Vụ George Floyd: Gia đình người Hmong kể lại nỗi đau mất con ( Xin lỗi, tôi đã xếp bi kịch này vào Trang truyện ngắn )

Thứ Tư, 17 Tháng Sáu 20205:19 SA(Xem: 4949)
Vụ George Floyd: Gia đình người Hmong kể lại nỗi đau mất con ( Xin lỗi, tôi đã xếp bi kịch này vào Trang truyện ngắn )
bbc.com

Vụ George Floyd: Gia đình người Hmong kể lại nỗi đau mất con, và cảm xúc tranh đấu

Jessica Lussenhop BBC News, Minneapolis

Hmong protester supporting BLM

Youa Vang Lee đang ở nhà mình ở thành phố Minneapolis khi con trai cho bà xem đoạn phim George Floyd chết dưới đầu gối của cảnh sát.

Lee, một người nhập cư Lào 59 tuổi, làm nghề lắp ráp vật tư y tế tại một nhà máy, nghe thấy tiếng Floyd kêu cứu mẹ. Điều ấy kích hoạt một nỗi đau sâu sắc và quen thuộc.


"Fong có lẽ cũng đã cảm thấy như vậy," bà nói bằng tiếng H'mong, đôi mắt đẫm lệ. "Có lẽ lúc ấy con cũng kêu cứu tôi."

Năm 2006, Fong, con trai 19 tuổi của bà Lee - được sinh ra trong một trại tị nạn ở Thái Lan - đã chết vì bị cảnh sát viên Jason Jasonen bắn vào người tám lần. Jason Jasonen hiện vẫn còn là một cảnh sát, đây là điều gia đình bà Lee chỉ biết khi nghe BBC nói. Cảnh sát viên này đã bị tạm ngừng việc hai lần, nhưng từ đó đã được cho vào làm lại.

Mặc dù khúc phim từ CCTV cho thấy Lee bỏ chạy vào thời điểm đó, nhưng Andersen nói rằng thiếu niên có mang súng. Một bồi thẩm đoàn đã từ chối truy tố Andersen và sở cảnh sát đã ra phán quyết là nổ súng như thế là đúng.

Gia đình bà kiện Andersen tại tòa án dân sự vì đã dùng quá nhiều bạo lực, và đưa ra bằng chứng khẩu súng tìm thấy bên cạnh thi thể của Fong là chứng cớ được ngụy tạo. Một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng quyết định bênh vực bị cáo cảnh sát.

Fong Lee Bản quyền hình ảnh Youa Vang Lee
Image caption Fong Lee

Youa đã không công khai lên tiếng về con trai mình trong hơn một thập niên, kể từ khi gia đình đi đến cuối con đường kiện tụng mà không mang đến kết quả gì.

Nhưng sau khi Lee nhìn thấy cái chết của Floyd, bà bắt đầu hỏi xem ai có biết những cuộc tuần hành nào mà bà có thể tham dự không.

"Tôi phải có mặt ở đó," bà nói.

Mặc dù không ai công khai nói gì làm bà nản lòng, một số thành viên trong cộng đồng đã đặt câu hỏi về quyết định này. Thành phố Minneapolis và St Paul, là nơi có dân số Hmong lớn nhất ở Mỹ, nhiều người đã đến khu vực này với tư cách là người tị nạn trong những năm 1980 và 1990.

Hmong là một nhóm dân tộc từ Đông Nam Á, có ngôn ngữ riêng, chủ yếu từ miền nam Trung Quốc, Việt Nam và Lào.

Trong cộng đồng này đã có những cuộc tranh luận sôi nổi về phản ứng với việc đòi công lý cho George Floyd và phong trào Black Lives Matter, đang đòi hỏi thay đổi hệ thống trị an.

Graffiti in Minneapolis
Image caption Một biểu hiện sự ủng hộ cho phong trào Black Lives Matter

Đối với Youa Lee, tuy nhiên, không có gì để tranh luận. Bà muốn tham gia biểu tình vì một lý do - khi Fong qua đời vào năm 2006, người đầu tiên xuất hiện để hỗ trợ gia đình bà đến từ cộng đồng hoạt động xã hội người da đen.

"Họ là những tiếng nói lớn nhất đối với chúng tôi", Shoua Lee, chị gái của Fong nhớ lại. "Ngay cả trước khi chúng tôi yêu cầu sự giúp đỡ từ các cộng đồng khác, họ đã tìm đến chúng tôi và đề nghị giúp đỡ."

Short presentational grey line

Mặc dù bốn cảnh sát đã bị truy tố tội giết George Floyd vào ngày 25/5, đoạn video lan truyền về sự việc chỉ quay được hai người trong số này - cựu cảnh sát viên Derek Chauvin, người đã quỳ trên cổ Floyd trong gần chín phút, và cựu cảnh sát Tou Thao, người giữ đám đông lại, thay vì đến giúp Floyd.

"Đừng hút ma túy, mọi người ơi", Thao có lúc nói với những người đứng xem trong kinh hoàng.

Thao, một cựu nhân viên viên 11 năm của sở cảnh sát, bị buộc tội hỗ trợ và tiếp tay giết người cấp độ hai. Thao cũng là người Hmong.

Ngay khi Boonmee Yang, một giáo viên trường công lập lớp bốn ở St Paul, xem video, ông biết mọi thứ sẽ trở nên phức tạp trong cộng đồng người Hmong.

"Thường thì nạn nhân da đen chết dưới tay cảnh sát da trắng. Nhưng bây giờ, một người khác trông giống tôi cũng liên quan đến việc này, điều đó khiến tôi thực sự lo ngại", ông nói.

Là một nhà hoạt động người Hmong, Yang nói rằng không phải lúc nào cũng dễ dàng công khai bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng da đen. Ông nói một số người phải chịu đựng cái mà ông gọi là "hội chứng khép kín châu Á", nghĩa là họ hiếm khi tương tác với những người khác từ bên ngoài cộng đồng người Hmong, và phản ứng tức thời của họ là bảo vệ hành động của Thao.

Giữa hai cộng đồng cũng có một lịch sử xung đột, đặc biệt là trong những ngày đầu tái định cư, theo nhạc sĩ, nghệ sĩ và nhà hoạt động Tou SaiKo Lee. Các gia đình tị nạn thường sống ở khu Frogtown của St Paul và ở Đông St Paul, những khu vực thường có dân số người Mỹ gốc Phi lớn.

"Có mâu thuẫn giữa giới trẻ. Ẩu đả giữa những người nhập cư mới, người tị nạn mới và những người hiện đang sống trong khu phố - tôi là một phần của điều đó", ông nhớ lại. "Một số người vẫn giữ căng thẳng đó."

Không giống như khái niệm "Người Mỹ gốc Á" được định nghĩa rộng rãi, cộng đồng người Hmong ở Hoa Kỳ có lịch sử ngắn hơn.

Gần một nửa số người Hmong Lào đã trốn khỏi đất nước họ vào năm 1975, sau khi Sài Gòn sụp đổ. Trong 15 năm, CIA tuyển mộ hàng ngàn binh sĩ người Hmong để chiến đấu với cái gọi là "cuộc chiến bí mật" chống lại Bắc Việt, nhưng sau khi Mỹ rút lui mà không cung cấp kế hoạch sơ tán cho các đồng minh của họ, những người hợp tác với người Mỹ, hoặc bị cáo buộc hợp tác, đã bỏ trốn. Một số người đã bị giết bởi những người cộng sản, hàng ngàn người sống trong các trại tị nạn Thái Lan.

Hàng chục ngàn người đã được tái định cư ở Minnesota, một tiểu bang với nhiều người da trắng chiếm đông đảo đến mức không có nhiều cơ hội cho những người nhập cư mới. Không biết tiếng, họ khó mà tìm kiếm công việc. Ngày nay, dân số người Hmong ở Mỹ thực sự có khá nhiều điểm tương đồng với dân số người Mỹ gốc Phi về mặt kinh tế xã hội và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống khác.

Theo số liệu từ Southeast Asia Resource Action Center, một phần tư người Mỹ gốc Hmong sống dưới mức nghèo. Trong khi 50% "Người Mỹ gốc Á" đã tốt nghiệp đại học, chỉ có 17% người Mỹ gốc Hmong có bằng đại học. Và trong khi 72% gia đình da trắng sở hữu một ngôi nhà, thì chưa đến một nửa số người Mỹ gốc Hmong và người Mỹ gốc Phi có khả năng làm được.

Trại tị nạn ở Thái Lan Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Trại tị nạn ở Thái Lan

Cộng đồng người Hmong từ lâu cũng đã phải vật lộn với việc giao tiếp với cảnh sát. Ban đầu, không có đại diện của người Hmong nào trong hàng ngũ cảnh sát. Các sĩ quan phải vật lộn để hiểu và phục vụ cộng đồng mới. Trong một vụ án khét tiếng năm 1989, một sĩ quan cảnh sát đã bắn hai cậu bé lớp sáu người Hmong vào lưng khi hai đứa chạy khỏi một chiếc xe bị đánh cắp. Các sĩ quan cảnh sát này không bao giờ bị truy tố.

Tou SaiKo cho biết anh thường bị cảnh sát thành phố Minneapolis phân loại chủng tộc khi còn là một thiếu niên, có lúc anh phải ngồi tù hai đêm khi một viên cảnh sát phát hiện con dao găm trong cốp xe anh. Anh nói không bao giờ bị truy tố, nhưng anh nhớ bị kéo qua nhiều lần và hỏi "Bạn liên kết với băng đảng nào?"

"Tôi nói, 'Tôi là sinh viên đại học,'" anh nhớ lại.

Thế nhưng, những cuộc tranh đấu giữa cộng đồng người da đen và người Hmong không ngăn được những căng thẳng cũ xảy đến sau cái chết của Floyd, đặc biệt là tình trạng cướp bóc và phá hoại tài sản của các doanh nghiệp thuộc sở hữu của người châu Á ở khu phố Midway, St Paul.

"Tou Thao" là một cái tên rất phổ biến của người Hmong, và nhiều người chia sẻ cái tên đó cùng với sĩ quan bị truy tố phải có nguy cơ đối mặt với những mối đe dọa và quấy rối trên mạng.

Và khi các nhà hoạt động trẻ tuổi người Hmong - đặc biệt là phụ nữ và thành viên của cộng đồng LGBTQ - cố gắng bày tỏ sự ủng hộ phong trào Black Lives Matter, họ đã phải đối mặt với sự lên án và những chỉ trích thậm tệ từ chính cộng đồng của họ, thậm chí là cả những đe dọa khác.

Annie Moua, vừa tốt nghiệp trung hock, cho biết cô đã đọc được rất nhiều bình luận trên mạng trong các nhóm chính trị người Mỹ gốc Á mà cô gọi là "chống đen", nói những câu như "tất cả mạng sống đều đáng giá" và hỏi, "Họ không bao giờ giúp trong các cuộc biểu tình của chúng ta - tại sao chúng ta lại giúp đỡ họ? "

"Trong tuần đó, tôi đã mất rất nhiều bạn bè," cô nói.

Chính trong cuộc chiến trên mạng đó, Yang đã nhận được lời mời trên Facebook từ một người bạn để tham gia một nhóm có tên là "H'mong Black Lives 4". Lúc đó chỉ có ba thành viên. "Tôi đã tham gia," anh nói.

Anh biết rằng một cuộc biểu tình lớn của Black Lives Matter đã được lên kế hoạch tại Tòa nhà Đại hội Tiểu bang Minnesota vào ngày hôm sau, và tạo ra một trang tham gia sự kiện cho nhóm mới thành lập. Đến sáng, đã có 300 thành viên của H'm 4 Black Lives (tính đến thời điểm viết bài này hiện đã có hơn 2.000).

Đến chiều ngày hôm sau, một nhóm khoảng 100 nhà hoạt động người Hmong đã tập trung mang theo những tấm biển có dòng chữ: "Tôi là Thao và tôi đứng với cùng với Black Lives Matter" và "Tôi là người Hmong và tôi cổ vũ cho BLM".

Với Moua, 18 tuổi, đó là lần đi biểu tình đầu tiên của cô, và sau những hỗn loạn mà cô chứng kiến trên mạng, cô đã rất sợ hãi. "Tôi đã rất, rất lo lắng," cô nói. "Tôi không biết điều gì sẽ giáng xuống mình."

Trong số những người tuần hành có một người phụ nữ nhỏ nhắn, thanh lịch trong khẩu trang và mũ bóng chày - đó là mẹ của Fong Lee, Youa

Sau khi chạy trốn khỏi trang trại của họ ở Lào và chờ đợi bốn năm trong một trại tị nạn ở Thái Lan, Youa và chồng đã ấp ủ mơ ước mang lại cho con cái họ một tương lai tươi sáng hơn ở Mỹ.

Nước Mỹ được cho là một nơi trú ẩn. Bà không bao giờ nằm mơ có ngày đứa con trai giữa của mình sẽ chết trong tay một sĩ quan cảnh sát.

"Tôi cảm thấy như đó là một sai lầm khi đưa các con mình đến đây", bà nói bằng tiếng Hmong, được dịch bởi con gái Shoua. "Bây giờ con trai tôi đã biến mất."

Bản quyền hình ảnh Youa Vang Lee
Image caption Youa Vang Lee và con gái, Shoua

Fong Lee, 19 tuổi khi đang đi xe đạp vào ngày 22 tháng 7 năm 2006. Anh cùng với một nhóm bạn của mình ở bãi đậu xe của trường Tiểu học Cityview, một trường học ở Bắc Minneapolis. Lúc đó, sĩ quan Jason Andersen và một người lính của bang kéo đến trong một đội xe.

Các cậu con trai bỏ chạy, Andersen chạy đuổi theo Fong.

Một camera an ninh từ trường đã ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc rượt đuổi - Fong chạy từ bãi đậu xe quanh góc trường, và Andersen được nhìn thấy phía sau với khẩu súng chĩa vào Fong. Mặc dù mờ, đoạn phim an ninh không hiển thị rõ ràng một khẩu súng trong tay Fong, và đó là điều mà Andersen thừa nhận tại tòa.

Trong khung hình cuối cùng, Fong được nhìn thấy nằm ngã ngửa, người đầy máu và bất động. Anh bị bắn bốn lần vào lưng.

Ngay sau khi tin tức này nổ ra, Al Flowers, một nhà hoạt động lâu năm ở thành phố Minneapolis, người đã kiện sở cảnh sát nhiều lần vì các tội danh về sự tàn bạo, biểu tình - tại trường, tại tòa án.

Gia đình nhà Lee luôn nhìn thấy anh cùng với một nhà hoạt động khác, Darryl Robinson của Cộng đồng Hoa Kỳ chống lại sự tàn bạo của Cảnh sát. Không ai yêu cầu, Shoua Lee nói, họ chỉ cứ thế xuất hiện.

Về phần mình, Flowers nói rằng sau nhiều năm đấu tranh cho công lý trong vụ giết hại đàn ông và phụ nữ da đen, anh tin rằng có nhiều khả năng viên cảnh sát sẽ bị kết án vì Fong là người châu Á.

"Chúng tôi cảm thấy như anh ấy bị đối xử như cách chúng tôi luôn bị đối xử", Flowers nhớ lại. "[Chúng tôi nghĩ rằng anh ấy sẽ đòi được công lý. Thế nhưng hóa ra không. Vì vậy, chúng tôi bị sốc."

Mike Padden, luật sư của gia đình Lee trong vụ án dân sự này, cho biết việc thua kiện ngày cả khi có đoạn phim từ camera giám sát và việc khẩu súng bị thu hồi một cách đáng ngờ tại hiện trường vụ án luôn dày vò ông.

Một khẩu súng ngắn cũ, bán tự động Baikal, cỡ nòng 380 do Nga sản xuất đã được tìm thấy cách bàn tay trái của Fong khoảng gần một mét, không có dấu vân tay hoặc máu.

Năm 2004, một người đàn ông đã báo cáo khẩu súng của ông bị đánh cắp trong một vụ trộm. Sau đó, ông đã được cảnh sát thành phố Minneapolis nói rằng khẩu súng của ông đã được thu hồi trong một bãi tuyết và sẽ được cảnh sát giữ cho đến khi một cuộc điều tra kết thúc. Khẩu súng khớp với số sê-ri trên Baikal. 380 cỡ nòng được tìm thấy kế cơ thể của Fong Lee.

Khi điều đó được Padden chỉ ra tại phiên tòa, cảnh sát đã đưa ra lời giải thích - khẩu súng tìm thấy trong bãi tuyết không phải là Baikal. 380.

Sở cảnh sát thành phố Minneapolis đã không trả lời các câu hỏi của BBC về vụ việc.

Sau đó, sở cảnh sát thành phố Minneapolis đã cố gắng sa thải Andersen hai lần - một lần sau khi anh ta bị bắt vì bạo lực gia đình, và một lần sau khi anh ta bị các nhà điều tra liên bang truy tố vì đá vào đầu một thiếu niên trong khi bắt giữ. Vụ bạo lực gia đình đã bị hủy bỏ do thiếu bằng chứng, và một bồi thẩm đoàn đã tha bổng cho Andersen trong vụ tấn công thiếu niên, mặc dù thực tế là các sĩ quan khác đã báo cáo hành động của Andersen là quá mức.

Andersen vẫn là một nhân viên thuộc Sở Cảnh sát Minneapolis, và phục vụ như là điều phối viên. Các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy Andersen tặng các khoản quyên góp, như ghế xe hơi, bộ giường và đồ dùng nhà bếp cho các gia đình nghèo ở thành phố Minneapolis.

Trong một cuộc gọi ngắn gọn với BBC, Andersen đã xác nhận rằng anh ta chính là viên cảnh sát trong vụ nổ súng bắn chết Lee và yêu cầu chuyển tất cả các câu hỏi cho người phụ trách phát ngôn truyền thông.

"Đó là quá khứ và tôi biết điều đó rất, rất khó khăn với gia đình vì họ đã mất con trai của họ", ông nói về gia đình Lee. "Tôi lo lắng cho gia đình họ rất nhiều và họ đã trải qua một điều đau thương."

Image caption Youa Vang Lee

Khi được thông báo rằng mẹ của Fong đã tham gia cuộc biểu tình của George Floyd, Flowers rất hài lòng.

"Tôi tự hào rằng bà ấy ở cuộc biểu tình ngoài kia để thể hiện sự ủng hộ," anh nói. "Ký ức của tôi là nhìn bà ấy phải trải qua điều đau đớn đó và không hiểu luật, không hiểu chuyện gì đang thực sự xảy ra ở Hoa Kỳ - và rằng điều này có thể xảy ra.

"Chúng tôi là người Mỹ gốc Phi, chúng tôi biết những khả năng gì và biết điều đó có thể xảy ra. Thật đáng buồn vì chúng tôi đã thua trong một vụ đó. Thêm một trường hợp khác mà chúng tôi đã thua."

Và mặc dù không phải tất cả mọi người trong đám đông lần đầu tiên biểu tình Hmong 4 Black đều có thể hiểu được bà ấy, theo Annie Moua, người đã cầm micro ngay sau Youa đã giúp tóm tắt câu chuyện một cách hoàn hảo:

"Bạn không cần phải hiểu tiếng Hmong để thấu cảm giác đau đớn này là như thế nào."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn