Cô bé lần nào đi taxi cũng chỉ ngồi một trạm, 10 năm sau, bác tài nức nở khi biết sự thật

Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20183:00 SA(Xem: 6737)
Cô bé lần nào đi taxi cũng chỉ ngồi một trạm, 10 năm sau, bác tài nức nở khi biết sự thật

Vị khách nhí chỉ xin ngồi một trạm 

Thông thường, cứ 5h30 phút chiều hằng ngày là anh Chu – một lái xe taxi lại bàn giao xe cho người khác. Vì thế mà đúng 5h15 là anh sẽ lấy tấm bảng "dừng chở khách" ra, đặt phía trước xe.

Hôm đó là một ngày cuối tuần, một đoàn học sinh ùa qua ngã tư. Không nhịn được, phản xạ theo thói quen, anh Chu dừng xe lại ngắm các bạn nhỏ một hồi. Tất cả đều mặc đồng phục đơn giản, bạn nào cũng rạng rỡ nụ cười trên mặt.

Cô bé lần nào đi taxi cũng chỉ ngồi một trạm, 10 năm sau, bác tài nức nở khi biết sự thật - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

"Bác ơi, cháu, cháu muốn ngồi xe của bác." – Bất giác, một cô bé có khuyết tật ở chân, đeo ba lô đi đến, nhìn trước nhìn sau rồi hỏi giọng rất vội.

Anh Chu nói mình phải giao xe, xe chỉ dừng lại một lát rồi phải đi ngay. Cô bé cúi đầu, vài giây sau, em cất giọng hết sức khẩn thiết: "Cảm ơn bác. Nhưng cháu chỉ ngồi 1 trạm thôi, một trạm có được không ạ?"

Tiếng cảm ơn của cô bé đã khiến bác tài xế động lòng. Nhìn chiếc áo đồng phục cũ cùng với chiếc ba lô trên lưng không thể cũ hơn của vị khách nhí, anh Chu nén tiếng thở dài: "Lên xe đi".

Cô bé vui mừng lên xe. Đến chỗ đường vòng, cô bé lý nhí nói: "Bác ơi, cháu chỉ có 3 đồng, vì thế bác chở cháu nửa trạm cũng được ạ."

Qua gương chiếu hậu, anh Chu thấy nét mặt cô bé có vẻ ửng đỏ. Anh không nói gì. Ở cái thành phố của anh, giá mở cửa xe đã là 10 đồng rồi. Lái xe đến trạm xe buýt gần nhất, anh Chu cho xe dừng lại . Lúc đóng cửa, cô bé vui vẻ nói: "Cháu cảm ơn bác, thực sự cảm ơn bác nhiều ạ."

Nhìn cô bé thậm thọt bước đi, bất giác, người lái xe cảm thấy xót xa.

Cũng từ hôm cuối tuần đó, cuối tuần nào anh Chu cũng nhìn thấy cô bé đứng đợi ở cổng trường. Vài chiếc taxi chạy qua nhưng cô bé đều không để ý. Lẽ nào cô bé đợi mình? Anh Chu đoán như vậy, trong lòng tự nhiên cảm thấy ấm áp đến lạ.

Rồi anh lái xe tiến về phía "vị khách quen". Từ xa, cô bé đã giơ tay vẫy. Anh Chu cảm thấy ngạc nhiên lắm. Chiếc Santana màu đỏ anh và xe của những người khác chẳng khác nhau là bao, sao cô bé vừa nhìn đã nhận ra nhỉ?

Vẫn là 3 đồng tiền, vẫn là một trạm xe buýt. Anh Chu không hỏi tại sao cô bé lại chỉ đợi xe của mình, cũng không hỏi tại sao cô bé lại chỉ ngồi một trạm xe buýt. Trẻ con luôn có những bí mật nhỏ của riêng mình, anh biết rõ điều này nên không hỏi gì.

Một lần, hai lần rồi ba lần... dần dần, anh Chu hình thành thói quen cứ đến cuối tuần, trước khi giao xe, vị khách cuối cùng mà anh đón chính là cô bé khuyết tật đó. Anh dựng tấm biển "không chở khách" lên, lái xe thẳng đến cổng trường.

Cô bé đó chắc chỉ tầm 14-15 tuổi. Nhìn thấy anh, cô bé hệt như con hươi con, vui vẻ chào các bạn thật to rồi chạy lên xe. Đi chừng 5 phút, vị khách nhí xuống xe và câu cuối cùng cô bé đó nói là: "Cảm ơn bác!"

Cô bé lần nào đi taxi cũng chỉ ngồi một trạm, 10 năm sau, bác tài nức nở khi biết sự thật - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Dường như vì chờ đợi câu nói này mà anh Chu dù có đang bận trả khách ở rất xa cũng cố gắng lái xe đến đón cô bé theo lịch. Có những lúc quá giờ giao xe bị phạt tiền, anh vẫn chấp nhận, miễn sao có thể đón được vị khách đặc biệt này.

Thời gian trôi thật nhanh, sự việc trên kéo dài suốt 1 năm, chẳng mấy chốc, họ đã bước sang mùa hè thứ hai. 

Nhìn cô bé xách cặp sách nặng trịch bước lên xe, anh Chu cảm thấy mình giống như đang mất một thứ gì đó, bởi anh biết vị khách của mình đã sắp tốt nghiệp trung học cơ sở. Không biết nó sẽ học trung học phổ thông ở đâu?

Chia tay

"Bác tài, cảm ơn bác. Đây có thể là lần cuối cùng cháu ngồi xe bác, cháu đã mang thêm rắc rối cho bác rồi. Cháu đã thi đỗ vào trường chuyên nên sau này chắc nửa năm cháu mới về nhà một lần thôi", cô bé nói.

Nhìn vào mắt cô bé qua gương chiếu hậu, anh Chu cảm thấy buồn vô hạn. Cô bé thật xuất sắc, thi đỗ vào trường chuyên số một của tỉnh.

"Vậy ta đưa cháu về nhà nhé", anh Chu nói. Thế nhưng cô bé lắc đầu, nói mình chỉ có 3 đồng.

"Lần này ta không lấy tiền", anh Chu nói và nhìn đồng hồ. Đưa cô bé về nhà chắc chắc sẽ muộn giờ giao xe, nhưng phạt vài đồng có sao đâu, ở bên cô bé thêm một chút, dù sao lần này cũng là lần cuối rồi.

Cô bé nói địa chỉ cho bác tài. Đường về nhà cô bé quả thực khá xa. Lúc cô bé định ôm cặp sách xuống xe, anh Chu liền lấy ra một chiếc hộp và nói: "Đây là quà bác tặng cho cháu."

Cô bé vô cùng ngạc nhiên, nhận quà và cúi đầu cung kính nói: "Cháu cảm ơn bác, bác tài".

Nhìn cô bé thọt chân đi lên nhà, anh Chu thở dài buồn bã: "Cô bé, từ nay không được gặp con nữa rồi." Anh thậm chí còn không biết tên nó là gì.

Cô bé lần nào đi taxi cũng chỉ ngồi một trạm, 10 năm sau, bác tài nức nở khi biết sự thật - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

10 năm sau

Chẳng mấy chốc, 10 năm đã trôi qua. Anh Chu vẫn làm nghề lái taxi.

Hôm đó rảnh việc nên anh giẻ lau ra lau xe. Đúng lúc đó, anh nghe trên kênh đài âm nhạc giao thông có thông tin tìm người, người được tìm là một bác tài lái xe mang biển số XXX của hãng taxi Thắng Lợi 10 năm trước.

Nghe xong, anh Chu ngẩn người. Ai tìm mình nhỉ? 10 năm trước mình đã lái chiếc xe có biển số như vậy.

Anh quyết định gọi điện thoại đến tổng đài. Người dẫn chương trình đã rất vui, giao cho anh một số điện thoại lạ. 

Anh Chu không khỏi băn khoăn, đoán già đoán non không biết đó là ai. Bao năm qua, ngày nào cũng bận rộn vì đồng tiền bát gạo, ngoài vợ anh ra anh dường như chẳng quen biết mấy người.

Nhấc điện thoại lên gọi, anh Chu nghe thấy một giọng nữ khá vui vẻ từ đầu dây bên kia. "Là bác phải không, bác tài?"

Anh Chu ngạc nhiên đến đờ người. Tiếng nói này, giọng điệu này thật quen nhưng bác chưa kịp nghĩ ra đó là ai. "Cảm ơn bác, bác tài", giọng cô gái lại cất lên.

Đến lúc này, bác mới nhớ ra cô bé bị thọt chân năm nào. Là cô bé đó! Thật không ngờ 10 năm rồi, cô bé đó vẫn nhớ tới anh!

Hai người hẹn gặp nhau trong một quán cà phê. Lúc gặp lại, anh Chu gần như không nhận ra người quen cũ. Cô gái trước mặt là cô bé đi xe chỉ với 3 đồng đó sao? Cô gái đứng dậy, cung kính cúi người chào: "Từ tận đáy lòng, cháu thành thực cảm ơn bác."

Vừa uống cà phê, cô bé năm nào vừa nhắc lại chuyện cũ.

Cô bé lần nào đi taxi cũng chỉ ngồi một trạm, 10 năm sau, bác tài nức nở khi biết sự thật - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Sự thật cảm động

Hơn 10 năm trước, bố của cô bé cũng là một người lái xe taxi. Cô bé được bố hết mực yêu thương. Mỗi dịp cuối tuần, dù bận đến đâu người bố cũng lái xe đón con gái về nhà.

Năm đó là dịp Tết Nguyên Đán, cả nhà cô bé về quê ăn tết. Vì muốn chở thêm đồ về quê nên bố cô bé đã mượn chiếc xe tải nhỏ của bạn, vừa chở đồ, vừa chở các thành viên trong gia đình. 

Thế nhưng đi được nửa đường, vì trời có tuyết dày, trơn trượt nên chiếc xe đã gặp tai nạn. Bố cô bé tử vong tại chỗ, cô bé bị thọt chân sau vụ tai nạn đó.

Ma chay cho bố xong, mẹ cô bé phải bồi thường một khoản tiền xe cho bạn của chồng, lại phải lo tiền làm phẫu thuật cho con gái nên bận rộn suốt từ sáng sớm đến tối khuya.

Còn bản thân cô bé, sau tai nạn, cô vùi đầu vào học để sớm vượt qua chuyện không vui này. Cô bé kiên cường lắm, chuyện gì cũng có thể chịu được trừ việc người khác thương hại mình.

Thế nên, cô không nói với ai chuyện buồn mà gia đình mình gặp phải. Tan học về nhà, khi bị bạn bè hỏi tại sao lại ngồi xe buýt, cô bé đã nói dối rằng bố bận đi làm xa.

Nói dối được nửa năm thì cô bé gặp anh Chu. Nhìn thấy chiếc xe đỗ bên đường, cô bé có cảm giác bố đang đến đợi mình.

Cô bé chỉ có 3 đồng để đi xe buýt song đã lấy hết ra trả tiền taxi nên phải mất cả tiếng đồng hồ để đi bộ về nhà. Mặc dù đường xa nhưng cô bé đi rất thản nhiên, vì sẽ không ai đoán ra bố cô đã mất.

"Chắc bác không thể biết một điều, chiếc xe ngày xưa bác chở cháu chính là chiếc xe bố cháu từng chạy. Biển số xe đó đã in sâu vào đầu cháu rồi", – cô bé nói với bác tài xế tốt bụng của mình, vừa nói vừa rơi nước mắt. "Vì thế nên dù xe đỗ ở xa, cháu vẫn nhận ra."

Anh Chu cảm thấy sống mũi cay cay, suýt chút nữa rơi nước mắt.

"Tấm huy chương đó luôn ở bên cháu. Cháu không biết nếu không có nó, liệu cháu có ngày hôm nay không. Còn nữa, tiền xe mà bác trả lại cho cháu, cháu vẫn giữ đến giờ. 

Có số tiền đó, cháu cảm thấy khó khăn gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù bố cháu không còn nhưng cháu cảm giác như mình vẫn nhận được tình yêu thương của bố vậy."

Nói xong, cô gái rút ra một tấm huy chương từ trong túi, đeo lên người. Tấm huy chương đó đã chuyển màu, mặt sau của nó có đề dòng chữ: "Chúc cuộc đời cháu cũng giống như tấm huy chương vàng này."

Và tấm huy chương vàng đó chính là món quà mà người lái xe đã tặng vị khách nhỏ của mình từ 10 năm trước.

Cô bé lần nào đi taxi cũng chỉ ngồi một trạm, 10 năm sau, bác tài nức nở khi biết sự thật - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Tiễn nhau ra khỏi quán cà phê, cô gái đi xa rồi, anh Chu mới dừng lại bên đường, để mặc nước mắt rơi thật thoải mái. Không chỉ bởi cô bé bị thọt chân ngày nào mà bởi cô con gái bé nhỏ của chính anh. Hơn 10 năm trước, cô bé đã mất vì căn bệnh ung thư quái ác.

Lúc con còn sống, cuối tuần nào anh cũng đưa đón cô bé đi chơi. Và mỗi lần lên xuống xe, nó đều "cảm ơn bố" rất đáng yêu, khiến anh cảm nhận được niềm hạnh phúc ngọt ngào vô bờ bến.

Tấm huy chương vàng mà anh tặng cho vị khách quen của mình chính là phần thưởng mà con gái anh đã giành được trong một cuộc thi ở trường. Nó từng là niềm kiêu ngạo và hi vọng của anh.

Nhưng rồi con gái ra đi đột ngột đã khiến anh tiều tụy. Thế nên cứ đến cuối tuần, anh lại đi qua ngã tư, dừng xe lại để ngắm các em học sinh qua đường, cảm giác như con gái mình vừa đi ra từ cổng trường vậy...

Chính nhờ có khoảng thời gian cô bé thọt chân đi xe mỗi tuần, anh Chu đã tìm được cảm giác con gái đang trở lại bên anh, cuộc sống của anh vẫn còn hy vọng, giúp anh tìm lại được niềm vui trong cuộc sống!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 20184:46 SA
Nhiều người biết đến Đài Loan từ những tiểu thuyết lãng mạn của nhà văn Quỳnh Dao thịnh hành hồi thập niên 70 của thế kỷ trước,
Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 20184:15 SA
Khi cánh cửa phòng giam trại thẩm vấn tù binh Ngã Tư Sở, Hà Nội, đóng lại cài then khóa chặt phía ngoài vào buổi chiều ngày 9 Tháng Ba năm 1971, mọi dự tính trốn thoát của t
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20183:00 SA
Những người phụ nữ quê tôi không ai không biết đến chiếc đòn gánh vì ai cũng đã từng hơn một lần gánh nó trên vai. Quê tôi miền Trung nghèo lắm.
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20182:30 SA
Muà Xuân lại một lần nữa trở về khu xóm nhỏ ven sông đầy những mành đời âm thầm buồn tẻ, cơn gió tháng Chạp
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20185:08 CH
(HNPD) Tường áp tay vào tay vợ. Cái thằng thiệt vô tình. Hắn còn sống!Cả phòng ồ lên. Để tôi nói tiếp về cái thằng bạn Biệt động quân trời đánh
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 20186:00 SA
Cộng quân ồ ạt xua quân xâm chiếm toàn cỏi lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà. Lúc bấy giờ Pháo Đội của tôi chia làm ba. Một đóng tại quận Sơn Hà,
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20186:00 SA
Ngày cuối năm, đọc lại những bài thơ trong đời. Hình như, có bước chân trở về quá khứ. Ở đó, thấy lại mình ngày nào. T
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20186:08 SA
Trên bước đường lưu đày của những người tù chính trị Miền Nam đầy máu và mồ hôi trên chính quê hương của mình,
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 201810:00 CH
Khi số báo đến tay, các bạn đang ở trong những ngày cuối cùng của năm 2017 để bước sang năm mới trong niềm hy vọng về một năm mới tốt lành hơn cho mỗi cá nhân, gia đình,
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20187:00 CH
Vốn là người miền Trung, lúc tuổi còn ấu thơ mãi vui đùa với bạn bè trong xóm nên khi bắt đầu vào bậc trung học đệ nhất cấp tôi mới lưu ý đến thành phố Sài Gòn,