Trang Lá Cải Ngày 18 Tháng 11 Năm 2017 : Hàng nghìn người biểu tình yêu cầu Tổng thống Zimbabwe từ chức

Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20179:05 CH(Xem: 9780)
Trang Lá Cải Ngày 18 Tháng 11 Năm 2017 : Hàng nghìn người biểu tình yêu cầu Tổng thống Zimbabwe từ chức
***************

Đảng cầm quyền Zimbabwe sắp họp để phế truất Tổng thống

Đảng ZANU-PF hôm nay sẽ bãi nhiệm Tổng thống Robert Mugabe và phục hồi chức vụ cho cựu phó tổng thống Emmerson Mnangagwa.

dang-cam-quyen-zimbabwe-sap-hop-de-phe-truat-tong-thong

Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và vợ. Ảnh: AP

Ủy ban trung ương đảng cầm quyền ZANU-PF hôm nay dự kiến ​​họp vào 10h30 (15h30 giờ Hà Nội) để phế truất Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe. Đảng này cũng sẽ bãi nhiệm vị trí lãnh đạo liên đoàn phụ nữ ZANU-PF của Đệ nhất phu nhân Grace Mugabe.

Họ sẽ phục hồi chức vụ cho cựu phó tổng thống Emmerson Mnangagwa, người bị ông Mugabe sa thải vào tuần trước, hai nguồn tin trong đảng cho biết, theo Reuters.

Đài truyền hình nhà nước Zimbabwe đưa tin ông Mugabe hôm nay sẽ gặp các chỉ huy quân đội.

Hàng nghìn người ngày 18/11 đổ xuống đường phố Harare, biểu tình yêu cầu ông Mugabe từ chức. Nhiều người diễu hành đến biệt thự "Mái xanh" - nơi ở của Tổng thống nhưng quân đội ngăn họ tiếp cận gần khu nhà này.

Quân đội Zimbabwe ngày 15/11 quản thúc tại gia Tổng thống Robert Mugabe, người đã lãnh đạo Zimbabwe kể từ năm 1980. Trước đó, ông Mugabe đã sa thải phó tổng thống Emmerson Mnangagwa, trong động thái được coi là dọn đường để vợ ông kế nhiệm.

Quân đội khẳng định họ không đảo chính mà muốn trừng phạt "những tên tội phạm quanh Tổng thống", buộc những kẻ "thực hiện hành vi tội ác gây tổn thất về kinh tế và xã hội cho đất nước phải bị đưa ra ánh sáng". Theo truyền thông Nam Phi, quân đội muốn ông Mugabe rời ghế trong yên lặng và chuyển giao quyền lực một cách êm thấm, không đổ máu cho ông Mnangagwa.

Zimbabwe từng là nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu châu Phi nhưng kinh tế nước này tụt dốc sau khi thực hiện chính sách xua đuổi và thu giữ đất canh tác của các chủ trang trại người da trắng vào những năm 2000. Zimbabwe từng trải qua giai đoạn siêu lạm phát 2007 - 2009 trước khi nước này thiết lập hệ thống giao thương đa tiền tệ, trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. GDP bình quân đầu người năm 2016 của Zimbabwe là 978 USD

Phương Vũ


*************

Hàng nghìn người biểu tình yêu cầu Tổng thống Zimbabwe từ chức



hang-nghin-nguoi-bieu-tinh-yeu-cau-tong-thong-zimbabwe-tu-chuc

Nhiều người Zimbabwe cầm biểu ngữ "Mubage phải rời ghế". Ảnh: AFP.

Hàng nghìn người Zimbabwe ngày 18/11 hô khẩu hiệu, hát hò và nhảy múa ở thủ đô Harare để bày tỏ ủng hộ trước việc quân đội can thiệp và quản thúc Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe.

"Đây là những giọt nước mắt của niềm vui", Frank Mutsindikwa, 34 tuổi, nói với Reuters. "Tôi đã chờ đợi cả đời để thấy ngày hôm nay", anh nói.

Một số người giơ ảnh tư lệnh quân đội đã quản thúc Tổng thống với khẩu hiệu: "Tiến lên nào, vị tướng của chúng tôi!". Một tấm áp phích được truyền tay trên khắp thành phố đề chữ: "Chúng ta không thể để một người đã 93 tuổi lãnh đạo hơn 15 triệu người".

Cuộc biểu tình có sự tham gia của cựu chiến binh trong cuộc chiến giành độc lập cho đất nước hơn 4 thập kỷ trước và các đối thủ lâu năm của ông Mugabe.

Đảng cầm quyền ZANU-PF ngày 17/11 cũng kêu gọi Tổng thống Robert Mugabe từ chức. "Nếu ông ấy vẫn ngoan cố, chúng tôi sẽ sắp xếp để phế truất ông ấy vào ngày 19/11 rồi luận tội ông ấy vào ngày 21/11", một quan chức cấp cao trong đảng cho biết.

Ngoài ra, các nhánh ZANU-PF ở 10 tỉnh đã gặp nhau và nhất trí kêu gọi vợ của ông Mugabe là bà Grace - người có tham vọng kế nhiệm chồng mình - rời khỏi đảng.

hang-nghin-nguoi-bieu-tinh-yeu-cau-tong-thong-zimbabwe-tu-chuc-1

Người Zimbabwe nhảy múa khi tham gia vào cuộc biểu tình. Ảnh: AFP.

Quân đội Zimbabwe ngày 15/11 quản thúc tại gia Tổng thống Robert Mugabe, người đã lãnh đạo Zimbabwe kể từ năm 1980. Trước đó, ông Mugabe đã sai thải phó tổng thống Emmerson Mnangagwa, trong động thái được coi là dọn đường để vợ ông kế nhiệm.

Theo truyền thông Nam Phi, quân đội muốn ông Mugabe rời ghế trong yên lặng và chuyển giao quyền lực một cách êm thấm, không đổ máu cho ông Mnangagwa.

Zimbabwe từng là nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu châu Phi nhưng kinh tế nước này suy giảm sau khi thực hiện chính sách cải tổ đất đai, xua đuổi và thu giữ đất canh tác của các chủ trang trại người da trắng vào những năm 2000. Tỷ lệ thất nghiệp tại Zimbabwe hiện ở mức gần 90%.

Phương Vũ


**************

Sài Gòn mưa lớn, 20 tuyến đường ngập sâu

VnExpress

sai-gon-mua-lon-hang-loat-duong-ngap-sau

Xe chết máy do ngập trên đường Huỳnh Tấn Phát. Ảnh: Thành Nguyễn.

Chiều tối 18/11, mưa to kèm gió lớn xuất hiện đầu tiên tại khu Nam Sài Gòn như quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh... Trên đường Nguyễn Văn Linh (quận7), nhiều người đi xe máy bị gió mua bạt, phải tấp vào lề.

Mưa ngớt sau đó nhưng khoảng một giờ sau lại diễn ra trên toàn thành phố. Hàng loạt tuyến đường như Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Hồ Học Lãm (Bình Tân), Gò Dầu (Tân Phú), Cây Trâm, Lê Văn Thọ (Gò Vấp), Dương Văn Cam (Thủ Đức)... ngập đến 30 cm khiến nhiều xe chết máy.

"Nghe bão sắp vào Nam Trung Bộ nên chắc Sài Gòn bị ảnh hưởng, còn chuyện ngập thì như cơm bữa ở đây rồi, nhất là đường này", bà Thành (45 tuổi) dẫn bộ xe trên đường Huỳnh Tấn Phát, nói.

Mưa lớn kèm gió mạnh khiến một số cây tại khu vực bến Phú Định (quận 8), đường 20 (quận Gò Vấp)... đổ, nằm chắn đường xe qua lại.

Sài Gòn mưa lớn trước bão số 14, hàng loạt tuyến đường ngập sâu

Sài Gòn mưa lớn trước bão số 14, hàng loạt tuyến đường ngập sâu

Theo thống kê của Công ty Thoát nước đô thị TP HCM, cơn mưa chiều tối nay gây ngập vừa và nhẹ ở 20 tuyến đường. Ngoài TP HCM, mưa lớn xảy ra ở Đồng Nai, Vũng Tàu nhưng không kéo dài.

Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ cho biết, do mây đối lưu phát triển mạnh gây mưa dông cho TP HCM và các tỉnh phụ cận, lưu lượng mưa có nơi đạt 60-80 mm.

TP HCM được dự báo có khả năng bị ảnh hưởng bão số 14 đang tiến vào Nam Trung Bộ.

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và thiên tai đã chỉ đạo Sở GTVT, Cảng vụ Hàng hải và UBND các quận huyện yêu cầu chủ bến và chủ đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm... chấp hành lệnh cấm xuất bến hoạt động, có hiệu lực từ 1h ngày 19/11 cho đến khi có lệnh mới.

sai-gon-mua-lon-hang-loat-duong-ngap-sau-1

Ngập đường Huỳnh Tấn Phát. Ảnh: Thành Nguyễn

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 16h ngày 18/11 tâm bão 14 (tên quốc tế là Kirogi) cách bờ biển Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận khoảng 400 km, sức gió tối đa 75 km/h (cấp 8), giật tăng 3 cấp.

Vùng gió mạnh có bán kính 150 km về phía Bắc, 100 km về phía Nam tính từ tâm bão. Di chuyển hướng Tây, tốc độ 20-25 km/h, đến 4h sáng mai tâm bão ngay bờ biển các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sức gió tối đa 90 km/h (cấp 9), giật cấp 12. Bão sau đó đi sâu vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Các tỉnh thành trong khu vực ảnh hưởng bão ráo riết chuẩn bị các phương án phòng chống bão như gia cố nhà cữa, neo đậu tàu thuyền, sẵn sàng di dời dân vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Xuân Ẩn


*****************
Ai sẽ là nạn nhân kế tiếp của kẻ giết người hàng loạt ở Florida
 
Mặc dù nghi phạm trong 4 vụ án mạng liên tiếp tại Florida đã được camera ghi lại nhưng hắn ta vẫn chưa bị tìm ra tung tích. Người dân nơi đây vô cùng hoang mang. Liệu mình sẽ là nạn nhân kế tiếp?


warning
attachment

Ám ảnh bao trùm

Sống cùng với vợ và ba người con đã 17 năm ở Seminole Heights, Michael Haynes thường xuyên đi dạo dưới bóng cây cùng chú chó của mình dọc theo khu phố.

Nhưng người đàn ông 56 tuổi này giờ không làm vậy nữa. Ngay cả khi đi ra ngoài vào ban đêm, ông vẫn ở trong tầm giám sát của mạng lưới cảnh sát đang phủ khắp khu vực.

"Tất cả mọi người đều hết sức cảnh giác", ông nói. "Chúng tôi đang cố gắng duy trì cuộc sống bình thường nhất có thể, chúng tôi không muốn sống trong bóng tối".

Cả 4 nạn nhân đều bị bắn và giết chết không xa nhà của Haynes. Benjamin Mitchell, 22 tuổi, bị bắn chết trước nhà ngày 9/10. Monica Hoffa, 32 tuổi, bị bắn chết vào ngày 11/10.

Một người đã nhìn thấy thi thể cô hai ngày sau đó trong bãi đậu xe trống cách hiện trường Mitchell chết chưa đầy một km.

Anthony Naiboa, một thanh niên tự kỷ 20 tuổi vừa tốt nghiệp trung học, đã trở thành nạn nhân thứ ba khi anh vô tình bắt nhầm xe buýt và cuối cùng xuống nhầm khu vực này hôm 20/10, cảnh sát cho hay.

Tiếp đó, Ronald Felton, 60 tuổi, đã bị bắn từ phía sau khi ông băng qua đường thứ ba ngày 14/11.

Họ dường như không có mối liên hệ gì với nhau, khác biệt về độ tuổi, chủng tộc và nghề nghiệp, nhưng đều bị giết - không bị cướp - trong khi đi bộ một mình vào ban đêm trong khu vực chưa đến một cây số, cảnh sát cho biết.

Lực lượng chức năng cho hay các nạn nhân đều bị giết theo cách giống nhau, khiến người ta lo ngại đây là một vụ giết người hàng loạt mà thủ phạm còn đang lẩn trốn. Đến giờ vẫn chưa có ai bị bắt.

Cảnh sát trưởng Tampa Brian Dugan đã công bố một video hình ảnh khá mờ về một "người liên quan" mang mũ trùm đầu tình cờ đi dạo phố gần khu vực xảy ra vụ giết người đầu tiên. Sau đó, một video khác cho thấy một người có cùng dáng vẻ, cùng lối đi, đã có mặt gần vụ giết người thứ tư.

"Hãy xem video này. Chú ý người đi bộ. Chú ý đến cách anh ta lật điện thoại. Nếu bạn nhận ra kẻ tình nghi này trong vụ giết người ở Seminole Heights, hãy liên hệ với @crimestopperstb. Phần thưởng lên đến 91.000 USD (hơn 2 tỉ đồng)", cảnh sát Tampa viết trên Twitter.

"Chắc chắn sẽ có ai đó biết danh tính người này", Dugan nói. "Chúng tôi không cần suy đoán, không cần hồ sơ. Chúng tôi cần tên". Cảnh sát tin rằng nghi phạm cũng sống trong khu phố vì tỏ ra quen thuộc với khu vực này.

Cho đến nay, cảnh sát đã nhận được 2.300 lần cung cấp thông tin, ông nói, bao gồm 450 lần trong ngày nạn nhân thứ tư bị giết.

Trong tháng vừa qua, cảnh sát đã bao vây khu phố Seminole Heights, khuyên người dân không nên đi ra ngoài một mình, cảnh giác, thắp đèn vào ban đêm và lắp thêm camera. Cảnh sát lái xe đi tuần với tần suất từ 15 đến 20 phút một lần, một số cảnh sát đi xe đạp, cưỡi ngựa.

Lindsay Ingraham, 35 tuổi, nói rằng cô ấy không chạy bộ buổi sáng nữa và buổi tối khi cô trở về nhà thì bạn trai cô đón cô từ xe. Cô gái này chuyển đến Seminole Heights từ năm 2013 và cho biết đang định tổ chức một bữa tiệc vào tuần tới nhưng đã phải hoãn 3 lần vì vụ giết người.

Shannon Lee, 47 tuổi, làm việc đến 11 giờ đêm, vì vậy bạn trai cô phải đi cùng cô từ bến xe buýt về nhà. Vào đêm Monica Hoffa bị giết chết, Lee nói rằng cô đã đi ngay cạnh cô ấy và không biết điều đó đã xảy ra.

"Hoàn toàn có thể là tôi chứ," Lee nói. "Thật là đáng sợ khi nghĩ đến điều đó, cả gia đình tôi đều hoảng sợ". Lee thường thức dậy lúc nửa đêm và đi đến cửa hàng tạp hóa mua thuốc lá. Nhưng bây giờ cô không làm điều đó nữa.

Trong khi khả năng bị tấn công là rất cao mà manh mối lại ít ỏi, một số cư dân đã bắt tay vào cuộc điều tra riêng của họ.

Reginald Pringley, 58 tuổi, nói rằng ông không ngủ được vì những vụ giết người, vì vậy ông dùng khả năng phán đoán của mình để hình dung ra các bước gây án của kẻ giết người.

Đây có phải vụ giết người hàng loạt?

Các vụ giết người gần giống với định nghĩa của Cục Phân tích Hành vi của FBI được sử dụng trong một ấn phẩm năm 2005 về vụ giết người hàng loạt là: "Việc giết bất hợp pháp hai hoặc nhiều nạn nhân bởi cùng một đối tượng, trong các vụ việc riêng biệt".

Tuy nhiên, cảnh sát Tampa và các quan chức đã phản đối việc sử dụng thuật ngữ "kẻ giết người hàng loạt" vì "không có đủ bằng chứng", thị trưởng Tampa Bob Buckhorn cho biết.

"Chúng tôi không ngại dùng từ này, nếu đó là sự thật, nhưng chúng tôi phải kết nối các manh mối đã", ông nói.

Dugan nhắc lại quan điểm này trong cuộc họp báo ngày 15/11. Các video do cảnh sát phát hành cho thấy sự liên kết giữa các vụ giết người, nhưng đó là tất cả bằng chứng họ có vào thời điểm này. Họ tin rằng đối tượng tình nghi đã thực hiện ít nhất hai vụ giết người trong tổng số 4 vụ nói trên.

Các vụ giết người nói trên mang một số điểm tương đồng với vụ giết người vào năm 2015 và 2016 tại Maryville, Arizona, trong đó 9 nạn nhân bị bắn chết riêng rẽ.
**************

Đã thi hành án tử hình Nguyễn Hải Dương


Theo một cán bộ Đội thi hành án, Nguyễn Hải Dương được đưa  ra khỏi phòng biệt giam Công an tỉnh Bình Phước lúc 4 giờ.

Sau đó, Nguyễn Hải Dương được viết thư gởi về gia đình thông qua cán bộ trại giam, được ăn bữa cuối cùng trước khi thi hành án, được kiểm tra sức khỏe và làm thủ tục pháp lý.

Khoảng 5 giờ 15, Chủ tịch Hội đồng Thi hành án công bố các Quyết định không kháng nghị của TAND và VKSND Tối cao; quyết định thi hành án tử hình của Chánh án TAND tỉnh Bình Phước. Ngay sau đó, Nguyễn Hải Dương bị dẫn giải ra xe và chở đi thi hành án ở tỉnh Bình Dương. Đến 7 giờ 40, đoàn xe thi hành án chở thi thể Nguyễn Hải Dương về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước để bàn giao cho gia đình.

Rất đông người dân đã đến nhà xác bệnh viện để theo dõi vụ việc. Gia đình Nguyễn Hải Dương đã khóc ngất khi nhận thi thể con mình. Chứng kiến cảnh này, nhiều người cho rằng Dương đã đền tội và xứng đáng với hành vi do mình gây ra. Không ít người tỏ ra chia sẻ với gia đình Dương bởi: "Nghĩa tử là nghĩa tận, Nguyễn Hải Dương đã trả giá cho những gì mình đã gây ra".

Tiễn người nhà Dương lên xe đưa Nguyễn Hải Dương về gia đình, cán bộ đội thi hành án đã dặn dò người thân không nên quá xúc động vì Nguyễn Hải Dương đã rất bình tĩnh khi chấp hành án.

Đã thi hành án tử hình Nguyễn Hải Dương - Ảnh 1.

Cảnh sát giữ trật tự để đội thi hành án thực hiện nhiệm vụ

Đã thi hành án tử hình Nguyễn Hải Dương - Ảnh 2.

Người dân đến xem người nhà tử tù Nguyễn Hải Dương nhận xác

Phạm Dũng-Lê Phong


**************

Sở thích 'đốt tiền' vào mua sắm của đệ nhất phu nhân Zimbabwe


so-thich-dot-tien-vao-mua-sam-cua-de-nhat-phu-nhan-zimbabwe

Vợ chồng Tổng thống Zimbabwe. Ảnh: AP

Sinh ra tại Nam Phi, từ một người bán gà, năm 20 tuổi, cuộc đời bà Grace Mugabe rẽ sang bước ngoặt mới khi trở thành nhân viên đánh máy tại văn phòng Tổng thống ở thủ đô Harare, theo The Sun.

Ông Robert Mugabe lúc đó hơn bà Grace 41 tuổi. Họ nhanh chóng có quan hệ tình cảm với nhau bất chấp việc cả hai đều đã kết hôn và phu nhân tổng thống đang ốm nặng.

Năm 1996, sau khi bà này qua đời, ông Mugabe và bà Grace đã tổ chức một tiệc cưới linh đình với sự tham dự của 40.000 người. Hai người có ba con chung, trong đó, bà Grace sinh con út khi ông Mugabe đã 73 tuổi.

Suốt 20 năm sau khi kết hôn, đệ nhất phu nhân Zimbabwe dường như dành toàn bộ thời gian cho những chuyến sắm sửa hàng hiệu khắp thế giới, thay vì tham gia vào chính trường. Bà nghiện mua sắm đến nỗi được đặt biệt danh là "Gucci Grace".

Trước khi châu Âu áp đặt những lệnh cấm đối với giới quan chức Zimbabwe, bà Grace thuê một máy bay thuộc phi đội của quốc gia và bay tới London hay Paris mua sắm. Trên chuyến bay trở về, các ghế sau của phi cơ được gỡ bỏ để lấy chỗ chứa hàng loạt quần áo, túi xách, giày dép của bà.

so-thich-dot-tien-vao-mua-sam-cua-de-nhat-phu-nhan-zimbabwe-1

Bà Grace trong một lần mua sắm tại Paris. Ảnh: E-Press

Trong một lần đến Paris vào năm 2002, đệ nhất phu nhân này chi gần 160.000 USD ở các cửa hiệu thời trang. Năm 2014, số tiền bà bỏ ra để mua hàng hiệu lên tới hơn 2,6 triệu USD. Danh sách đồ mà bà đã mua năm đó bao gồm 12 nhẫn kim cương, 62 đôi giày Ferragamo, 33 đôi giày Gucci và một đồng hồ Rolex hơn 100.000 USD. 

Trong một chuyến đi London sau đó, bà nghỉ tại khách sạn 5 sao Claridge's, tiêu hơn 50.000 USD chỉ trong một buổi chiều. Khi được hỏi tại sao lại chi nhiều tiền mua giày hiệu như thế, bà Grace đáp: "Chân tôi rất bé nên chỉ đi được giày Ferragamo".

Trước tình cảnh 70% người dân Zimbabwe đang sống trong đói nghèo, giới chức châu Âu đã ban lệnh cấm nhập cảnh với vợ chồng ông Mugabe. Bà Grace chuyển sang "đốt tiền" tại Trung Quốc và Trung Đông.

Bà từng mua một chiếc nhẫn kim cương hơn một triệu USD nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày cưới, nhưng sau đó kiện ông chủ vì không giao hàng và dọa tịch thu các bất động sản của người này tại Zimbabwe.

Niềm đam mê với mua sắm của bà Grace có thể minh chứng chỉ bằng một bức ảnh chụp bà tại khu hạng nhất của sân bay quốc tế Singapore với 15 chiếc xe đẩy chất đầy đồ điện tử và thực phẩm nước ngoài.

Tổng thống Mugabe năm 2015 cũng từng gây xôn xao khi chi gần 900.000 USD để tổ chức tiệc sinh nhật 91 tuổi. 20.000 khách mời tại sự kiện được thết đãi một con voi, hai con trâu, hai con chồn và 5 con linh dương châu Phi.

Vợ chồng Tổng thống Mugabe hiện sở hữu nhiều ngôi nhà sang trọng trên khắp thế giới và gần đây còn tậu một chiếc Rolls-Royce 400.000 USD. 

Trước khi kết hôn, bà Grace đã lấy hơn 600.000 USD từ ngân quỹ của chính phủ để xây dựng một dinh thự gồm tới 30 phòng ngủ, với đầu giường nạm kim cương, và đặt tên là Gracelands. 

so-thich-dot-tien-vao-mua-sam-cua-de-nhat-phu-nhan-zimbabwe-2

Bà Grace sở hữu nhiều trang sức kim cương. Ảnh: Corbis

Các con của đôi vợ chồng này dường như cũng thừa hưởng tính tiêu xài hoang phí từ cha mẹ mình. Con trai út Chatunga từng khoe một video quay cảnh đang đổ chai champagne hơn 260 USD vào chiếc đồng hồ 60.000 USD trong một buổi tiệc tùng ở Nam Phi. Anh ta nói rằng mình mua được chiếc đồng hồ xa xỉ này là "vì có cha đang điều hành cả đất nước".

Con trai cả Russell của bà Grace với người chồng cũ hồi tháng 9 tậu đến hai chiếc limousine Rolls-Royce.

Con gái duy nhất Bona cũng không kém cạnh. Đám cưới của cô này vào năm 2014 ước tính tiêu tốn khoảng 4 triệu USD, trong đó hơn 500.000 USD dành để nâng cấp con đường dẫn tới địa điểm tổ chức buổi tiệc với khoảng 4.000 khách mới.

Gia đình Tổng thống Mugabe bị cáo buộc chiếm đoạt nguồn kim cương của quốc gia để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của mình. Giống như nhiều thành viên khác trong giới cầm quyền ở Zimbabwe, họ kiếm lời từ các mỏ kim cương trị giá ước tính gần một tỷ USD gần biên giới Mozambique. Hoạt động khai thác tại đây do Zimbabwe tiến hành với sự hợp tác từ Trung Quốc và được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hiện ông Mugabe, 93 tuổi, bị quân đội quản thúc tại văn phòng tổng thống sau khi lực lượng này kiểm soát thủ đô Harare hôm 15/11, còn tung tích của bà Grace vẫn là một bí ẩn. 

Cuộc binh biến diễn ra sau khi phó tổng thống Emmerson Mnangagwa, người dự kiến sẽ kế nhiệm ông Mugabe, bị sa thải vào tuần trước. Bà Grace tỏ rõ tham vọng trở thành người kế nhiệm chồng, gây bất bình lớn với những người ủng hộ ông Mnangagwa.

Quân đội Zimbabwe cho hay đang đàm phán với ông Mugabe về việc nhường ghế tổng thống cho ông Mnangagwa và sẽ công bố kết quả sớm nhất có thể.

Anh Ngọc


**************

Khi "chuyện vợ chồng" khiến người vợ kinh sợ!

VCCorp.vn

Bị vợ “tố” bạo hành, người chồng có chút xấu hổ. Anh bảo nhiều lúc vợ chồng cãi nhau, vợ anh cứ nói dai, nói dài, nói mãi. Anh bảo vợ im. Vợ càng nói. Tức không chịu được mới tát vợ mấy cái. “Tôi có chút bia trong người, nên thiếu kiềm chế, dễ nổi nóng. Vợ tôi biết vậy nhưng cứ hễ tôi có tí bia trong người, về nhà muộn một chút là càm ràm, nói mãi, nói mãi. Nhiều lúc bức xúc không chịu được, tôi mới đánh cô ấy nhưng thực ra không gây thương tích gì nghiêm trọng”.

“Thương sao còn đánh?”

Buổi sáng một ngày đầu tháng 11-2017, trời mưa như trút nước. Mảng tường trên tầng 2 TAND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) vì thấm nước mưa do mấy cơn gió tạt vào, đã chuyển hẳn sang màu vàng sậm. Người vợ (35 tuổi, nguyên đơn trong vụ án ly hôn) đến tòa từ rất sớm. Chị đứng ngẩn ngơ nơi hành lang. Gió mỗi lúc một lớn, thổi thông thốc vào hành lang, mang theo những hạt mưa lạnh lẽo. Người phụ nữ vẫn đứng bất động. Phải đến lúc tiếng chuông báo hiệu phiên tòa bắt đầu, chị mới như choàng tỉnh, lặng lẽ bước vào phòng xét xử.

Người chồng (cùng 35 tuổi, bị đơn trong vụ án), đến tòa rất đúng giờ. Khác với lời “tố” của người vợ về một ông chồng vũ phu, một tên nát rượu, anh có vẻ ngoài bảnh trai, ăn mặc chỉn chu, lịch sự. Lời nói cũng nhẹ nhàng, dễ dàng lọt tai người khác, chứ chẳng phải cộc cằn, thô lỗ như người vợ bày tỏ. Người đàn ông trình bày với hội đồng xét xử: “Lúc tôi nhận được giấy triệu tập của tòa, mời đến tòa án để giải quyết việc ly hôn, tôi đã vô cùng ngạc nhiên. Tôi còn tưởng có người trùng tên với tôi, nên tòa đưa nhầm. Cuộc sống của vợ chồng tôi trước nay rất yên ổn, nên tôi không hiểu vì lý do gì vợ tôi phải đâm đơn ra tòa đòi ly hôn”.

Anh bộc bạch, vợ chồng sống với nhau, chung đụng mỗi ngày, đôi khi xảy ra tiếng bấc tiếng chì là lẽ đương nhiên. Có nhiều lúc, vợ anh cũng đòi ly hôn. Nhưng anh nghĩ, trong cơn nóng giận, vợ buột miệng nói càn, “dọa” chồng chứ trăm ngàn lần cũng không dám ly hôn thật. Theo anh, những mâu thuẫn xảy ra giữa hai vợ chồng chỉ là nhỏ nhặt, vặt vãnh. Anh làm chồng hơn 5 năm nay, “chưa hề phạm phải những lỗi lầm gì lớn, đến nỗi để vợ phải đòi bỏ mình”. “Tôi không đồng ý ly hôn”. Bị đơn nói chắc như đinh đóng cột.

Thẩm phán hỏi: “Những mâu thuẫn anh cho là vặt vãnh, cụ thể như thế nào?”. Bị đơn trình bày, mình là đàn ông, nên nhiều lúc sau giờ tan sở, cũng tụ tập với anh em, bạn bè, đồng nghiệp lai rai chút rượu bia. Anh vốn là công chức nhà nước, lương cũng chỉ ba cọc ba đồng. Những cuộc vui như thế cứ tiếp diễn, vài lần trong một tuần thì đến cuối tháng chẳng còn đồng nào mang về cho vợ.

Tiền đã không đưa được về cho vợ để nuôi con cái, anh còn thỉnh thoảng ngửa tay xin vợ tiền đổ xăng mỗi khi cháy túi. Vợ ấm ức cằn nhằn, gây gổ. “Cô ấy nói tôi không có trách nhiệm với gia đình, càng ngày lại càng lạnh nhạt với tôi hơn. Có khi, vợ chồng cãi nhau, cô ấy còn nhìn tôi như nhìn kẻ thù. Nhưng tôi nghĩ, đó là chuyện vặt vãnh giữa hai vợ chồng. Vợ chồng giận hờn nhau, ghét dăm ba bữa lại thương yêu như trước, ai chẳng vậy”- bị đơn nói.

Bị đơn cho hay, vợ chồng anh có hai con chung, đứa lớn mới 4 tuổi, đứa nhỏ mới 2 tuổi. Anh không muốn con cái còn nhỏ, đã sớm chịu cảnh tan đàn xẻ nghé. Vì vậy, người đàn ông trước sau như một, nhất quyết không đồng ý ly hôn. Anh cũng khẳng định trước tòa, mình còn yêu thương vợ, nên không muốn ly hôn.

“Yêu thương vợ, mà anh đánh đập vợ như cơm bữa?”. Người vợ tức tối. Chị bảo, vợ chồng mình từ lâu đã không còn tình cảm, nên nhất nhất đòi ly hôn cho bằng được. “Anh yêu thương gì tôi đâu, mà không chịu ly hôn. Vợ chồng mâu thuẫn, nói qua nói lại vài câu, anh đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Tôi không thể chịu đựng, nhẫn nhục thêm được nữa”.

Bị vợ “tố” bạo hành, người chồng có chút xấu hổ. Anh bảo nhiều lúc vợ chồng cãi nhau, vợ anh cứ nói dai, nói dài, nói mãi. Anh bảo vợ im. Vợ càng nói. Tức không chịu được mới tát vợ mấy cái. “Tôi có chút bia trong người, nên thiếu kiềm chế, dễ nổi nóng. Vợ tôi biết vậy, nhưng cứ hễ tôi có tí bia trong người, về nhà muộn một chút là càm ràm, nói mãi, nói mãi. Nhiều lúc bức xúc không chịu được, tôi mới đánh cô ấy, nhưng thực ra không gây thương tích gì nghiêm trọng”.

Người vợ lúc này lại rơm rớm nước mắt bảo chồng nửa đêm dùng thắt lưng, quật vào người chị, không biết bao nhiêu là vết bầm tím, vậy mà… Chị còn chưa nói hết câu, anh chồng đã quay sang vợ trừng mắt, như thể ra dấu vợ không được “khai”. Người vợ cũng trừng mắt nhìn lại chồng nhưng rồi cũng im lặng, chỉ thút tha thút thít khóc.

“Hết chịu được”

Người vợ kể, chị và chồng bằng tuổi nhau. Cả hai năm nay mới xấp xỉ tuổi 35. Hai người trước đây là bạn học phổ thông. Sau khi tốt nghiệp trung học, chị vào TP HCM học đại học. Tốt nghiệp đại học, không muốn phải sống cảnh xa quê, nên sau mấy năm bươn chải ở đất khách quê người, chị quyết định về quê lập nghiệp. Quen sống trong môi trường năng động, nên chị cũng trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát. Khi trở về Huế, chị nhanh chóng tạo dựng các mối quan hệ, công việc làm ăn cũng vậy mà thuận buồm xuôi gió.

Anh học đại học ở quê. Sau khi tốt nghiệp, vất vưởng một thời gian cũng chen chân được vào làm ở UBND phường. Đồng lương ba cọc ba đồng còn không đủ anh tiêu xài. Mọi chi phí trong gia đình, đều mình chị cáng đáng hết. Nhiều lúc thấy chồng chẳng lo được gì cho vợ con, chị cũng buồn. Nhưng rồi lại nghĩ, “sông có khúc, người có lúc”, thời vận của chồng còn chưa đến, thì đành chịu. Chị kiếm được tiền, thì chẳng nề hà gì mà quán xuyến, đứng ra gánh vác cả gia đình.

Chị bảo, lần đầu tiên gặp lại anh kể từ sau ngày tốt nghiệp cấp ba, lúc đó chị đang dẫn cháu đi siêu thị. Đứa cháu chạy loăng quăng trong siêu thị thì bị ngã, không ngờ anh nhìn thấy nên ân cần chăm sóc. Chị đứng từ đằng xa nhìn những hành động của anh, tim bất chợt cũng rung rinh. Chị nghĩ anh là người đàn ông biết quan tâm, chăm sóc người khác nên mới đồng ý kết hôn. Nhưng chẳng ngờ, 30 tuổi đầu, chị vẫn nhìn nhầm người ta.

Chủ động yêu cầu tòa ly hôn nhưng gương mặt nguyên đơn lúc nào cũng buồn rười rượi. Chị nói không người vợ nào muốn mất gia đình, muốn tổ ấm của mình tan vỡ. Không có người mẹ nào muốn con của mình “mất” cha. Nhất là khi con của chị còn quá nhỏ. Nhưng chị không thể nhẫn nhịn nữa. Không thể chịu đựng nữa.

Người vợ nhỏ giọng tâm sự, bình thường chồng chị cũng quan tâm vợ con. Nhưng khi có tí bia rượu, hoặc khi công việc không như ý liền nổi cáu, gắt gỏng. Bao nhiêu bực bội, đều đổ hết lên đầu vợ. Chồng kiếm không được tiền, thì vợ chồng chắt chiu mà sống, miễn cả hai yêu thương nhau là được. Đằng này chồng lại càng ngày càng “thích” đánh đập vợ. Bị chồng thường xuyên bạo hành, dần dần tình cảm chị dành cho chồng cũng cạn kiệt. Chị còn lo sợ sức khỏe, tính mạng của mình bị đe dọa. Vì vậy chị mới yêu cầu tòa được ly hôn.

Chị biết rất rõ, cha mẹ ly hôn sẽ khiến con cái thiệt thòi. Nhưng nếu để con ngày ngày chứng kiến cảnh ba say xỉn, rồi đánh mẹ, chị chỉ sợ ảnh hưởng xấu đến tâm lý và nhân cách của các con sau này. Chị cũng không muốn để lại trong tâm trí non nớt của con trẻ những hình ảnh xấu xí. Chẳng còn cách nào để giải quyết ổn thỏa, chị mới đành phải kéo nhau đến tòa “giải tán” tổ ấm của mình.

Trước khi tòa mở phiên xét xử, trong những phiên hòa giải trước đó, thẩm phán từng đưa ra đề nghị, cả hai vợ chồng nguyên đơn và bị đơn cần điều chỉnh bản thân, nhất là phía bị đơn, để giữ lại cho hai con trẻ một tổ ấm đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Bởi các cháu đều còn nhỏ, cần được nuôi dưỡng và phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần. Một gia đình tan vỡ, không phải là điều kiện tốt để con cái trưởng thành.

Tuy nhiên nguyên đơn vẫn khăng khăng không đồng ý. Theo nguyên đơn, trong quá trình sống chung, những hành xử của chồng (trong chuyện vợ chồng) mới thực sự là điều khiến chị kinh sợ. Còn kinh sợ hơn cả những cái bạt tai của chồng. Bao nhiêu năm qua, chị đã phải hứng chịu cảm giác nhục nhã vì bị chồng coi như một đồ vật để phát tiết. Tình cảm với chồng vì vậy mà dần biến mất. Chị nhất định xin ly hôn. Chị cũng xin được trực tiếp chăm sóc cả hai con mà không yêu cầu chồng phải đóng góp khoản tiền cấp dưỡng. “Cha các cháu dù chung sống dưới một mái nhà, nhưng bao năm qua, chưa từng đóng góp một đồng để nuôi bọn trẻ”, mặt người phụ nữ buồn rười rượi.

Nhận thấy người vợ không còn tình cảm với chồng. Xét mục đích hôn nhân của hai vợ chồng không đạt được, tòa án quyết định cho cả hai ly hôn. Người chồng cũng đồng ý để vợ nuôi cả hai con, vì vậy tòa giao cả hai đứa con cho người vợ nuôi dưỡng. Sau phiên tòa, người vợ lặng lẽ đội mưa ra về. Người chồng tần ngần đứng nơi hành lang nhìn theo bóng người vợ, mà từ giờ trở đi đã trở thành vợ cũ, mặt vẫn tỏ ra không phục: “Sao lại như vậy. Tôi không ngoại tình, không phản bội vợ là tốt rồi. Những chuyện nhỏ nhặt kia, thì kể làm gì, sao có thể khiến gia đình tôi đổ vỡ”.

Theo Hà Lê (PLVN)



***************

10 ảnh hài hot nhất Facebook trong ngày

Tình yêu mù quáng, tư thế chụp ảnh bá đạo của nhiếp ảnh gia... là những hình ảnh hài hước hot nhất Facebook ngày qua.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay

Tình yêu mù quáng.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-1

Từ điển phụ nữ.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-2

Tư thế chụp ảnh bá đạo của nhiếp ảnh gia.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-3

Phía sau một bức ảnh đẹp.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-4

Chia tay một cuộc tình.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-5

Nhà vệ sinh hòa hợp với thiên nhiên.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-6

Hậu quả khi mua hàng qua mạng.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-7

Siêu xe tự chế.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-8

Tác dụng của trình duyệt Internet Explorer

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-9

Khi voi muốn cosplay tê giác.

Tất Nhiên tổng hợp


**************

Tranh vui: Những kiểu bạn khó đỡ trên bàn ăn

Phải liệu mà tránh xa hội 'ăn lông ở lỗ', 'em gái mưa' ra nhé!
tranh-vui-nhung-kieu-ban-kho-do-tren-ban-an
tranh-vui-nhung-kieu-ban-kho-do-tren-ban-an-1
tranh-vui-nhung-kieu-ban-kho-do-tren-ban-an-2
tranh-vui-nhung-kieu-ban-kho-do-tren-ban-an-3
tranh-vui-nhung-kieu-ban-kho-do-tren-ban-an-4
tranh-vui-nhung-kieu-ban-kho-do-tren-ban-an-5
tranh-vui-nhung-kieu-ban-kho-do-tren-ban-an-6
tranh-vui-nhung-kieu-ban-kho-do-tren-ban-an-7

Haynhucnhoi


***********
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến; không gì qua mắt được giáo viên... là những hình ảnh được chia sẻ nhiều trên Facebook.
cuoi-te-ghe-17-11

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

cuoi-te-ghe-17-11-1

Thời buổi bây giờ ai cũng có thể cướp bồ mình được hết.

cuoi-te-ghe-17-11-2

Chọc nhầm cá sấu.

cuoi-te-ghe-17-11-3

Cháo gà nguyên đai nguyên kiện.

cuoi-te-ghe-17-11-4

Ngủ quên vì say sữa.

cuoi-te-ghe-17-11-5

Mèo chỉ mang tính chất minh họa.

cuoi-te-ghe-17-11-6

Chuẩn bị xong hết rồi, chỉ thiếu mỗi người ấy thôi.

cuoi-te-ghe-17-11-7

Crush đã phũ với bạn như thế nào.

***************

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ trước, hẻm Hào Sỹ Phường hiện nay là nơi sinh sống của nhiều người Việt gốc Hoa.

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Hào Sỹ Phường là tên gọi của một con hẻm ở địa chỉ số 206, đường Trần Hưng Đạo (quận 5). Tuy lối vào nằm ngay mặt đường nhưng nếu không để ý bạn có thể lướt qua mà không nhận ra. Để vào hẻm, bạn phải đi qua một gầm tối với mảng tường có màu xanh ngọc bích đã cũ.

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Tọa lạc gần như ở trung tâm của Chợ Lớn, ban đầu nơi này chỉ toàn người gốc Hoa gốc Tiều và Hải Nam sinh sống. Dần dần một số người chuyển đi nơi khác và bán lại nhà cửa cho người Việt. Nhờ đó mà nếp sống, sinh hoạt hàng ngày của khu hẻm trở nên phong phú hơn.

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Để lý giải cho cái tên Hào Sỹ Phường, người sống lâu năm ở đây cho biết, đến nay cũng chưa có câu trả lời chính xác. Có người diễn giải rằng Hào là được lấy từ chữ hào hiệp, Sỹ trong từ văn sỹ và Phường là phường buôn bán. Có nghĩa là khu phố buôn bán mang tinh thần của người hào hiệp và có tâm hồn thi sĩ. Nhưng cũng có người nói rằng trước đây, người sống trong hẻm hầu hết làm công cho một ông chủ có tên là Hào Sĩ, chữ Phường được dịch là một nhóm người làm công cho chủ. Từ đó mà có cái tên Hào Sỹ Phường.

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Dù cách lý giải có khác nhau như thế nào, hơn trăm năm qua đã có không ít thế hệ lớn lên tại nơi này. Và dù cho thành phố ngày một phát triển, hẻm vẫn mang một màu sắc rất riêng, mà theo vài người, nơi đây giống như thời bao cấp ngày xưa.

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Du khách đến đây sẽ có cơ hội quan sát những nét văn hóa đặc trưng của người Hoa một cách sống động. Ngay từ những bước chân đầu tiên, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh Ngũ phúc lâm môn được dán ở trước cửa, bàn thờ Thổ Địa, bàn thờ Thiên rất đặc trưng của văn hóa Trung Hoa.

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Đối với họ, thì chiếc bàn thờ cùng những câu liễn này dùng để cầu mong sự may mắn, bình an trong cuộc sống.

Hào Sĩ Phường từng được dùng làm bối cảnh trong phim TVB của Hong Kong và nhiều phim Việt khác. Video: Phong Vinh.

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Theo lời kể lại của người dân trong hẻm,ban đầu các bức tường ở đây hầu hết quét vôi màu vàng. Trải qua nhiều năm, những mảng tường này xuống cấp nên các hộ gia đình phải sơn lại. Có nhà sơn lại nhưng vẫn giữ màu ban đầu, có nhà sửa sang lại nhưng vẫn giữ kiến trúc cũ khiến không gian ở đây vừa cổ kính vừa hiện đại.

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Một điều thú vị nữa khi đến tham quan hẻm mà bạn sẽ nhìn thấy đó là những sào phơi đồ ở phía trước mỗi nhà.

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Con hẻm có chiều dài khoảng 100 mét, trên dưới 50 hộ dân. Nhà có thiết kế theo dạng chung cư, gồm nhiều căn nhỏ được bố trí ở 2 tầng có các cầu thang để kết nối. Hẻm có hai lối thông ra đường lớn, một là Ngô Quyền và một là Trần Hưng Đạo.

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Hào Sỹ Phường còn nổi tiếng là một trong những điểm săn ảnh của giới trẻ Sài Gòn. Ngoài ra, đối với du khách nước ngoài thì đây là nơi lý tưởng để khám phá đời sống của người dân Sài thành.

Phong Vinh
***************

Máy bay ma bí ẩn xuất hiện ở Mỹ

Một máy bay chưa ai nhận diện được, bị phát hiện chao lượn trên bầu trời Oregon - Mỹ, khiến các nhân viên kiểm soát không lưu hoảng loạn và buộc không quân Mỹ phải điều chiến đấu cơ F-15 theo dấu. Tuy nhiên, máy bay này đã biến mất rất nhanh sau khi bị phát hiện.

Vụ việc xảy ra hôm 25/10 giữa ban ngày. Theo Sputnik, Cơ quan hàng không Liên bang (FAA) Mỹ và Bộ Chỉ huy không gian Bắc Mỹ (NORAD) cũng như nhiều nhân chứng đã xác nhận về sự xuất hiện của máy bay bí ẩn trên.

may-bay-ma-bi-an-xuat-hien-o-my

Máy bay ma này không có hệ thống nhận và phát tín hiệu lại cũng như không có radio. Với tình trạng thô sơ như vậy, máy bay của không quân Mỹ sẽ rất khó để theo dấu và điều hướng nó. Hàng loạt tin đồn đã nổ ra liên quan tới mục đích của của chiếc máy bay ma này.

Một người dùng mạng xã hội Reddit tự nhận là phi công đã chứng kiến máy bay bí ẩn trên cho hay, máy bay đó là của những kẻ vận chuyển ma túy trái phép đang trên đường tới Canada. Tuy nhiên, nếu như vậy thì phi công phải cực giỏi hoặc cực kỳ may mắn mới có thể thoát khỏi cuộc truy đuổi của máy bay chiến đấu Mỹ.

Hiện vẫn còn nhiều thông tin chưa rõ ràng, như bao nhiêu thời gian đã trôi qua khi FAA và NORAD phát hiện ra máy bay và khi F-15 xuất kích.

Một người khác tự nhận là kiểm soát viên không lưu làm việc tại một trung tâm kiểm soát, nơi đã điều chiến đấu cơ F-15, cho hay không quân Mỹ yêu cầu họ không nói chuyện với báo chí về sự việc trên.

Hoài Linh


*************

Cái chết của 'đại ca' nghĩa hiệp bậc nhất trời Nam

logo- Lãnh binh Huỳnh Công Tấn có 4 người con. Cả 4 người này không ai đồng tình với việc làm phản dân hại nước của cha. 2 người con gái vào tu viện để tìm chút bình yên. Hai người con trai - cậu Hai Miên và sáu Viễn, có những việc làm nghĩa hiệp giúp những người cô thế...

"Giữa đường thấy chuyện bất bình..."

Là con của kẻ có công với chính quyền thuộc địa, Huỳnh Công Miên (cậu Hai Miên) được mang danh "miễn tử lưu linh", cậu được miễn sưu thuế, muốn đi đâu thì đi không ai được kiểm tra giấy tờ, phạm tội nhỏ không bị truy tố.

dinh-nhon-hoa-va-cau-chuyen-cay-dang-sinh-trai-ngot
Bài vị cậu Hai Miên. Dòng chữ lớn ở giữa ghi: “Huỳnh Công Miên tam thập bát tuế đệ nhị hạng chi vị” có nghĩa là: “Bài vị của cậu Hai Huỳnh Công Miên mất năm ba mươi tám tuổi”.

17 tuổi, Huỳnh Công Miên được sang pháp du học. Tuy nhiên sau 4 năm, Hai Miên không đạt được thành tích gì, ngoại trừ khả năng nói lưu loát tiếng Pháp.

Về nước, Huỳnh Công Miên được Pháp bố trí cho làm thông ngôn, sau làm quan tri huyện.

Tính tình cậu Hai Miên phóng khoáng, không thích bị ràng buộc, nhất là phải làm tay sai cho Pháp, cậu trả chức tước trở về đời sống của một gã lãng tử giang hồ. Từ đó, cậu sống hoang đàng, tiêu tiền như nước và thường làm những việc “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”.

Trong một lần đến Gò Công, Tiền Giang, cậu chứng kiến cảnh dân phu phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt để đào ao trường đua. Ban ngày, dân phu phải đào đất, đắp đường, ban đêm ngủ tại chỗ. Đã vậy còn bị giám thị đánh đập tàn nhẫn. Nổi máu anh hùng, cậu giữ một tên cai và cho tên này một trận đòn.

Cậu còn bắt đám giám thị đứng xếp hàng rồi "tặng" mỗi tên vài bạt tai. Xong cậu bắt chúng đội đất đắp đường như dân phu. Chúng chạy lên chạy xuống không khác gì những người bị chúng hành hạ trước đó.

Chưa vừa lòng, cậu quất thêm mỗi tên vài roi và nói: "Tao đánh chúng bây coi tụi bây có đau như dân phu hay không?". Sau lần đó, dân phu đào ao trường đua được dễ thở hơn, bớt bị hà hiếp đánh đập.

Cái chết của kẻ giang hồ

Bản tính thích ngao du, nhưng ngao du đến đâu gặp chuyện trái tai gai mắt, cậu Hai Miên đều ra tay trừng trị thích đáng.

Những điền chủ hống hách, các ông làng, cai tổng chuyên môn bắt nạt dân địa phương thậm chí các quan Tây cậu cũng không tha. Mỗi khi hết tiền tiêu, cậu thường ghé vào dinh tham biện "vay tạm". Không quan nào dám từ chối. Có quan còn kêu cậu:

"Cậu hai, cậu chớ có lo

Hết tiền cậu cứ xuống kho lấy xài...".

dinh-nhon-hoa-va-cau-chuyen-cay-dang-sinh-trai-ngot-1
Cậu Hai Miên lúc nhỏ đứng giữa cha mẹ (Ảnh tư liệu)

Một lần khác, cậu Hai Miên lưu lạc đến Bạc Liêu. Chiếc ghe hầu của cậu ngang qua bến. Nhiều người vác lúa xuống ghe nhộn nhịp. Chợt cậu nghe có tiếng gọi: "Ghe của ai đi dưới sông đó bây?". Câu nói chạm vào tự ái, cậu ghé ghe vào.

Thì ra đây là khu vực của anh em chủ Thời, chủ Vận. Hai ông chủ này ỷ giàu, có thế lực luôn chèn ép nông dân khiến ai cũng sợ.

Ông chủ Thời có cô con gái, cô Hai Sáng. Vừa ghé ghe vào, cậu Hai nhìn thấy cô Hai Sáng liền ra lệnh cho đàn em lôi về ghe mình. Cậu Hai Miên cho treo cô gái lên cột buồm.

Ông chủ Thời nhanh chóng được biết người trên ghe là cậu Hai Miên đã vội vã đến thương lượng. Một bao tiền được ông chủ Thời đưa đến để chuộc cô con gái. Cậu Hai Miên đồng ý thả cô Hai Sáng. Qua vụ này, ông chủ Thời cũng bớt hống hách với dân nghèo.

Trong bài thơ "cậu Hai Miên" có kể lại giai thoại Bảy Danh, Tám Hổ, Ba Ngà đến nhà than phiền với cậu mới thua ba ngàn đồng tiền chơi me ở nhà Chệt Lù (một người Hoa chuyên sống nghề cờ bạc). Cả ba nhờ cậu gỡ gạc giùm. Cậu đồng ý cho người gọi Chệt Lù đến nhà sát phạt. Kết quả, cậu thắng và trả lại cho ba người số tiền đã thua.

Cũng trong bài thơ có ghi lại câu chuyện cậu Hai Miên bênh vực một thiếu nữ bị hà hiếp được nhiều người cảm kích. Cậu đã hạ gục tên Tám Hổ lấy lại công bằng cho người phụ nữ. Khi Tám Hổ mở miệng xin tha mạng, cậu không ngần ngại tha ngay theo đúng phong cách của một giang hồ mã thượng.

Lang bạt kỳ hồ mãi cũng có lúc chồn chân, cậu về lại mái nhà của mình ở xã Tân Hòa (nay thuộc phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM) với người vợ hiền là bà Lê Thị Túy, một người nổi tiếng tiểu thư khuê các, văn hay chữ tốt.

Khi ghe vừa về đến vùng Cầu Kho, cô Hai Sáng xuất hiện. Lúc này, có khoảng 50 tên đâm thuê chém mướn cầm dao bao vây tấn công khiến cậu Hai Miên gục chết ngay trước cửa nhà mình. Năm ấy cậu mới 38 tuổi.

Người dân cảm kích tấm lòng trượng nghĩa, không khuất phục trước cường quyền, sẵn sàng ra tay diệt trừ cường hào ác bá, bênh vực kẻ yếu của cậu Hai Miên nên đã lập bài vị thờ ở đình Nhơn Hòa. Nơi đây, hương khói luôn đỏ quanh năm...


**************

-4i231anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122937-original

-77re1anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122927-original

-WnqS1anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122929-original

-JOlx1anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122930-original

-ykC11anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122931-original

-T8ZO1anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122933-original

-rV7i1anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122934-original

-nBnR1anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122935-original

-kqsJ1anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122936-original

-dRGG1anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122937-original

-TySv1anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122939-original

-nkzM1anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-122940-original

-48a21anh-duong-guong-mat-dai-dien-the-69-124662-original

30543 Lượt xem


*************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn