Loan Tango

Thứ Hai, 08 Tháng Tư 20197:32 CH(Xem: 5647)
Loan Tango

Vào những năm 1945 -1948, thành phố Nha Trang rất thanh bình. An lạc. Dân cư hiền hòa, mộc mạc.

Phố thị chỉ vỏn vẹn từ Chợ Đầm đến Ga Nha Trang bằng ba lối đi chính:

*Phan Bội Châu đến Ga Nha Trang, hoạc từ Chợ Đầm theo con đường Hoàng Tử Cảnh đến Mã Vòng (Mả Dòng?) hay phình ra thêm một tí xíu nữa với con đường Trần Quý Cáp đến  tượng đài Kim Thân Phật Tổ, thì Nha Trang cũng đã là một thị xã rộng lớn, to đẹp, trong mắt tuổi thơ của lũ trẻ chúng tôi.

nhatrangxua-haiquan-duongdoclap
Tôi thích nhất vẫn là  những đêm trăng sáng, ôm mùng, mền ra biển nằm ngủ dưới bầu trời trong vắt, ngàn sao đêm lấp lánh ... cho đến lúc ông mặt trời từ dưới nứớc, lòm còm, ngoi đầu mọc lên, đỏ rực cả một chân trời, lũ trẻ chúng tôi mới thu xếp hành trang, trả bãi cát trắng phêu cho thành phố biển mộng mơ.

Chúng tôi, bọn con trai thi nhau nhảy ùm xuống nước, lụp lặn rồi để mình trần trùi trụi, ôm hành trang về nhà, chuẩn bị cho một ngày học mới bắt đầu.

Vào dạo đó đã ghi lại một kỷ niệm chan chứa trong tâm trí lúc tôi chỉ là một cậu học trò 13 - 14 tuổi sống với gia đình trong khu xóm Xương Huân nhỏ xíu, chỉ vỏn vẹn có ba con đường chính là Lý Thường Kiệt, Nguyễn Công Trứ và Phan Đình Phùng.

Làng Xương Huân, không phải là ngoại ô của thị xã Nha Trang, nhưng cũng chẳng phải  thuộc về thành phố tí nào... vì các con đường này, đất đá còn lỡm chỡm, cứa nát chân lũ trẻ, còn đi chân đất, đầu trần, quần cụt, để đến trường, ê… a tập đánh vần.

Tôi muốn kể lại cho các bạn nghe một vài câu chuyện của tuổi thơ, để bạn bè đọc cho vui!

Mà chính bản thân tôi cũng đang đi truy tầm, moi móc  quá khứ của tuổi thơ ngày nào còn vương vãi đâu đó!

Phải rồi, tôi đang lần mò mở tung, từ những giọt mồ hôi rơi lã chã trên vệ đường khi tranh từng đường banh giữa lòng đường.

Mà cũng có thể tôi đang đi tìm bóng hình của con bé Loan Tango, nó hao-hao giống thần vệ nữ Solo Hope, thủ thành của Đội Banh Nữ  Mỹ ngày nay.

Hai ba tuần trước tôi có tường thuật lại một trận cầu, giữa những cô gái Mỹ tranh tài với các Hoa Anh Đào của xứ Phù Tang cũng chỉ vì thủ thành Solo Hope trông giống như Loan Tango của đội banh tôi - cái tuổi 12 - 13 gì đó!

Kỷ ức tôi từ ngày đó, hơn 70 năm sau lại trỗi dậy như những nỗi nhớ tha thiết của tuổi  mộng mơ.

Quá khứ chỉ là chuyện huyền hoặc, vu vơ, song nó đeo đuổi tôi cũng hơn 70 năm trời!   

Hoài niện về ký ức luôn hành hạ suốt một đoạn đường dài. Tôi mong tìm lại thủ môn của đội banh mà mỗi bên 6 đứa, tranh tài giữa lòng đường đất đá lỡm chỡm!

Khi có xe đạp đi qua, hai thủ môn của hai đội hô to: "Tránh xe!  Tránh xe!" Nghe khẩu lệnh đó, cả hai đội banh đương nhiên giạt vào lề đường, để cho xe đạp tự do qua lại.

Đội banh của tôi gồm 5 thằng đực rựa mà lại có một đứa con gái  thủ thành.

Thao Loan là tên thật của nó, nhưng tóc nó chải bồng bềnh, đo đó  chúng tôi đặt 'nick name' cho nó là 'Loan Tango'.

Con nhỏ này xem ra, cũng thích mọi người gọi nó là Loan Tango hơn là tên Loan đơn độc và thuần khiết của nó!

Vào khoảng thập niên 4o's đó, lúc còn 12 -13 tuổi, Thao Loan cũng đang sống với ba má nàng trong một căn nhà nhỏ ở đường Lý Thường Kiệt, vùng phụ cận của Nha Trang, vì hồi dó Xương Huân là một ngôi làng nhỏ nằm rải rác trên dòng sông Cái uốn khúc.

 Một buổi tối mùa hè trong nhà oi bức, tôi đem cây đàn măn-đô-lin và chiếc chiếu ra trước sân nhà, vừa đàn vừa hát nhạc bản "Bà Tư Bán Hàng có bốn người con."  vừa nằm ngủ ngoài sân cho đở nóng.

Tối hôm đó cũng như bao nhiêu buổi tối khác, bầu trời Nha Trang, ngàn sao  đêm thắp sáng, lập lòe. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng sóng vỗ thì thầm  vọng về từ những bờ cát xa xa.

Thét rồi ai cũng quen, cũng rất thản nhiên.

Đêm đó, con Loan Tango xuất hiện, nó trịnh trọng nói với tôi:

"Phe thằng Phước Méo rủ phe mình đá banh tối nay.

Phe nào thua phải chung 6 cây kẹo bạc-hà cho phe kia!"

Tôi dáp: " Đá thì đá! Chơi liền! Sợ gì!"

Thế là Loan Tango phóng chạy thật nhanh. Trong phút chốc phe thằng Phước Méo đã dàn quân trên sân đất đá lỡm chỡm với đội hình 1-2Phe Cây Bàng cũng ra quân với đội hình tấn công 1-4-1.

Mới 15 phút đầu của trận đấu, đội thàng Phước Méo đã thua liên tiếp 0-2.

Kết quả chung cuộc đội Cây Bàng thắng 3-1.

Loan Tango nhận kẹo chiến thắng mang về cho nó và tôi.

Kẹo thơm mùi bạc-hà hòa lẫn với hương tóc Loan Tango nghe dìu dịu.

Các trận banh cũng thưa dần theo thời gian vì tuổi thơ càng ngày càng lớn theo năm tháng.

Rồi  nắng theo Hạ về!

Tôi theo Thao Loan dưới nắng ấm khi tan trường về.

Vài giọt nắng lung linh hôn nhẹ lên suối tóc Loan, tưởng chừng như những sợi tơ vàng óng ánh, đang trải dài trên dòng suối lặng lờ trôi.

Hồi đó, Loan trao cho tôi mọt miếng ổi chua ngâm cam thảo, tôi chấm muối ớt, rồi cắn nhè nhẹ một miếng, trao cho Loan nửa miếng còn lại, đưa vào miệng để nghe răng môi của hai đứa tê dại đầu luỡi.

Tôi nghe những hốc thịt muốn vỡ tung như thủy triều đâng... Oà vỡ!

Từ ngày đó, đôi mắt của Loan với mái tóc bềnh bồng,  óng ả những sợi tơ vàng, bao giờ cũng hiện hữu trong ngăn tim tôi...

Ngày tôi đi có mua phùn bay vạn nẻo. Có Loan lặng thinh vẫy tay chào giã biệt.

Loan ở lại với hai giọt lệ rưng rưng!

Biền biệt từ ngày đó đến giờ, chua gặp lại Loan một lần nào. Nàng khóc, tôi mất Thao Loan thật sự.

Trên con đường hiu quạnh, tôi đi tuy ray rứt thật như những vụn vỡ của lý trí vẫn còn âm ỉ trong tim óc, chìm sâu trong quên lãng để cuối những con đường tôi đã đến chỉ còn lại mong manh những sợi tóc bay bềnh bồng của nàng, chói chang dặm nhớ, nóng bỏng trên những hạt cát thật mịn màng của những ngày đi hoang, tôi chưa hề biết vương vấn mái tóc ai đang lộng gió chiều về.

Hồi đó thật vô vàn hạnh phúc.

Phải rồi, hồi đó Thao Loan xinh hơn thiên sứ để cứu những đường banh ngỡ như thua thấy  rõ.  

Mắt Thao Loan to, tròn như hai viên bi của vùng trời huyền thoại.

Hôm nay, hồn tôi lẳng lặng về xóm nhỏ, quê tôi! Con đưòng làng nho nhỏ, đất đá gồ ghề, có bong dáng Loan Tango. Con đường Lý Thường Kiệt,

Nha Trang của tôi đó! Nhatrang tuổi thơ, có dòng sông Cái uốn khúc quanh năm, hiền hòa, sóng nước trong veo, bao bọc thôn xóm tôi, dân c ư hiền lành chất phát... có Thao Loan mái tóc bồng bềnh dong đưa trong gió như khói sương mẹ thổi cơm chiều..

Thao Loan hay Loan Tango của ngày tháng xa xưa đó, còn có đôi mắt buồn rười rượi.

Mắt nàng vẫn hằn sâu trong tiềm thức ch ưa quên trên con đuờng tôi đ ã đi qua mà khi ngoảnh lại, nghìn trùng xa cách ngậm ngùi. Nhớ thuong ai!

Rồi bỗng những ngày tôi chua kịp quên, chợt đôi mắt của Thao Loan xuất hiện làm ngơ ngát tâm tư tôi với triền miên nỗi nhớ.

Thao Loan đứng truớc mặt tôi chờ đợi rồi biền biệt mất hút, chỉ bỏ quên mắt nàng trong những tế bào của ngăn tim, noi đó vẫn còn bóng dáng em nhỏ xíu, đang ngủ yên ... miệt mài trong khoảnh khắc.

- Thao Loan! Em đó sao!

Con bé thủ môn này gieo một ấn tuợng lớn trong tâm hồn tôi từ đó.

Về những lần  sau này, khi xem những trận banh nữ Mỹ mà Solo Hope bắt banh, tôi mới kíp khám phá ra nguời nữ thủ thành của Mỹ trông giống nh ư Loan Tango của đội bóng Lý Thuờng Kiệt.

Tôi nghe lõm bõm, tiếng được tiếng mất của các bình luận gia thể thao đã nói: - “Thủ môn Solo Hope là một người có nhiều tranh cãi."

Tôi không hiểu Solo Hope bị tranh cãi điều gì nhưng Loan Tango của chúng tôi có nhiều điều làm cho cả hai đội banh có lần tranh cãi, suýt thụi nhau.

*Thủ thành ngổ ngáo:

Loan Tango thường bị đội đối phương cho là ngổ ngáo vì hai trụ gôn được quy dịnh là 4 bước chân. Nhưng khi hai bên đang tranh từng đường banh, Loan Tango bèn xích 2 trụ gôn lại cho gần nhau hơn.

Đối phương phát giác, nó ngọt giọng với mọi người: "- Em có biết gì đâu! Có lẽ tại gió bay, ... gió bay...mây thổi mà chúng xích lại gần nhau chứ em chả… em chả!"

Loan Tango xưng với mọi người bằng em ngọt lịm như đường phèn nên không mắc lòng ai.

Ngay cả đội đói phương, cũng có hai ba thằng bênh vực con Loan Tango, có mái tóc bay bồng bềnh, mắt sâu hun hút, nên lúc nào nó cũng thắng thế.

Loan Tango rất cao giò, chân dài ngoằng, hai tay dang rộng và trụ thành dã được xê dịch vào, thì khó có cầu thủ nào đá thủng được lưới nó.

Vào cái tuổi 20 như Solo, thì Loan Tango đẹp hơn Solo nhiều, vạm vỡ và hấp dẫn hơn Solo Hope gấp bội phần.

Có thể bóng hình của Solo làm tôi liên tuởng đến Loan Tango, do đó tôi đã ái mộ Solo cũng như những năm tháng xa xưa tôi đã từng xem Loan Tango là thần tuợng siêu việt của tôi mà không ai có thể so sánh với nàng đuợc.

Chiều hôm qua ngày 22 tháng 7 năm 2015, tôi ngồi xem đội tuyển quốc gia Mỹ, thi đấu vòng tứ kết với Jamaica, trong giải Gold Cup.

Chỉ trong 35 phút đầu của trận đấu, thủ môn của Mỹ dở ẹc, để thua hai trái banh lảng nhách vì anh ta định vị trí của mình không đúng chỗ.

Trái banh thua 0-1 vì anh ra hơi sớm, bị lố nên anh vói tay không tới, để đẩy banh qua khỏi khung thành.

Còn trái banh thua thứ 2 (0-2) ở phút thứ 34:28'', vị trí thủ thành của anh đứng không đúng, nên lại để bị thua thêm một trái nữa thật lảng xẹt.

Tôi tắt máy TV, không thèm xem nữa.

Tôi hét lớn:

"- Còn Solo đâu?! Loan Tango đâu?"

Phải rồi, nếu 'Ông Goal', thủ thành, dở ẹc đó, được thay thế bởi Solo Hope, thần tuợng bóng đá của tôi, thì Mỹ đâu có bị mất Huy Chương Vàng của Giải Gold Cup 2015 này!

Phải đó, ngày xưa, thật xa xưa kia, đội banh chân không của chúng tôi, thường thi đấu trong lòng đuờng, đất đá lỡm chỡm, gồ ghề mà lúc nào thần tuợng của tôi cũng nhảy lên thật cao, xẹt trái, nhào phải đẩy những đường banh thua thấy rõ.

Thậm chí đôi khi hậu vệ của chúng tôi truy cản trái phép bị phạt đền, Loan Tango dang hai chân ra, ngực chồm về phía truớc, hai tay dang rộng, chờ banh của đối phưong đá vào, nàng chụp quả banh vào lòng, rồi giả vờ  ngã xuống đất tĩnh bơ, sau đó nàng lòm còm đứng dậy, phát banh lên cho đồng đọi.

 Một hôm nàng sẩy chân té lên vệ đường, đầu gối chảy máu.

Thế là tôi, bao giờ cũng được nàng, xăn quần lên khỏi đầu gối, để cho tôi săn sóc vết thương bằng cách dùng bàn tay của tôi, bịt chạt chỗ máu đang chảy. Thế là máu được cầm lại và trận đấu tiếp tục tranh tài.

Nói gì thì nói, tôi định tắt TV., không thèm xem nữa nhưng vẫn mong cho đội tuyển Mỹ gỡ huề và lội ngược dòng lịch sử.

Duy Xuyên           
Tacoma
Nguồn Việt Báo

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn