Truyện những con tàu : Gia đình.. Cô Năm

Thứ Hai, 12 Tháng Mười 20204:00 CH(Xem: 11437)
Truyện những con tàu : Gia đình.. Cô Năm
Trần Lý

Dương vận hạm Cam Ranh HQ-500 (Ành của Kent – 1967).

Sau bài Gia đình Bác Tám với các chiến hạm số ..8, các thân hữu HQVNCH có nhắc tôi là các chiến hạm số 8 liên hệ ‘bà con’ với các Cô.. số 5 (tôi ghi các Cô vì HQHK gọi chiến hạm là She). Số 8 và Số 5 đều căn bản là các LST (Landing Ship Tank)..

  Thật ra HQVNCH không chỉ có 6 chiến hạm có số 5 đứng đầu , xếp chung vào nhóm Dương Vận Hạm, nhưng HQVNCH còn có 16 cô em nhỏ ‘không tên) đều bắt đầu bằng số.. 5 đó là các Giang vận hạm (LCU) đánh số từ HQ-533 đến HQ-547 và nhảy sang HQ-560 và 561..

   Ba cô em họ (?) không tên mang các số HQ-560, HQ-561 và HQ-562 là những Trục vớt hạm = YLLC (Salvage Lift Craft, Light), Các chiến hạm trục vớt này, cải biến tử các Mk.6 Tank landing craft (LCM) (1)

   Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5  không  được xem là thuộc Gia đình Cô 5 vì.. tuy bắt đầu bằng số..5, nhưng lại thiếu hai số sau

Đại cương về LST

This image has an empty alt attribute; its file name is lst-class.jpg

   Ảnh họa đồ kiến trúc LST của The Pacific War Online Encyclopedia.

LST= Landing Ship, Tank , là những chiến hạm được thiết kế và phát triển trong thời Đệ II Thế chiến để yểm trợ cho các cuộc hành quân đổ bộ, chuyên chở xe tăng, quân xa và binh sĩ trực tiếp đến các bãi biển không cần phải có cầu tàu, bến đậu..

   Thiết kế của LST rất chuyên biệt  : chiến hạm có khả năng hải hành vượt đại dương nhưng cũng đậu được ngay tại bãi biển. Mũi tàu có một cửa lớn có thể đóng-mở, hạ xuống một ramp và xe chở trong lòng tàu có thể chạy ra và chạy lên bở, không đòi hỏi có công binh bắc cầu..LST có một flat keel để tàu ủi vào bãi mà vẫn đứng thẳng. chân vịt (propellers) đôi và bánh lái (rudders) được bảo vệ để không bị mắc cạn..

LST là do HQ Hoàng Gia Anh thiết kế vào cuối năm 1942..dùng tại Âu châu.

Trong cuộc chiến HK sản xuất trên 1000 LST. Sau Thế chiến, số LST khả dụng trở thành thặng dư, đem ‘trùm mền’ (mothball= dự trữ bao kín).. một số được bán lại cho các hãng vận chuyển hàng hải dùng cho nhu cầu dân dụng..

   Hai chiếc sau cùng gia nhập HQHK là LST-1153 (1947) và LST-1154 (1949)

Chiến tranh Triều Tiên làm ‘sống lại’ vai trò của LST : một lớp LST mới : lớp Terrebone Parish , 15 chiếc, được chế tạo.. rồi sau đó đến cuối thập niên 1950 thêm một lớp nữa De Soto County, 7 chiếc, được chế tạo.. Hai lớp sau này được vũ trang hùng hậu hơn và có vận tốc nhanh hơn (đến 17.5 knots=32.4km/h)

   Từ 1969, quan niệm chiến thuật về LST thay đổi toàn diện : lớp Newport trở thành khác hẳn, (20 chiếc) vận tốc lên 20 knot = 37 km/h nhưng sau cùng HQHK không còn sử dụng LST..

    Trong Thế chiến 2 HQHK chế tạo 3 lớp LST

  • LST-1  có 390 chiếc
  • Lớp 491 có 51 chiếc
  • Lớp 542 có 611 chiếc

    Một số LST sau đó được chuyển đổi thành các chiến hạm có các nhiệm vụ khác hơn thiết kế ban đầu như ARL, AGP, YF, APB, ARV, ARST. LST(H)(1)…MCS-6  (1)

   Hải Quân VNCH được HK viện trợ (qua nhiều Chương trình Quân viện) , tổng cộng 9 chiếc LST trong đó hai chiếc HQ-800 và 801 là các LST chuyển đổi thành AGP.. và HQ-802 thành ..ARP(Xin đọc ‘Gia đình Bác Tám- Trần Lý)

    Về phần các Dương vận hạm nhóm số 5 của HQVNCH thì tuy 6 chiếc nhưng lại  thuộc hai lớp khác nhau :

  • HQ-500, 501, 503  và 505  thuộc lớp 542
  • HQ-502 và 504  thuộc lớp 491
  • LST-491 : Đặc điểm chung :

– Kích thước :  100m x 15m

      tầm chìm  khi không chở hàng :  mũi 0.71m ; đuôi 2.29m

                      khi chở hàng : mũi 2,49m ; đuôi 4.29 m

– Trọng tải : nhẹ 1650 tấn ; nặng tối đa 3700 tấn

– Động cơ : 2 x General Motors 12-567 diesel , 2 trục quay, 2 bánh lái

– Vận tốc : 12 knots (22 km/h)

– Mang theo : 2 LCVP

– Thủy thủ đoàn :  8-10 Sĩ quan , 89-100 đoàn viên

– Quân chở được : 130 người

– Vũ khí : 1 đại bác 76 ly; 8 x đại bác 40 ly ; 12 đại bác 20 ly    

  • LST-542 :

Tương tự lớp 491 có những khác biệt : quan trọng nhất là có trang bị một máy cất nước ngọt..và thêm các đặc điểm

-có thể mang theo 4 LCVP

-số quân chở : 16 sĩ quan + 147 quân

-vũ khí : 2 đại bác 40 ly đôi có hệ thống điều chỉnh Mk.52 ; 4 khẩu 40 ly đơn

    và 12 khẩu 20 ly..

Các cựu thủy thủ Mỹ của LST có một vài nhận xét :

“.. Chiến hạm LST hình dạng thô kệch, nhỏ hơn các thương thuyền thông thường, nhưng lại nhìn có vẻ lớn hơn nhờ dạng hình.. hộp.. Tuy tàu được thiết kế để hải hành vượt đại dương và ủi vào bãi biển, nhưng mũi tàu cản nước nên khi chở nặng, tàu chạy rất chậm , thực tế chỉ khoảng 10 knots..LST có cái tên ‘diễu’ là Large Slow Target .. và khi bị mắc cạn được đặt thêm tên..Large Stranded Target (!)

   Tàu mất 18 ngày để chạy từ Hawaii đến Quần đảo Solomons.. cần 12 ngày để vượt Đại Tây Dương.. Từ San Francisco đến Quần đảo Aleutians mất 1 tuần (trong khi thương thuyền chỉ mất.. 3 ngày)

  Trong Hồi ký lãnh tàu HQ-500 , Hạm trưởng Nguyễn Ngọc Quỳnh ghi chuyến đi từ San Francisco về Saigon (khoảng 9000 hải lý) của Ông cùng thủy thủ đoàn HQVNCH mất.. 52 ngày/đêm.

This image has an empty alt attribute; its file name is huy-hieu-dvh-cam-ranh-hq500.-tvq-collection.jpg

Huy hiệu Dương vận hạm Cam Ranh HQ-500

  • HQ-500 Cam Ranh
  • Lược sử Chiến hạm:

LST-975 của HQHK (lớp 542)

  • Lên giàn ngày 1 tháng 12 1944 tại Bethlehem-Hingham Shipyard , Hingham MA
  • Hạ thủy ngày 6 tháng Giêng 1945. Gia nhập HQHK ngày 3 tháng 2, 1945
  • Hoạt động trong vùng Á châu-Thái bình dương trong Thế chiến 2.
  • Xuất ngũ 16 tháng 4, 1946 tại Subic Bay (Philippines) và chuyển cho Lục quân HK để làm tàu vận chuyển tiếp liệu.. Sau đó chuyển sang Bộ Chỉ Huy Quân vận đường biển (MSTS=Military Sea Transport System), có số danh bạ USNS T-LST-975; Tái nhập  HQHK ngày 28 tháng 8 năm 1950
  • Tham dự Chiến Tranh Triều Tiên (1950-1952)
  • Đổi tên ngày 1 tháng 7, 1955 thành USS Marion County (LST-975).
  • Tái xuất ngũ 10 tháng 5, 1956, chuyển lại cho MSTS.. Đình động và tồn trữ tại Suisun Bay, Benicia , CA..
  • Hoạt động tại Việt Nam khi thuộc HQHK

LST-975 là một trong 3 chiếc LST của HQHK không tham dự cuộc chiến VN (cho đến ngày chuyển giao cho HQVNCH

  • Chuyển giao cho HQVNCH:

LST-975 được chuyển cho HQVN ngày 12 tháng 4 năm 1962, tại San Francisco, qua Chương trình Quân viện (MAP), HQVNCH đổi tên thành HQ-500 Cam Ranh

Chiến hạm được Hạm trưởng Nguyễn Ngọc Quỳnh nhận và cùng Thủy thủ đoàn HQVNCH  đưa về Saigon.. (xin đọc nguyên Hồi ký theo link : dòng sông cũ)

   (https://dongsongcu.wordpress.com/2020/06/04/hoi-ky-lanh-tau-nguyen-ngoc-quynh)

Các nghi lễ cầu an tôn giáo đều được thực hiện cho HQ-500 Cam Ranh..

  • Hoạt động của HQ-500

Hạm trưởng đầu tiên là HQ Th tá Nguyễn Ngọc Quỳnh

Danh tánh vài Hạm trưởng được ghi nhận :

  • HQ Tr tá Nguyễn Năng Thông (1973)

   HQ-500 đã được dùng làm Soái hạm, đặt Bộ Chỉ huy của Chiến dịch Sóng Tình Thương, bình định Vùng Năm Căn (3 tháng Giêng 1963 đến 28 tháng Hai, 1963)

Tu bổ đại kỳ : Guam tháng 7 đến 18 tháng 10, 1967 về lại Saigon..

HQ-500 thuộc Hạm đội chuyển vận tiếp liệu của HQVN

This image has an empty alt attribute; its file name is bo-thong-tin-vnch-9..jpg

Dương vận hạm Cam Ranh HQ-500 (Ảnh của Hải Quân VNCH).

    HQ-500 không trực tiếp tham dự các cuộc rút quân Vùng 1 và Vùng 2 năm 1975. Một hoạt động được ghi lại (theo các Tác giả Điệp Mỹ Linh và Giao chỉ Vũ văn Lộc) là chuyên chở đồng bào di tản từ Qui Nhơn đi Cam Ranh và sau đó đi Phú Quốc..(trên tàu có một bé gái sinh ra và đặt tên là Nguyễn thị Cam-Ranh), tại Phú Quốc khi chuyển hàng, tai nạn gây tử vong cho SQ HQ trợ tá Lệ Lan, con cựu TL HQ Lê Quang Mỹ..

HQ-500 về lại Saigon kiểm tra và sau đó có chuyến tàu đưa phạm nhân ra Côn Sơn..

  • Di tản:

   Trường hợp di tản của HQ-500 rất đặc biệt : Đây là Chiến hạm duy nhất của HQVNCH chạy thẳng tới Guam.. không tập trung tại Côn sơn và không theo đoàn tàu di tản của HQVNCH..

   Theo tài liệu của Tác giả Trần Đỗ Cẩm trong  ‘Phương vị các Chiến hạm HQ/VNCH ra khơi ‘ (camtran11.6te.net/hqtext/achdttxt.html) :

Hạm trưởng là HQTh tá Lê Quang Lập. Tàu rời bến Tân cảng lúc 4 giờ chiều 29 tháng 4-1975, neo giữa sông.. Ra đi khoảng 11 giờ và thủy thủ đoàn cơ hữu chỉ có 19 người.

Trực chỉ sang Philippines, nhận tiếp tế tại Subic Bay ngày 5 tháng 5 và sau đó đi Guam

    HQ-500, trả lại cho HQHK, và sau đó HK chuyển cho HQ Phi , ngày 17 tháng 11 năm 1975, đổi tên thành BRP Zamboanga Del Sur (LT-86)

  • HQ-501 Đà Nẵng
  • Lược sử Chiến hạm :

LST-938 của HQ HK (lớp 542)

  • Lên giàn ngày 14 tháng 7, 1944 tại Bethlehem Steel Co  ở Hingham, MA
  • Hạ thủy 15 tháng 8, 1944; nhập HQHK ngày 9 tháng 9, 1944
  • Hoạt động trong vùng Á châu-Thái bình Dương trong Thế chiến 2, tại khu vực biển Philippines, Borneo..
  • Nhận nhiệm vụ làm Chiến hạm huấn luyện Trừ bị tại Bayonne, NJ và sau đó tại Gulfport, MS. (12 tháng 7, 1946 đến tháng 12, 1949)
  • Xuất ngũ tháng 12, 1949. Tồn trữ tại Hạm đội Trừ bị Đại Tây dương..
  • Tái ngũ 14 tháng 12, 1951 và Tham gia Chiến tranh Triều Tiên dùng làm chiến hạm huấn luyện đổ bộ cho TQLC Mỹ
  • Đổi tên thành USS Maricopa County (LST-938) ngày 1 tháng 7, 1955
  • Các hoạt động tại Việt Nam của LST-938

LST-938 không tham dự Chiến tranh Việt Nam

  • Chuyển giao cho HQVNCH

Chuyển giao cho HQVNCH ngày 12 tháng 7 năm 1962, đổi tên thành HQ-501 Đà Nẵng

   Tu bổ đại kỳ tại US Naval Repair Facility, Guam từ 2 tháng 10, 1967 đến tháng Giêng 1968 : trong khi tu bổ, ngày 12 tháng 11, HQ-501 bị sút dây neo, trôi lên cạn.. Tàu được làm nổi lại ngày 14, hàn 6 lỗ thủng và đưa lên giàn nổi (dry dock) tiếp tục..đại kỳ.

Dương vận hạm Đà Nẳng HQ-501 (Ảnh của Hải Quân VNCH).

  • Hoạt động trong HQVNCH

– Tháng 7-1970 tham dự Chiến dịch hồi hương Việt kiều từ Campuchia..chuyển vận trên 5000 đồng bào chạy nạn ‘cáp duồn’ tử Nek Luong về Vũng Tàu..

-Di tản Miền Trung ;

-Ngày 29 tháng 3, 1975  trên đường ra Đà Nẵng, HQ-501 được lệnh đến đảo Lý Sơn , đưa quân (còn lại) của SĐ 2 BB và dân chúng di tản về Bình Tuy..(khoảng 6000 người) Chiến hạm ghé Cam Ranh lúc 2 giờ chiều 31 tháng 3 , thả dân tại Trại tiếp cư Cam Ranh còn khoảng 4000 quân được đưa về Bình Tuy (1 tháng 4)

  • Di tản và Số phận

Theo Tác giả Trần Đỗ Cẩm : Hạm trưởng là HQ Tr tá Võ Duy Kỳ ở lại tìm thân nhân thất lạc.. Chiến hạm không người chỉ huy đành ở lại ; tàu bị hỏng máy bất khiển dụng nhưng cũng phải tháo giây nhờ tàu giòng Ty Quân cảng đưa chiến hạm qua cầu khác để HQ-502 bên trong có thể tách bến.. (HQ-501 đậu tại Cầu L cùng các Chiến hạm HQ-502, HQ-503, HQ-504 và HQ-11)

    Hài quân Cộng sản VN tiếp thu sau 30 tháng 4-1975 đổi tên thành Trần Khánh Dư (giữ nguyên  danh số HQ-501) (2) và dùng trong trận chiến Campuchia 1979

  • HQ-502 Thị Nại
  • Lược sử Chiến hạm :

LST-529 của HQ Hoa Kỳ : (lớp 491)

  • Lên giàn ngày 8 tháng 11 năm 1943 do Jeffersonville Boat & Machine Company tại Jeffersonville, Indiana
  • Hạ thủy. 17 tháng Giêng 1944 ; Nhập HQHK 29 tháng 2 1944
  • Hoạt động trên Chiến trường Âu châu- Phi châu : tham dự cuộc đổ bộ Normandy
  • Xuất ngũ 7 tháng 6, 1946
  • Tái ngũ 22 tháng 9, 1950 và tham dự Chiến tranh Triều Tiên và hoạt động tại Nam Hàn cho đến 1954
  • Đổi tên thành USS Cayuga County (LST-529) ngày 1 tháng 7 , 1955
  • Giữ nhiệm vụ tàu tiếp vận tại Quần đảo Marianas và Bonins cho đến khi giải nhiệm 17 tháng 12, 1963.
  • Chiến tranh Việt Nam ;

LST-529 không tham dự Chiến tranh Việt Nam

  • Chuyển giao cho HQVNCH

LST-529 được bàn giao cho HQVNCH ngày 17 tháng 12 năm 1963 và được đổi tên thành  HQ-502 Thị Nại (3). Hạm trưởng HQTh.tá Đinh Mạnh Hùng.

Huy hiệu Dương vận hạm Thị Nại HQ-502.

  • Hoạt động trong HQVNCH

– Tham dự trận Vũng Rô :(18 tháng 2, 1965) Hạm trưởng :HQ Th tá Ngô Khắc Luân

  • Di tàn :

     Theo Tác giả Trần Đỗ Cẩm  :  HQ-502 (Cầu tàu L) :Hạm trưởng là HQTh tá  Nguyễn văn Tánh chỉ huy, Chiến hạm trong thời gian đại kỳ chưa hoàn tất, nhưng hạm trưởng cùng nhân viên .. hiệp lực ra đi. Được tàu giòng của Ty Quân cảng kéo ra giữa dòng.. Ra đi lúc 1 giờ sáng ngày 30 tháng 4,  với 1 máy khiển dụng và tay lái hư hỏng.. Chở theo 3300 người ..ra điểm tập trung ngoài khơi Côn đảo và đến được Subic Bay nhờ HQ-16 kéo..

   Chuyến hải hành di tản của HQ-502 có nhiều sự kiện rất đặc biệt về tình trạng ‘bi đát’ của chiến hạm khi nhất định ra đi, về các cuộc cứu giúp, vớt các đồng đội, kể cả các phi cơ của KQVNCH trên quãng đường ra biển dù tình trạng bản thân.. bất ổn.

                Dương vận hạm HQ-502 Thị Nại (Ảnh của cựu chiến binh Hải Quân Hoa Kỳ).

Xin đọc : “HQ-502 Không bỏ bạn bè “ :

(https://dongsongcu.wordpress.com/2019/04/08/ham-doi-hai-quan-vnch-ra-khoi-hq-502-khong-bo-ban-be/)

   Về chuyện cứu vớt các phi cơ của KQVNCH xin đọc : “Chuyến bay định mệnh quanh Dương vận hạm Thị Nại HQ 502″ của Điệp Mỹ Linh :

(https://dongsongcu.wordpress.com/2020/04/11/chuyen-bay-dinh-menh-quanh-duong-van-ham-thi-nai-hq502-nam-1975-diep-my-linh/)

   HQ-502 Thị Nại được Hoa Kỳ chuyển cho HQ Phi ngày 17 tháng 11 năm 1975 và đổi tên thành BRP Cotabato Del Sur (LT-87)

  • HQ-503 Vũng Tàu
  • Lược sử Chiến hạm :

LST-603 của HQHK (lớp-542)

  • lên giàn : 5 tháng 11, 1943 do Chicago Bridge and Iron Company tại Seneca IL
  • Hạ thủy ngày 14 tháng 3, 1944 ; nhập HQHK : 5 tháng 4, 1944
  • Trong Thế chiến 2, hoạt động tại Chiến trường Âu châu, tham dự các trận đổ bộ tại vùng Nam nước Pháp trong các tháng 8 và 9, 1944. Sau Thế chiến, phục vụ trong Lực lượng Thủy Bộ HK thuộc Hạm đội Đại tây dương.
  • Xuất ngũ 12 tháng 5, 1955
  • Đổi tên thành USS Coconino County (LST-603) ngày 1 tháng 7 năm 1955
  • Tái ngũ 1966 và gửi sang tham chiến tại Việt Nam.
  • Chiến tranh Việt Nam :

Trong chiến tranh Việt Nam, LST-603  hoạt động liên tục tại các vùng biển và cả trong các sông lớn thuộc lãnh hải và lãnh thổ VNCH.

   Ngày 29 tháng 6 năm 1967 Chiến hạm bị VC gài mìn khi đang đổ hàng tiếp liệu tại Căn cứ Cửa Việt. Khối chất nổ gây một lỗ thủng 3 x 9 ft  nơi đáy tàu, gây ngập phòng điện và phòng máy chính, 1 nhân viên bị thương. 3 giờ sau đó, tàu bị gài thêm một khối chất nổ  cách mũi hữu hạm khoảng 5m, tàu bị ngập nhưng vẫn bốc rỡ hết hàng, tạm trám các lỗ hổng và được kéo về Đà Nẵng sửa chữa..

Huy hiệu Dương vận hạm Đà Nẳng HQ-503

  • Chuyển giao cho HQVNCH :

LST-603 được chuyển giao cho HQVNCH ngày 4 tháng 4 năm 1969 tại Guam, đổi tên thành HQ-503 Vũng Tàu

Hạm trưởng lãnh tàu là HQ Th tá Trần văn Chi

  • Hoạt động trong HQVNCH :

Các hạm trưởng của HQ-503 :

  • Các HQ Tr tá Đặng Trần Du ,  Trần đình Trụ, Nguyễn Thái Lai, Trần trọng Hài, Dương bá Thế sau cùng là Nguyễn văn Lộc..

-Tham gia công tác di tản Việt Kiều từ Campuchia hồi hương (1970)

Dương vận hạm Đà Nảng HQ-503 (Ảnh của Hải Quân VNCH).

-HQ-503 có nhiều hoạt động chiến trường trong cuộc rút quân 1975 : chuyên chở dân, quân từ miền Trung rút chạy vào Nam ..

“..Từ 10 tháng 2, 1975, HQ-503 được lệnh phân tán mỏng, tử Sai Gon ra thả neo tại Vũng Tàu, rồi sau đó chiến hạm đi công tác liên tục..Hết ra miền Trung, rồi đến Nha Trang, Cam Ranh, Hàm Tân, Vũng Tàu..” (Nguyễn văn Pháy)

-Ngày 16 tháng 4 năm 1975 : HQ-503 có nhiệm vụ yểm trợ hải pháo từ ngoài khơi cho mặt trận Phan Rang-Phan Thiết và đón vớt quân dân di tản..Nhận lệnh từ Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tàu vào gần bờ Cà Ná, HQ-503 bị trúng 10 quả 105 và 155 của CQ pháo ra từ trong bờ..4 Sĩ quan và 2 nhân viên giám lộ hy sinh; 18 thủy thủ bị thương; Hạm trưởng bị thương do mảnh đạn vào cổ, may mắn thoát chết..

HQ-503 lui dần khỏi vùng chiến và được HQ-11 hộ tống để về lại Sài Gòn..

Về Trận Cà Ná xin đọc các chi tiết của HQ Nguyễn văn Pháy trên :

(http://navygermany.gerussa.com/main/diendanbandoc/baivothutin/baibandoc/Tran%20Chien%20%20Mui%20Dinh_18Apríl975.htm)

  • Di tản :

Sau khi về bến Saigon, HQ-503 được sửa chữa, lo hậu sự cho các SQ và quân nhân hy sinh.. Chuẩn bị cho chuyến hải hành .Hạm trưởng nằm bệnh viện..

    Ngày 29 tháng 4.. HQ-503, đậu tại Cầu L, bất khiển dụng..Đa số nhân viên kẹt lại; Hạm trưởng di tản từ Bệnh viện, nhờ quá giang.. chiến hạm bạn

CSBV tiếp thu tàu và giữ nguyên số danh bạ

  • HQ-504 Qui Nhơn
  • Lược sử chiến hạm

LST-509 của HQHK (lớp 491)

  • lên giàn ngày 7 tháng 10 năm 1943 do Jefferson Boat & Machine Company tại Jefferson, IN
  • hạ thủy 23 tháng 11, 1943 ; gia nhập HQHK 20 tháng Giêng 1944
  • Trong Đệ 2 Thế chiến, hoạt động tại Chiến trường Châu Âu, tham dự cuộc đổ bộ Normandy cùng các hoạt động quân sự tại Bắc Phi và Địa trung Hải.
  • Xuất ngũ năm 1947.. Dự trữ trong Hạm đội Trừ bị Đại tây dương, Green Cove Springs, FL
  • Đổi tên thành USS Bulloch County (LST-509) ngày 1 tháng 7 năm 1955
  • Tái nhập HQHK năm 1966 và gửi sang tham chiến tại VN trong thành phần của Hạm đội 7.
  • Hoạt động trong chiến tranh Việt Nam

Tại Việt Nam USS Bulloch County  tham dự Chiến dịch Market Time  giữ các nhiệm vụ quan sát và báo động từ xa (radar picket), tiếp liệu và bến tạm nghỉ cho các PCF của HQ HK tuần tra dọc ven biển..ngăn chặn CSBV dùng thuyền nhỏ xâm nhập.

   USS Bulloch County  cũng được dùng làm Căn cứ Tiền phương cho các Đơn vị TQLC Hoa Kỳ hoạt động tại Vùng các Căn cứ Tân Mỹ và Cửa Việt (Vùng I), năm 1967

Huy hiệu Dương vận hạm Qui Nhơn HQ 504.

  • Chuyển giao cho HQVNCH :

USS Bulloch County được chuyển cho HQVNCH ngày 8 tháng 4 năm 1970 và được HQVNCH đổi tên thành HQ-504 Qui Nhơn

HQVNCH đã nhận hai chiến hạm HQ-504 và HQ-505 cùng một ngày tại San Diego ; Lễ tiếp nhận do Đô Đốc Zumwalt giao và Phó Đề Đốc Trần văn Chơn từ VN sang nhận.

  HQ-504 do HQ Th tá Phan phi Phụng làm Hạm trưởng và đưa tàu về VN ; Ông Phụng được thăng cấp Trung Tá khi chiến hạm còn trên biển..

Sư Tuyên úy Phật Giáo cầu nguyện trong buổi lễ ra mắt DVH Qui Nhơn HQ-504 và DVH Nha Trang HQ-505 (Ảnh của Bộ Thông Tin VNCH).

Xin đọc các chi tiết bàn giao trong bài “Một chút nhớ quên” của Phan Lạc Tiếp :

(https://www.aihuubienhoa.com/p124a2944/2/mot-chut-nho-quen-phan-lac-tiep)

      Ông Vũ Hữu San đã làm hạm trưởng HQ-504 trước khi chuyển sang HQ-4

  • Hoạt động của HQ-504 trong HQVNCH :
  • Tham dự công tác đưa Việt kiều từ Campuchia về nước (1971-73)
  • Trong những năm 1973-75 HQ-504 nhận các nhiệm vụ chuyển vận vật liệu và tiếp vận cho QLVNCH, cùng các vật liệu xây cất cho các cứ điểm quân sự VNCH tại Trường Sa
  • HQ-504 chuyển vận Lữ đoàn 3 Dù vế Nha Trang để sau đó lên  Khánh Dương tái lập phòng tuyến tại đèo D’M’Drack
  • Di tàn Vùng 1 và 2 tháng 4 1975 : HQ504 đã chuyển vận hơn 3000 người tử Đà Nẵng đi Cam Ranh và sau đó trở lại vùng Hỏa tuyến để đem thêm 7000 người từ Miền Trung về Vũng Tàu  (theo Hoangsa Paracel)
  • Di tản :

Theo Tác giả Trần Đỗ Cẩm : “..Hạm trưởng là HQ Tr tá Nguyễn như Phú (cầu L), chiến hạm đầu đủ hai máy khiển dụng, nhưng hạm trưởng quyết định không di tản, muốn cố giữ chiến hạm ở lại , nên một số nhân viên đã nhảy qua HQ-11 khi chiếc này ra đi..”. [Theo hoangsaparacel.blogspot.coml thì Ông Phú  sau đó đã phải qua hơn 10 năm trong trại tù cải tạo]

   Ông Đỗ Kiểm ghi lại : HQ-503 đậu ngoài cùng (cầu L) trống trơn, Hạm trưởng không chịu ra đi, từ chối gặp Ông Kiểm và cũng không cho tháo dây nhường chỗ cho các tàu đậu bên trong.. cuối cùng Ông Kiểm.. quyên góp tiền bạc của dân di tản và.. đút lót cho các nhân viên của tàu.. để tháo dây..(Xem Counterpart)

Dương vận hạm Qui Nhơn HQ-504 (Ảnh của Jane’s Fighting Ships).

   Cũng theo Ông Cẩm, số phận HQ-504 như sau :

“..Chiến hạm được CSBV sử dụng và đổi số hiệu thành HQ-505 (!) cho đến 1988 bị HQ Trung cộng bắn hư nặng nề trong vụ tranh chấp đảo Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa phải ủi vào đảo (san hô Collins) để khỏi bị vô nước chìm.. Sau khi hàn vá sơ sài.. và kéo về.. nhưng bị sóng phá các chỗ hàn.. và chìm..” (chìm cách Vũng Tàu 100 hải lý)

  • HQ-505 Nha Trang
  • Lược sử :

LST-848 của HQHK (lớp 542)

  • lên giàn ngày 6 tháng 11, 1944 do American Bridge Company tại Ambridge, PA
  • hạ thủy ngày 21 tháng 12, 1944 ; gia nhập HQHK ngày 20 tháng Giêng 1945
  • hải hành từ Đại tây dương qua Thái bình dương theo kinh đào Panama từ 24 tháng 2, 1945 và sau đó đến Guam ngày 9 tháng 4. Tham dự các hoạt động vận chuyển tiếp liệu từ Marianas đến Okinawa trong suốt Thế chiến 2.
  • Sau khi Nhật đầu hàng, LST-848 tiếp tục phục vụ trong HQHK tại vùng Viễn Đông, chuyển vận tiếp liệu và quân cụ giữa Philippines và vùng tạm chiếm đóng tại Nhật.
  • Xuất ngũ 10 tháng 8, 1946, tồn trữ tại Vancouver WA.
  • Đổi tên thành USS Jerome County (LST-848)

LST-848 tái nhập HQHK ngày 7 tháng 12 năm 1959, hoạt động tại vùng duyên hải Thái bình dương Mỹ, tham dự các thử nghiệm phi đạn tại Midway, huấn luyện hành quân thủy bộ và các chương trình nghiên cứu về viễn thông, hải hành hạch nhân của Mỹ trong vùng Thái bình dương..(1962-1965)

  • Hoạt động tại VN :

LST-848 được gửi sang Đông Nam Á ngày 10 tháng 8 năm 1965 ;

  • Hoạt động tại Chu Lai  từ tháng 9 đến tháng 12, 1965 và tại Đà Nẵng tử tháng 3 đến tháng 9, 1967 trong các nhiệm vụ vận chuyển tiếp liệu, quân dụng, đạn dược và binh sĩ..
  • Chuyển giao cho HQVNCH :

USS Jerome County được HQHK chuyển giao cho HQVNCH  ngày 1 tháng 4 năm 1970 (cùng một lượt  với HQ-504) tại San Diego

Chiến hạm được HQVNCH đổi tên thành HQ-505 Nha Trang

Hạm trưởng nhận tàu là HQ Th.tá Lê Thuần Phong

This image has an empty alt attribute; its file name is huy-hieu-duong-van-ham-nha-trang-hq.505.jpg

Huy hiệu Dương vận hạm Nha Trang HQ-505.

  • HQ-505 trong HQVNCH

-Di tản Miền Trung 1975 :

   Hoạt động di tản rút quân của HQ-505 có rất nhiều sự kiện, đặc biệt là cuộc di tản của SĐ 2 BB tại Chu Lai…để HQ-505 bị  mang danh hiệu là “Con tàu máu”.

HQ-505 rời Saigon qua Thành Tuy Hạ để nhận hơn 2000 tấn đạn dự trù đến Đà Nẵng tiếp tế cho Vùng 1 , khi đến Vùng 1 Duyên hải nhận lệnh chờ tại Chu Lai và di tản SĐ2 BB theo sự chỉ huy của Tướng Nhựt Tư lệnh SĐ. Công tác ủi bãi tại bờ biển Chu Lai đón người gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong hỗn độn và tranh dành.. thiết giáp cán người dọn đường, quân bất mãn nổ súng..Chiến hạm đành lui, ramp kéo lên, kẹt vì người đeo,, chân vịt quay khi rút .. gây nhiều thương vong..(!) Sáng 26 tháng 3 HQ-505 vào được cầu tàu và đón được một số quân của 2 Tr đoàn 4 và 5  (SĐ2 BB) đưa về Cù lao Ré (đảo Lý Sơn ngoài khơi Quảng Ngãi). HQ-505 sau khi đổ quân , tiếp tục đi Đà Nẵng..vẫn còn ..2000 tấn đạn trên tàu !

   HQ-505 neo tại Cửa biển Đà Nẵng, được lệnh trở về Cam Ranh cùng 2000 tấn đạn (không nơi nhận !), rồi được lệnh đi Thuận An ? và hai ngày sau bị gọi ngược vế Phan Thiết..Phan Thiết không nhận đạn..Tàu đi về Tuy Hòa và sau cùng vế Phan Rang-Cà Ná và gần Mũi Sừng Trâu, bị CQ pháo kích từ bờ ..

HQ-505 đành về Vũng Tàu.. thả đạn sau khi không có chỗ nhận suốt miền Trung..

    Từ Vũng Tàu, HQ-505 được lệnh đi Phan Thiết đón SĐ 22 BB .. Công tác không thành.. và tàu trở về Saigon..

This image has an empty alt attribute; its file name is hinh-cua-bo-thong-tin-vnch-4..jpg

Lễ đỡ đầu Dương vận hạm Nha Trang HQ-505 (Ảnh của Bộ Thông Tin VNCH).

  • Di tản

HQ-505 rời Sài Gòn ra Vũng Tàu ngày 26 tháng 4, một số thân nhân HQ đi theo trên chiến hạm (Hạm trưởng.. yên lặng chấp thuận).. 27 tháng 4 một số thiết bị của Đài Mẹ VN được đưa lên chiến hạm, dự trù  đem đi Phú Quốc.

  28 tháng 4 ghe dân và lính từ Vũng Tàu tủa ra chiến hạm; trực thăng KQ đáp xuống..và ghe đánh cá cũng chạy ra để dân leo lên tàu..

Nhận lệnh ‘vận chuyển tự do’ từ Phó Đề đốc Vũ Đình Đào.. Khuya 29 tháng 4 HQ-505 chạy đi Phú Quốc, vớt thêm được một số quân, dân và đón HQ Tr tá Hậu Chỉ huy Căn cứ An Thới cùng gia đình..HQ-505 chuyển hướng đi Côn Sơn, sau những căng thẳng do các thủy thủ đòi trở về, được giải quyết bằng chuyển qua một chiếc tàu đánh tôm lớn vào sáng 30 tháng 4 ..HQ-505 đến Côn sơn trưa 2 tháng 5, lúc này đoàn tàu HQVNCH di tản đã đi Subic, nhưng sau đó HQ-505 liên lạc được với  chiến hạm tiếp liệu Vega của HQHK và được hộ tống và hướng dẫn đi Subic Bay.. đơn độc..

    Theo Tác giả Trần Đỗ Cẩm :” Hạm trưởng là HQ Tr tá Nguyễn văn Nhượng, sau khi nhận được lệnh ‘vận chuyển tự do’ đã âm thầm đưa chiến hạm đến vùng biển Phú Quốc để đón một số chiến hữu rồi đi Côn sơn..”

(Về hoạt động và cuộc di tản của HQ-505 xin đọc thêm “Tháng Tư cả một đời người trước” của Tác giả Nguyễn Nhật Cường  trên :

     (https://dongsongcu.wordpress.com/2017/05/08/thang-tu-ca-mot-doi-nguoi-truoc/)

Theo HoangSa-Paracel : HQ-505 đến Subic Bay chở theo 1840 người gồm thủy thủ đoàn 72 người và 1768 người tị nạn

Dương vận hạm Nha Trang HQ-505 di tản đến Subic Bay (Ảnh của Hải Quân Hoa Kỳ).

Ghi chú :

  1.  : Các biến đổi của LST . HQHK đã biến đổi các LST căn bản thành nhiều loại chiến hạm sử dụng vào các nhiệm vụ khác nhau :

– ARL (Auxiliary Repair Light)[ như Cơ xưởng hạm HQ-802]] và AGP(Patrol Craft Tender) {như các Yểm trợ hạm HQ-800 và 801) xin đọc bài “Gia đình Bác Tám”

– ARS(T) = Salvage Ship Tender  (tiêu biểu ARS(T)-3 USS Palmyra) là LST biến cải để trục vớt các chiến hạm lâm nạn, gắn thêm các máy bơm thật mạnh, máy ép hơi, trang bị sửa chữa và trang bị chữa cháy. HQHK có 3 chiếc loại này.

– ARB = Auxiliary Battle Damage Repair Ship  =Chiến hạm sửa chữa tiến tuyến, trang bị các máy móc sửa chữa khẩn cấp mọi loại tàu, ngay tại tuyến đầu. HQHK biến đổi 12 chiếc loại này

– YF= Spare parts Issue Barge. LST phế thải, chuyển thành xà lan không máy, dùng làm kho tồn trữ bộ phận máy móc thay thế.. Tên chung YF/YFN Covered Lighter (Non Self-propelled)

– LST(H) = Landing Ship Tank Hospital:  LST chuyển đổi thành Tàu bệnh viện; Sàn xe tăng chuyển thành trung tâm y tế, có chỗ cho 144 cáng cứu thương, trang bị cả phòng mổ cấp cứu..

– ARV = Aircraft Repair Ship : chuyên lo sửa chữa các trực thăng khi cần..

– MCS-6= Mine Countermeasures Support Ship là một biến đổi rất đặc biệt : LST-1069 được chuyển thành Chiến hạm chỉ huy một biệt đội vớt mìn và tiếp liệu, tiếp dầu, sửa chữa trực thăng..Chiến hạm có tham dự Chiến tranh VN.

– YLLC =  Salvage Lift Craft, Light . Ba chiến hạm HQ-560, 561 và 562 là những LCU biến đổi thành tàu trục vốt trang bị thêm các neo loại lớn, máy bơm hơi (air compressor) bơm nước, dụng cụ hàn..Chuyển cho HQVNCH năm 1971.Tàu có kích thước 119ft  (36m) x 35 ft,  trọng tải 400 tấn, vận tốc 7 knots (13km/h) có trang bị võ khí gồm 2 đại bác 20 ly..

  1.  : Tên Chiến hạm Trần Khánh Dư. HQVNCH đặt tên Trần Khánh Dư cho Khu trục hạm HQ-4, do HQHK chuyển giao ngày 25 tháng 9 , 1971 ( cựu DER-334 Forster).Tháng 4-1975 HQ-4 đang được đại tu, nằm trong ụ HQ Công xưởng. CSBV tiếp nhận, đổi tên chiến hạm thành VPNS Dai Ky (HQ-03)
  2. : Tên Chiến hạm Thị Nại : Các Dương vận Hạm của HQVNCH được đặt tên theo các Thành Phố có hải cảng ven biển như Nha Trang, Vũng Tàu và các Thành phố ven sông như Vĩnh Long, Cần Thơ… Riêng HQ-502 lại có tên Thị Nại một đầm lớn của Bình Định..và HQ-504 được đặt tên là Qui Nhơn (cũng thuộc Tỉnh Bình Định)

                                                                  Trần Lý 9/2020

Nguồn: Cảm ơn Mr. TL chuyển.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn