Trang Lá Cải Ngày 11 Tháng 03 Năm 2018: Nữ Việt kiều là nghi can bắt cóc hai bé gái ở Sài Gòn

Chủ Nhật, 11 Tháng Ba 20187:35 SA(Xem: 13505)
Trang Lá Cải Ngày 11 Tháng 03 Năm 2018: Nữ Việt kiều là nghi can bắt cóc hai bé gái ở Sài Gòn
***************

Nữ Việt kiều là nghi can bắt cóc hai bé gái ở Sài Gòn

VnExpress

Ngày 11/3, Công an TP HCM khởi tố vụ án Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tạm giữ hình sự bà Trương Thanh Hương, Việt kiều Mỹ. Người đàn bà 50 tuổi này bị tình nghi chủ mưu vụ bắt cóc hai chị em bé gái, tống tiền 50.000 USD. Bà ta là người quen của gia đình nạn nhân.

Nhà chức trách cũng đang làm việc với Dung (15 tuổi, quê Trà Vinh), giúp việc cho gia đình nạn nhân, và một số người khác do có dấu hiệu giúp sức bà Hương.

Hai bé gái ở cùng nữ giúp việc khi cảnh sát giải cứu. Ảnh: Công an cung cấp.

Hai bé gái ở cùng nữ giúp việc khi cảnh sát giải cứu. Ảnh: Công an cung cấp.

Ông Trần Hoàng (45 tuổi, ngụ quận 11), tối 7/3, trình báo về việc hai con gái có quốc tịch Mỹ, 5 và 7 tuổi, bị bắt cóc đòi tiền chuộc.

Ông cho biết buổi chiều không thấy các con về nên đến ngôi trường quốc tế hỏi cũng không thấy. Đến sáng hôm sau gia đình ông nhận được tin nhắn: "Bọn tao cần 50.000 USD. Mày phải viết một tờ giấy đảm bảo không thưa kiện gì hết, bọn tao không phải bắt cóc hai đứa nhỏ" và yêu cầu "không được báo công an".

Hàng trăm cảnh sát tìm tung tích hai bé gái

Camera an ninh tại ngôi trường hai bé theo học ghi nhận Dung hai lần đến đón từng bé, lên xe máy người đàn ông lạ chở đi. Xác định cô bé giúp việc không thể là chủ mưu của vụ án, cảnh sát chia thành nhiều hướng vừa truy tìm tung tích hai nạn nhân để giải cứu, vừa lần theo các hướng khác.

Ông Hoàng sau đó nhận được tin nhắn, yêu cầu chiều 9/3 mang tiền đến khu vực Công ty cao su Dầu Tiếng (Bình Dương) sẽ chỉ chỗ đón con về. "Người bí ẩn" cũng gửi cho ông đoạn video hai bé gái bảo đang nhớ gia đình, kêu cha cùng bà nội đi đón.

"Chúng tôi xác định người đứng sau tổ chức có thể là người quen", một cán bộ điều tra nói và cho biết việc phân tích video dùng để tống tiền được gửi về cho thấy bé gái không tỏ vẻ sợ sệt.

Trong lúc này, tin nhắn của nhóm bắt cóc gửi đến liên tiếp, chúng đe doạ sẽ bán cả hai bé sang Trung Quốc nếu không nhận được tiền. Tiếp xúc với gia đình nạn nhân, cảnh sát phát hiện bà Hương có biểu hiện khả nghi. Không phải ruột thịt nhưng bà này liên tục khóc lóc, tỏ ra xót thương hai con gái của ông Hoàng, giục gia đình thực hiện theo yêu cầu của bọn tống tiền.

Công an toàn bộ các quận huyện được thông báo để thu thập hình ảnh, tìm kiếm đường đi của cô bé giúp việc. Những mũi trinh sát khác toả đi Bình Dương, về cả Trà Vinh, quê Dung để truy tìm. Các cửa khẩu cũng được tổ công tác án ngữ để tránh việc chúng đưa các bé ra nước ngoài. 

Địa bàn truy tìm dần được thu hẹp, nhiều hướng điều tra hướng về đường Lê Văn Quới (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân). "Nhận định một phòng trọ khu vực này có thể là nơi nhóm bắt cóc giam giữ hai bé gái, cơ quan điều tra đã họp án khẩn. Việc cảnh sát lộ diện ở nơi đây có thể gây nguy hiểm cho hai bé gái", cán bộ điều tra kể.   

Theo đó, chiều tối 9/3, như cuộc kiểm tra hành chính bình thường, song cảnh sát mặc thường phục bất ngờ ập vào phòng trọ nơi hai bé gái và Dung đang ở.

Giải cứu bé gái bắt cóc đòi tiền chuộc

Giải cứu bé gái bắt cóc đòi tiền chuộc

Gia đình nạn nhân ngỡ ngàng khi biết 'thủ phạm'

Từ lời khai của cô bé giúp việc, cơ quan điều tra xác định bà Hương là người thuê phòng được một thời gian dài nhằm phục vụ kế hoạch bắt cóc. Khi bị triệu tập, bà Hương la lối, cất hết giấy tờ, điện thoại và không hợp tác.

Đến hôm nay, trước các chứng cứ cơ quan điều tra thu thập được, nữ Việt kiều đã thừa nhận những tin nhắn chỉ đạo Dung đưa hai bé gái về phòng trọ. Bà này khai, biết mẹ ông Hoàng là người có tiền, lại rất mực yêu thương hai cháu nội, nên lập kế hoạch bắt cóc đòi tiền chuộc. 

Còn Dung cho biết được bà Hương xúi giục, chỉ dẫn đưa các bé về phòng trọ, quay clip để bà ta gửi cho gia đình nạn nhân... Thiếu nữ nói rằng chỉ làm theo lời bà Hương, không biết bà ta muốn tống tiền gia đình chủ.

Vui mừng nhận lại các con tại trụ sở Công an TP HCM, ông Hoàng khá bất ngờ khi bà Hương liên quan vụ việc. Bởi bà này là bạn thân của ông, khi nào về Việt Nam cũng ở nhờ nhà. 

"Tôi cũng nghĩ kẻ bắt cóc các con mình là nguời quen làm, nhưng không nghĩ là bả. Thường ngày bả rất yêu quý hai đứa trẻ và không có vẻ gì là túng thiếu", ông Hoàng nói.

Quốc Thắng


*************
bbc.com

VC: 'Khai trừ' đảng viên là phụ huynh 'bắt cô giáo quỳ'


Tiểu học Bình Chánh Bản quyền hình ảnh Other
Image caption Sự việc xảy ra hôm 28/2/2018 ở Tiểu học Bình Chánh thu hút sự chú ý của công luận ngay khi vừa được phản ảnh trên báo chí và cộng đồng mạng

Một đảng viên là phụ huynh học sinh, người mới đây đã bắt một 'cô giáo phải quỳ' để xin lỗi ở một trường tiểu học thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An, miền Nam Việt Nam, đã bị 'biểu quyết khai trừ đảng', theo báo chính thống trong nước.

Báo Tuổi trẻ hôm thứ Bảy 10/3/2018 dẫn lời một quan chức ở huyện này cho hay:

"Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Bến Lức, Long An, cho biết Đảng ủy xã Nhựt Chánh vừa có báo cáo kết quả họp kỷ luật đối với ông Võ Hòa Thuận, phụ huynh liên quan đến việc cô giáo phải quỳ xin lỗi," ông Trần Văn Tươi, chủ tịch UBND huyện Bến Lức được tờ báo này trích dẫn nói.

Từ 'bắt cô giáo quỳ' tới phong Giáo sư ở VN

Đắk Lắk: 'tạm dừng' cho thôi việc 200 giáo viên 'dôi dư'

'Nhiều người không phục về cách phong GS ở VN'

"Theo báo cáo, Đảng ủy xã Nhựt Chánh đã dựa vào những kết quả xác minh việc ông Võ Hòa Thuận hành xử tại Trường tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh vào ngày 28-2 cho thấy ông Thuận có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc Đảng viên.

"Đảng ủy xã Nhựt Chánh đã họp bỏ phiếu biểu quyết hình thức kỷ luật. Kết quả, có 11/11 phiếu thống nhất áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ đối với Đảng viên Võ Hòa Thuận. Ông Tươi cho biết kết quả này sẽ được Huyện ủy tiếp tục xem xét."

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ Bản quyền hình ảnh VNU
Image caption Bộ Giáo dục và Đào tạo, công đoàn giáo dục Việt Nam và dư luận xã hội đã lên tiếng bảo vệ nhà giáo, theo Báo Giáo Dục & Thời Đại

Báo Giáo Dục & Thời Đại, thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam hôm Chủ Nhật 11/3, trong một bài điểm tin tức giáo dục trong nước, nhấn mạnh việc "Lên tiếng bảo vệ danh dự nhà giáo" trong vụ việc ở trường Tiểu học Bình Chánh hôm 28/2/2018, và cho hay:

"Sự việc đáng tiếc xảy ra tại Trường tiểu học Bình Chánh (Long An): Một cô giáo bị phụ huynh học sinh ép phải quỳ xin lỗi tại trường. Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT, Công đoàn giáo dục Việt Nam và dư luận xã hội đã lên tiếng bảo vệ nhà giáo.

"Công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Long An do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký một ngày sau khi diễn ra sự việc đề nghị UBND tỉnh Long An chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục; có các giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín của nhà giáo, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

"Cùng ngày, Công đoàn giáo dục Việt Nam gửi văn bản tới Liên đoàn Lao động tỉnh Long An, Sở GD&ĐT Long An, Công đoàn giáo dục tỉnh Long An và Liên đoàn Lao động huyện Bến Lức đề nghị phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương làm rõ vụ việc và có giải pháp kịp thời để xử lý cá nhân đã có hành vi vi phạm nhân phẩm nhà giáo theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông lên án những hành vi trên."

'Xem xét kỹ lưỡng, xử lý phù hợp'

GS Dũng vẫn chờ hồi âm vụ Bộ trưởng Nhạ

Bình luận về vụ giáo viên phải đi 'tiếp rượu'

Báo Tuổi trẻ hôm Chủ Nhật cho biết thêm về xử lý vụ việc ở địa phương, trong đó có cả việc liên quan tới vị hiệu trưởng trường tiểu học và nữ giáo viên.

"UBND huyện Bến Lức cũng vừa nhận được kết quả làm việc của tổ xác minh đối với vụ việc cô giáo phải quỳ xin lỗi phụ huynh tại Trường tiểu học Bình Chánh," báo này dẫn lời Chủ tịch huyện, ông Trần Văn Tươi, cho hay.

PGS. TS. Nguyễn Phương Mai
Image caption Hiệu trưởng trường Tiểu học đã 'mắc sai lầm' trong xử lý sự việc, theo PGS. TS. Nguyễn Phương Mai, khách mời Bàn tròn thứ Năm của BBC

"Kết luận từ tổ xác minh cho thấy ông Thuận đã có dấu hiệu ép cô giáo quỳ. Huyện sẽ tiếp tục xem xét kỹ lưỡng vụ việc để báo cáo về UBND tỉnh, trước khi có các bước xử lý phù hợp đối với thầy hiệu trưởng, cô giáo."

"Theo các báo của Việt Nam, hôm 28/2, vợ chồng của ông Võ Hòa Thuận, người vừa bị biểu quyết khai trừ đảng, đã cùng hai phụ huynh khác đến Trường tiểu học Bình Chánh để 'phản ảnh' về việc cô giáo N. bị cáo buộc đã bắt con của họ 'quỳ gối' và 'đánh vào tay' các học trò này.

"Tại đây, cô giáo N. và hiệu trưởng nhà trường đã xin lỗi, tuy nhiên ông Thuận có những lời nói và hành vi được xác định là ép cô giáo N. phải quỳ xin lỗi mới bỏ qua," báo Tuổi trẻ tường thuật.

Báo Giáo dục & Thời Đại hôm Chủ Nhật cho biết thêm:

"Công đoàn giáo dục Việt Nam cũng đề nghị Liên đoàn Lao động huyện Bến Lức có hình thức phê bình, kiểm điểm Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Trường tiểu học Bình Chánh; đề nghị Công đoàn Giáo dục tỉnh Long An phối hợp với Sở GD&ĐT chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Bến Lức, Ban Giám hiệu, Công đoàn cơ sở Trường tiểu học Bình Chánh làm rõ vụ việc, nghiêm túc xử lý tập thể và cá nhân có liên quan theo thẩm quyền; có biện pháp động viên, hỗ trợ, ổn định tâm lý để cô giáo giảng dạy, công tác bình thường.

"Trên các phương tiện truyền thông cũng ghi nhận nhiều ý kiến liên quan đến vụ việc, trong đó hầu hết thể hiện thái độ bất bình trước cách hành xử của phụ huynh khi ép cô giáo phải quỳ xin lỗi.

"PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) - bày tỏ quan điểm, cho rằng, điều này là không thể chấp nhận trong một dân tộc có truyền thống tôn sư trọng đạo; khiến các giáo viên trẻ mất lòng tin, không đủ can cảm theo nghề," vẫn theo Giáo Dục và Thời Đại.

'Cả nhà trường và phụ huynh đều sai'

Hôm 08/3, tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt, PGS. TS. Nguyễn Phương Mai, khách mời chương trình từ Sydney, Úc, nêu quan điểm về sự việc 'cô giáo bị bắt quỳ':

Image caption 'Trong trường hợp này, cả cô giáo cũng như phụ huynh đều rất sai', GS. Nguyễn Tiến Dũng nói với Bàn tròn thứ Năm từ Seoul, Hàn Quốc

"Trong vụ này, thầy hiệu trưởng không nắm bắt được vấn đề, thầy hiệu trưởng có thể có sai lầm.

"Trong một căng thẳng giữa phụ huynh học sinh và giáo viên như thế mà lại bỏ đi dự giờ, theo tôi nghĩ trong chuyện này ông hiệu trưởng đã chọn sai sự ưu tiên của mình.

"Ưu tiên của ông phải là ở lại để giải quyết vấn đề chứ không phải là đi dự giờ."

Còn Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nhà toán học, người tham gia Bàn tròn từ Seoul, Hàn Quốc bình luận:

"Trong trường hợp này, cả cô giáo cũng như phụ huynh đều rất là sai.

"Tất nhiên người đứng lớp phải có những biện pháp để giữ kỷ luật, tuy nhiên biện pháp dùng nhục hình không phải là một biện pháp được [chấp nhận], tôi nghĩ đấy là ảnh hưởng từ xã hội ngày xưa.

"Ngay như ngày xưa, người Pháp cũng có quyền đánh học sinh, nhưng bây giờ mà như thế là thành phạm tội rồi.

"Ở Việt Nam, theo tôi hiểu, sự bạo hành đối với trẻ em ngay trong gia đình cũng rất là nhiều, trên thực tế, nó khá là hay xảy ra.

"Và người ta chưa có được ý thức là bố mẹ đánh con cái, hay bố mẹ đánh học sinh, dùng nhục hình với học sinh, có thể là không tốt, hoặc thậm chí là phạm luật," Giáo sư Tiến Dũng nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC.


**************
voatiengviet.com

Việt Nam bắt tướng công an vì ‘tổ chức đánh bạc’

Viễn Đông

Một cựu cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao (C50), Bộ Công an, hôm 11/3, đã “bị khởi tố và bắt tạm giam bốn tháng về tội ‘Tổ chức đánh bạc’ theo khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999", Bộ Công an Việt Nam thông báo.

Theo tuyên bố đăng trên trang web của Bộ này, đây là quyết định của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Phú Thọ.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, 60 tuổi, bị điều tra vì liên quan tới vụ “sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành”.

Thông báo của Bộ Công an về vụ bắt tướng Nguyễn Văn Hóa
Thông báo của Bộ Công an về vụ bắt tướng Nguyễn Văn Hóa

Thông báo của Bộ Công An Việt Nam không nêu cấp bậc cũng như chức danh trước đây của vị tướng công an mà chỉ viết là “Nguyễn Thanh Hóa”.

Bộ này cũng cho biết rằng Chủ tịch Trần Đại Quang hôm 11/3 cũng đã “ký quyết định tước danh hiệu công an nhân dân" đối với ông Hóa.

Công an của tỉnh Phú Thọ trước đó đã “phá được vụ án đánh bạc có tổ chức, xuyên quốc gia, thu được trên 1.000 tỷ đồng và số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước chừng 3,6 triệu đôla”, theo Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nói trong một hội nghị trực tuyến hồi cuối tháng Một.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73

Cùng ngày thực hiện vụ “khởi tố và bắt giữ” ông Hóa, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhóm họp Ban Bí thư để nghe báo cáo về vụ việc.

Theo báo chí trong nước, Ban Bí thư cho rằng, đây là vụ án “có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương; liên quan đến cán bộ của lực lượng Công an, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm”, đồng thời ra chỉ đạo “xử lý nghiêm minh”.

Phát biểu tại Hội nghị Công an toàn quốc hồi tháng Một, ông Trọng đề cập tới việc "suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống" trong lực lượng công an, đông thời kêu gọi "xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh".

Giới quan sát cho rằng hiện cuộc chiến chống tham nhũng do ông Trọng khởi xướng đã lan sang Bộ Công an, sau ngành ngân hàng và dầu khí.

Nên nhớ C50 có nhiệm vụ chính là chống tội phạm công nghệ cao (như tên gọi của cục này), đương nhiên bao gồm các tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc trên Internet. Rõ ràng, ông cựu cục trưởng này cần bị truy cứu về những tội danh lợi dụng chức vụ (thuộc nhóm tội tham nhũng) như tội nhận hối lộ chẳng hạn, nếu ông được chia tiền.

Vụ bắt giữ ông Hóa đang gây ra nhiều bình luận trên mạng xã hội. Luật sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook: "Nên nhớ C50 có nhiệm vụ chính là chống tội phạm công nghệ cao (như tên gọi của cục này), đương nhiên bao gồm các tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc trên Internet. Rõ ràng, ông cựu cục trưởng này cần bị truy cứu về những tội danh lợi dụng chức vụ (thuộc nhóm tội tham nhũng) như tội nhận hối lộ chẳng hạn, nếu ông được chia tiền".

Ông viết tiếp: "Hy vọng, sau khi xem xét đầy đủ vụ việc, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát sẽ xác định chính xác hơn về tội danh bị cáo buộc đối với ông tướng này, để áp dụng phù hợp các điều khoản tương ứng trong bộ luật hình sự và bộ luật tố tụnh hình sự".

Trong khi đó, Facebooker Phan Văn Hiệu viết: "Củi nhiều lắm đấy, sắp tới lò phải hoạt động hết công suất mới đốt hết được".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố “lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” để nói về quyết tâm chống tham nhũng ở Việt Nam.


**************

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải

VCCorp.vn

Có lẽ, khúc côn cầu trên băng chính là một trong những môn thể thao được ưa chuộng nhất ở Phần Lan. Người dân ở quốc gia Bắc Âu này cũng dành tình cảm đặc biệt cho đội tuyển của họ, niềm tự hào dân tộc nhờ đó cũng được lan tỏa sâu rộng hơn.

Amy McPherson, phóng viên BBC, đã có dịp đến xem một trận khúc côn cầu ở Phần Lan. Điều cô nhận thấy đầu tiên là trên áo đấu của một cầu thủ có dòng chữ "Suomi". Lúc đầu, cô tưởng đó là tên của cầu thủ ấy. Tuy nhiên, sau khi để ý thấy tất cả các cầu thủ khác trong đội đều có dòng chữ y hệt trên áo, cô không khỏi thắc mắc:

"Suomi có nghĩa là gì vậy", cô hỏi một người bạn người Phần Lan

"Là Phần Lan đó"

"Vậy trong tiếng Phần Lan, "Finland" là cách gọi sai đúng không?"

"Đúng vậy, nếu theo tiếng Phần chính gốc".

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 1.

Người Phần Lan khi nhắc đến mình hoặc đất nước mình với tên gọi là "Soumi"

Nguồn gốc của cái tên "Finland"

Thực chất, "Finland" không phải là tên gọi đúng theo tiếng Phần Lan. Bảng chữ cái Phần Lan ban đầu không hề sử dụng chữ "f", đây hoàn toàn là một ký tự mượn từ tiếng nước ngoài. Giả thuyết cho rằng "Finland" xuất phát từ tiếng Anh cổ "finna", một danh từ chung dùng để nhắc đến những người dân sống tại bán đảo Scandinavi. Tuy vậy, nhiều nhà sử học lại tin rằng, nguồn gốc của từ này xuất phát từ chính tiếng Phần Lan bản địa. Hai từ "finlonti" và "finlandi" đã từng được sử dụng từ thế kỷ thứ 12 nhằm mô tả vùng lãnh thổ phía tây nam của nước Phần Lan ngày nay.

Mặc dù bằng chứng từ thời trung cổ đã chỉ ra rằng tên gọi "Finland" được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau, người dân nước này vẫn luôn tự đặt tên quốc gia mình bằng từ "Suomi". Vậy thì lý do thực sự là gì?

Đi tìm bản chất tên gọi "Suomi"

Vào năm 2017, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày quốc khánh, một buổi triển lãm ảnh mang tên "The Story of Finland" (tạm dịch là Câu chuyện về Phần Lan) được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia ở Helsinki, tái hiện lại thời kỳ chuyển giao tại Phần Lan khi trở thành một quốc gia độc lập.

Từ năm 1809 đến năm 1917, Phần Lan là một vùng Đại công quốc nằm dưới sự cai trị của Đế Quốc Nga, còn trước đó Thụy Điển đã xâm chiếm vùng đất này trong suốt gần 700 năm. Giữa hai giai đoạn ấy, Phần Lan bị cả 2 đế quốc xâu xé thông qua nhiều cuộc chiến qua lại không ngừng, liên tục bị chiếm đóng rồi lại tái chiếm trở lại. Nhờ có cuộc cách mạng tháng mười Nga mà người dân Phần Lan có cơ hội đứng lên đòi lại độc lập cho mình.

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 2.

Một buổi triển lãm ảnh mang tên "The Story of Finland" được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia ở Helsinki, tái hiện lại thời kỳ chuyển giao của Phần Lan khi trở thành một quốc gia độc lập.

Buổi triển lãm cũng giúp chúng ta hình dung rõ hơn về hình ảnh Phần Lan cố gắng chuyển mình sang một xã hội dân chủ, trong khi đồng thời tự tạo dựng cho mình bản sắc dân tộc, thông qua việc trở nên cởi mở hơn (Năm 1906, Phần Lan là quốc gia đầu tiên ở Châu Âu trao quyền bầu cử cho toàn bộ công dân nước này). Tuy vậy, không có tài liệu nào nhắc đến cụm từ "Suomi" hay lý do vì sao người Phần lại thích dùng từ này hơn "Finland" khi nhắc đến đất nước mình.

Giám đốc bảo tàng, Satu Frondelius, nói: "Nguồn gốc cái tên Suomi vẫn chưa được đề cập trong bất cứ tài liệu chính xác nào. Giả thuyết cho rằng, cái tên ấy xuất phát từ khái niệm "suomaa", có nghĩa là vùng đất đầm lầy trong tiếng Phần Lan". Vùng tây nam quốc gia này được biết đến với sự xuất hiện của kha khá hồ nước, và đối với người ngoài chúng trông không khác gì đầm lầy cả. "Một giả thuyết khác là nó có thể xuất phát từ cụm từ "suomu", có nghĩa là vảy cá, gợi nhớ đến trang phục làm từ da cá của  người Phần Lan". 

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 3.

"Giả thuyết cho rằng cái tên ấy xuất phát từ khái niệm "suomaa", có nghĩa là vùng đất đầm lầy trong tiếng Phần Lan", theo Satu Frondelius

Một giả thuyết thứ ba có liên quan đến vùng Lapland ở Phần Lan, nơi cư ngụ của Sami, một bộ lạc du mục chuyên chăn nuôi tuần lộc. Theo Klaas Ruppel, một chuyên gia về ngữ nguyên học tại Viện Ngôn ngữ Phần Lan, nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng, cả từ "Sami" và "Suomi" đều có liên hệ đến một từ Baltic cổ đó là "źemē", ám chỉ một vùng đất hoặc vùng lãnh thổ nào đó, bao gồm cả dân cư sinh sống trên đó nữa.

Người Sami truyền thống thường tự gọi mình với cái tên ưu tiên là Sami, trước khi nhắc đến gốc gác của mình là người Phần Lan (Finnish). Điều này phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa người dân ở đây với thiên nhiên cũng như cảnh sắc xung quanh. Phần Lan được đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường trong lành nhất thế giới, dựa trên báo cáo hàng năm về chỉ số bảo vệ môi trường của Trung tâm Nghiên cứu Luật và Chính sách Môi trường thuộc Đại học Yale, Mỹ. Đất nước này cũng vừa khánh thành vườn bảo tồn quốc gia thứ 40.    

Vậy có phải chính sự gắn kết với thiên nhiên đã tạo nên bản sắc dân tộc cho Phần Lan hay không?

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 4.

Nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng cả từ "Sami" và "Suomi" đều có liên hệ đến một từ Baltic cổ đó là "źemē".

Lòng tự tôn dân tộc

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 5.

Nhắc đến thứ được coi là bản sắc văn hóa tại Phần Lan, không thể không nhắc đến việc người dân ở đây rất thích đi xông hơi.

Do ảnh hưởng từ thời đô hộ của Thụy Điển và Nga, người dân đất nước này chỉ có khoảng gần 100 năm tận hưởng một nền độc lập hoàn toàn dưới cái tên Suomi, hay còn gọi là Phần Lan như ngày nay. Ở đây, đi xông hơi gần như là một cách sống của người Phần Lan.

Amy McPherson, phóng viên BBC, có dịp gặp lại Krista Fransman, một người bạn người Phần Lan, trong một chuyến công tác đến Helsinki. Câu hỏi được đặt ra là "Liệu có phải người Phần thích được gọi là Suomi để khiến họ cảm thấy mình giống người Phần đúng nghĩa hơn không?".

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 6.

"Là một người Phần Lan, bạn phải biết tận hưởng sự tĩnh lặng, biết trân trọng môi trường sống cũng như thiên nhiên xung quanh bạn".

"Theo quan điểm của tôi, trong một thế giới đa dạng văn hóa mà ở đó tiếng Phần Lan không được nhiều người biết đến, việc sử dụng ngôn ngữ bản địa sẽ giúp văn hóa đất nước tôi được phổ cập rộng rãi hơn", Krista giải thích. "Tiếng Phần Lan là quốc ngữ của chúng tôi, và "Suomi" chính là từ tiếng Phần chính xác nhất khi phiên âm tên gọi đất nước này sang tiếng Anh là "Finland". "Chúng tôi chỉ đơn giản là thích được gọi tên đất nước mình bằng quốc ngữ, đó là lẽ tự nhiên mà thôi."

Nhưng thực ra, đối với Fransman, được gọi là người Phần Lan hay người Suomi, với cô, không phải là điều gì đó quá quan trọng. "Là một người Phần Lan, bạn phải biết tận hưởng sự tĩnh lặng, biết trân trọng môi trường sống cũng như thiên nhiên xung quanh bạn".

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 7.

 Nguồn: BBC


***********

Bị ám ảnh bởi bộ phim 13 Reasons Why, cô bé 13 tuổi tái hiện lại một cảnh phim rồi treo cổ tự tử


Một cô gái 13 tuổi đã treo cổ tự tử chỉ 24 giờ sau khi cô bé quay một đoạn clip nhái lại một cảnh phim trong series nổi tiếng "13 Reason Why" của Netflix.

Lily Mae Sharp, đến từ Cheshire, Anh Quốc bị ám ảnh bởi series phim truyền hình này tới mức cô bé đã quay lại một đoạn video tái hiện lại một cảnh phim trong bộ phim có chủ đề về đời sống học đường có đề cập tới tự tử.

Mẹ của cô bé, bà Victoria Noblet, đã phát biểu trong buổi điều trần rằng: "Con bé đã xem một loạt phim trên Netflix có tên "13 Reason Why". Tôi không biết con bé có xem phim đó không nhưng nó có bàn luận về bộ phim với bạn bè của mình".

Bị ám ảnh bởi bộ phim 13 Reasons Why, cô bé 13 tuổi tái hiện lại một cảnh phim rồi treo cổ tự tử - Ảnh 1.

Cô bé Lily Mae Sharp đặc biệt ưa thích series phim truyền hình 13 Reasons Why.

Bị ám ảnh bởi bộ phim 13 Reasons Why, cô bé 13 tuổi tái hiện lại một cảnh phim rồi treo cổ tự tử - Ảnh 2.

Lily đã bị ám ảnh bởi chương trình này tới mức tái hiện lại một cảnh trong bộ phim và treo cổ tự vẫn chỉ 24 giờ sau đó.

Bà Noblet nói rằng con gái mình là một cô bé "vui vẻ và náo nhiệt"; tuy nhiên gia đình Noblet đã phải trải qua một khoảng thời gian khó khăn khi bà chia tay chồng cũ, kết hôn khi Lily mới 5 tuổi.

Cha ruột của Lily, ông David Pearson đã sống ly thân từ khi cô bé mới 1 tuổi nhưng vẫn giữ liên lạc với cô bé và nghe cô tâm sự về những vấn đề của bản thân.

Khoảng 18 giờ 45 phút ngày 18 tháng 5 năm 2017, bà Noblet rời khỏi nhà ở Bradwall, Cheshire, để Lily ở nhà chăm sóc em gái. Từ 7h45 đến 9h17, bà Noblet gọi điện cho con gái 26 lần nhưng không hề có phản hổi. Khi bà Noblet trở về nhà vào khoảng nửa đêm, bà đã phát hiện ra Lily tự tử bằng cách treo cổ.

John Leigh, giáo viên của trường Lily, nói với nhân viên điều tra rằng biểu hiện ở trường của cô bé không có gì đáng lo ngại cũng như không có dấu hiệu của việc bị bắt nạt.

Bị ám ảnh bởi bộ phim 13 Reasons Why, cô bé 13 tuổi tái hiện lại một cảnh phim rồi treo cổ tự tử - Ảnh 3.

Ở trường, Lily không phải là một học sinh có vấn đề.

Ông Leigh nói vào ngày Lily chết, khoảng 5 giờ chiều hoặc 6 giờ chiều, đã có một số xích mích giữa Lily và một hoặc hai cô gái khác. Lily đã có buổi làm việc với cố vấn của nhà trường vào ngày 12 tháng 5, sáu ngày trước khi chết, nhưng cô bé nói rằng bản thân vẫn ổn. 

Alan Moore, nhân viên điều tra cao cấp tại Cheshire, kết luận Lily đã tự tử.

Bị ám ảnh bởi bộ phim 13 Reasons Why, cô bé 13 tuổi tái hiện lại một cảnh phim rồi treo cổ tự tử - Ảnh 4.

Một cảnh trong bộ phim 13 Reasons Why.

"Mặc dù tự sát có chủ ý, đây vẫn được coi là một hành động bột phát chứ không hề có cân nhắc kỹ lưỡng của cô bé." - giáo viên chủ nhiệm của Lily nói.

(theo Mirror)


***********
Đôi khi mất trí nhớ lại tốt đối với người phụ nữ này
Mất trí nhớ, thiếu phụ khóc mỗi ngày khi nghe kể chồng đã bỏ mình. Người phụ nữ Nga không còn nhớ về quãng thời gian chồng bỏ đi. Cô bị mắc căn bệnh rối loạn chuyển hoá hiếm gặp.

attachment
Veronika héo hon, đau khổ vì bệnh tật và vì người chồng đã bỏ đi.

Theo Mirror, chị Veronika Mescheryakova (29 tuổi) ở Kazan, Nga mắc một căn bệnh rối loạn chuyển hóa có tên khoa học là porphyria. Veronika không có chút ký ức nào về việc chồng cô đã bỏ đi từ tháng 10 năm ngoái. Mỗi ngày cô đều được bảo rằng chồng sẽ không đi làm về nữa.

Cặp đôi cưới nhau trước khi Veronika mắc bệnh và ly hôn vì lý do không được tiết lộ. Chồng của cô đã đệ đơn ly hôn vào tháng 11/2017 nhưng Verorika không nhớ gì về chuyện này.

attachment
Veronika và chồng quen rồi cưới nhau khi cô chưa phát bệnh.

Mỗi ngày cô đều tưởng rằng chồng mình đi làm. Và mỗi buổi tối khi không thấy chồng về, mẹ của Veronika lại phải kể lại cho cô nghe sự thật.

Theo một tờ báo địa phương, cứ mỗi lần như vậy, người phụ nữ này lại đau khổ, bật khóc. Nhiều độc giả người Nga đã để lại bình luận sau khi đọc bài báo. Một người viết: "Tôi cảm thấy xót xa cho cô ấy đến phát khóc". Một người khác nói: "Có lẽ người ta nên bảo với cô ấy rằng cô ấy đã bỏ anh ta".

attachment
Hiện người phụ nữ này được mẹ đẻ chăm sóc.

Các triệu chứng của căn bệnh porphyria mà Veronika mắc phải bao gồm đau bụng, chân, cơ, ảo giác, mất phương hướng, khó thở, tăng huyết áp, tim đập nhanh, mất cân bằng điện giải.

Sau khi bị bệnh, cô cũng mất khả năng đi lại. Vài năm trước Veronika từng được phẫu thuật để giảm bớt các triệu chứng của căn bệnh nhưng không thành công. Mẹ của Veronika đang giúp con gái tập trị liệu vật lý, hy vọng cô sẽ đi lại được.

***************
Con gái quốc vương Dubai trốn chạy để được sống tự do

attachment
Latifa khẳng định mình là con gái quốc vương Dubai.

Sheikah Latifa Mohammed Al Maktoum, người khẳng định là con gái của quốc vương Dubai Rashid al Maktoum, đã kể lại những điều chưa từng có với phóng viên tờ Daily Mail của Anh. Cô cho biết trong thời gian ở Dubai, cô không có tự do và bị giam lỏng 3 năm vì tìm cách bỏ trốn khi còn là thiếu niên.
Latifa nói rằng cô thậm chí còn bị các bác sĩ tiêm thuốc để kiểm soát hành vi và tránh kích động. Người phụ nữ 33 tuổi cho biết cô là 1 trong 30 người con của quốc vương Dubai. Ông al Maktoum có 6 người vợ và cai quản Dubai giàu có. Dù vậy, mẹ của Latifa là người không được quốc vương Dubai sủng ái.

attachment
Hộ chiếu của Latifa.

Latifa cho biết để trốn thoát khỏi Dubai, cô được sự trợ giúp của một cựu điệp viên Pháp. Cô đã trốn trên một chiếc du thuyền rồi đi tới vùng phía nam Ấn Độ. Tại đây, cô xin tị nạn chính trị ở Mỹ.
Latifa nói rằng cô muốn trốn khỏi Dubai để có thể hưởng cuộc sống bình thường như bao người. Cô cho biết trước khi trốn khỏi Dubai, cô quay một đoạn video nhằm giải thích vì sao cần chạy trốn.

attachment
Quốc vương al Maktoum có trong tay hơn 20 tỉ USD.

Cô cho biết mình không được phép rời khỏi Dubai khi còn nhỏ, không được lái xe và luôn bị canh chừng 24/7. Ở tuổi 30, Latifa nói cô bị kìm kẹp và không thể tự do tận hưởng cuộc sống.
Latifa nói: “Dù đã rời khỏi UAE nhưng tôi vẫn chưa hết nguy hiểm. Tôi vẫn cảm thấy không an toàn. Tôi hy vọng mọi thứ sẽ ổn và có ai đó giúp đỡ tôi”. Quốc vương Dubai hiện đang có mặt ở Anh và gặp gỡ nữ hoàng Elizabeth. Ông sở hữu khối tài sản khoảng 20 tỉ USD và là một trong những người giàu có bậc nhất thế giới.
**************

Jo Min Ki viết thư trước khi tự sát: Tôi hổ thẹn vì quấy rối tình dục

Sau khi thông tin Jo Min Ki qua đời được xác nhận, Dispatch đã công bố lá thư tay do ông gửi tới vào ngày 26/2, hơn một tuần trước khi quyết định quyên sinh.

Ngày 9/3, vụ việc nam diễn viên gạo cội Jo Min Ki đột ngột qua đời sau hàng loạt cáo buộc quấy rối tình dục khiến công chúng Hàn Quốc chấn động. Sau khi thông tin ông qua đời được cảnh sát xác nhận, Dispatch công bố lá thư tay nam diễn viên viết trước khi qua đời. 

Jo Min Ki viet thu truoc khi tu sat: Toi ho then vi quay roi tinh duc hinh anh 1
Lá thư viết tay Jo Min Ki gửi tới Dispatch. 

Theo Dispatch, lá thư được Jo Min Ki viết sau khi nhận được cáo buộc từ nạn nhân đầu tiên. Ông muốn thông qua truyền thông gửi lời xin lỗi đến nạn nhân cũng như công chúng. Tuy nhiên, công ty quản lý của nam diễn viên quyết định thay lá thư bằng một thông cáo báo chí với nội dung xin lỗi khác. 

Trong lá thư, tài tử gạo cội thừa nhận mọi việc xảy ra đều là sai lầm và tội ác của ông. Đồng thời, Jo miêu tả bản thân là người đàn ông hèn nhát chỉ biết trốn tránh và phủ nhận vấn đề.  

"Tôi rất hổ thẹn và áy náy. Trong 7 năm qua, tôi không thể làm gì khác ngoài trở thành vị giáo sư nghiêm khắc với các hậu bối đang bắt đầu bước đi con đường diễn xuất đầy khó khăn. Khi về với cuộc sống riêng, tôi đã bỏ đi lớp vỏ đạo mạo ấy. Tôi muốn gửi lời xin lỗi từ trong thâm tâm đến những hậu bối cảm thấy bị sỉ nhục hay xấu hổ vì sự việc đã xảy ra", ông viết. 

Trong thư, Jo Min Ki cũng gửi lời xin lỗi tới trường Đại học Cheongju cũng như các sinh viên khoa Điện ảnh nơi ông giảng dạy. 

Bên cạnh đó, kênh truyền hình Channel A đã công bố nội dung cuộc gọi cuối cùng của nam diễn viên với người bạn thân thiết. Người này tiết lộ trước khi tự sát Jo Min Ki đã dùng số điện thoại lạ và gọi điện nói chuyện suốt 3 giờ. Jo liên tục nói lời xin lỗi với gia đình và người thân trong cuộc nói chuyện cuối cùng này.

Trong phần ghi âm cuộc gọi thoại, Min Ki vừa qua đời cho biết ông được cảnh sát triệu tập lấy lời khai từ ngày 6/3. Tuy nhiên vì muốn tham dự lễ nhập học của con gái mà ông đã xin hoãn ngày trình diện cảnh sát. 

Jo Min Ki viet thu truoc khi tu sat: Toi ho then vi quay roi tinh duc hinh anh 2
Nam diễn viên gạo cội đã gọi điện cho bạn thân trước khi tự sát. 

Hiện, sở cảnh sát phụ trách vụ án của Jo Min Ki cho biết do ông đã qua đời nên khả năng vụ án điều tra quấy rối tình dục sẽ được dừng lại. Vụ án với lời tố cáo của 20 nạn nhân có thể sẽ khép lại sau đám tang của nam diễn viên. 

Sinh năm 1965, Jo Min Ki góp mặt trong nhiều phim ăn khách như Nữ hoàng Seondeok, Hwajung, Phía đông vườn địa đàng. Ông kết hôn năm 1991 và có hai người con.


************

Justin Bieber và Selena Gomez tạm xa nhau vì quá áp lực

Đôi tình nhân cãi nhau gần đây vì vài bất hòa, cộng với áp lực từ sự chú ý của dư luận và sự phản đối của mẹ Selena.

Theo E! News hôm 7/3, đôi tình nhân nổi tiếng đang cho nhau "một khoảng trống" để suy nghĩ lại về mối quan hệ.

Nguồn tin của trang này cho biết: "Họ có rất nhiều bất hòa gần đây và rồi một cuộc cãi vã đã thổi bay mọi thứ, khiến họ gần như đi đến quyết định chia tay, nhưng họ vẫn đang giữ liên lạc toàn thời gian. Cảm xúc họ dành cho nhau không hề thay đổi".

Chính vì tình yêu quá lớn, hai người "chắc chắn sẽ trở về bên nhau và không tan vỡ, nhưng cả hai đều cần thời gian xa nhau để suy nghĩ lại".

Justin Bieber va Selena Gomez tam xa nhau vi qua ap luc hinh anh 1
Justin và Selena mỗi người một ngả ra về sau một buổi đi nhà thờ gần đây. Ảnh: Justjared.

Từ khi trở lại bên nhau, Justin và Selena dính nhau như hình với bóng. Họ cùng nhau đi du lịch ở Mexico, Jamaica, Seattle và biển Laguna, cũng như đến Jamaica dự đám cưới của bố Justin hôm 20/2.

Mặc dù vậy, đến gần dịp sinh nhật Justin (hôm 1/3), một nguồn tin nói với E! News rằng Selena đã không có mặt bên anh, dù cô đăng ảnh chúc mừng sinh nhật anh trên Instagram. Selena sống ở New York, còn Justin thường xuyên ở Los Angeles.

Một nguồn tin khác cũng khẳng định đôi tình nhân trẻ tuổi gặp vấn đề vì chịu quá nhiều áp lực khi bên nhau. "Cả hai người đều thổ lộ là họ cảm thấy quá tải và quá nhiều sức ép vì mối quan hệ được đông đảo dư luận quan tâm, và không đồng tình với nhau ở nhiều vấn đề", nguồn tin nói.

Justin Bieber va Selena Gomez tam xa nhau vi qua ap luc hinh anh 2
Đôi tình nhân áp lực vì mối quan hệ được dư luận quan tâm thái quá. Ảnh: Getty Images.

Thêm vào đó, Selena cũng đang cố gắng hàn gắn mối quan hệ rạn nứt với mẹ là bà Mandy Teefey, người không ưa Justin và không ủng hộ mối quan hệ. "Chuyện giữa họ thực ra không suôn sẻ lắm", nguồn tin nói.

Sự phản đối của bà mẹ cũng là vấn đề lớn trong mối quan hệ. Người khó xử nhất là Selena khi một bên là mẹ, một bên là tình yêu lớn của đời cô: "Không dễ cho cô ấy khi bị mắc kẹt ở giữa. Nếu họ có thể vượt qua thử thách này, gia đình cô ấy thay đổi thì mọi chuyện sẽ suôn sẻ hơn".

Mặc dù vậy, theo tìm hiểu của E! News, cặp tình nhân nổi tiếng vẫn bên nhau, chỉ dành chút thời gian xa nhau như cách họ vẫn làm mỗi khi gặp trục trặc.


************

Cuộc hẹn tháng 5 của TT Trump và Kim Jong Un diễn ra ở đâu?

Khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của tổng thống Mỹ có thể là nơi ông tiếp đón nhà lãnh đạo Triều Tiên, sau nhiều nguyên thủ thế giới khác như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đây sẽ là một trong những cuộc chạm trán ngoại giao được mong đợi nhất kể từ khi Richard Nixon được Mao Trạch Đông tiếp đón ở Trung Quốc hay Ronald Reagan hội đàm cùng Mikhail Gorbachev tại nước Thụy Sĩ trung lập.

Thông báo bất ngờ của Donald Trump rằng ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khiến người ta ngay lập tức tò mò về địa điểm diễn ra cuộc gặp.

"Điều này có nghĩa là ông Kim sẽ tới Washington hay tổng thống Mỹ sẽ đến Triều Tiên?", Jim Walsh, nhà nghiên cứu cấp cao từ Viện Công nghệ Massachusetts đặt câu hỏi. "Nhiều phương án khác cũng khả thi: họ có thể gặp nhau ở Hàn Quốc. Có lẽ chưa bên nào đặt kế hoạch. Còn rất nhiều việc phải làm từ nay đến tháng 5".

Cuoc hen thang 5 cua TT Trump va Kim Jong Un dien ra o dau? hinh anh 1
Khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Donald Trump nằm tại bang Florida. Ảnh: AP.

Phương án đa dạng

Trong số những địa điểm trung lập tiềm năng cho cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các lựa chọn khác là trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva hay New York, hay khu phi quân sự (DMZ) nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Hoặc cũng có thể là khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Trump, nơi ông từng tiếp đón nhiều lãnh đạo thế giới.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết Trump "sẽ chấp nhận lời mời gặp Kim Jong Un tại một địa điểm và vào thời gian chưa xác định".

Các nhà phân tích nhìn chung đều chia sẻ ý kiến rằng ông Trump không nên trao cho ông Kim cơ hội nâng hình ảnh trước quốc tế bằng việc gặp gỡ tại Bình Nhưỡng. Christopher Hill, cựu đại sứ Mỹ tại Triều Tiên, nói với kênh MSNBC: "Lời khuyên của tôi là tổng thống không nên tới Bình Nhưỡng. Ông cũng không nên mời Kim Jong Un đến Washington".

Cuoc hen thang 5 cua TT Trump va Kim Jong Un dien ra o dau? hinh anh 2
Tổng thống Mỹ George H. Bush và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev gặp gỡ sau khi ông Bush tới tàu Maximian Gorky của Liên Xô ở Malta. Ảnh: AP.

Theo Hill, trước đây những phương án sáng tạo từng được sử dụng, trong đó có "hội nghị thượng đỉnh trên tàu" năm 1989 khi Tổng thống Mỹ George H. W. Bush và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev gặp nhau trên tàu du lịch của Liên Xô neo tại một cảng ở Malta. Cuộc gặp cấp cao này vẫn được ca ngợi là đã giúp đưa Chiến tranh Lạnh đi đến kết thúc.

"Một trong những lý do mà cuộc thảo luận về Balkan được tổ chức ở Dayton, Ohio (thỏa thuận đánh dấu việc chấm dứt cuộc nội chiến ở Bosnia) là không ai muốn các nhà lãnh đạo đến Washington và chứng kiến toàn bộ tiến trình bị phá hỏng, vì vậy có thể chúng tôi sẽ làm điều đó ở một số nơi khác tại Mỹ hoặc một nước thứ ba", Hill nói.

Không phải Trung Quốc

Người đứng đầu phái đoàn Mỹ trong cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên nói thêm: "Tôi nghĩ rằng chưa ai thực sự tính đến việc này nhưng tôi chắc chắn họ có thể nghĩ ra điều gì đó có lợi cho cả hai phía". "Và nhân tiện, địa điểm gặp không thể là Trung Quốc bởi theo tôi Triều Tiên muốn cho thấy họ có khả năng đối phó với Mỹ mà không cần qua Trung Quốc", Guardian dẫn lời Hill.

Các nhà phân tích khác cũng đồng tình rằng Trung Quốc không phải là nơi phù hợp để tổ chức cuộc gặp. Frank Aum, chuyên gia cao cấp về Triều Tiên tại Viện Hòa bình Mỹ tại Washington, nói: "Theo tôi biết, ông Kim chưa từng rời đất nước mình kể từ khi nắm quyền, vì vậy tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra tại một quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Mỹ. Đồng thời việc ông Trump đến thăm Bình Nhưỡng cũng là điều khó xảy ra". 

Cuoc hen thang 5 cua TT Trump va Kim Jong Un dien ra o dau? hinh anh 3
Binh sĩ canh gác tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ảnh: Getty.

Aum gợi ý một địa điểm khả thi hơn là làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) trong khu phi quân sự DMZ. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều dự kiến được tổ chức vào tháng tới tại Nhà Hòa bình trong ngôi làng, thuộc phần lãnh thổ do Hàn Quốc kiểm soát.

Trung tá Daniel Davis từ Viện chính sách Quốc phòng Defense Priorities cho biết: "Có rất ý kiến trái chiều. Một số người nói nơi gặp nên là một địa điểm trung lập. Một số khác lại cho rằng để Trump nắm lợi thế thì cuộc gặp nên diễn ra ở Mỹ. Tôi không nghĩ rằng Trump nên đến Bình Nhưỡng hoặc thậm chí Seoul. Họ nên gặp nhau ở đâu đó như Tokyo".

Tuy nhiên, việc lựa chọn địa điểm sẽ ít quan trọng hơn nội dung đàm phán. Walsh, người từng đến thăm Triều Tiên, thừa nhận: "Tôi cảm thấy vừa phấn khởi vừa sợ hãi cùng lúc. Đó có thể là sự khởi đầu của một điều gì đó quan trọng hoặc cũng có thể sẽ sụp đổ, rồi đưa tất cả chúng ta vào tình trạng nguy hiểm hơn nữa".


************

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải


Có lẽ, khúc côn cầu trên băng chính là một trong những môn thể thao được ưa chuộng nhất ở Phần Lan. Người dân ở quốc gia Bắc Âu này cũng dành tình cảm đặc biệt cho đội tuyển của họ, niềm tự hào dân tộc nhờ đó cũng được lan tỏa sâu rộng hơn.

Amy McPherson, phóng viên BBC, đã có dịp đến xem một trận khúc côn cầu ở Phần Lan. Điều cô nhận thấy đầu tiên là trên áo đấu của một cầu thủ có dòng chữ "Suomi". Lúc đầu, cô tưởng đó là tên của cầu thủ ấy. Tuy nhiên, sau khi để ý thấy tất cả các cầu thủ khác trong đội đều có dòng chữ y hệt trên áo, cô không khỏi thắc mắc:

"Suomi có nghĩa là gì vậy", cô hỏi một người bạn người Phần Lan

"Là Phần Lan đó"

"Vậy trong tiếng Phần Lan, "Finland" là cách gọi sai đúng không?"

"Đúng vậy, nếu theo tiếng Phần chính gốc".

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 1.

Người Phần Lan khi nhắc đến mình hoặc đất nước mình với tên gọi là "Soumi"

Nguồn gốc của cái tên "Finland"

Thực chất, "Finland" không phải là tên gọi đúng theo tiếng Phần Lan. Bảng chữ cái Phần Lan ban đầu không hề sử dụng chữ "f", đây hoàn toàn là một ký tự mượn từ tiếng nước ngoài. Giả thuyết cho rằng "Finland" xuất phát từ tiếng Anh cổ "finna", một danh từ chung dùng để nhắc đến những người dân sống tại bán đảo Scandinavi. Tuy vậy, nhiều nhà sử học lại tin rằng, nguồn gốc của từ này xuất phát từ chính tiếng Phần Lan bản địa. Hai từ "finlonti" và "finlandi" đã từng được sử dụng từ thế kỷ thứ 12 nhằm mô tả vùng lãnh thổ phía tây nam của nước Phần Lan ngày nay.

Mặc dù bằng chứng từ thời trung cổ đã chỉ ra rằng tên gọi "Finland" được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau, người dân nước này vẫn luôn tự đặt tên quốc gia mình bằng từ "Suomi". Vậy thì lý do thực sự là gì?

Đi tìm bản chất tên gọi "Suomi"

Vào năm 2017, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày quốc khánh, một buổi triển lãm ảnh mang tên "The Story of Finland" (tạm dịch là Câu chuyện về Phần Lan) được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia ở Helsinki, tái hiện lại thời kỳ chuyển giao tại Phần Lan khi trở thành một quốc gia độc lập.

Từ năm 1809 đến năm 1917, Phần Lan là một vùng Đại công quốc nằm dưới sự cai trị của Đế Quốc Nga, còn trước đó Thụy Điển đã xâm chiếm vùng đất này trong suốt gần 700 năm. Giữa hai giai đoạn ấy, Phần Lan bị cả 2 đế quốc xâu xé thông qua nhiều cuộc chiến qua lại không ngừng, liên tục bị chiếm đóng rồi lại tái chiếm trở lại. Nhờ có cuộc cách mạng tháng mười Nga mà người dân Phần Lan có cơ hội đứng lên đòi lại độc lập cho mình.

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 2.

Một buổi triển lãm ảnh mang tên "The Story of Finland" được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia ở Helsinki, tái hiện lại thời kỳ chuyển giao của Phần Lan khi trở thành một quốc gia độc lập.

Buổi triển lãm cũng giúp chúng ta hình dung rõ hơn về hình ảnh Phần Lan cố gắng chuyển mình sang một xã hội dân chủ, trong khi đồng thời tự tạo dựng cho mình bản sắc dân tộc, thông qua việc trở nên cởi mở hơn (Năm 1906, Phần Lan là quốc gia đầu tiên ở Châu Âu trao quyền bầu cử cho toàn bộ công dân nước này). Tuy vậy, không có tài liệu nào nhắc đến cụm từ "Suomi" hay lý do vì sao người Phần lại thích dùng từ này hơn "Finland" khi nhắc đến đất nước mình.

Giám đốc bảo tàng, Satu Frondelius, nói: "Nguồn gốc cái tên Suomi vẫn chưa được đề cập trong bất cứ tài liệu chính xác nào. Giả thuyết cho rằng, cái tên ấy xuất phát từ khái niệm "suomaa", có nghĩa là vùng đất đầm lầy trong tiếng Phần Lan". Vùng tây nam quốc gia này được biết đến với sự xuất hiện của kha khá hồ nước, và đối với người ngoài chúng trông không khác gì đầm lầy cả. "Một giả thuyết khác là nó có thể xuất phát từ cụm từ "suomu", có nghĩa là vảy cá, gợi nhớ đến trang phục làm từ da cá của  người Phần Lan". 

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 3.

"Giả thuyết cho rằng cái tên ấy xuất phát từ khái niệm "suomaa", có nghĩa là vùng đất đầm lầy trong tiếng Phần Lan", theo Satu Frondelius

Một giả thuyết thứ ba có liên quan đến vùng Lapland ở Phần Lan, nơi cư ngụ của Sami, một bộ lạc du mục chuyên chăn nuôi tuần lộc. Theo Klaas Ruppel, một chuyên gia về ngữ nguyên học tại Viện Ngôn ngữ Phần Lan, nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng, cả từ "Sami" và "Suomi" đều có liên hệ đến một từ Baltic cổ đó là "źemē", ám chỉ một vùng đất hoặc vùng lãnh thổ nào đó, bao gồm cả dân cư sinh sống trên đó nữa.

Người Sami truyền thống thường tự gọi mình với cái tên ưu tiên là Sami, trước khi nhắc đến gốc gác của mình là người Phần Lan (Finnish). Điều này phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa người dân ở đây với thiên nhiên cũng như cảnh sắc xung quanh. Phần Lan được đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường trong lành nhất thế giới, dựa trên báo cáo hàng năm về chỉ số bảo vệ môi trường của Trung tâm Nghiên cứu Luật và Chính sách Môi trường thuộc Đại học Yale, Mỹ. Đất nước này cũng vừa khánh thành vườn bảo tồn quốc gia thứ 40.    

Vậy có phải chính sự gắn kết với thiên nhiên đã tạo nên bản sắc dân tộc cho Phần Lan hay không?

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 4.

Nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng cả từ "Sami" và "Suomi" đều có liên hệ đến một từ Baltic cổ đó là "źemē".

Lòng tự tôn dân tộc

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 5.

Nhắc đến thứ được coi là bản sắc văn hóa tại Phần Lan, không thể không nhắc đến việc người dân ở đây rất thích đi xông hơi.

Do ảnh hưởng từ thời đô hộ của Thụy Điển và Nga, người dân đất nước này chỉ có khoảng gần 100 năm tận hưởng một nền độc lập hoàn toàn dưới cái tên Suomi, hay còn gọi là Phần Lan như ngày nay. Ở đây, đi xông hơi gần như là một cách sống của người Phần Lan.

Amy McPherson, phóng viên BBC, có dịp gặp lại Krista Fransman, một người bạn người Phần Lan, trong một chuyến công tác đến Helsinki. Câu hỏi được đặt ra là "Liệu có phải người Phần thích được gọi là Suomi để khiến họ cảm thấy mình giống người Phần đúng nghĩa hơn không?".

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 6.

"Là một người Phần Lan, bạn phải biết tận hưởng sự tĩnh lặng, biết trân trọng môi trường sống cũng như thiên nhiên xung quanh bạn".

"Theo quan điểm của tôi, trong một thế giới đa dạng văn hóa mà ở đó tiếng Phần Lan không được nhiều người biết đến, việc sử dụng ngôn ngữ bản địa sẽ giúp văn hóa đất nước tôi được phổ cập rộng rãi hơn", Krista giải thích. "Tiếng Phần Lan là quốc ngữ của chúng tôi, và "Suomi" chính là từ tiếng Phần chính xác nhất khi phiên âm tên gọi đất nước này sang tiếng Anh là "Finland". "Chúng tôi chỉ đơn giản là thích được gọi tên đất nước mình bằng quốc ngữ, đó là lẽ tự nhiên mà thôi."

Nhưng thực ra, đối với Fransman, được gọi là người Phần Lan hay người Suomi, với cô, không phải là điều gì đó quá quan trọng. "Là một người Phần Lan, bạn phải biết tận hưởng sự tĩnh lặng, biết trân trọng môi trường sống cũng như thiên nhiên xung quanh bạn".

Suomi: Câu chuyện về tên một quốc gia mà hàng trăm năm qua, người ta vẫn không thể lý giải - Ảnh 7.

 Nguồn: BBC


******
907442c4c2d80c782150a44bcaedba09

358f754df5dd28ccd62885b1b74d7088

2a5d17ef4ac189f6921cde804988465d

9885c91728fb617ec55b14065a88511c

84335b408effacc80e6b258dcce0282b

cc5ec69403443e988750f32d7571593f

4acf801c4139d2ac5e121b622cfcc0ce

e29f715433c2b4ace9675515e170442a

17a92e8e11080ae808103cc5b9812473

d71ea7b218c44272c5b4a4784b17d0eb

d28f9a8bacb7f9bbf549c5e6ac1d407c

b2ae95521d3ef150af082d2d28d4493b

638e33bd24e07747248a8fb4322953e3

a1c005edd0e63fd844790c37db2b35f2

450 Lượt xem

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn