu đi qua kinh Tắc Cậu, tôi thấy con kinh quá hẹp, nên sau khi tàu qua khỏi kinh, đến sông Cái Lớn, tôi bảo Đại Úy Tèo cho tàu quay trở lại kinh Tắc Cậu một lần nữa để xem địa hình của con kính cũng như nhà của dân hai bên bờ con kinh có nhiều không.
Vi tàu phải quay lại kinh Tắc Cậu nên phải mất một giờ đồng hồ chúng tôi mới đến căn cứ Hải Quân Xẻo Rô.  Tàu chưa cập vào ponton mà tôi đã thấy Thiếu Tá Bạch và Thiếu tá Tỵ đứng trên ponton cầu chờ tôi.
Sau khi bắt tay, Thiếu Tá Tỵ nói:
      - Mời Chỉ Huy Trưởng vào phòng của Chỉ huy trưởng luôn, và chúng ta có thể nói chuyện tại đó.
Phòng ngủ dành cho tôi là một lô cốt làm bằng cọc sắt, chung quanh cũng như nóc lô cốt là 4 lớp bao cát, trông rất kiên cố.
Lô cốt nầy có hai phòng.  Phòng bên ngoài, khi mới bước vào là phòng họp hành quân, phòng bên trong nhỏ hơn, dùng làm phòng ngủ.
Chúng tôi ngồi tại phòng hành quân nghỉ ngơi và nói chuyện tình hình đơn vị.
Thiếu Tạ Tỵ, Chỉ huy Trường Căn Cứ Xẻo Rô gọi la ve từ câu lạc bộ lên mời uống.  Tôi hỏi qua tình hình hai giang đoàn 70 và 71 Thủy Bộ, cũng như an ninh và sự phòng thủ của Căn Cứ.  Thiếu Tạ Ty nói:
      - Kể từ khi có hai Trung Đoàn 32 và 33 về đây, chúng tôi ít bị Việt cộng quấy rối.  Đại Tá Sảnh, Trung đoàn trưởng TĐ/33/BB và ban chỉ huy hành quân nhẹ của ông ta thường ở trong căn cứ này.
Tôi nhận chức và sau một thời gian ở đây, một hôm Đại Tá Sảnh hỏi Thiếu Tạ Tỵ,
muốn mượn một phòng trống để sinh hoạt với sĩ quan ban đêm.  Thiếu Tá Tỵ trả lời:
      - Ở đây chỉ có phòng của Thiếu Tá Niệm là an toàn để ban tham mưu của Đại Tá sinh hoạt, nhưng nếu nói chuyện lớn, không biết ông ta có ngủ được không ?  Đại Tá thử hỏi ông ta xem sao ?
Đại Tá Sảnh hỏi tôi, tôi đồng ý cho mượn căn phòng hành quân bên ngoài.
     Ông Thiếu tá Tỵ của căn cứ Hải quân Xẻo Rô có cái đặc biệt là hình như ông ta muốn xa lánh nơi ồn ào náo nhiệt, thích nơi yên tỉnh, nên sĩ quan ai cũng muốn ở gần Bộ Tư Lệnh hay phục vụ trên các chiến hạm.  Nhưng Thiếu tá Tỵ, hết ở giang đoàn 75 Thủy Bộ (làm chỉ huy Trưởng), mà trước đó tôi đã gặp ông ta tại Năm Căn, khi ông đem chiến đỉnh đi hộ tống bịnh viện hạm HQ400 của tôi từ cửa sông Năm Căn vào BTL/HQ/V5DH, ở ngay tại Năm Căn.  Sau khi rời giang đoàn 75, ông lại vào tận Xẻo Rô, một nơi khỉ ho cò gáy để phục vụ cho Hải quân.  Không biết khi ông ta trình diện Đô Đốc Hoàng Cơ Minh, ông có được ông Minh hỏi như ông ta đã hỏi tôi không ?  “Tại sao anh xin xuống đơn vị này ?”.  Chưa hết, khi sang Mỹ, ai cũng muốn đến vùng thủ đô tị nạn của người Việt để ở, riêng vợ chồng ông ta, đi mãi cho đến vùng biên giới Mỹ Mễ để sống.  Gần đây,  hômThứ Năm, ngày 4 tháng 3, 2013, hai vợ chồng ông ta từ Texas sang Washington DC để xem hoa anh đào, chúng tôi gặp nhau tại tiệm ăn Hương việt, trong khu Eden center, tôi đề nghị anh ta, nên đi gặp thầy tướng số hay tử vi nào giỏi, chấm cho một lá số, xem là con gì, mà lúc nào anh ta cũng bị ở xa mọi người ? 
Tuy chọc anh ta như vậy, chứ sự thật, phần tôi thì cũng chẳng khá hơn anh ta bao nhiêu.  Vì hồi mới ra trường, khóa tôi, ai nấy đều được gởi đi phục vụ chiến hạm, Bộ Tư Lệnh, hay các giang đoàn có căn cứ gần thành phố lớn.  Riêng tôi, thì phải đến một đơn vị nằm trong khu vực Đặc Khu Rừng Sát, đó là đội 33 Hải Thuyền, một đơn vị vừa mới bị Việt cộng lấy mất một ghe chủ lực.  Còn những tháng ngày trước 30 tháng 4, 1975, tôi cũng ở nơi xa xôi hẻo lánh như anh ta, đó là Liên đoàn 1 Thủy Bộ, mà Bộ chỉ huy nằm tại Xẻo Rô, trong căn cứ của anh ta.
Tôi phụ trách Liên đoàn 1 Thủy Bộ kiêm Chỉ huy Trưởng 211.1,  nên trong vùng hoạt động của tôi, ngoài hai giang đoàn cơ hữu là giang đoàn 70 và 71, tôi còn phụ trách thêm Căn Cứ Hải Quân Xẻo Rô và Tiền Doanh Yểm Trợ Rạch Sỏi.
  Đơn vị tôi trách nhiệm vùng rừng U Minh Thượng, vùng này là một vùng sình lầy trải dài dọc theo hai bên con kinh Cán Gáo, chạy từ đông sang tây.
Kinh Cán Gáo xuất phát từ thượng nguồn,ở sâu trong rừng U Minh Thượng về phía đông, chảy về hướng tây, phía sông Cái Lớn.  Hai bên con kinh Cán Gáo này có những con kinh nhỏ từ hai bên rừng sình chảy ra, nhập vào kinh Cán Gáo.  Tôi không biết, ban đầu tìm ra những con kinh này, người xưa tại sao không đặt tên những con kinh nhỏ hai bên kinh Cán Gáo, bắt đầu kinh Thứ Nhất là kinh từ thượng nguồn, mà họ đặt ngược lại, kinh Thứ Nhất bắt đầu từ hạ nguồn, nghĩa là, kinh Thứ Nhất bắt đầu từ sông Cái Lớn tại Xẻo Rô, chạy sâu mãi và ngược dòng, cho đến kinh Thứ 11.  Nơi này có một làng nhỏ, tên là Gò Quao.  Hằng ngày có ghe buôn chở người và hàng hóa từ kinh Thứ 11 ra đến những vùng dọc theo hai bên kinh Cán Gáo.  Phía tây sông Cái Lớn là sông Cái Bé.  Hai con sông này thông thương với nhau bằng một con rạch nhỏ, gọi là rạch Tắc Cậu.  Thuyền bè theo rạch Tắc Cậu qua sông Cái Bé ,rồi đến kinh Rạch sỏi, để đổ người và hàng hóa xuống trạm chót này, trạm Rạch Sỏi..  Tại đây, hàng hóa chuyển ra chợ Rạch Giá hay các tỉnh lân cận bằng xe đò.
Hết kinh Thứ 11, vùng rừng U Minh Thượng nối tiếp với khu rừng khác về phía đông bắc, có cái tên na ná như trên, đó là rừng U Minh Hạ.  Vùng này thuộc khu vực tỉnh Cà Mau, mà Bộ chỉ Huy vùng 5 Duyên Hải đóng tại Năm Căn.  Các chiến hạm từ biển muốn vào Bộ Chỉ Huy vùng 5 Duyên Hải (BCH/V5DH) phải mất chừng nửa tiếng hải hành, và phải có hộ tống của giang đoàn đang hoạt động tại đây.
Hai vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ giống nhau, vì cả hai đều là rừng tràm và là rừng sình lầy. 

Hai Trung Đoàn 32 và 33.
Hai Trung Đoàn 32 va 33 hoạt động ở vùng này thường phối hợp với Hải quân mỗi khi hành quân.  Vì thế mỗi khi hai trung đoàn này vào đây hoạt động,  Căn Cứ Hải Quân Xẻo Rô tương đối vững tâm hơn về mặt an ninh.  Ngay bên ngoài căn cứ là chợ Xẻo Rô.  Nhưng cái chợ lớn hơn ở vùng này là chợ Kiên An, vì Kiên An là quận lỵ .
Tôi ở căn cứ Hải Quân Xẻo Rô chừng ba tháng thì Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh dời Bộ Tư Lệnh của ông từ Rạch Sỏi về Bình Thủy, vì thế Bộ Chi huy 211.1 của tôi được lệnh dời về Rạch Sỏi, nằm trong phạm vi của Tiền Doanh Yểm Trợ Rạch Sỏi.  Khi ấy hai giang đoàn 70 va 71 cũng dời về đây, và không khí Tiền Doanh Rạch Sỏi trở nên nhộn nhịp hơn.  Tại đây tôi thường xuyên liên lạc với quận Rạch Sỏi và tỉnh Kiên Giang để theo dõi tin tức và phối hợp hành quân.
     Đến tối 29 tháng 4, 1975, lợi dụng tình hình Sài Gòn lộn xộn, Việt cộng đem quân tấn công Tiền Doanh Yểm Trợ Rạch Sỏi.  Chúng pháo kích vào Tiền Doanh, làm chết hai và làm ba nhân viên khác của Tiền Doanh bị thương.   Chúng tôi ứng trực cho đến sáng, rồi tôi thành lập haì Trung đội với trang bị hỏa lực đầy đủ, đưa ra ngoài để đẩy lùi địch xa Tiền Doanh chừng một cây số. 
     Trong lúc đang theo dõi tình hình hai bên ở bên ngoài Tiền Doanh, Trung úy Nghĩa, sĩ quan hành quân của Liên Đoàn chạy ra báo cáo cho tôi rằng, Sài Gòn đã đầu hàng.  Tôi vội chạy vào phòng truyền tin, thì nghe tiếng của Đại Tướng Dương Vân Mình kêu gọi quân nhân buông súng.
Tôi liền triệt thối hai trung đội bên ngoài trở về đơn vị.
Mặt khác tôi gọi điện thoại về Bình Thủy để xin chỉ thị của Đại Tá Nguyễn Bá Trang, Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ, nhưng tôi chỉ gặp được Trung Tá Nguyễn Văn Hoa,  xử lý thuờng vụ Tư Lệnh Lực Lượng Thuỷ Bộ.  Ông ta cho biết, Đại tá Trang đã rời Bình Thủy, xuống Cần Thơ, thay thế Đô Đốc Thăng.  Tôi hỏi Trung Tá Hoa, với tình hình hiện tại, xin ông cho chỉ thị.  Ông bảo tôi theo lệnh địa phương.  Tôi nói với ông rằng, từ trước đến nay, chúng tôi chỉ theo lệnh của Hải Quân, đâu có đơn vị bộ binh hay địa phương nào ra lệnh cho chúng tôi.  Trung Tá Hoa nói, bây giờ thì cứ theo lệnh họ đi.  Gác máy, tôi gọi Trung Tả Trổ, tỉnh trưởng Kiên Giang, để biết thêm tin tức và tình hình vùng 4 chiến thuật thế nào?  Ông ta yêu cầu tôi chờ, để ông hỏi lại Tư Lệnh vùng 4 chiến thuật, rồi cho biết sâu.  Chừng năm phút sau, ông ta gọi lại và cho tôi biết rằng, lệnh của quân khu 4 là tử thủ.
Tôi nghĩ, như vậy là không ổn rồi.  Sài Gòn đầu hàng, Vùng 4 tử thủ (?)
Tôi vội tập họp các vị Chỉ Huy Trưởng các đơn vị của tôi: Giang đoàn 70 TB, Giang đoàn 71 TB, Tiền doanh yểm trợ Rạch Sỏi để thông báo quyết định của tôi.  Sau khi hỏi qua ý kiến từng người, tôi yêu cầu các đơn vị cho tất cả nhân viên lên tàu, sẵn sàng đợi lệnh.
Mặt khác tôi lên máy nói chuyện với Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Xẻo Rô, yêu cầu ông ta cho tất cả nhân viên lên tàu và tìm thêm vài chiếc ghe, chở họ ra biển khi có lệnh.  Tôi cũng cho ông ta biết là tôi sẽ đón tất cả nhân viên của căn cứ tại cửa sông Cái Lớn.
Tôi dặn tất cả sĩ quan đừng tiết lộ cuộc dỉ chuyển của chúng tôi cho tỉnh Kiên Giang và quận Kiên Thành biết, vì chúng tôi có thể bị rắc rối nếu họ biết.  Chúng tôi kéo nhau ra biển, và trên đường từ sông Rạch Sỏi ra biển, tôi cho các vị Chỉ Huy Trưởng biết rằng, hể có B40 nào từ các nhà lầu hai bên bờ sông bắn ra tàu, thi triệt hạ ngay các nhà lầu đó.
Tối hôm đó đoàn tàu chúng tôi ra đến cửa sông Cái Lớn.  Chúng tôi gặp đoàn tàu của Căn Cứ Hải Quân Xẻo Rô, dừng lại giữa sông, để chuyến gia đình và nhân viên của căn cứ Xẻo Rô sang các tiểu đỉnh của hai giang đoàn 70 và 71 Thủy Bộ.
     Khi chuyển quân xong, tôi cho đoàn tàu trực chỉ Hòn Tre, hậu cứ của Duyên Đoàn 43 Hải Thuyền.  Khoảng 3 giờ sáng chúng tôi tới đảo Hòn Tre, nhưng vì không biết tình hình trên Hòn Tre như thế nào, chúng tôi đưa tàu lên phía bắc Hòn Tre, neo tại đây, chờ sáng hôm sau, tùy theo tình hình mà quyết định.

Sáng hôm sau chúng tôi liên lạc được với đài kiểm báo Hòn Nam Du (đài kiểm báo của vùng 4 Duyên hải).  Nơi đây cho biết, chiều hôm trước, tất cả tàu bè và các đơn vị Hải Quân cơ động đã đến Côn Sơn, và tất cả sẽ khởi hành đi Guam khi có lệnh.  Tôi nhờ đài kiểm báo liên lạc với đoàn tàu, chờ chúng tôi ra đến nơi mới khởi hành có được không ?
Đài kiểm báo nói họ sẽ cố gắng liên lạc, khi nào được sẽ báo cho chúng tôi biết.  Tuy là yêu cầu của tôi như vậy, nhưng tôi nghĩ rằng,  họ sẽ không thể nào đợi chúng tôi được, vì thời gian mà các chiến đĩnh của chúng tôi khởi hành từ Hòn Tre cho khi đến được Côn đảo, ít nhất cũng phải mất 36 giờ.  Họ không thể nào chờ đợi với một thời gian quá đài như vậy được.  Vì thế tôi cho đoàn giang đỉnh của tôi cập vào cầu tàu của Duyên Đoàn 43 để nghỉ ngơi.  Các du kich Việt Cộng địa phương tuy thấy chúng tôi vào, nhưng không làm gì hơn là để chúng tôi đi lại tự do trên bờ.
      Khoảng 3 giờ chiều thì đoàn ghe tàu của Đại Tá Nguyễn Văn May, Tư lệnh Vùng 5 Duyên Hải ở Năm Căn cũng kéo đến Hòn Tre.  Tuy tôi có gặp ông để chào và hỏi thăm sức khỏe cũng như tình hình, nhưng không để cập đến lý do vì sao ông kéo đoàn ghe tàu đến đây.
   Đến khoảng 5 giờ chiều, Việt cộng tại đây ra lệnh cho các đơn vị Hải Quân chạy theo họ, để vào Kiên An.  Họ chạy trước, Hải Quân chúng tôi chạy theo sau, kể cả đoàn ghe tàu của Đại Tá May.  Khi đoàn tàu đi được chừng 5 hải lý, tôi dặn anh thuyền trưởng chiếc tàu LCM-8 , tàu của Tiền Doanh Yểm Trợ Rạch Sỏi, mà tôi đang đi, hãy tìm chỗ nào cạn, ủi tàu vào đó, rồi gọi máy báo cáo cho tụi Việt Cộng biết là tàu mình bị mắc cạn.   Vì nhiều tàu quá, chúng cũng chả thèm chú ý đến tàu của tôi mắc cạn.  Chúng bảo, khi nào tàu tôi ra khỏi cạn thì chạy vào Kiên An sau.
Gác mũi LCM-8 lên cạn nghỉ một đêm,  sáng hôm sau, lúc 6 giờ, tôi cho tàu lùi khỏi cạn và chạy vào bến tàu Rạch Giá.  Tôi bỏ tàu tại cầu tầu, và cho tất cả nhân viên, ai nấy về với gia đình của mình. không cần phải báo cáo với Việt Cộng ở Kiên An.  Theo tôi nghĩ, vào Kiên An, thế nào họ cũng giam giữ chúng tôi vài tuần để chờ lệnh cấp trên của họ.
     Khi đó trên tàu của tôi, có một nhân viên thuộc Tiền Doanh Yểm Trợ Rạch Sỏi, anh Thuợng Sĩ Liêm, có gia đình tại Rạch Giá, anh ta mời chúng tôi ghé nhà anh ta nghỉ ngơi trước khi về Sài Gòn hay quê quán các nơi.  Gia đình tôi và gia đình anh Liên, Chỉ Huy Trưởng Tiền Doanh Yểm trợ Rạch Sỏi, kéo nhau đến nhà anh Liêm nghỉ ngơi một ngày một đêm.  Sáng hôm sau chúng tôi từ giả gia đình anh Liêm, ra bến xe mua vé xe đò về Sài Gòn.
   Tại Sài Gòn tôi có một căn nhà tại cư xá Thanh Đa, nên chúng tôi về ở tạm nơi đó, theo dõi tin tức.  Sau đó tôi bung ra chợ Trời Huỳnh Thúc Kháng, Sài Gòn, đón mua đồ đạt mà người dân đô thành mang ra chợ Trời bán.  Tôi đón họ dọc đường để mang đến chợ Trời bán lại kiếm lời.  Có hôm tôi đến chợ Bà Chiểu, Gia Định.  Tại đây, tôi làm quen được với hai anh bán chợ Trời khá lâu ở đây, nhờ một ít đồ dùng có sẵn, tôi cho hai anh ta.  Hôm sau tôi trở lại đứng bên cạnh hai anh để bán những mặt hàng tôi mua được.  Thấy tôi có nhiều hàng mà không có nơi bày hàng, hai anh mỗi người thu hẹp chỗ mình đứng, nhường cho tôi một chỗ tuy hẹp, nhưng tương đối cũng có thể bày hàng ra bán được.  Hai anh cũng rất vui sau khi tôi có chỗ và cho thêm đồ dùng cho hai anh.  Tuy ban đầu chỗ của tôi đứng rất hẹp, nhưng vài ngày sau thì tôi cũng có một chỗ rộng bằng chỗ như hai anh.
     Khi có chỗ bán ở chợ Bà Chiểu rồi, hằng ngày tôi ra đó đứng mua và bán hàng kiếm tiền sinh sống, không phải xuống chợ Trời ở Sài Gòn nữa.  Làm được chừng hai tuần lễ, tôi kiếm được trên một trăm ngàn đồng (tiền lúc bấy giờ).  Sau đó tôi bỏ chợ Trời, đi trình diện tại trường Trung học Tabert theo thông cáo trên đài phát thanh của chính phủ Việt cộng, để đi học tập cải tạo.  Tuy là đi trình diện để ở tù, nhưng mỗi người khi đến trình diện phải đóng trước tiền ăn hai tháng.
Tổng số tiền tôi kiếm được khi buôn bán ngoài chợ Trời bằng hai tháng tiền lương của tôi trước đó.  Nhưng khi đến trình diện đi tù, tôi không biết sau đó với số tiền như vậy, bà xã tôi và bốn đứa bé sinh sống bằng cách nào ?
Sau khi trình diện, mọi quân nhân phải ngủ ở đó ít nhất từ một đến ba đêm, vì thời gian ấn định cho trình diện là ba ngày, đó là những ngày 13, 14, và 15 tháng 6, 1975.  Ban đầu, bàn tính ngày đi trình diện với bà xã, chúng tôi nói, nên đi trình diện ngày 13 cho đỡ rắc rối.  Nhưng khi đến ngày 13, tôi không đi được vì không nở chia tay với vợ con, nên tự hẹn lại với mình là ngày hôm sau sẽ đi trình diện.
Đến ngày 14, tôi cũng không thể rời nhà được, vì vợ con.  Hơn nữa, đi kỳ này không biết là phải xa gia đình bao lâu ?  Cũng có thể là không bao giờ trở lại với gia đình.  Ở thêm với gia đình cho đến thời hạn chót, ngày 15, tôi mới vát xách vải bố đến trình diện, vào cái giờ gần như trong số những người đến trình diện sau chót.  Vì trình diện ngày cuối nên tôi chỉ phải ngủ tại trường Tabert một đêm thôi.
Sáng hôm sau tất cả chúng tôi, những quân nhân trình diện tại đây được Việt cộng lùa lên xe molotova, chở tất cả ra Long Giao, một vùng đất đỏ, lau sậy, mà các đơn vị bộ binh của chúng ta trú đóng trước đây bỏ lại.  Nơi đây có những dãy nhà tương đối có thể tạm trú mưa nắng nên rất tiện cho bọn chúng quản lý chúng tôi.
Việc nấu nướng cho ăn uống thì chúng bắt chúng tôi phải tự làm lấy.  Hằng ngày họ lùa chúng tôi ra những bãi lau sậy bắt nhổ.  Ban đầu chúng tôi không ai ngờ được là chúng tôi sẽ nhổ được những bụi lau sậy ấy bằng tay, vì nhiều cụm lau sậy rộng từ hai đến ba thước, chiều cao phủ khỏi đầu người.  Thân lau sậy lớn bằng ngón tay.  Thế mà trong vài tuần lễ, cảnh rừng rú của lau sậy không còn nữa.
Rồi chúng đi tìm cuốc xẻng, bắt chúng tôi đi cuốc đất, vun luống,trồng khoai mì, khoai lang, bắp.  Nghĩa là những thứ gì ăn được chúng đều bắt chúng tôi làm.
     Sau vài tuần lễ chúng bắt đầu bắt chúng tôi học tập, cái gọi là mười bài học tập cơ bản, nói về Mỹ Ngụy và cuộc chiến tranh thần thánh của chúng về chống Mỹ cứu nước.
     Ở Long Giao được sáu tháng, chúng di chuyển chúng tôi về Suối Máu, Tân Hiệp.
Nơi đây có những dãy nhà tôn của Việt Nam Cộng Hòa để lại, có hàng rào kẻm gai, và phân thành từng khu, chúng dễ kiểm soát được chúng tôi, không sợ chúng tôi trốn.  Về Suối Máu lẽ dĩ nhiên phải tiếp tục học tập mười bài cải tạo mà chúng đã đưa ra.
     Trong thời gian đó, những vùng ở phía tây Bảy Hiền, có những trại mà thành phần sĩ quan chúng tôi bị giam giữ tại đó, họ tìm cách trốn trại.  Nhưng không trốn được, họ bị bắt lại, bị xử án.  Có người bị xử bắn tại chỗ   Có người bị xử tử hình nhưng chưa đem ra hành quyết.  Có người bị xử án tù.  Có lẽ chúng thấy trại Suối Máu giữ tù an toàn hơn, nên họ di chuyển số tù trên đó về trại Suối Máu, nhốt chung với chúng tôi.  Khi đưa về Suối Máu, có hai anh bị án tù, một anh bị kêu án xử tử.  Chúng tôi coi đó là một đòn hăm dọa, dằn mặt tù cải tạo tại đây.  Khi đó họgọi mỗi nhà mà chúng tôi bị giam giữ với cái tên họ thường dùng là “lán”.  Tôi ,anh Trần Hữu Khánh, và anh Nguyễn Phú Bá, cả hai là khóa 11 Hải quân, ở lán 10.  Tôi nằm giữa, anh Khánh và anh Bá nằm hai bên.  Còn anh Nguyễn Văn Bảo (khóa 12), anh Trần Thế Diệp (khóa 11),  Thiếu tá Lý Anh Kiệt, làm ở hải tiếp vụ trước kia, ở lán 9.  Anh Nguyễn Khương Ninh (khóa 12), tôi không nhớ anh ta ở lán nào.  Nhưng khi đó, Ninh được chỉ định phục vụ nhà bếp.

Đệ Nhất Song Ngư Họp Khóa Trong Tù
2/ Hồi đó gặp dịp Song Ngư kỷ niệm ngày ra trường, anh em gặp nhau, và muốn có một buổi gặp mặt về ban đêm, để cùng ăn chung một bửa. Anh em đồng ý và đề nghị tôi làm trưởng ban tổ chức cho lần họp khóa đặc biệt này. Vì anh em ai cũng trắng tay, chẳng có gì đóng góp, tôi đề nghị, nhờ anh Ninh, đang làm trong nhà bếp, nấu hộ cho chúng tôi một nồi chè. Phần tôi, đi thu góp từ mỗi anh em, mỗi người hai tán đường đen hột xoài. Tuy thế, nhưng có vài anh em không có đường để đóng góp. Tôi phải thương lượng với những anh có đường, cho những anh không có, mượn tạm, khi nào có sẽ trả lại. Nói thì dễ, nhưng thời buổi đó, đi mượn được hai tán đường, không phải là việc dễ làm. Nhưng rồi chúng tôi cũng thực hiện được. Đường và nếp, có được bao nhiêu thì đem giao cho Ninh. Nếu thiếu cái gì thì nhờ Ninh xoay trở.

Tới đêm gặp mặt, Ninh ở lại trễ trong nhà bếp, để quét dọn và lau chùi bếp, đồng thời chờ chúng tôi đến để phân phối chè. Mỗi người chúng tôi đem một cái ca, đi đến nhà bếp, như những cải tạo viên khác là đi lấy nước đun sôi để uống. Đến nơi, gặp Ninh, mỗi người đưa ca nhựa cho Ninh, anh ta chỉ việc múc chè đổ vào đầy ca là chúng tôi rời bếp. Chúng tôi hẹn gặp nhau tại một khu trống vắng ở đầu một lán, chờ anh Ninh đến. Chúng tôi bắt đầu cuộc họp khóa bằng những câu chuyện vui và những kỷ niệm hồi còn ở quân trường và trong thời gian phục vụ tại các đơn vị. Chúng tôi vừa trò chuyện vừa thưởng thức món chè do anh Ninh nấu. Đêm đó, tuy là một đêm trong tù, nhưng chúng tôi cảm thấy đầy đủ ý nghĩa về tình đồng môn hai năm trong quân trường, và những gì đã trải qua sau 11 năm lăn lộn trên sông rạch và biển cả. Đó là lần họp khóa duy nhất trong tù. Tuy đơn sơ, nhưng là một trời kỷ niệm khó quên, nhất là anh đầu bếp Nguyễn Khương Ninh, một kỷ niệm để đời tại trại Suối Máu, Tân Hiệp.

 

Sau đó anh Trần Thế Diệp, khóa 11, dẫn anh Bảo và anh Kiệt đến rũ tôi gia nhập vào nhóm vượt biên của anh ta khi được thả về. Anh ta cho biết, anh còn vài chiếc tàu có thể xử dụng vào việc này. Sở dĩ anh cần tôi là để tôi làm thuyền trưởng dẫn tàu đi. Tôi đồng ý ngay, và mong cho chóng đến ngày thả về để lên tàu ra khơi.
Kế hoạch chưa đến đâu thì một hôm Việt cộng tập họp chúng tôi và đọc tên những cải tạo viên sẽ được đưa ra Bắc để tiếp tục học tập cải tạo. Phần Hải quân trong trại tôi chỉ có tôi và anh Trần Hữu Khánh (khóa 11).
Hai ngày sau, chúng tôi được đưa xuống tàu, chở ra Hải Phòng, rồi chuyển sang xe lửa ra Hà Nội, và tiếp tục đưa chúng tôi lên vùng rừng núi phía bắc, giáp ranh với Trung quốc. Trại đầu tiên chúng tôi được đưa đến là một vùng rừng núi cách làng dân rất xa, mà nơi đây người ta gọi là trại Đá Cạnh. Tại đó có con suối chảy qua. Vì không có nhà sẵn, nên thời gian đầu chúng tôi phải ngủ ngoài trời. Sau đó họ đưa chúng tôi lên rừng lấy tre nứa về xây cất láng trại để ở. Ở đây chừng ba bốn tháng, họ lại dời chúng tôi sang một trại khác, tại đây có vài cái lán sẵn, có thể chứa khoảng ba trăm người tù.
Vì tôi không thích làm tổ trưởng hay lán trưởng, nên khi mới vào gian lán trại mới, tôi vác ba lô đặt ở khu giữa dãy giường, vì thông thường bọn chúng hay chỉ định người nằm đầu dãy giường và cuối dãy giường làm đội trưởng, đội phó, hay tổ trưởng, tổ phó. Hôm đó dãy giường từ đầu đến cuối có tất cả là 39 chỗ nằm ngủ. Sau khi vào vị trí chỗ ngủ xong, họ chia thành tổ như sau: từ số 1 đến người thứ 13 là tổ 1, từ số 14 đến số 26 là tổ 2, và từ số 27 đến số 39 là tổ 3. Tổ tôi, anh số 1 là anh Khánh, được chỉ định làm láng trưởng kiêm tổ trưởng tổ 1, tôi số 13, người cuối cùng trong tổ, nên được chỉ định làm tổ phó tổ 1. Vì thế khi dẫn anh em lên núi chặt cây làm láng trại, tổ 1 là phần hành của tôi, vì anh Khánh bận chức lán trưởng, có nhiều việc khác phải làm.
Một hôm tôi dẫn tổ tôi lên rừng phát quang và chặt cây. Vì trời nắng và anh em quá mệt, tôi nói với anh em rằng:
Nếu không có tụi cán bộ, các anh cứ lẫn vào rừng, xem chỗ nào mát ngồi nghỉ. Tôi ở bên ngoài, khi tụi nó đến, nghe tôi hú hay tằng hắng lớn, anh em trở lại nhiệm sở. Nhưng số tôi xui, tên cán bộ đi kiểm soát, nó không đi từ ngoài vào, mà chúng tôi không biết nó vào phía trong rừng lúc nào, nên nó kiểm sóat chúng tôi từ trong rừng đi ra. Nó không thấy anh em làm việc, nên khi ra ngoài, nó gọi tôi đến hỏi:
Những anh kia làm việc ở đâu ?
Tôi chỉ vào rừng, nhưng nó vừa từ trong đó đi ra, chẳng thấy ai cả. Nó nghĩ tôi đã dối nó. Nó kêu tôi xách con dao theo nó đến một cây thật lớn, thân cây ôm một vòng tay chưa hết, nó bảo tôi chặt hạ cái cây đó xuống.
Khi tôi chặt cái cây độ chừng mười phút thì hết giờ làm việc, chúng cho gọi thu quân. Tôi gọi anh em và cho điểm danh để về trại. Về đến trại, vừa rửa tay chân xong thì nhà bếp gọi lấy cơm. Trong lúc anh em đang chờ lãnh cơm thì tên cán bộ xuất hiện tìm tôi. Hắn hỏi tôi, đã hạ cái cây mà hắn chỉ định xong chưa? Tôi trả lời - chưa! Vì tôi đang chặt cây thì có lệnh thu quân về lán trại. Hắn bảo tôi:
- Anh vào lấy dao ra rừng chặt cái cây ấy cho ngã rồi mới về ăn cơm. Nghe thế, anh Chương, cùng tổ với tôi, biết nó phạt tôi, nên anh nói:
- Anh chờ tôi đi lấy dao chặt phụ với anh cho nhanh. Một mình anh, chặt đến chin giờ tối cũng chưa ngã cái cây đó đâu. Nói xong anh ta chạy vào lán, xách con dao đi theo tôi, trở vào rừng. Hai anh em thay phiên nhau chặt cái cây ấy, mất gần một tiếng đồng hồ cây mới ngã xuống.
Hai anh em xách dao xuống suối, rửa dao và tay chân xong, mới trở về lán trại ăn cơm sau. Anh Chương giúp tôi chặt cây, nên mọi cảm tình tôi đều dành cho anh ta từ đó.
Ở trại này được vài tháng, chúng chuyển chúng tôi đến trại Kiên Thành. Trại này có cái đặc biệt là người Thượng ở đây từ trước, nay họ đã bỏ đi. Vì khi chúng tôi mới đến, phải phát quang để xây dựng lán trại, chúng tôi đã gặp những hủ, ghè, mà bên trong đựng xương hay tro hài cốt người chết. Sở dĩ chúng tôi để ý việc này là vì, sau khi ở trại này vài tháng thì một số anh em đã vĩnh viễn ra đi, mà nguyên nhân là bịnh thiếu dinh dưỡng hay tai nạn khi vào rừng làm việc.
Anh Nguyễn Văn Chương, người đã giúp tôi chặt ngã cái cây mà tên cán bộ phạt tôi, cũng lâm vào trường hợp này. Một hôm, tôi ra cổng trại để đi làm, thấy anh đang đứng cùng một số bạn bè tại trạm xá, ngay cổng ra vào, chờ xin thuốc, lẽ dĩ nhiên là những rễ cây mà họ gọi là thuốc nam. Tôi kêu lớn và hỏi anh ta:
- Anh Chương hôm nay bịnh gì mà vào xin thuốc vậy ?
- Không biết bịnh gì mà lúc nào mình cũng thấy người lờ đờ,buồn bực, yếu đuối, nhiều khi đi đứng không vững.
Tôi nói với anh:
- Anh cố gắng giữ gìn sức khỏe, nếu không, để cho cơ thể bị quỵ xuống, là không đứng dậy được đâu.
Ba ngày sau, tôi được ở nhà dọn dẹp lán trại, thì một anh bạn ở lán 6 (tôi ở lán 3) chạy tới kêu tôi, nhờ sang nhanh lán anh, xem hộ tình trạng anh Chương. Anh ta nói:
- Nhờ anh sang xem hộ, anh Chương hình như chết rồi, mà sao anh ấy còn hút thuốc.
Tôi vội vàng vứt cái chổi vào góc nhà và chạy sang lán 6. Vừa vào cửa, cái giường thứ tư từ cửa vào, anh Chương nằm ngửa, hai tay buông xuôi theo thân mình, điếu thuốc trên miệng anh vẫn còn cháy. Tôi gọi anh ba lần thật lớn, nhưng anh ta vẫn nằm im. Tôi dùng tay gở điếu thuốc từ miệng của anh, dùng khăn lau sạch miệng anh, rồi tôi kề tai ngay sát miệng anh, để nghe thử anh còn thở hay không ? Tôi kề tai sát miệng anh ba lần, nhưng tôi chẳng nghe thấy gì cả. Tôi nói với anh bạn:
- Anh lên báo cáo với họ là anh Chương đã chết rồi.
Nói xong, tôi kéo áo quần anh Chương ngay ngắn lại, sửa tư thế nằm của anh cho bình thường, và kê cái gối ngay giữa đầu cho anh. Tôi thầm khấn vái trong đầu:
- Anh Chương ! anh là bạn thân nhất của tôi ở trại này kể từ khi tôi và anh ở chung một tổ. Tôi rất muốn gần anh, để có dịp giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết. Nhưng khi vào đây, tôi và anh bị tách xa nhau. Như anh biết, tôi ở lán 3, còn anh thì ở lán 6. Gặp nhau đã khó rồi, thì làm sao giúp nhau được ? Thôi thì “sống khôn thác thiên !”, anh mau về với vợ con, cho bà và các con của anh biết để khỏi phải mong đợi anh.
Vài ngày sau, anh Nguyễn Quang Thái, một Thiếu Tá Hải quân cũng vội vả ra đi. Anh Thái, trước năm 1975, đã có thời gian ở chung cùng Đội 34 Hải Thuyền với tôi, tại rạch Bà Hiền, nơi mà Trung Úy Nguyễn Đức Bổng, khóa 10, bị Việt cộng phục kích bắn chết tại Bãi Ngao. Rạch Bà Hiền chảy ra sông Hàm Luông, cách cửa sông chừng vài hải lý. Từ ngày anh Thái vào tù cộng sản đến nay, anh đã bị phù thủng, phù lên xẹp xuống đã ba lần. Những người có kinh nghiệm về bịnh này cho biết, bịnh phù thủng mà phù lên xẹp xuống ba lần là không còn cách nào trị được nữa. Bịnh tình của anh được ban chỉ huy trại biết, vì anh ta không đi lao động được nữa, nên họ đã cho anh ta vào phụ giúp những việc nhẹ trong nhà bếp khoảng chừng hai tuần lễ trước khi anh chết. Tôi tưởng rằng anh vào nhà bếp là cái may cho anh ta, vì nếu có thêm một vắt cơm mỗi ngày, cơ thể cũng không đến nổi suy sụp như những anh em đi lao động trong rừng sâu. Một tối nọ, anh được chỉ định canh chừng cái chảo nấu cơm, phải giữ cho cái chảo luôn luôn có nước nóng, để sáng hôm sau nấu cơm cho kịp. Anh Thái lúc bấy giờ đang ở dưới nhà bếp, từ bảy đến tám giờ tối, cái chảo cơm cạn nước, anh Thái lấy cái thùng xách nước, lội xuống suối, múc một phần ba thùng nước, xách lên để châm thêm vào chảo nấu cơm. Anh vừa bước lên hòn đá tại bờ suối, vì hòn đá trơn hay anh bước trật chân sao đó, anh ngã ngay trên bờ suối, nằm nửa trên, nửa dưới. Một anh bạn khác cũng cần nước suối để đánh răng, xuống bờ suối, thấy anh Thái đang nằm dài trên bờ suối, anh ta truy hô lên. Anh em chạy ra, đỡ Thái lên, đưa vào lán, nhưng anh Thái đã bất tĩnh. Anh lán trưởng liền chạy lên báo cáo cho ban chỉ huy trại.
Trại cho cán bộ xuống, rồi chỉ định hai cải tạo viên khiên anh Thái ra trạm xá để điều trị.
Sáng hôm sau, một anh trong hai người khiên Thái, đến tìm tôi nói nhỏ:
- Tôi biết anh cùng là Hải quân với anh Thái, nên cho anh biết là, anh Thái đã chết tối hôm qua, khi chúng tôi khiên anh ta được nửa đường từ đây ra trạm xá. Anh đừng cho ai biết, tụi cán bộ biết tôi xì tin này ra là chúng nhốt tôi ngay. Tôi trả lời:
- Anh cho tôi biết tin là quý lắm rồi, và tôi phải cảm ơn anh, chứ tôi còn lòng nào đi nói bậy nói bạ để hại anh.
Rồi sau đó, thêm vài anh đi lao động trong rừng sâu, trượt chân ngã chết.
Thấy tình hình chết liên tục như vậy, anh Nguyễn Gianh Chấp, đội trưởng lán tôi, bàn với tôi:
- Anh có thấy tụi mình vào đây bị Hời yếm không ? Tôi trả lời:
- Tôi không nghĩ vậy ! Khi mới vào đây, anh cũng như tôi và mọi người, ai
cũng đập hủ, ghè. Chúng mình bị chết nhiều là do thiếu dinh dưỡng, đi lao động không cẩn thận, nguy hại đến tính mạng là chuyện thường. Kỳ này nếu có xin quà vợ, thì nói bà gởi cho đường sữa thêm một tí, để lấy lại sức khỏe. Hơn nữa, anh nhớ dặn anh em là lúc đi lao động, đừng cố dùng quá sức. Nếu để cho mình mất sức quá đà, té xuống là đứng lên không được, như trường hợp anh Thái. Làm từ từ và đi chầm chậm, miễn làm sao cây gỗ hay than củi về đến lán trại đúng giờ giấc và an toàn là tốt. Đâu cần phải vội vàng để về lán trại sớm.

Tôi được vào đội mộc.
Sau một đêm mưa dầm dề, sáng ra, lán nào cũng ẩm ướt lạnh lẻo, nhái ở ngoài chui vào nằm dưới gầm giường. Tôi xách gậy chui dưới gầm giường đuổi bắt nhái kiếm tí thịt. Xoay tới xoay lui, tôi đụng phải chân anh Chấp. Thấy tôi, Chấp hỏi:
- Anh Niệm có muốn vào đội mộc không ? Tôi ghi tên anh nhé !
- Dạ ! Anh cho tôi ghi tên vào đội mộc. Nhớ ghi danh anh Lộc Không quân nữa nhé ! Tôi với anh ấy là cặp lao động ưng ý nhất, cho anh ấy vào đội mộc để tôi hướng dẫn anh ta. Tôi trả lời anh Chấp.
Khi danh sách đội mộc được gởi lên ban chỉ huy trại. Họ trắc nghiệm bằng cách cho mỗi người dùng cưa, cắt hai đầu một cây gổ dài đúng thước tấc ấn định, và hai đầu bằng phẳng, là được xung vào đội mộc. Mỗi người cưa 15 cây trong ngày.
Phần tôi, tuy cưa thấy mệt, nhưng tôi đã đạt được chỉ tiêu ấn định. Nhìn sang Lộc, anh ta lắc đầu nói:
- Thôi, để tao lên rừng chặt cây cho chắc ăn. Tao làm như thế này thì ba ngày sau, tao cắt cũng chưa xong 15 cây này đâu.
Tôi an ủi Lộc:
- Thôi, để tao phụ kéo với mày cho nhanh.
Nói xong, tôi tới phụ với Lộc cưa cho hết 15 cây gỗ, phần của anh ta.
Tuy hôm đó Lộc làm đạt chỉ tiêu, nhưng Lộc quyết không vào đội mộc.
Hình như có nhiều khó khăn cho anh ta sao đó ? Mặc dù tôi cố khuyên anh ta nhiều lần. Trước đó, tôi với Lộc thường đi chặt cây chung.
Một hôm, khi hai đứa khiên cây về, vì Lộc to cao và mập hơn tôi, nên anh ta dành cho tôi phần ngọn, anh ta khiên phần gốc, và Lộc để tôi đi trước. Hôm đó trời mưa, chúng tôi khiên một cái cây lên dốc, tôi trượt chân, té xuống, nhưng Lộc vẫn giữ cây gỗ trên vai của anh chặt cứng. Còn đầu cây phía tôi thì cắm chặt trên triền dốc, mặc dù tôi té nằm dài trên triền dốc. Sở dĩ Lộc vẫn giữ cây gỗ, vì nếu Lộc quăng cây gỗ xuống, tôi sẽ bị thương dễ dàng. Sau đó Lộc lựa thế, để đầu cây gát trên lưng tôi, đặt phần gỗ của anh trên mặt đất. Sau đó Lộc đến nâng đầu cây gỗ đang đè tôi, để tôi bò ra. Rất may, lần này, sau khi bò ra khỏi tầm đè của cây gổ, tôi thử đứng dậy, làm vài động tác, xem chân tay và cơ thể có gì trục trặc không ? Tôi quá mừng khi thấy mọi việc đều bình thường. Tôi nói với Lộc:
- Nhờ mày giữ chặt đầu cây của mày nên không sao. Nếu mày thả đầu cây khi tao bị trượt chân ngã té, tao không biết việc gì sẽ xảy ra. Lộc nói:
- Tụi mình hên nên không có tai nạn cũng đỡ. Thôi, chúng ta ngồi nghỉ chừng năm mười phút,chờ tạnh mưa, khiên nó về.
Sau khi vào được đội mộc, tôi ít khi phải vào rừng chặt cây nữa. Công việc của đội mộc, lúc ban đầu là xây cất lán trại. Khi chúng tôi di chuyển đến một vùng mới lạ, đội mộc phải làm việc nhiều và nặng hơn các anh em đi rừng. Công việc đó là cất lên sáu dãy nhà cho cải tạo viên ở, và những dãy nhà khác cho tụi cán bộ ở nữa.
Cũng vì muốn tránh những hiểm nguy khi đi lao động trong rừng sâu, nên nhiều anh tình nguyện vào tổ cưa xẻ. Tổ cưa xẻ này dùng cưa lớn, xẻ những cây gổ thật lớn ra thành những tấm váng mỏng để đóng tủ, giường, bàn ghế, … Trong các đội, tổ, nhóm, thì chỉ có tổ cưa xẻ là được cấp phần ăn phụ trội là ngô, khoai, sắn. Tuy thấy có phần ăn phụ trội, ai cũng muốn, nhưng đây là một việc không những cần sức, sự kiên nhẩn, và sự khéo tay nữa, mới sản xuất được một tấm ván từ đầu đến đuôi, có độ dày như nhau. Khu vực trại Kiên Thành chúng tôi ở lúc bấy giờ có loại gổ vàng tâm, một loại gổ mà tụi cán bộ cho là gổ quý. Chúng cho những toán đi rừng tìm loại gổ này, càng lớn càng tốt. Chặt xong, khiên hay lăn đến khu cưa xẻ, cũng ở trong rừng, giao cho họ. Khi xẻ gổ thành những tấm ván có kích thước theo yêu cầu của tụi cán bộ, chúng cho mang về rạp mộc, giao cho chúng tôi. Anh cán bộ trông coi đội mộc, một hôm, đã họp bàn trước với ban tham mưu của chúng, chúng đồng ý bắt đội mộc phải đóng cho mỗi tên cán bộ một cái rương để đựng quần áo, có thể mang theo, khi thuyên chuyển sang những đơn vị khác. Cái rương đựng quần áo này, đặc biệt là phải có ổ khóa. Chúng tôi phải nhờ các anh làm trong tổ rèn nghiên cứu làm những bản khóa để gắn vào rương. Từ khi có chương trình làm rương bằng gổ vàng tâm, nhóm ba người chúng tôi làm việc có vẻ thoải mái hơn, vì những tên cán bộ ai cũng muốn cái tương của mình đẹp, nên khi đóng sắp xong, các anh đến rạp mộc để tự chọn cho mình một cái, và yêu cầu chúng tôi làm theo ý họ muốn.
Một hôm, chúng tôi quá đói, họp nhau lại, yêu cầu anh tổ trưởng phải tìm cách để anh em đi ra bên ngoài tìm thức ăn, đem về ăn chung, cho đở đói. Toán thì đi mót bắp trong rừng bắp mới thu hoạch, toán thi đi mót khoai lang, toán thì đi mót khoai mì, … Riêng toán chúng tôi, vì phụ trách vườn rau, nên tôi trách nhiệm nhổ su hào, đem vào trại mộc lùi tại đống lửa sưởi ấm. Bất ngờ tên cán bộ đội mộc ghé vào rạp mộc, gặp tôi, đang dồn một đống su hào khá cao trong đống tro lửa. Tuy anh ta thấy lò lửa của tôi có triệu chứng bất thường, nhưng anh ta vẫn làm thinh, vì cái rương của anh ta chưa được tôi báo cáo tình trạng thế nào? Anh ta hỏi tôi, tôi dẫn anh ta đến nơi để gổ làm rương hòm, chỉ cho anh ta những tấm gổ dự trù để đóng chiếc rương của anh ta. Nhưng tôi chỉ những tấm gổ có vết đen và có lằn nứt, rồi nói với anh ta rằng:
- Đáng lẽ tôi đã đóng cái rương của cán bộ rồi, nhưng thấy gổ xấu, nên phải chờ một vài hôm nữa, có gổ tốt vào, tôi sẽ thay thế những tấm gổ xấu đó. Anh ta có vẻ hài lòng. Anh ta cố tìm những tấm gổ khác trong kho, nhưng không còn nữa. Vì phải lựa gổ, và nghe tôi hứa sẽ đổi ván tốt, anh ta quên mất lò lửa đang lùi su hào của tôi. Anh ta quay mặt bước ra cửa và dặn thêm tôi:
- Nếu gổ nhập vào kho, anh nhớ làm ngay hộ cho tôi, kẻo nhở đi xa, không có hòm đựng quần áo.
Tôi trả lời:
- Cán bộ là cán bộ trách nhiệm đội mộc, lẽ dĩ nhiên tôi phải làm nhanh và làm kỷ cho cán bộ.
Hôm đó, khi anh em tập họp tại trại mộc đầy đủ, chúng tôi có một bửa ăn no đủ thứ. Tôi kể lại chuyện tên cán bộ mê cái rương gổ vàng tâm, không thèm hỏi tôi những gì trong lò lửa. Anh em thích thú quá nói:
- Anh hên lắm, nếu nó giả vờ lấy lửa làm mồi hút thuốc lào, thế nào nó cũng lấy cây moi đống tro ra. Như vậy hôm nay anh không có bửa ăn này, mà còn bị chúng nhốt trong nhà đặc biệt rồi.
Những tháng sau đó đội mộc chúng tôi được chuyển sang Bộ chỉ huy Liên trại. Tại đây chúng bắt chúng tôi phải cất một hội trường có khả năng chứa khoảng một ngàn người. Vì là hội trường lớn và đặc biệt, họ bắt chúng tôi phải đẻo những cây gổ lớn mới lấy từ rừng về, thành những trụ cột vuông. Tôi là một thành viên trong vụ đẻo cột bằng riều này. Tội nghiệp cho cha Nam, và Thầy Thuần. Hai vị này lớn tuổi, nhỏ con, ốm yếu, mà suốt ngày phải cầm cây riều quá nặng, người lúc nào trông cũng quá xác xơ. Nhiều khi đang đẻo cây, ông vất cái riều xuống đất, rồi ngồi xuống đất nói:
- Tôi thấy chóng mặt và khó thở quá !
Tôi bỏ riều, đến an ủi cha:
- Khi nào vừa thấy mệt là cha phải ngưng tay ngay, ngồi nghỉ cho đến khi khỏe mới trở lại làm việc. Ở đây, mỗi người chúng ta, nếu có chuyện gì xảy ra, không có ai cứu chúng ta được đâu ! Nhất là trong hoàn cảnh này, hơn sáu tháng nay, đâu có ai nhận được một gói quà từ thân nhân ở Miền Nam gởi ra. Hơn nữa Trung Cộng sắp đánh Việt Cộng, bọn này chúng càng canh giữ mình kỷ hơn.
Sau khi xây cất hội trường xong, trại Kiên Thành của chúng tôi có mười người được kêu tên để chuyển sang một trại khác,trong đó có tên tôi. Trại mới này, sĩ quan cải tạo là cấp Trung Úy. Nghe anh em đồn là mười người này sắp được thả về, nên chúng tôi cũng mừng thầm. Nhưng khi chuyển sang đó,chúng tôi lại học được thêm một nghề khác, đó là nhổ mạ, cấy lúa. Ở chung trại với cấp Trung Úy, Thiếu Úy được chừng hai tháng thì họ chuyển nguyên trại này sang một vùng có nông trường, gọi là nông trường Trần Phú. Vùng này là một vùng ở đồng bằng, không còn ở trong rừng núi nữa. Hằng đêm chúng tôi lắng tai nghe tin tức từ nông trường này phát thanh bằng hệ thống loa lớn cho dân chúng ở nông trường nghe. Sau vài tháng nghe tin, chúng tôi nghĩ rằng thế nào Trung Cộng cũng đánh Việt cộng để chiếm vùng biên giới Việt Trung. Chừng một tháng sau, một số dân từ Yên Bái được dời về khu Trần Phú mà chúng tôi đang ở, tôi tình cờ gặp được một bà từ Yên Bái xuống. Bà ta hỏi tôi, chú có biết vùng Yên Bái đó không ? Tôi trả lời, chúng tôi vừa từ trên đó chuyển về đây. Bà ta cho tôi biết: Một đêm, chúng tôi đang ngồi xem ti-vi thì quân Trung Cộng kéo đến. Bà con tranh nhau bỏ chạy về nhà. Sau đó bà con được chính quyền kêu gọi, tập họp lại và chở về đây tị nạn tạm thời.
Chúng tôi ở đây chừng nửa năm thì họ đưa chúng tôi lên xe lửa, chuyển về Thanh Hóa, một trại mà chúng gọi là Trại 5 Thanh Hóa. Trại này trước đó là một trại nhốt thành phần hình sự. Chung quanh là vòng thành xây bằng đá, phía trên có cọc sắt và rào kẻm gai. Trại viên rất khó trốn trại bằng cách vượt thành rào. Một hôm họ gọi anh Phan Nhật Nam lên ban chỉ huy trại để điều tra việc gì đó. Sau mấy hôm làm việc với họ, anh Nam bị đưa nhốt trong phòng tối. Lúc bấy giờ tôi được chuyển sang nhà bếp, nấu nước sôi, rồi gánh nước đem phân phối cho các nhà có cải tạo viên ở.
Khi tôi gánh nước ra các dãy nhà gần cổng, vì mệt, tôi hạ gánh nước xuống đất, để tìm bóng mát ngồi nghỉ. Trong lúc đó anh Nam cũng bị gọi lên ban chỉ huy làm việc gì đó. Thấy anh Nam một mình đứng dưới gốc cây mít, tôi đến hỏi thăm. Chưa hỏi được gì, nhưng anh Nam sợ sự việc có liên hệ đến tôi, nên anh ta nói:
- Anh gánh nước đi phát cho anh em đi. Nếu để chúng thấy anh nói chuyện với tôi, chúng sẽ gọi anh lên làm việc đó. Nghe anh Nam nói thế, tôi vội chào anh Nam và gánh nước đi phân phối cho các nhà gần đó.
Vài ngày sau, anh em đồn rằng ông cụ anh Nam có ghé Trại 5 Thanh Hóa thăm anh Nam. Tin đó cũng cho biết rằng, ông cụ anh Nam là người ở trong quân đội miền Bắc. (Sự thật thế nào, xin quý vị hiểu biết đính chính hộ, thành thật cảm ơn). Tôi không biết rõ sự việc thế nào, nhưng sau khi ông cụ anh Nam ghé thăm anh ta, thì sau đó anh Nam được thả về trại để đi làm việc như các trại viên khác.
Ở trại 5 Lam Sơn Thanh Hóa thêm vài tháng nữa thì họ chuyển chúng tôi vào trại Xuân Lộc, ở Miền Nam. Về trại này chừng một tháng thì bà xã tôi vào thăm nuôi, lúc ấy trại cũng cho biết là tôi đã có lệnh được thả. Không có gì mừng hơn tin này. Tôi cho bà xã tôi biết, và nói với bà, tôi sẽ cố gắng tìm mọi cách ở Sài Gòn, để tìm đường vượt biên. Khi bà xã tôi về thì ba tuần lễ sau tôi được thả. Tôi về Sài Gòn, lúc đầu tôi tạm trú tại Hòa Hưng, nhà người quen tôi ở trọ học hồi còn là sinh viên. Tôi không biết vì lý do gì mà phường không quản lý tôi như mọi người khác, mà hồ sơ của tôi được quận 3 lưu giữ. Mỗi lần có chuyện gì, tôi phải trình diện trực tiếp quận 3 Sài Gòn. Sau mấy lần trình diện, họ bắt tôi phải trở về quê gốc là Khánh Hòa để sinh sống. Họ nói rằng họ sẽ trả tôi về lại quê quán. Tôi nói, mấy chục năm qua tôi sinh sống ở Sài Gòn, quê tôi, hồi tôi mới sinh, hiện nay không còn thân nhân nào ở đó nữa. Tuy nhiên họ cóc cần biết thân nhân của tôi như thế nào, họ bắt buộc tôi phải về Tu Bông, nơi sinh quán của tôi.
Một buổi sáng, tôi đến trình diện họ theo giấy gọi. Vào văn phòng, tôi ngồi
chờ một chốc thì một tên cán bộ ra gặp tôi. Anh ta thảy nguyên tập hồ sơ trên bàn cho tôi, và nói:
- Anh muốn ở Sài Gòn thì phải biết điều.
Tôi lật tập hồ sơ ra xem thì không thấy thiếu một giấy tờ nào mà từ trước tôi đã nộp cho họ. Tôi xem một chốc rồi cầm xấp hồ sơ đứng lên, chào anh ta ra về.
Khi gặp lại bà xã, tôi cho bà biết là bọn công an muốn làm tiền. Bà dúi cho tôi ba trăm đồng và nói:
- Nếu cần thì đưa cho chúng. Cố gắng ở trong này. Về Tu Bông, tụi chúng biết ông là cựu Hải quân, chúng cài cho ông vượt biên, dễ bị lộ lắm.
Một tuần lễ sau, tôi nhận được thư công an quận 3, gọi trình diện. Trước khi rời nhà, tôi gói theo ba trăm đồng, để xem họ muốn gì. Khi vào, tôi gặp tên cán bộ tuần trước. anh ta hỏi liền:
- Đã sẵn sàng chưa ?
Tôi trả lời:
- Sáng nay trước khi rời nhà, tôi hỏi mượn ông cụ một ít tiền, nhưng ông rên quá. Ông nói rằng, ông đã về hưu, không làm ra tiền. có mấy đồng bạc làm để dành, mấy năm nay tiêu gần hết. Tôi năn nỉ quá, ông mới mở tủ cho tôi mượn có ba trăm đồng thôi.
- Bỏ trong phong bì chưa ? Anh ta hỏi.
- Rồi .
- Đâu ? Đưa đây !
Tôi móc túi, lấy phong bì có tiền bên trong, đưa cho anh ta.
Đưa một tay nhận phong bì, tay kia anh ta kéo hộc tủ, rồi bỏ nhanh phong bì vào đó đóng lại.
Anh ta ngồi lại bàn đó với tôi chừng ba phút sau, nhìn qua lại, không thấy ai, anh ta kéo hộc tủ, lấy bao thơ mà tôi đưa, bỏ vội vào túi, quay vào trong, đi ngay. Khi anh quay trở ra, anh ta đưa cho tôi một tờ giấy và nói:
- Nếu anh muốn ở thêm thì phải biết điều.
Tôi cầm tờ giấy đọc trong khi anh ta quay lưng, đi vào trong.
Tờ giấy đó là tờ giấy cho phép tôi được ở Sài Gòn ba tháng.
Tôi nghĩ ngay, mỗi ba tháng phải đóng ba trăm, tôi không đủ sức lo việc ấy.
Tuy nhiên, tôi vẫn phải cầm tờ giấy phép rời phòng công an.
Sau đó mấy tuần, tôi gặp được anh bạn tù cùng trại, anh ta hỏi tôi hiện đang ở đâu ? Tôi cho anh ta biết, hiện tôi đang ở Hòa Hưng, và mới xin được giấy phép ở lại Sào Gòn ba tháng. Anh ta hỏi:
- Hết ba tháng, rồi tính sao ?
- Chắc phải trốn ở Sài Gòn, tìm đường vượt biên.
- Anh ta bảo tôi:
- Nếu không có chỗ ở, anh sang tôi ở tạm, mà chỉ ở ban đêm thôi. Nếu ở ban ngày, bọn công an thấy, chúng mình sẽ có nhiều rắc rối.
Nghe anh ta nói thế, tôi như mới chết được hồi sinh. Tôi nói:
- Được anh cho ở tạm ban đêm là tốt quá rồi. Ban ngày, tôi với chiếc xe đạp này sẽ lang thang khắp đầu hè xó chợ vùng Sài Gòn – Chợ Lớn này cho đến khi chúng tôi rời khỏi đất nước này.
Vì không có nhà ở, nên sau đó một tuần, tôi đã dời đến nhà anh ta để ở.
Bà vợ của anh ta bán ở chợ Thị Nghè, nên mỗi đêm, trước khi công an đi lục soát khu vực của chị ta, chị đều được công an thông báo trước. Đêm đó anh chị bạn cho tôi biết, để tôi lánh mặt, đi nơi khác. Mỗi sáng , tôi phải rời nhà anh chị bạn lúc sáu giờ. Dọc theo hai bên đường Dương Công Trừng , hàng quán bán thức ăn sáng rất nhiều. Tuy nhiên, tôi chỉ mua một đồng khoai mì luộc, để làm ấm bao tử từ sáng cho đến trưa. Trưa đến, dọc theo đường, gặp quán cơm nào, thì tôi dừng xe đạp lại để mua một đỉa cơm ăn cho đỡ đói. Một hôm, tôi ghé lại một quán ăn bên lề đường Phan Đình Phùng, quận 3, tôi hỏi bà chủ quán, một đỉa cơm giá bao nhiêu ? Bà ta cho biết, một đỉa cơm, gồm một chén rưỡi cơm trắng với ba miếng thịt heo và ba muổng nước thịt giá năm đồng. Tôi hỏi thêm:
- Nếu tôi chỉ cần cơm trắng thôi, thì tôi phải trả bao nhiêu tiền ?
- Ba đồng rưởi. Bà ta trả lời.
- Nếu vậy, bà cho tôi một đỉa cơm trắng.
Sau khi đưa đỉa cơm cho tôi và bà ta ngồi nhìn tôi ăn cơm trắng, bà nói với tôi:
- Đưa đỉa cơm đây, tôi chang cho vài muổng nước thịt ăn tạm, chứ ăn như vậy, làm sao nuốt cho vô.
Tôi chìa đỉa cơm về phía bà ta. Bà ta chang cho tôi hai muổng nước thịt.
Tôi nói lời cảm ơn bà ta, rồi tiếp tục ăn. Lần này thì tôi ăn nhanh hơn, và tôi cảm thấy đỉa cơm hôm đó quá ngon, vì có thêm hai muổng nước thịt mà bà bán cơm đã cho. Ăn xong, tôi trả muổng đỉa, và nói lời cảm ơn với bà ta một lần nữa. Sau đó tôi tiếp tục đạp xe hướng về Chợ Lớn, để cố tìm mối vượt biên.
Môt hôm tôi gặp anh Nguyễn Khoa Lô, bạn cùng khóa Hải quân, ở trên một căn gác trên đường Dương Công Trừng, gần ngã ra vào nhà của anh bạn mà tôi đang ở nhờ. Lô hỏi tôi, có dự định vượt biên không ? Tôi trả lời, đang đi tìm mà chưa có. Lô nói, nếu tôi có chỗ, tôi sẽ giới thiệu cho anh.
Tôi trả lời:
- Nếu vậy, thì anh giới thiệu cho tôi càng sớm càng tốt, để tôi chuẩn bị, vì vợ con tôi hiện đang ở Khánh Hòa. Tuy dặn thế, nhưng ba tuần lễ sau, Lô đến gặp tôi, hỏi:
- Anh sẵn sàng đi chưa ?
Tôi trả lời:
- Lúc nào cũng sẵn sàng.
Lô nói:
- Ba ngày nữa họ sẽ rời bến.
Tôi nói:
- Sợ không kịp, vì bà xã tôi ở mãi tận Tu Bông, phía bắc tỉnh Khánh Hòa. Tôi nói thêm, nếu bà xã tôi vào kịp thì họ cho tôi mấy chỗ ?
Lô không trả lời, nên tôi yêu cầu cho tôi bảy chỗ. Sáu chỗ cho gia đình tôi, một chỗ cho anh Cần, người bạn mà cho tôi dung thân một thời gian qua trong nhà của anh ta.
May quá, hôm đó bà xã tôi từ Nha Trang vào Sài Gòn. Tôi báo cho bà biết, về đưa mấy đứa nhỏ vào Sài Gòn gấp. Sau đó tôi gặp lại anh Lô, và cho anh ta biết, tôi nhận đi chuyến đó. Anh ta cho tôi ngày giờ và địa điểm hẹn để những người dẫn đường gặp gia đình tôi và tôi, vì họ chia chúng tôi làm hai nhóm khác nhau: nhóm của bà xã tôi và mấy đứa bé. Nhóm thứ hai là tôi và anh bạn là Cần.
Bà xã tôi và mấy đứa bé phải xuống Rạch Giá trước tôi một ngày. Còn tôi và anh bạn thì sáng hôm sau mới rời Sài Gòn. Khi hai chúng tôi vào bến xe Chợ Lớn, đang ngồi trên xe đò, chiếc xe chạy tới chạy lui sao đó, bị một xe đò khác húc sau lái xe. Tuy nhiên, vì không thiệt hại nhiều, chiếc xe vẫn còn tiếp tục nhận khách đi Rạch giá. Khi xe tôi đến Rạch giá thì có người đón chúng tôi đến một nhà đợi, ngay tối hôm đó. Đến tám giờ tối, tôi gặp được chị tài công ghe chở khách, chạy tới lui để dồn khách lại những chỗ đã ấn định, để ghe đến bốc sáng hôm sau. Vì chưa gặp được bà xã tôi, và tôi cũng không biết bà đang ở đâu, nên tôi nói với chị tài công lái ghe đón khách:
- Tôi là tài công cho chuyến đi này, gia đình tôi xuống đây ngày hôm qua, mà tôi chưa gặp được mặt, chị có cách nào cho tôi gặp gia đình tôi trước khi ghe rời bến không ?
Chị ta trả lời:
- Tất cả mọi người đang tụ tập tại nhà ông chủ ở bên kia.
Tôi hỏi:
- Tôi có thể sang đó để gặp mặt gia đình tôi được không ?
Chị ta trả lời:
- Bây giờ đi lại nhiều lần bất tiện lắm. Đợi sáng mai gặp luôn.
Tôi nói với chị ta:
- Nếu tôi không gặp mặt được gia đình tôi tối nay, ngày mai tôi sẽ không đi. Nếu có trở ngại gì là do chị, vì chị không báo cho chủ biết để đón tôi. Chị ta suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Vậy anh lên ghe, tôi sẽ chở anh đến đó.
Tôi nhảy lên ghe ngay. Chị ta chạy chừng mười phút, đưa tôi đến một căn nhà sát bờ sông, mà từ bờ sông vào căn nhà, hai bên thắp hai hàng đèn sáng trưng. Tôi hỏi chị ta:
- Họ làm gì vậy ? Không sợ công an đến bắt sao ?
Chị ta nói:
- Đã mướn thầy Pháp yếm bùa rồi, thì ai mà đến được !
Tôi vào nhà và rất mừng khi gặp lại được bà xã tôi và mấy đứa bé.
Sau đó tôi gặp người chủ tổ chức, cho họ ý kiến là nên tắt đèn, vì nếu đèn sáng quá, công an dễ nghi ngờ, dễ đến đây bắt chúng ta. Anh ta nghe lời, tắt hết đèn. Đêm đó tôi ở lại chỗ này cho đến gần sáng. Trời vẫn còn tối, lúc đó khoảng chừng bốn năm giờ sáng, chúng tôi được đưa ra ghe lớn, chờ ngoài cửa Rạch Giá. Khi anh chủ ghe cho tôi biết, mọi người đã có mặt đầy đủ trên ghe, tôi cho kéo neo, và hướng ghe ra biển, thẳng hòn Nam Du, vì tôi sợ, nếu đi gần Phú Quốc,dễ bị tàu công an chận bắt.
Đến khoảng bốn giờ chiều, một chiếc ghe lớn hơn ghe tôi, trên cột cờ có treo cờ đỏ sao vàng, chạy theo ghe tôi. Tôi nghi ngờ là ghe công an theo đuổi, nên tôi thử đổi hướng nhiều lần, chiếc ghe đó luôn đổi hướng để theo ghe tôi.
Đến tám giờ tối, tôi bắt đầu tăng máy để cố thoát khỏi ghe theo đuổi. Tôi càng chạy nhanh thì ghe kia cũng chạy nhanh hơn. Tuy nhiên ban đêm khó theo dõi, nên sau vài tiếng đồng hồ, tôi không còn thấy chiếc ghe đó ở phía sau ghe tôi nữa. Niềm vui chưa trọn thì anh thợ máy lên báo cáo cho tôi biết, máy ghe có trục trặc, và có thể ngưng chạy bất cứ lúc nào. Tôi hỏi anh ta, tại sao như vậy ? Anh ta nói:
- Trước khi ghe dùng để vượt biên, chiếc ghe đã được xử dụng đi lưới cá ngoài biển liên tiếp cả mười ngày, và có lúc, nhớt của máy ghe đã cạn. Vì thế, máy ghe trục trặc kể từ khi đó.
Tôi bảo anh ta cho giảm máy chậm lại. Mặc dù máy ghe đã được cho chạy chậm lại, nhưng sau chừng nửa giờ, máy ghe ngừng hẳn, không còn hoạt động gì được nữa. Tôi bắt buộc phải thả ghe trôi lềnh bềnh trên biển. Sau đó tôi gọi tất cả thanh niên họp lại, yêu cầu họ lấy bao cát, kết lại thành một cái buồm, để sáng hôm sau trương buồm lên mà chạy, vì dù sao chúng tôi cũng đã ở ngoài biển khơi rồi. Sau một đêm làm việc, sáng hôm sau chúng tôi có được một cánh buồm, trương lên chạy tạm,trông cũng được như ý muốn. Đến khoảng chín giờ sáng, chúng tôi thấy năm chiếc ghe ở xa, tụ họp lại một chỗ chừng mười lăm phút. Sau đó chúng tỏa ra chạy thẳng về hướng ghe của chúng tôi. Khi đến gần ghe chúng tôi, họ chia nhau vây bủa chung quanh ghe, quay đại liên về phía ghe chúng tôi, và lên cơ bẩm súng đại liên, yêu cầu ghe chúng tôi dừng lại. Tôi cho hạ buồm xuống. Họ nhảy qua ghe chúng tôi, dồn hết mọi người ra giữa sàn ghe, hỏi chúng tôi:
- Ghe vượt biên đi về đâu ?
Không ai dám trả lời, nên tôi nói nhỏ với anh chủ ghe, anh này tên Đằng:
- Anh tìm cách liên lạc với tên chóp bu, xin nó thả ghe mình đi.
Đằng nói:
- Trước hết mình phải có tiền cho chúng, mình mới nói được.
Tôi nói:
- Đó là việc anh thường làm, anh biết phải làm thế nào. Phần tôi chỉ biết lái ghe mà thôi.
Đằng nói:
- Thế thì anh cho phép tôi xin tiền bà con để nộp cho chúng, hy vọng chúng sẽ thả mình đi.
Tôi hỏi anh ta:
- Anh xin tiền bằng cách nào ?
Anh ta nói:
- Mình đem cái nón để trên sàn ghe, rồi nói với bà con, ai có gì thì bỏ vào nón, để đưa cho họ, để họ thả mình đi.
Tôi nói:
- Năm chiếc ghe to tổ bố của họ, tiền đâu mà lo cho xuể !
Đằng nói:
- Để tôi thử xem sao ?
Nói xong, anh ta đi lấy cái nón ra để trên sàn ghe, rồi anh ta đi rỉ tai mọi người, để họ cho tiền. Anh ta bắt đầu bỏ tiền vào nón trước tiên. Kế theo anh ta, bà con, ai có gì cho nấy. Người thì bỏ tiền vào nón, người thì bỏ vàng. Sau chừng một tiếng đồng hồ, anh chủ ghe ra chỗ cái nón, thu những vàng bạc mà bà con vừa bỏ vào, rồi anh bước qua tàu Côn Đảo, vì đây là đoàn tàu Côn Đảo, loại tàu tuần tiễu của nhà nước, để lo lót tiền cho chúng. Sau đó anh ta trở về ghe, và nói với tôi rằng:
- Họ chê quá ít ! Tuy nhiên, tôi có đưa riêng cho anh chính trị viên một sợi dây chuyền khá đẹp, tôi không biết của ai cho. Anh chính trị viên đã bỏ riêng vào túi, còn những thứ khác và tiền bạc thì anh ta để trên bàn, và nói, bao nhiêu đây thì tôi làm sao chia cho năm tàu chúng tôi được. Vì anh ta lấy sợi dây chuyền dấu riêng trong túi áo của anh ta, nên tôi thấy có nhiều hy vọng họ sẽ thả mình đi.
Tôi nói:
- Nếu vậy, anh đem cái nón khi nảy để lại chỗ cũ, và nói với bà con, ai còn gì cho thêm để nộp cho chúng. Lần này thì, vì đã cho rồi, nên chỉ còn đôi ba người cho vài ba ngàn đồng, và một vài chiếc nhẩn vàng.
Khi có thêm tí ti tiền và vàng, thì Đằng ra lấy và mang sang tàu Côn Đảo, đưa thêm cho anh chính trị viên. Anh chính trị viên nói với Đằng:
- Để tôi đề nghị với anh em, cho ghe anh được tự do. Khi Đằng trở về cho tôi biết quyết định của anh chính trị viên như thế, tôi bảo anh ta rằng:
- Anh nhờ họ kéo ghe mình từ bây giờ cho tới tối, về hướng Singapore thử được không ?
Đằng nghe tôi nói thế, vội vàng nhảy trở lại tàu Côn Đảo, để xin kéo ghe chúng tôi về hướng Singapore. Thật chúng tôi không ngờ, họ đồng ý kéo ghe chúng tôi cho đến sáu giờ chiều theo hướng chúng tôi muốn. Lúc ấy tôi ra mặt, và xin họ kéo cho đế tám giờ tối. Vì tàu họ lớn nên khi kéo, ghe chúng tôi chạy tương đối cũng khá nhanh. Đến tám giờ tối, tôi phỏng chừng ghe chúng tôi đến ngang bờ biển Mã Lai. Họ cho tàu của họ chạy chậm lại, mở dây, và bảo chúng tôi tháo dây ra, rồi họ quay tàu chạy trở lại vùng biển Việt Nam, bỏ ghe chúng tôi trôi lình bình trên biển. Tôi cho trương buồm lên và dùng mái chèo, chèo ghe chúng tôi về hướng Singapore, nhưng ghe chẳng đi được như mình mong muốn. Lúc bấy giờ tôi biết được là ghe chúng tôi đang ở trên thủy trình Việt Nam – Singapore, vì suốt ba đêm, ghe chúng tôi lình bình trong vùng biển đó, có rất nhiều tàu bè qua lại. Chúng tôi đốt lửa để kêu cứu. Có vài ba chiếc tàu ngừng lại quan sát, nhưng sau đó họ bỏ đi, không tàu nào cứu chúng tôi cả.
Sáng ngày thứ tư, anh cơ khí phụ trách máy ghe, lên báo cáo với tôi rằng nước ngọt đã hết. Tôi hỏi anh ta là còn bao nhiêu ? Anh ta trả lời là không rõ, nhưng khi bơm nước ngọt lên, nước lên rất ít và yếu. Tôi bảo anh ta và anh Đằng chủ ghe, nên hạn chế nước uống ngay từ bây giờ. Mỗi người chỉ được ba nắp bình 20 lít cho ba buổi thôi. Sau đó tôi quyết định lái ghe trở về. Tôi giải thích cho tất cả thanh niên là nên dồn sức lại để chèo ghe về đến bến bờ Việt Nam trước khi chúng ta bị chết khát trên biển. Buồm cũng được kéo lên. Lần về này nhờ gió xuôi nên ghe đi tương đối nhanh.
Ba hôm sau ghe chúng tôi đang tiến vào cửa Rạch Giá lúc tám giờ tối, thì phát hiện một tàu tuần tiễu đang chạy qua lại, cắt ngang tuyến đường vào cửa biển Rạch Giá. Tôi sợ ghe bị chận bắt, nên tôi cho ghe đi dọc sát bờ rừng U Minh Thượng, và khi ghe đến khoảng kinh 5, tức là con kinh gần quận Kiên An, tôi dừng ghe lại, thả neo nơi cạn, nước khoảng ngang bụng, rồi thông báo cho mọi người biết là có ghe công an chận tại cửa Rạch Giá, nếu chúng ta tiếp tục đi vào, sẽ bị bắt, nên ghe phải neo tạm tại đây. Sau đó tôi thông báo cho anh Đằng, chủ tàu, các anh trong ban tổ chức, và quân nhân, ai muốn rời ghe bây giờ thì sẵn sang nhảy xuống biển, để lội vào bờ. Lúc bấy giờ có 12 người muốn lội vào bờ. Trước khi rời ghe, tôi dặn bà xã tôi, nên giữ mấy đứa bé trên ghe, sẵn sàng chấp nhận bị bắt. Phần tôi, tôi phải đi theo nhóm người lội vào bờ. Lúc bấy giờ, bà xã tôi chỉ còn một chiếc nhẩn, bà gở chiếc nhẩn trao cho tôi, và dặn, anh nên bảo trọng, và đừng để chúng bắt. Tôi kiểm soát neo thật chắc chắn, và thả thêm dây neo dài hơn. Sau đó tôi nhảy xuống biển, dẫn đường cho mọi người cùng lội vào bờ. Khi vào đến bờ, tôi nói với anh Đằng:
- Các anh là những người tổ chức, quen đường đi nước bước ở đây, nên các anh cần phải đi trước, dẫn đường cho những anh em khác theo sau. Từ đó về sau, các anh ấy dẫn đi đâu, tôi chỉ việc đi theo, không chú ý đến các anh ấy đi đúng đường hay sai. Vì thế khi vào bờ, thay vì đi quẹo trái, để đi về sông Cái Lớn, Cái Bé, các anh này lại quẹo phải, để đi sâu vào rừng U Minh Thượng. Tôi cũng không biết tại sao lúc đó tôi không để ý đến việc này. Vì suốt một đêm từ mười giờ tối đến sáu giờ sáng, môt khoảng thời gian dài như vậy, chúng tôi đi khá xa, mặc dù là rừng sình lầy và đi trong đêm tối. Sáng hôm sau, tôi ước chừng, chắc cũng đã đến kinh Thứ 11, thuộc U Minh Thượng, và nếu tiếp tục đi, chúng tôi có thể bắt đầu vào rừng U Minh Hạ. Nhưng vì Trời đã sáng, chúng tôi dè dặt hơn, có nghĩa là, dù đi trong rừng sình lầy, chúng tôi vẫn phải giữ im lặng. Vì quá mệt, chúng tôi phải dừng lại để nghỉ lấy sức tại một khu đất khô, ai có đem theo thực phẩm khô thì mang ra ăn tạm. Khi đó anh chủ tàu lên tiếng:
- - Thưa các anh em, hiện tại tôi còn một ít tiền mang theo, bây giờ, các anh ngồi ở đây chờ, nhóm anh em chúng tôi đi ra ngoài làng, tìm mua một chiếc ghe. Sau khi có ghe, chúng tôi sẽ quay lại đây, chở các anh em, để chúng ta cùng rời khỏi nơi này. Mọi người nghe có lý, nên đồng ý để cho các anh ấy đi trước. Tôi hỏi:
- Nhóm anh có mấy người ?
- Có bốn người. Anh ta trả lời.
Sau khi bốn người rời khỏi nhóm, tôi hỏi thêm:
- Có anh nào muốn tách rời thành nhóm nhỏ nữa không ?
Tôi giải thích:
- Anh Đằng lúc nảy nói sẽ trở lại đón chúng ta, nếu anh tìm mua được ghe, tôi thấy anh ta nói có lý, nhưng bây giờ nghĩ lại, trong hoàn cảnh khó khăn này, anh ta nếu tìm được ghe, nhóm anh ấy sẽ đi luôn, và sẽ không bao giờ trở lại đây nữa.
Một nhóm khác, ba người, lên tiếng:
- Nhóm tôi cũng xin đi ra làng, tìm phương tiện.
Tôi hỏi:
- Anh đi hướng nào ?
Anh ta trả lời:
- Theo hướng anh Đằng vừa mới đi ra.
Tôi nói:
- Nếu vậy thì các anh cứ đi !
Bảy người đã ra đi, còn lại năm anh em, không thuộc nhóm nào cả, vì mới biết nhau trong chuyến ghe vượt biên này. Chỉ có tôi và anh Cần, anh bạn mà đã cho tôi trú ngụ mấy tháng qua ở Sài Gòn, khi tôi bị công an Sài Gòn đuổi về quê sinh sống, mà lúc nào tôi cũng phải giữ anh ấy đi chung với tôi. Tôi nói:
- Bây giờ, nếu không ai đi riêng, chúng ta năm người, cùng đi chung với nhau, do tôi hướng dẫn. Nói xong, tôi bước đi trước, đi về hướng rừng sình. Đi chừng mười lăm phút, tôi bảo anh em chờ, để tôi leo lên cây cao quan sát địa thế. Khi lên ngọn cây cao tôi thấy rõ ràng quang cảnh chung quanh. Nào đảo Hòn Tre ở ngoài biển, rồi rừng U Minh Thượng, một cánh đồng, một dãy làng. Ba yếu tố này: rừng, cánh đồng, và làng, chạy song song từ hướng đông sang hướng tây. Tôi nghĩ lại, nếu tối hôm qua chúng tôi đi về hướng tây, chắc bây giờ chúng tôi cũng đã đến sông Cái Lớn rồi. tôi leo xuống cây và tiếp tục đi vào rừng sình lầy. Chừng nửa giờ sau, tôi nhìn lại phía sau, chỉ thấy có hai người. Tôi hỏi một anh bạn, còn hai anh kia đâu rồi ? Anh này tên là Khôi, Đại Úy Không quân, anh ta nói:
- Hai anh kia nói là, suốt một đêm lội sình, đã quá mệt, mà bây giờ tiếp tục lội sình nữa, đi không nổi, nên hai anh quay trở lại, nói là theo hai nhóm kia, để ra làng tìm đường đi.
Sau đó tôi bắt đầu hướng ra bờ rừng, để đi theo con đường dọc theo bờ rừng và cánh đồng. Vừa ra khỏi rừng thì chúng tôi nghe tiếng súng bắn,chúng tôi nhìn về hướng tiếng súng, thì thấy có một số người tụ tập ở đó. Tôi cố đi nhanh về hướng tây để lánh xa nhóm người và nơi vừa có tiếng súng nổ. Chúng tôi, ba anh em đi trên con đường đê dọc bờ rừng đến khoảng 12 giờ trưa, tôi đổi ý, và băng qua cánh đồng ruộng, để vào làng. Khi vào làng, tôi cũng theo con đường làng đi sâu về phía tây. Chúng tôi đi qua một căn nhà, cách đường chúng tôi đi chừng mười thước. Trong nhà đó đang có hai thanh niên và một thiếu nữ. Thấy chúng tôi, từ bên trong họ hỏi vọng ra:
- Các anh đi đâu đó ?
Tôi trả lời:
- Hôm qua chúng tôi đi ăn đám giổ trong miệt thứ, say quá không về được, hôm nay mới về.


3/ - Hôm qua chúng tôi đi ăn đám giổ trong miệt thứ, say quá không về được, hôm nay mới về.
Chúng nhìn theo chúng tôi một lúc, trong lúc chúng tôi vẫn tiếp tục đi, rồi chúng nói với nhau, mà chúng tôi nghe được:
- Tụi này đi vượt biên, chứ đi ăn đám giổ gì.
Tuy nghe nhưng tôi không trả lời gì cả, tiếp tục đi.  Anh bạn đi phía sau tôi nghe bọn chúng nói thế, hoảng quá, vội đi nhanh lên gần tôi, nói:
- Anh có nghe bọn chúng nói gì không ?  Chúng nói mình đi vượt biên chứ không phải đi ăn giổ.
Tôi nói nhỏ với anh bạn:
- Tôi nghe rồi.  Anh nên đi chậm lại, giữ khoảng cách như lúc trước, và giữ bình tĩnh.  Nếu không, chúng nghi ngờ, ra chận bắt, mình không có lối thoát thân.  Chừng hai mươi phút sau, chúng tôi qua khỏi trạm công an đó, chúng tôi gặp một em bé trai chừng 14-15 tuổi,  tôi hỏi em:
- Ba má có ở nhà không ?
- Dạ không.  Em bé trả lời.
- Nhà cháu gần đây không, cho các chú ghé uống tí nước cho đỡ khát.
- Dạ,  gần tới nhà cháu rồi.
Đi một hồi, thằng bé la lên:
- Má cháu về rồi !
- Tôi tiến gần đến má thằng bé và chào hỏi:
- Chào chị Mười !  Chị mới đi chợ về phải không ?  anh Mười có ở nhà không hở chị ? (Sở dĩ tôi biết ông bà này thứ Mười, vì trên đường đi, tôi gạ hỏi thằng bé, và nó cho biết, ba nó thứ Mười.)
- Chắc ông ấy sang hàng xóm rồi thì phải.  Anh ở đâu ghé chơi vậy ?
- Tôi ở Rạch sỏi.  Hôm qua mấy anh em rủ nhau vào miệt Thứ ăn đám giổ người bà con, nhậu say, không về trong ngày kịp, hôm nay mới mò về.
Vưa nói chuyện, tôi vừa liếc mắt nhìn về phía trạm công an mà chúng tôi vừa mới đi ngang qua, thấy một tên công an đi ra ngoài sân, nhìn về phía chúng tôi.  Chị Mười nói:
- Mời các anh vào nhà ngồi chơi, uống nước. 
     Sẵn dịp khát nước, tôi nói:
- Chị cho chúng tôi mỗi người một gáo nước lạnh là được rồi.  Ghé thăm anh chị một chốc, rồi phải về, kẻo trễ.
   Chị  Mười bảo thằng con:
- Con vào trong, lấy cái ca, rót nước,đem ra mời các chú uống nghen con !
Thằng bé “Dạ!”, rồi chạy vào trong bưng ca nước lạnh đem ra.  Tôi nhường cho anh Cần, bạn tôi uống trước.  Rồi đến anh Khôi.  Tôi uống sau cùng.  Tôi không muốn uống nước trước, vì phải tỏ vẻ, mình không gấp gáp gì.  Vả lại, dừng chân ghé thăm bạn, chúng tôi phải tỏ vẻ ung dung, để tạo tin tưởng cho chị Mười.  Uống nước xong,tôi nói với chị Mười:
- Nếu anh Mười về, nhờ chị chuyển lời chúng tôi có ghé thăm anh Mười, nhưng rất tiếc, anh lại vắng nhà.  Nhờ chị nhắn lời với anh Mười, tôi là anh Chín đá gà ở Rạch Sỏi, nhờ chị nói lại với anh Mười, hôm nào đi  xem đá gà, mời anh Mười ghé tôi ăn cơm trưa, và làm vài chai la ve.
Chị  Mười trả lời:
- Được rồi !  Cảm ơn các anh trước.  Để ảnh về, tôi sẽ nói lại.
Để khỏi mất thì giờ, tôi đứng dậy, thúc hai anh bạn, và nói với chị Mười:
- Thôi, chúng tôi xin phép chị đi về.  Hôm nào rãnh, chúng tôi sẽ vào đây, thăm anh chị.
Chúng tôi rời nhà chị Mười, đi theo con lộ, ngược hướng với trạm công an.  Chừng một cây số sau, chúng tôi đi ngang qua một mái nhà cạnh đường đi, mà trên sân trước nhà, có một đống ổi và khoảng bảy tám buồng dừa.  Anh chủ nhà khoảng dưới ba mươi tuổi, tôi mở lời chào anh ta:
- Chào anh !  Hôm nay thu hoạch đem ra chợ phải không ?
- Dạ !  Phải thu hoạch nhanh.  Nếu không, chim sóc chúng phá dữ lắm !
- Anh cho chúng tôi đôi trái, ăn thử xem ổi ngon thế nào, có được không ?
- Mời các anh cứ tự nhiên !  Cây nhà lá vườn mà !
Tôi cúi xuống nhặt một quả ổi, ngắt cái lá còn nơi cuống vứt đi, đưa lên miệng cắn ăn.  Nhai được mấy miếng ổi, tôi lên tiếng cảm ơn và khen:
- Ổi của anh ngon và ngọt quá !  Mỗi năm anh thu hoạch nhiều như thế này là sống sung túc rồi.  Anh ta đính chính:
- Mỗi mùa chúng tôi chỉ thu hoạch có một lần như thế này thôi.  Nghề chính của tôi không phải là nghề này.
- Vậy chứ anh làm nghề gì thêm nữa ?  Tôi hỏi:
- Tôi là công an trưởng ấp ở đây, nên có thêm chút ít trái cây, cũng tạm sống qua ngày.
Hai anh bạn tôi nghe nói là công an trưởng ấp, nên hai anh nháy mắt với tôi là cần rút lui sớm.  Tôi nói với anh công an trưởng ấp:
- Thôi, bây giờ chúng tôi xin phép anh đi về.  Cảm ơn anh đã cho chúng tôi thưởng thức ổi ngon của anh.  Hôm nào anh có ra Rạch Sỏi, tôi là anh Chín đá gà ở chợ Rạch sỏi, mời anh ghé lại nhà chơi.  Tôi sẽ đưa anh ra chợ, thử hủ tiếu Rạch sỏi cho biết.
 Nói xong tôi bước đi.  Hai anh bạn tôi cũng nói cảm ơn và giả từ anh ta.
Chúng tôi đi về hướng đồng ruộng chừng năm trăm thước, một rừng cây hiện ra trước mặt chúng tôi.  Tôi hoảng quá !  Vì nếu tiếp tục đi, chúng tôi phải đi vào cánh rừng.  Còn nếu quay trở lại, tên công an sẽ cho là chúng tôi không biết đường, chúng tôi sẽ gặp rắc rối ngay.  Nhưng đã đến nước liều, chúng tôi tiếp tục tiến gần rừng cây.  Khi đến gần, tôi bảo hai anh bạn nhìn lại xem tên công an có nhìn theo chúng tôi hay không.  Nếu không, tôi sẽ hô: Một, Hai, Ba, chúng ta cùng lúc nhảy vào rừng cây.
      Đi một lúc, chúng tôi nghe tiếng tát nước, chúng tôi tiến về hướng tiếng động,  gặp hai thanh niên đang tát nước vào vườn bằng gàu giai.  Tôi lên tiếng:
- Chào hai anh!  Vườn khô lắm hay sao mà phải tát nước ? 
Một anh trả lời:
- Cần làm ẩm vườn cho cây sai trái.
Chúng tôi chào hai anh rồi tiếp tục đi.  May quá !  Một ngôi nhà hiện ra trước mặt chúng tôi.  Khi đến trước sân nhà thì chúng tôi gặp một bà cụ đang ở đó.  Tôi chào bà cụ và hỏi:
- Thưa bác, tàu đò đến chưa bác ?  Chúng cháu đang chờ tàu đò để đi Rạch Sỏi.  Ông cụ ở trong nhà bước ra sân, nghe tôi hỏi thế, vội trả lời thay cho bà cụ:
- Ghe nó vừa mới tới, nó chạy vào trong kia rước thêm khách.  Chừng năm mười phút nữa, nó sẽ trở lại đây.  Nếu các cháu đi Rạch Sỏi, chờ một chốc, ghe sẽ trở lại đây.  Thấy trước nhà ông bà cụ là bờ sông, tôi vội hỏi:
- Ghe đò sẽ ghé ngay bờ sông trước nhà bác phải không ?
- Ừ!  Ngày nào ghe đó cũng ghé đây, bỏ và đón khách.
Ông cụ nhìn ra sông rồi nói:
- Ghe nó ra rồi kia !  Xuống bờ sông đứng chờ nó vào.
Ba anh em chúng tôi cảm ơn ông bà cụ, rồi đi vội ra bờ sông đứng chờ.  Chiếc ghe đò đang hướng về phía chúng tôi.  Tôi nhìn những dòng chữ trên ghe, thấy hai chữ lớn nhất là “Gò Quao”.  Không tiện hỏi nữa, tôi chỉ đoán chừng là chiếc ghe đò này chạy từ Rạch sỏi đến Gò Quao, chặng kinh cuối cùng của miệt Thứ, kinh Thứ 11.
Ghe cập vào bến, tôi đưa mắt ra hiệu cho anh Cần và anh Khôi lên ghe trước.  Tiếp đó tôi quay lại đưa tay lên vẩy chào ông bà cụ đang đứng trong nhà nhìn ra, để chứng tỏ cho những người khác biết là chúng tôi là người nhà của ông bà cụ trong vùng này.  Chào xong, tôi quay lại bước lên ghe.  Ghe chạy một lúc là đến kinh Cán Gáo, con kinh bắt đầu từ phía đông kinh Thứ 11, rừng U Minh Thượng, ra cho đến Xẻo Rô, gặp sông Cái Lớn.
     Đến khoảng chừng ba giờ chiều, ghe dừng lại An Biên, khoảng kinh Thứ 5.  Sau khi khách hàng xuống và lên xong, ghe rời bến, tiếp tục hướng về sông Cái Lớn.  Khi ghe đến chợ Xẻo Rô, khu chợ ngay bên ngoài cổng Căn Cứ Hải quân Xẻo Rô, mà trước năm 1975, tôi đã từng làm việc tại đây, và tôi cũng đã nhiều lần ra chợ này ăn phở hay mua đồ lặt vặt.  Ghe cập bến ngay chợ, tôi nhìn lên hàng chữ bằng xi măng, khắc dài theo mặt chợ nhìn ra sông với cái tên “CHỢ XẺO RÔ”.  Tôi đọc rõ ràng là “CHỢ XẺO RÔ”, nhưng không biết tại sao lúc đó, tôi cứ nghĩ rằng, đó là chợ Rạch Sỏi, và chỉ cần đợi ghe rời bến, chạy chừng hai trăm thước nữa, ghé đầu vàm, phía bên đối diện, là chúng tôi đến bến Rạch Sỏi.  Bến ghe đầu vàm này là dùng cho khách hàng ở phía bờ bên kia kinh Cán Gáo.  Tại đây không có cầu cho ghe cập bến, nên ghe phải ủi mũi vào bãi.  Tôi đưa tay ngoắc hai anh bạn, bảo rời ghe để lên bờ.
     Tôi vừa bước lên bờ thì gặp vợ chồng tên công an đứng ngay đó, tôi tiếp tục đi theo đường để vào làng.  Khi ấy hai anh bạn tôi cũng đã lên bờ, và đã cách xa ghe chừng năm thước.  Đột nhiên tôi nhớ lại là tôi đã xuống sai chỗ mà tôi muốn đến, vì thế nên tôi quay trở lại ghe, để tiếp tục đi ra Rạch Sỏi.
Nhưng vì có tên công an đứng đó, khi tôi quay lại, tôi phải có lý do chính đáng, nếu không, tên công an có thể chận hỏi và bắt giữ tôi.  Khi đó chiếc ghe đã quay mũi, và đã cách xa bến chừng bảy tám thước.  Tôi nói lớn với hai anh bạn của tôi:
- Anh Mười không có ở nhà.  Thôi để khi khác, chúng ta ghé thăm anh chị ấy sau.  Hôm nay chúng ta về Rạch Sỏi nhậu cũng được.  Rồi tôi bảo hai anh bạn:
- Anh Hai và anh Ba, hảy gọi ghe quay trở lại chở chúng ta.
Anh Cần và anh Khôi hô lớn, và vẩy tay gọi ghe quay trở lại.  May quá, dù ghe đã rời khỏi bến chừng mười thước, nhưng khi nghe khách gọi, ghe liền quay lại, ủi mũi vào bờ, đón chúng tôi.  Khi mũi ghe sát bờ, tôi cũng vừa đến
4/

Anh Hai và anh Ba, hảy gọi ghe quay trở lại chở chúng ta.
Anh Cần và anh Khôi hô lớn, và vẩy tay gọi ghe quay trở lại.  May quá, dù ghe đã rời khỏi bến chừng mười thước, nhưng khi nghe khách gọi, ghe liền quay lại, ủi mũi vào bờ, đón chúng tôi.  Khi mũi ghe sát bờ, tôi cũng vừa đến nơi.  Tôi hối thúc hai anh bạn, cùng bước lên ghe.
     Bước ngang anh anh phụ ghe cột dây, tôi lập lại ý của tôi, đồng thời cũng muốn chắc chắn rằng tên công an nghe những gì tôi nói:
   -Tính ghé anh Mười, thăm anh chị ấy, làm vài chai, ngày mai về lại Rạch Sỏi, nhưng anh chị ấy không có ở nhà, nên phải về. 
     Khi ghe ra đến sông Cái Lớn, ngồi bên cạnh anh Khôi phía trước ghe, tôi hỏi Khôi:
   - Tại sao anh không theo toán của anh chủ tàu và các anh trong ban tổ chức, mà theo toán của tôi ?
   - Họ đâu biết đường bằng anh !
   - Tại sao ?
   - Vì khi anhh đưa ghe vào cảng Rạch Giá, chỉ có anh là biết điểm đứng của tụi mình.  Còn những anh khác, họ đâu biết mình hiện đang ở đâu lúc đó.  Điểm thứ hai làm cho tôi tin anh hơn là, khi quay trở lại rừng sình lầy của nhóm năm anh em chúng mình, sau khi đi một lúc, anh đã cẩn thận leo lên cây cao, để quan sát và định lại vị trí hiện tại của chúng ta.  Khi xuống khỏi cây, anh đã nói cho anh em biết, mình đang ở đâu.
   Tôi hỏi Khôi tiếp:
   - Anh có biết đây là đâu không ?
   - Biết chứ !  Tháng rồi tôi đợi ngay vàm Tắc Cậu và sông Cái Lớn, để chờ lên ghe lớn vượt biên.  Nhưng chờ mãi không thấy ghe đâu cả, phải trở về.
   - Anh biết rõ vùng này, sao tôi xuống sai chỗ, anh không nhắc tôi ?
   - Tôi đâu biết anh đi đâu mà nhắc !  Anh là trưởng toán, anh đi đâu chúng tôi phải theo đó mà thôi
   - Khi nảy, vì tinh thần không ổn, tôi xuống lộn chỗ,vì tưởng lầm, chỗ mình xuống là Rạch Sỏi.  May mà tên công an ở đó không hỏi chúng ta.  Nếu hỏi, mình trả lời lạng quạng, không có  giấy tờ đầy đủ, có thể nó bắt giữ chúng ta vì nghi ngờ vượt biên.  Tôi dặn chừng anh là, từ bây giờ trở đi, nơi dừng chân và bến ghe duy nhất của chúng ta là Rạch Sỏi thôi.  Nếu tôi đi lạng quạng, xuống các bến ghe khác, bằng mọi cách, anh và anh Cần phải giữ tôi lại, và hai anh chỉ cho tôi lên bờ tại bến ghe Rạch Sỏi mà thôi, vì từ đó, chúng ta mới có thể đón xe đò về Sài Gòn và đi về những nơi khác mà chúng ta đang trú ngụ.
   - Anh dặn thì tôi làm.  Trước đây anh đâu có nói gì với tôi.
   Đến Rạch Sỏi, ba anh em lên bờ, chúng tôi kéo nhau ra bến xe Rạch sỏi.  Lúc bấy giờ đã năm giờ chiều rồi, không còn xe nào chạy đi Sài Gòn nữa.  Tôi hỏi Khôi:
- Theo anh, đêm nay chúng ta ở bến xe Rạch Sỏi an toàn hơn, hay nên ra bến xe Rạch Giá ?
   Khôi trả lời:
- Giữa hai bến xe thì Rạch Giá tương đối an toàn hơn Rạch Sỏi.  Vì ở đây, đôi khi,  vài ba đêm, công an lục soát một lần.  Còn tại bến xe Rạch Giá thì việc lục soát ít khi xảy ra.  Tôi đề nghị, chúng ta ra bến xe Rạch Giá, mua vé về Sài Gòn tối nay.  Sáng mai, chúng ta lên xe về Sài Gòn.  Sở dĩ chúng ta phải mua vé xe trước, để, nếu nhở bọn công an xét giấy, chúng ta có vé xe, có thể xác nhận là chúng ta đi Sài Gòn.
   Tôi đồng ý ngay, nên chúng tôi kéo nhau đón xe lam đi Rạch giá.
   Sau khi cơm nước xong, anh Khôi dẫn đến nơi cho thuê chiếu để ngủ ban đêm, anh mướn ba chiếc chiếu, rồi dẫn chúng tôi đi tìm lề đường gọn gàng sạch sẻ, để ngủ tạm qua đêm.
     Sau một đêm và một ngày vất vả mệt nhọc vì băng rừng, lội sình, chúng tôi vừa nằm xuống là ngủ ngay.  Nhờ thế sáng hôm sau, ba giờ sáng, cả ba anh em đều thức dậy.  Vì chúng tôi mua vé đi chuyến thứ nhất, nên những người phụ trách xe chỉ xe đò cho chúng tôi lên ngồi chờ.  Lên xe đò, sau khi vào vị trí, chúng tôi tiếp tục ngủ trong khi chờ xe khởi hành.  Chúng tôi về đến Sài Gòn chừng ba giờ chiều, anh Khôi từ giả chúng tôi.  Phần tôi, theo anh Cần, về nhà anh ta để tạm trú.
     Sáng hôm sau, tôi đạp xe đi tìm đứa cháu gái, đưa nó chiếc nhẩn còn lại duy nhất trong túi của tôi, bảo nó đi mua thức ăn, đi Rạch Sỏi, rồi đón ghe vào An Biên, thăm bà xã tôi và mấy đứa bé.  Trong nhóm trẻ con, có thằng con trai của nó tôi mang theo.  Có tiền sẳn và cũng không bận việc gì, đứa cháu tôi cầm chiếc nhẩn ra tiệm vàng, đổi thành tiền, rồi ghé chợ, mua những nhu cầu cần thiết để phụ thêm thức ăn mà trại giam phát hằng ngày.  Tôi dặn đứa cháu, mua thức ăn từ ba đến bốn tuần lễ,vì tôi ước tính, nhóm đàn bà con nít, họ không nhốt lâu làm gì sau khi họ đã lột sạch vàng bạc mang theo trong người.  Chiều ngày thứ ba, sau ngày đứa cháu tôi rời Sài Gòn thì nó đã có mặt lại ở Sài Gòn.  Nó ghé Thị Nghè cho tôi biết, mọi người trong gia đình đều bình an.
     Tôi không còn nhớ bằng cách nào mà tôi nhắn tin cho Song Ngư hải ngoại là cả gia đình tôi bị bắt, chỉ còn một mình tôi thoát nạn, vì thế, sau chừng hai tuần lễ, bà xã và mấy đứa nhỏ của tôi được thả về.  Bà xã tôi ghé lại nhà anh chị Cần ở Thị Nghè để tìm tôi.  Gặp nhau, cả nhà mừng mừng tủi tủi, tôi ngỏ ý xin anh chị Cần, cho chúng tôi ở thêm vài ngày, lo thêm vài việc trước khi bà xã tôi rời Sài Gòn.
     May quá, ba ngày sau khi bà xã và các con của chúng tôi được thả về, bưu điện Sài Gòn đến tận nhà anh Cần giao cho tôi một thùng quà mà tôi không biết trước là quà của ai gởi.  Sau khi ký nhận, xem địa chỉ người gởi, tôi mới biết được đó là quà của một Song Ngư, tên người gởi là anh chị Nguyễn Kim Trọng, từ Houston, Texas.  Tôi vội gọi bà xã và các con đến để cùng mở thùng quà.  Thùng quà được mở ra, chúng tôi mừng quá !  chúng tôi không ngờ anh chị Nguyễn Kim Trọng khéo tay và có óc tính toán quá.  Vì trong thùng quà toàn là lụa ngoại quốc, đủ màu, đủ kiểu.  Những loại lụa này dùng để may áo dài cho đàn bà, và lúc bấy giờ, loại lụa này rất có giá ở Việt Nam.  Trong lúc chúng tôi bị nạn và tiền bạc trong gia đình tan biến theo sự thất bại của chuyến vượt biên, thì đây, phải nói là cái vốn để gầy dựng lại cuộc sống cho gia đình chúng tôi trong lúc đó và tương lai.
     Tôi hối thúc bà xã cùng mang thùng quà xuống chợ Trời Sài Gòn bán.  Trước khi đến chợ, dọc theo hai bên đường phố, có rất nhiều người đứng chờ, mua hàng rẽ hơn để bán lại.  Khi biết được là hàng lụa, ai cũng muốn mua.  Chúng tôi bán thùng quà rất nhanh trong vòng một tiếng đồng hồ.  Về nhà, chúng tôi biếu anh chị Cần một ít tiền,coi như cảm tạ anh chị đã giúp đỡ, cho tạm trú trong thời gian chúng tôi không có nơi ở tại sài Gòn.  Hai ngày sau, vì đã có tiền, bà xã tôi vội dẫn bốn đứa con về lại Tu Bông, để tiếp tục mua bám cám, chai, sống tạm qua ngày, trong khi đó thì tôi vẫn tiếp tục trú ngụ nhà anh chị Cần ở Thị Nghè.
     Chừng ba tuần lễ sau, vào một buổi chiều,khoảng năm giờ, đứa con trai anh Trung tá Hải quân Lý Thăng đạp xe đến gọi tôi, nói rằng, ba cháu cần gặp chú gấp.  Tôi nghĩ, có lẽ có người cần tài công cho ghe vượt biên, vì tôi đã từng gặp anh Thăng,  và đã đề cập đến việc này, và cũng đã dặn  với anh ta rằng, bất cứ nơi nào, hể có người cần tài công, thì giới thiệu cho tôi.  Anh Thăng, lúc đó, tôi không biết anh được thả ra lúc nào, nhưng không biết vì sao bà xã của anh vẫn giữ được căn nhà trong cư xá Hải quân Thị Nghè, và anh Thăng cũng có một quày hàng bán xe đạp và phụ tùng tại chợ Trời Đa Kao.  Tôi vội vàng đạp xe vào cư xá,  gặp anh Thăng và người chủ tổ chức vượt biên.  Sau khi được giới thiệu và chào hỏi nhau, tôi hỏi qua ngày giờ và nơi chốn vượt biên.  Người tổ chức cho biết, ba hôm sau, tại Bà Rịa.  Tôi hỏi anh Thăng, nếu tôi nhận làm tài công, thì cho gia đình tôi mấy chỗ ?  anh Thăng quay lại hỏi nhỏ ông chủ tổ chức, sau đó quay lại trả lời cho tôi là chỉ có hai chỗ thôi.  Tôi trả lời với anh Thăng và ông chủ, nếu là hai chỗ thì tôi không đi được, vì gia đình tôi có sáu người.  Sau khi nói thế, tôi không nghe hai người trả lời, nên tôi tỏ ý muốn ra về, để hai người tiện bàn tính công việc.  Khi tôi đứng lên giả từ, anh Thăng nói với ông chủ:
- Thôi !  Như vậy thì mình tính theo kế hoạch B.
Tôi bắt tay chào hai người, rời nhà anh Thăng.
Hai hôm sau, tin tức về chiếc ghe vượt biên tại Bà Rịa mà anh Thăng giới thiệu cho tôi, bay về Sài Gòn.  Chúng tôi được người quen cho hay, chiếc ghe đó đã bị bắt sáng hôm đó, ngay khi còn tại bến chờ khách.

Như vậy tôi đến Xẻo Rô, kinh Cán Gáo, và rừng U Minh Thượng năm 1974, để phục vụ Liên giang đoàn Thủy Bộ 70-71.  Sau đó, tôi đã rời vùng này khi đất nước Việt Nam Cộng Hòa tan rã.  Tám năm qua, nghĩa là gồm bảy năm ở tù Cộng sản của tôi, qua nhiều trại khác nhau, từ trong Nam ra ngoài Bắc, nhất là qua các trại nhiều gian nguy, chết chóc, do lao động ở những vùng rừng núi nguy hiểm, thiếu ăn, cộng với một năm lăn lóc ở Sài Gòn, Chợ Lớn, tìm đường vượt biên.  Sau đó tôi trở lại vùng Xẻo Rô, kinh Cán Gáo, rừng U Minh Thượng trong một hoàn cảnh chạy trốn sự truy lùng  của công an địa phương.  Lần ấy ghe tôi gồm chừng 60 người, mà 12 người dính líu đến vấn đề tổ chức vượt biên cũng như nhóm lái ghe, đã phải chạy trốn vào rừng U Minh Thượng.  Thế mà chỉ có ba anh em trong nhóm của tôi thoát được bàn tay công an địa phương, về lại được Sài Gòn bình yên.
     Tuy rằng hoàn cảnh lúc bấy giờ quá bi đát cho tôi và gia đình, nhưng tôi còn một chút may mắn, và sau đó được những con mắt thương yêu và bao bọc của Song Ngư, sau 13 năm trong Hải quân, đã cho tôi có cơ hội tiếp tục sinh hoạt, và sau đó cơ hội tiếp tục vượt biên, rời khỏi đất nước đang bị thống trị bởi Cộng sản.  Chúng tôi có cơ hội xây dựng lại cuộc đời cho các con nơi xứ người, cái xứ mà phần đông người Việt chúng ta mong muốn.  Đó là Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ.

Phan Hữu Niệm    

Thứ Tư, Tháng 4, ngày 3, năm 2013
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn