Trang Lá cải ngày 22 -8 -2022

Thứ Hai, 22 Tháng Tám 20226:48 SA(Xem: 4365)
Trang Lá cải ngày 22 -8 -2022

hcm-damtac-aochoang
*******

Cuộc đào thoát khỏi casino 'địa ngục' ở Campuchia


An GiangKhông chịu nổi cảnh giam cầm, tra tấn, 42 người Việt làm việc ở sòng bài Campuchia đã liều mạng "phá vòng vây", nhảy xuống sông bơi về nước.

"Tối hôm qua cả nhóm không ai ngủ được vì quá ám ảnh. Tôi cứ nhắm mắt lại là thấy nước ngập qua đầu, tai luôn vang tiếng gậy nhóm bảo vệ đánh đập người bị bắt lại", Đoàn Thị Ngọc Diệp (20 tuổi, quê Cao Bằng) nói với VnExpress, ngày 19/8.

Vợ chồng Diệp thuộc nhóm 40 người may mắn chạy thoát về Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, tỉnh An Giang. Trong những người nhảy sông bỏ trốn khỏi casino thuộc xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom (tỉnh Kandal Campuchia), một người mất tích, một người bị bảo vệ sòng bạc bắt lại.

Cuộc chạy trốn khỏi casino 'địa ngục'

Khoảnh khắc hơn 40 người Việt tháo chạy khỏi Campuchia. Video: Ngọc Tài - Lộc Chung

10h hôm qua, khu casino do nhóm người Trung Quốc quản lý nằm bên bờ sông Bình Di (ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, rộng khoảng 70 m) vang lên tiếng la ó, âm thanh gậy sắt choảng nhau. Đó là lúc Diệp và hơn 40 người chống trả những bảo vệ cao lớn của sòng bài, chạy ùa ra cổng.

Cuộc đào thoát được nhóm người Việt bàn bạc hai đêm liền. Họ chọn buổi sáng để thực hiện vì sòng bạc không đóng cửa, nhóm quản lý casino lơ là, chỉ tầm 7-8 người túc trực. Sau khi vào ca làm độ một tiếng, cả nhóm đồng loạt xông ra cửa. Đầu tiên, những thanh niên khỏe mạnh sẽ tấn công nhóm bảo vệ, phá vòng vây để nhóm thứ hai gồm phụ nữ từ phía trong xông ra. Cuối cùng là những thanh niên cầm bom xăng ném chặn đường bảo vệ, tạo cơ hội cho đồng hương có thời gian thoát thân.

Ban đầu bị bất ngờ, nhóm bảo vệ casino chưa kịp phản ứng. Nhưng chưa đầy một phút sau những tay lính vạm vỡ xuất hiện cùng gậy, thanh sắt, đánh đuổi nhóm người Việt đang chạy chối chết rồi nhảy xuống sông bơi về phía Việt Nam. Một người không may bị chúng bắt lại.

Trong nhóm có 7-8 người không biết bơi nhưng vẫn liều mạng nhảy xuống dòng nước chảy xiết do lũ thượng nguồn đổ về, cố gắng thoát sang bên kia. Họ được những người bơi giỏi kèm vào bờ. Hiện, 40 người được chăm sóc ở Nhà Văn hóa xã Đa Phước, huyện An Phú, và để cơ quan chức năng lấy lời khai phục vụ công tác điều tra.

Diệp (ngôi quay lưng) không thể chợp mắt sau chuyến bỏ trốn khỏi casino Capuchia. Ảnh: Ngọc Tài

Chị Diệp (ngồi quay lưng) không thể chợp mắt sau khi bỏ trốn khỏi casino Campuchia. Ảnh: Ngọc Tài

"4 tháng vợ chồng tôi bị lừa bán sang Campuchia làm việc trong casino chẳng khác gì địa ngục", Diệp kể. Ba năm trước họ sang Bắc Ninh làm công nhân nhưng lương không đủ sống. Hồi tháng 4, Diệp bàn với chồng tìm việc khác. Thấy thông tin tuyển dụng trên Facebook, Diệp tìm hiểu thì được môi giới mời gọi công việc lương thấp nhất 25 triệu đồng.

"Họ bảo công việc rất nhàn, làm việc trên máy tính, trong phòng lạnh", cô cho biết. Bị hấp dẫn bởi mức lương gấp bốn lần hiện tại, vợ chồng Diệp xếp đồ, lên ôtô theo chỉ dẫn của môi giới. Sau ba ngày di chuyển, 4-5 lần chuyển xe, hai người đã có mặt trên đất Campuchia. Từ thời điểm đó, vợ chồng Diệp bị chủ casino doạ nạt, bắt lao động cật lực.

Tháng đầu cô được đào tạo sử dụng nick ảo để mời gọi người khác tham gia game hẹn hò, dụ dỗ họ nạp tiền. Biết bản chất công việc lừa đảo nhưng Diệp không có lựa chọn khác bởi "nếu không làm sẽ bị đánh đập thậm chí đe doạ tính mạng". Nhiều tháng không đạt chỉ tiêu (kiếm được 300 triệu mỗi tháng cho chủ), cô bị doạ đưa lên tầng trên chích điện. Có ngày cô phải làm đến 14 tiếng, lê lết về phòng chỉ muốn lăn ra ngủ.

Lúc nhóm người Việt làm cùng casino bàn kế hoạch đào tẩu, vợ chồng Diệp lưỡng lự vì chỉ còn hai tháng nữa sẽ được thả về như chủ đã hứa. Nhưng nghĩ lại, Diệp thấy khả năng cả hai vợ chồng sẽ bị bán cho chủ khác, tình huống tệ hơn có thể chết trên đất khách. Trước lựa chọn sinh tử, Diệp và nhiều người chỉ có ý niệm duy nhất "thà chết ở quê hương, chứ không chết trên đất người khác".

Anh Tuấn kể cảnh tình huống bỏ trốn bị bảo vệ casino lấy cây đánh vào đầu. Ảnh: Ngọc Tài

Anh Phạm Nguyễn Anh Tuấn kể cảnh tình huống bỏ trốn bị bảo vệ casino lấy cây đánh vào đầu. Ảnh: Ngọc Tài

Cùng vượt biên với vợ chồng Diệp, anh Phạm Nguyễn Anh Tuấn, 30 tuổi, khi mới sang Campuchia được quản lý casino cho giữ chức tổ trưởng, do thông thạo vi tính. Trước đây, Tuấn làm viên chức ở Gia Lai, sau đó chuyển sang kinh doanh tiệm game, bi da. Thừa nhận có chút "máu" cờ bạc trong người, anh vướng khoản nợ 500 triệu đồng.

Phần bị chủ nợ đòi siết, phần gia đình lục đục, thường xuyên bị mẹ la rầy, Tuấn liều nghe theo môi giới đi làm việc tại casino. "Họ không nói làm ở Campuchia đâu, chỉ nói làm ở Tây Ninh. Mình nghĩ làm ở casino thì có thắng có thua, chứ không nghỉ qua đây lừa gạt người khác", anh Tuấn nói.

Công việc đầu tiên Tuấn làm không đạt yêu cầu liền bị bán cho một chủ khác. Chuyển đến chủ thứ ba, anh trụ lại bốn tháng, công việc quản lý tương đối nhẹ nhàng, bắt đầu có tiền gửi về quê nhà. Tuy nhiên, bức xúc vì chủ casino bóc lột lao động người Việt, thường chửi mắng, tra tấn nên anh ấp ủ ý định bỏ trốn.

Nhóm lao động được bố trí chỗ nghỉ ngơi, tiếp nhận điều tra tại An Giang. Ảnh: Ngọc Tài

Nhóm lao động được bố trí chỗ nghỉ ngơi, tiếp nhận điều tra tại An Giang. Ảnh: Ngọc Tài

Gần đây, một lao động Việt bệnh nặng làm việc không đạt yêu cầu, chủ casino người Trung Quốc muốn bán đi. Tuấn thấy thương liền đại diện nhóm lao động, xin chủ casino thả người này về nước, tiền chuộc sẽ do những người còn lại góp mỗi người 50 USD. Tuy nhiên chủ sòng bài từ chối với lý do nhóm lao động còn nợ tiền, không có quyền đặt điều kiện.

Không thể thương lượng với chủ, anh Tuấn im lặng bỏ về, sau đó rủ những người cùng phòng lên kế hoạch trốn về nước. Từng người lẳng lặng sang các phòng bên cạnh tác động đều nhận được sự ủng hộ. "Ngoài người mất tích, người bị bắt, chúng tôi đang rất lo lắng cho số phận những người đã giúp sức cho chúng tôi trốn chạy", anh Tuấn nói.

Thời gian gần đây, nhiều người Việt bị lừa sang Campuchia bán cho các tổ chức đánh bạc, bị bóc lột sức lao động, muốn về phải nộp 3.000-30.000 USD. Theo Bộ Công an, các cơ sở cưỡng bức lao động tập trung ở khu Bà Vẹt, tỉnh Svaytieng; Banteay Meanchay, tỉnh Poipet; thành phố Shihanoukvile, tỉnh Preah Shihanouk; Chrey Thom, tỉnh Kandal và tại thành phố Phnompênh. Sáu tháng đầu năm, Công an Việt Nam phối hợp nhà chức Campuchia giải cứu hơn 250 trường hợp bị lừa đi lao động trái phép.

Ngọc Tài


***********

Kề dao khống chế nhốt bạn gái trong phòng hòng níu kéo tình cảm

Xuân Sinh

Ngày 22/8, thông tin từ Công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Bùi Huy Lực (SN 1997, trú tại xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) về tội danh "Bắt, giữ người trái pháp luật". 

Kề dao khống chế nhốt bạn gái trong phòng hòng níu kéo tình cảm - 1

Bùi Huy Lực tại cơ quan công an (Ảnh: Công an huyện Can Lộc).

Trước đó, vào tháng 6/2022, Bùi Huy Lực quen biết và nảy sinh tình cảm yêu đương với T.T.P.T. (17 tuổi, trú tại huyện Can Lộc). Một thời gian sau, do mâu thuẫn tình cảm, T. nhắn tin nói lời chia tay với Lực.

Sau nhiều lần nhắn tin níu kéo chuyện tình cảm không thành, Lực đã đi từ miền Nam về gặp T. mong hàn gắn lại tình cảm nhưng bị T. cự tuyệt.

Bực bội vì chuyện tình cảm, trưa 17/8, sau khi uống rượu xong, Lực lấy một con dao dài khoảng 40cm đi bộ đến Hợp tác xã Green GMC (xã Khánh Vĩnh Yên) - nơi T. làm việc. Gặp T., Lực lấy dao dí vào cổ bạn gái khống chế, yêu cầu bạn gái nối lại tình cảm với mình.

Mặc dù T. khóc lóc, van xin nhưng Lực vẫn tiếp tục dí dao vào cổ, đưa nạn nhân nhốt vào phòng. Quá trình khống chế T., Lực còn dùng dao chém vỡ 2 bóng đèn trên trần nhà của Hợp tác xã Green GMC, sau đó tự chém liên tiếp vào đầu mình.

Nhận được tin báo, Công an xã Khánh Vĩnh Yên, Công an huyện Can Lộc đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, triển khai phương án giải thoát cho T.

Sau nhiều giờ lực lượng chức năng vận động, thuyết phục, Lực mới buông dao và thả T. ra.


************

Chồng dùng súng tự chế bắn chết vợ trong đêm

Nguyễn Duy

Chiều 22/8, tin từ UBND xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An, vụ án mạng xảy ra tại gia đình bà Kha Thị H. (SN 1962, trú xã Xá Lượng). 

Chồng dùng súng tự chế bắn chết vợ trong đêm - 1

Lực lượng Công an huyện Tương Dương có mặt tại gia đình bà H. để làm rõ nguyên nhân (Ảnh: CTV).

Khoảng 21h30 ngày 21/8, do mâu thuẫn, ông Lương Văn T. (SN 1962) đã dùng súng tự chế bắn vợ mình. Sau tiếng súng nổ, bà H. gục xuống.

Phát hiện sự việc, người thân và hàng xóm đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu nhưng đã bà H. tử vong sau đó. 

Chồng dùng súng tự chế bắn chết vợ trong đêm - 2

Bà con dân bản tiễn đưa bà H. về nơi an nghỉ cuối cùng (Ảnh: CTV).

Nhận được tin báo, Công an xã Xá Lượng, Công an huyện Tương Dương đã có mặt tại hiện trường, điều tra nguyên nhân.

Hiện ông T. đã bị Công an huyện Tương Dương bắt giữ để phục vụ công tác điều tra.


***********

Ba mẹ con bị bắt oan được bồi thường 5 tỷ đồng

Văn Yên

Ngày 19/8, TAND tỉnh Cao Bằng có quyết định 3 mẹ con bà Nguyễn Thị May (85 tuổi, ở TP Cao Bằng) sẽ nhận bồi thường 5 tỷ đồng từ VKS Quân sự Quân khu 1.

Cụ thể, bà May nhận bồi thường 1,5 tỷ đồng. Hai con bà là Trần Thị Nga (58 tuổi) được bồi thường 1,5 tỷ và Trần Ngọc Hùng (53 tuổi) được bồi thường 2 tỷ đồng.

Ba mẹ con bị bắt oan được bồi thường 5 tỷ đồng - 1

Bà Nguyễn Thị May trong quá trình giải quyết vụ việc. Ảnh: Lê Tuyến.

Về yêu cầu phục hồi danh dự, VKS Quân sự Quân khu 1 phải đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 5 số báo tỉnh Cao Bằng; đồng thời sẽ cấp lại quyết định đình chỉ bị can cho ba mẹ con bà May.

Cũng theo TAND tỉnh Cao Bằng, VKS Quân sự Quân khu 1 sẽ thỏa thuận hợp tác, cùng hoàn thiện các thủ tục pháp lý để giúp gia đình bà May sớm nhận được tiền bồi thường. Gia đình bà May cũng cam kết, sau khi nhận được tiền bồi thường và được đăng báo xin lỗi sẽ không làm đơn khiếu kiện, khiếu nại và phản ánh sự việc tới cơ quan truyền thông.

Theo hồ sơ vụ án, tối 7/2/1988, Thượng úy Lê Danh Tân, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng, trên đường về nghỉ phép ghé nhà bà May ngủ nhờ. 4h hôm sau, người này bị ngã xuống hố phân và tử vong.

Tháng 3/1988, VKS Quân sự tỉnh Cao Bằng (nay là VKS Quân sự Quân khu 1) đã khởi tố ông Trần Ngọc Hùng để điều tra tội Giết người. Tháng 5/1988, bà May và con gái là Trần Thị Nga bị bắt về cùng tội danh.

Tháng 3/1991, VKS Quân sự Quân khu 1 đình chỉ bị can với ba mẹ con bà May vì không đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội. Ba mẹ con bà May được trả tự do.

Tháng 10/2021, gia đình bà May khởi kiện VKS Quân sự Quân khu 1, đề nghị TAND tỉnh Cao Bằng buộc đơn vị gây oan công khai xin lỗi và bồi thường.

Thời gian đầu bà May yêu cầu bồi thường 15 tỷ đồng nhưng sau nhiều buổi làm việc, số tiền chốt lại là 5 tỷ đồng
***********

Đêm định mệnh cứu vợ khỏi kẻ hiếp dâm


Trung QuốcTrở về ký túc xá lúc nửa đêm, bắt gặp đồng nghiệp cưỡng bức vợ, Điền Nhân Tín gây án mạng, sau đó dẫn vợ chạy trốn vào núi sâu.

Ngày 20/2/2014, cặp vợ chồng Điền Nhân Tín và La Mai đến đồn công an thành phố Quý Châu đầu thú. Cả hai gầy guộc, sắc mặt vàng vọt, mệt mỏi. Tín thú nhận đã vô ý giết người khi đi làm thuê ở Chiết Giang 8 năm trước.

Theo lời khai của Tín, khi ấy vợ chồng cùng đến Chiết Giang làm công nhân, không có tiền nên chỉ có thể ở ký túc xá tập thể, không phân biệt nam nữ. Tín và Mai ở chung căn phòng rộng 10 m2 với nam công nhân tên Trương Bình. Vợ chồng ngủ một giường, còn Bình ngủ một giường, ngăn cách bằng tấm rèm vải.

Mai cho biết mỗi ngày sống trong ký túc xá đều sợ hãi bất an, bởi Bình không đứng đắn. Anh ta thường trêu đùa cô, đôi khi vừa nói chuyện vừa động chạm. Một lần Tín không có mặt, Bình đòi sờ ngực và bị cô đẩy ra.

Mai nhiều lần phản kháng nhưng không thể chấm dứt hành vi của Bình. Cô từng nghĩ dọn ra ngoài ở, nhưng sau khi gửi tiền lương về lo cho hai con gái ở quê, số còn lại chỉ đủ vợ chồng tằn tiện sống qua ngày, không thể bỏ ra vài trăm nhân dân tệ thuê nhà.

Mai đành cố chịu đựng ở ký túc xá thêm một thời gian nữa. Nhưng Bình ngày càng quá quắt, đôi khi có mặt Tín, anh ta vẫn chọc ghẹo Mai. Cô cũng không dám nói với chồng vì nghĩ đến Bình cao to hơn hẳn Tín, nếu xung đột chắc chắn chồng cô sẽ chịu thiệt.

Hơn 23h ngày 17/3/2006, khi vợ chồng vừa ngủ, một công nhân khác đột nhiên đến gọi Tín nói có việc cần nhờ. Sau khi Tín rời phòng, Bình xâm phạm tình dục cô trong đêm tối. Mai hoảng sợ, vừa khóc vừa kêu cứu nhưng không ai đáp lại.

Khi Tín trở về, nghe tiếng Mai kêu khóc, anh ta trèo cửa sổ vào và nhìn thấy Mai đang chống cự Bình. Nghe vợ nói bị cưỡng bức, Tín lập tức lao lên đá Bình. Khi hai bên vật lộn, Bình mò được con dao làm bếp gần đó, giơ dao đe dọa. Tín cũng nhặt chai rượu đánh trả Bình.

Mai kể rằng Bình vung dao chém nhưng trượt, bị Tín đập chai vào đầu, ngã xuống đất. Lúc này, Tín nhặt con dao và đâm Bình.

Thấy Bình đã chết, vợ chồng sợ hãi, quyết định bỏ trốn trong đêm. Không biết đi đâu và chỉ có 300 nhân dân tệ trên người, cả hai trốn vào núi sâu.

Cái chết của Bình nhanh chóng được phát hiện. Hai công nhân sống ở tầng 2 nói đêm đó nghe thấy tiếng la hét từ tầng 3, hướng phòng của vợ chồng Tín và Bình, nhưng cả hai khẳng định không nghe thấy tiếng Mai kêu cứu.

Bác sĩ pháp y xác nhận trên cơ thể Bình có hơn 20 vết đâm, vết thương chí mạng ở bên phải cổ.

Vợ chồng Tín biến mất nên cảnh sát phải đến quê nhà Quý Châu của cả hai để điều tra. Dân làng nhận xét Tín là người trung hậu, thật thà, chưa từng thù oán với người trong thôn, cho rằng chắc hẳn Tín bị ép bức quá mức mới gây ra chuyện động trời.

Sau khi ở trong hang động cả đêm, vợ chồng Tín quyết định sống luôn trong núi để trốn cảnh sát. Họ dựng lều bằng vải bạt, kiếm sống bằng cách trồng rau cho nông dân. Ban đầu, cả hai không dám xuống núi, chỉ sống tằn tiện. Sau khi hết sạch đồ dùng, họ quyết định xuống núi mỗi tháng một lần để mua sắm.

Sau ba năm trốn trong núi sâu, hai vợ chồng có thêm hai con, một gái một trai. Họ không dám đến bệnh viện nên phải tự sinh nở. Các con lớn dần, không muốn chúng chịu đựng nghèo khổ, thất học, Tín hạ quyết tâm chấm dứt chuỗi ngày trốn chui trốn lủi sau 8 năm.

La Mai và ba con trước ngôi nhà dột nát ở quê. Ảnh: Xinjing

La Mai và ba con trước ngôi nhà dột nát ở quê. Ảnh: Xinjing

Gia đình bốn người về quê. Họ mặc quần áo rách rưới, gầy trơ xương, chỉ có chị gái của Tín nhận ra em, đưa về nhà chăm sóc. Ngày thứ hai sau khi trở về, hai vợ chồng Tín ra đầu thú.

Tín lập tức bị giam giữ để chờ xét xử. Gia đình Tín cho rằng Bình phạm tội trước, Tín gây án trong khi tự vệ, dù vượt quá giới hạn cũng sẽ không bị phạt nặng. Tuy nhiên, tháng 6/2014, VKSND thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang kết án Tín tù chung thân vì tội cố ý giết người.

Theo gia đình Tín, luật sư được viện kiểm sát chỉ định cho họ từng nói rằng nếu bồi thường cho gia đình Bình từ 100.000 đến 150.000 nhân dân tệ thì có thể được giảm án, nhưng nhà Tín vay nợ khắp nơi chỉ được 10.000 nhân dân tệ.

Năm 2015, vụ án của Tín được chia sẻ lên Internet, nhận nhiều ý kiến tranh cãi từ người dân và các chuyên gia pháp lý. Trước những câu hỏi về "hành vi của nạn nhân có phải là hiếp dâm hay không", "bản án của bị cáo có quá nghiêm khắc hay không", và "hành vi giết người của bị cáo có phải là phòng vệ chính đáng hay không", VKSND thành phố Ôn Châu đăng bài giải thích bản án trên trang mạng xã hội Weibo ngày 18/6/2005.

Theo VKSND, vụ hiếp dâm do Mai khai nhận từ một phía, Bình đã chết, sự việc xảy ra quá lâu nên không có chứng cứ, tòa chỉ có thể nhận định Bình có hành vi xâm hại trái pháp luật với Mai.

Trong quá trình Tín giải cứu Mai, Bình đã dừng hành vi phạm tội, thể hiện ở việc kéo quần, vì vậy hành vi của Tín không cấu thành phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tín đâm nạn nhân hơn 20 nhát rồi bỏ trốn 8 năm, sau đó ra đầu thú nhưng không bồi thường dân sự, vì vậy rất khó để tuyên mức án nhẹ hơn.

Tuệ Anh (Theo Toutiao
***********

Đọc hồi ký Thanh Lan - ‘Bão Tố Cuộc Đời’


Trần Chí Phúc

Được sự ưu ái của tác giả Phạm Thái Thanh Lan, tức nữ danh ca Thanh Lan, ký tặng cuốn hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời” khi vừa mới in xong tại nhà in Xpress Print, Garden Grove, California, tuần trước do quen biết văn nghệ và mình cũng từng xuất bản hai cuốn sách dưới bút hiệu Trần Củng Sơn, nên viết mấy dòng giới thiệu tác phẩm văn xuôi đặc biệt này.

DP-Hoi-Ky-Thanh-Lan
Nữ danh ca Thanh Lan và hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời.” (Hình: Trần Chí Phúc cung cấp)

Khỏi nói, ai cũng biết Thanh Lan là một trong những ca sĩ nổi tiếng trong sinh hoạt ca nhạc của Việt Nam từ mấy chục năm trước.

Sách dày 415 trang với 64 tấm hình của Thanh Lan trải dài từ lúc bé đến lúc thành danh trên sân khấu nghệ thuật. Sách gồm 26 chương, chia làm ba phần.

Phần 1 là “Cội Nguồn,” phần 2 là “Cuộc Biến Động,” và phần 3 là “Người Viễn Xứ.”

Tác giả Phạm Thái Thanh Lan sinh năm 1948 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, cha họ Phạm gốc Hà Nội và mẹ họ Thái gốc Huế. Gia đình vào Sài Gòn sinh sống trước khi đất nước chia đôi theo Hiệp Định Geneva 1954.

Cuốn hồi ký mở ra với Chương 1 và Chương 2 miêu tả cuộc gặp gỡ của cha mẹ Thanh Lan thời trẻ và cuộc sống ở miền Bắc thời Pháp thuộc, lúc Thanh Lan chưa ra đời, nhưng do tác giả nghe người lớn kể mà viết lại.

Dù vậy, câu chuyện vẫn hấp dẫn người đọc.

Cha của tác giả làm thầu khoán xây dựng, mẹ giỏi ngoại ngữ nên công việc làm thoải mái, lương cao, và đời sống của gia đình khá giả ở Sài Gòn.

Thanh Lan học trường Pháp bậc tiểu học và trung học, vào Đại Học Văn Khoa Sài Gòn tốt nghiệp cử nhân Anh Văn trước năm 1975. Vì thế tác giả còn viết hồi ký bằng tiếng Anh, có tựa đề “Tumultuous Life,” rồi tự dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Bão Tố Cuộc Đời.”

Với ý nghĩ kể lại câu chuyện đời mình, qua những thăng trầm lịch sử Việt Nam, bằng cuốn hồi ký Anh Ngữ, tác giả muốn giới trẻ Việt Nam lớn lên ở xứ người hiểu được và cũng để cho mọi người trên thế giới đọc được.

Vì thế, trong bản Việt Ngữ, văn phong tác giả phảng phất lối văn dịch thuật, và đây cũng là nét đặc biệt của “Bão Tố Cuộc Đời.”

Từ Chương 3 đến Chương 8 là cuộc đời hoa mộng của tác giả, trải qua cùng đời sống tự do của dân chúng dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Thanh Lan học dương cầm từ nhỏ, có năng khiếu ca hát, được mời hát trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 13 tuổi, rồi trở thành ca sĩ hát nhạc Pháp, nhạc Anh, cũng như nhạc Việt, được mời đi các nước Âu Châu, Á Châu trình diễn, được mời đóng phim ngoại quốc, được báo giới Sài Gòn bầu là “Ảnh Hậu Nghệ Sĩ năm 1974.”

Hát hay cả nhạc ngoại quốc cùng nhạc Việt, vóc dáng xinh xắn, trình độ đại học (rất hiếm thời kỳ thập niên 1970 tại Sài Gòn), cho nên Thanh Lan rất nổi tiếng, nhất là đối với giới trẻ, học sinh, và sinh viên thời bấy giờ.

Trong phần này, với những sự việc xảy ra ở thủ đô Sài Gòn trước 30 Tháng Tư, 1975, qua ngòi bút của tác giả, làm độc giả lớn tuổi bồi hồi nhớ lại những năm tháng dễ thương thời Việt Nam Cộng Hòa.

Phần 2, “Cuộc Biến Động,” mới là phần nổi bật của hồi ký sau khi Sài Gòn thất thủ, miền Nam tự do bị chế độ độc tài tàn ác của Cộng Sản cai trị. Giống như nhiều người dân miền Nam từ sau Tháng Tư, 1975 cho đến cuối thập niên 1980 tìm cách vượt biển, vượt biên bằng đường bộ trốn khỏi đất nước, Thanh Lan cũng bồng đứa con gái nhỏ từ Sài Gòn đi theo các nhóm ra Vũng Tàu, rồi Bến Tre, lên thuyền ra khơi, nhưng kém may mắn, mấy lần vượt biển thất bại bị công an bắt giam.

Lần đầu Thanh Lan bị nhốt ở trại dành cho dân vượt biển ở gần Vũng Tàu năm 1976 trong nửa năm. Thật thảm thương cho cô ca sĩ xinh đẹp nổi tiếng, tuổi chưa đến 30 phải chịu cảnh giam cầm đau khổ cùng với đứa bé gái. Thời đó lúc tôi chưa vượt biển đã nghe bạn bè kể chuyện Thanh Lan khổ sở trong trại tù Cộng Sản. Bây giờ đọc hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời” mà bồi hồi.

Có nhiều cô gái bất hạnh vượt biển thất bại bị bắt nhốt chịu nhiều đau khổ như một người bạn đã trải qua, nhưng chưa ai viết thành sách, và Thanh Lan đã làm được điều này. Đọc những nỗi buồn ngục tù của tác giả thật thấm thía.

Lần thứ hai vượt biển, thuyền từ Bến Tre ra được ngoài khơi nhưng lại gặp tàu công an bắt và Thanh Lan bị giam ở trại tù Rạch Giá. Đoạn văn cảm động và đặc biệt tả cảnh ca sĩ tù nhân Thanh Lan nửa đêm hát những ca khúc lãng mạn cho các tù nhân khác nghe, những bài hát được gọi là nhạc vàng bị Cộng Sản cấm đoán, nên người dân rất thèm nghe. Thêm một chi tiết đáng nhớ là mấy tên công an trẻ gác tù cũng đứng bên ngoài lén nghe tác giả hát dù hát rất nhỏ.

Thanh Lan viết: “Đêm về, họ ngồi xung quanh tôi bên ánh đèn leo lét của ai đó đã có may mắn được người nhà gửi vào, tôi sẽ lại hát nho nhỏ những bài hát bị cấm của một thời đã mất, những dòng nhạc quý báu trong trái tim mình, họ nín thở mà nghe. Dù cho tôi hãm giọng lại hết sức, họ vẫn muốn nghe rõ từng chữ, môi họ mấp máy như cùng hát với tôi. Khi mọi người trong thành phố đang ngủ, một nhóm tù tội nghiệp vẫn còn thức ở đây, ngồi cạnh bên nhau, cùng đưa nhau về thời hoa mộng ngày xưa.”

Khi được thả từ trại giam Rạch Sỏi về Sài Gòn, Thanh Lan bị bắt nhốt trong trại tù Phan Đăng Lưu vì nghi đã vượt biển thất bại rồi trở về, nhưng sau mấy ngày biết cách khai với công an nên được thả. Từ đó tác giả không còn nghĩ đến chuyện vượt biển nữa.

Mãi đến cuối năm 1993, diễn viên điện ảnh Thanh Lan đóng vai chính trong cuốn phim “Tình Người,” do đạo diễn Lê Tuấn ở California thực hiện, và tác giả được giấy phép rời Việt Nam để sang Thái Lan tới tòa đại sứ Hoa Kỳ mà xin chiếu khán vào Mỹ để dự buổi ra mắt phim này. Ban tổ chức đã nhờ một vị dân biểu Mỹ ở Orange County can thiệp và cuối cùng Thanh Lan đặt chân tới xứ sở tự do vào đầu năm 1994 sau 19 năm bôn ba tìm đường ra khỏi đất nước. Cũng trong năm 1994 này, Thanh Lan làm đơn xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ và được chấp thuận.

Phần 3, “Người Viễn Xứ,” kể lại những sinh hoạt nghệ thuật của ca sĩ Thanh Lan nơi hải ngoại từ năm 1994 cho đến năm 2020 là năm thế giới bị đại dịch COVID-19 để tác giả viết chương cuối hoàn tất cuốn hồi ký.

Dù là một ca sĩ nổi tiếng nhưng khi viết hồi ký tác giả không bàn nhiều về sinh hoạt trong giới ca nhạc, chỉ kể những mảnh đời của mình bên cạnh người thân kèm theo những sự kiện xã hội đất nước. Qua những dòng chữ đó, độc giả thấy được bức tranh tổng quát hoàn cảnh quê hương suốt mấy chục năm.

Một điểm cần biết là tác giả Phạm Thái Thanh Lan đã đổi tên những nhân vật được ghi trong hồi ký như tên chồng, tên bằng hữu, tên con gái với lý do tôn trọng quyền riêng tư của họ, chỉ nêu tên những nhân vật nổi tiếng với sự cân nhắc rằng không ảnh hưởng đến họ. Đây cũng là một nét đặc biệt của hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời.”

Và đây cũng là một điều cần lưu ý vì khi mình nêu tên một cá nhân nào đó hoặc đưa một bức ảnh có người nào đó cho dù là bạn bè ra công chúng thì nếu họ không thích sẽ có rắc rối xảy ra.

Năm nay tác giả Phạm Thái Thanh Lan đã 74 tuổi, làm được một việc quan trọng là phát hành cuốn hồi ký bằng tiếng Anh và tiếng Việt ghi lại thăng trầm cuộc đời của mình để bằng hữu, người hâm mộ, giới trẻ thuộc thế hệ sau biết thêm về tác giả và những kỷ niệm lịch sử quê nhà.

Cuốn hồi ký xứng đáng được có trong tủ sách gia đình với nội dung phong phú và những cảm xúc thật lòng của người viết. Tác giả thức khuya mỗi đêm, viết tay, rồi gõ chữ bằng máy vi tính suốt bốn năm để hoàn tất tác phẩm, với cảm giác của một người sáng tác vừa sinh đứa con nghệ thuật, nhất là chữ nghĩa thì thật là sảng khoái. Chúc mừng nhà văn Phạm Thái Thanh Lan, ca sĩ Thanh Lan!

Buổi ra mắt hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời” của Thanh Lan sẽ diễn ra từ 2 giờ chiều đến 7 giờ tối Chủ Nhật, 21 Tháng Tám, tại nhà sách Tự Lực, 14318 Brookhurst Street, Garden Grove, CA 92843. Tác giả sẽ ký tên vào sách cho người hâm mộ.

Liên lạc tác giả: catherinepham2005@yahoo.com, hoặc gởi thư về PO Box 8804, Newport Beach, CA 92658. [đ.d.]


***********

Cuộc đời lạ thường của người phụ nữ phát minh ra sóng Wifi: Tài và ...

Lưu Ly

Vừa là đại minh tinh, vừa là nhà phát minh tài năng đặt nền móng cho Wifi: Đó là câu chuyện chưa kể về biểu tượng sắc đẹp một thời làm chao đảo cả Hollywood.

Wifi là một dịch vụ quá đỗi phổ biến, gần như không thể thiếu trong xã hội hiện đại ngày nay. Nhưng ít ai biết rằng “người mẹ” đã thai nghén ra nó lại không được người đương thời ghi nhận xứng đáng với phát minh vĩ đại của mình.

Nữ diễn viên xinh đẹp gốc Áo, Hedy Lamarr từng một thời làm chao đảo cả Hollywood vì vẻ ngoài kiều diễm của mình. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn bên dưới mái tóc đen tuyền của Lamarr là một bộ óc rất thông minh. Và chính bà đã sử dụng trí thông minh ấy để phát minh ra một công nghệ mới – nền tảng cho một loại hình dịch vụ có thể bắt gặp ở mọi nơi ngày nay - Wifi.

Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện về cuộc đời đầy thăng trầm của Hedy Lamarr - biểu tượng sắc đẹp của Hollywood – cùng những hé mở về trí thông minh sắc sảo đã không được người cùng thời đánh giá đúng mực.

Trí tuệ vượt trội từ khi còn nhỏ

Sinh ngày 9 tháng 11 năm 1914 ở Vienna, Áo, Lamarr đã sớm thể hiện một trí tuệ vượt trội ngay từ khi còn nhỏ.

Cha bà vẫn thường trò chuyện với cô con gái về hoạt động bên trong của máy móc, và dưới sự khuyến khích của ông, Lamarr đã thử tháo hộp nhạc khi mới 5 tuổi để xem hoạt động bên trong như thế nào. Bà cũng thể hiện tài năng về ngôn ngữ khi có thể nói tới 4 thứ tiếng khi mới lên 10 tuổi.

Nhưng ấn tượng mạnh mẽ nhất của mọi người về Hedy Lamarr là ngoại hình đầy cuốn hút. Năm 16 tuổi, bà lọt vào mắt xanh của đạo diễn điện ảnh Max Reinhardt, người từng say sưa nói rằng vẻ đẹp của bà là vô song ở châu Âu - và thậm chí trên toàn thế giới.

Cuộc đời lạ thường của người phụ nữ phát minh ra sóng Wifi: Tài và sắc song hành - Ảnh 1.

Từ đó, cuộc đời của Lamarr rẽ sang hướng khác. Bà học diễn xuất tại trường kịch nghệ Reinhardt ở Berlin và giành được vai diễn trong bộ phim năm 1930 có tên Geld auf der Straβe (“Money on the Street”).

Thành công ban đầu này đã dẫn đến một bộ phim năm 1933 gây chấn động thế giới - Ekstase, hay Ecstasy. Dù bộ phim có gây ra những tranh cãi nhất định, Hedy Lamarr cũng đã dánh dấu tên tuổi mình trên màn ảnh. Và những hào quang chỉ mới bắt đầu.

Từ bà nội trợ buồn tủi đến minh tinh Hollywood

Khi sự nghiệp đang lên, Hedy Lamarr lọt vào mắt xanh của một thương gia người Áo. Rất nhanh chóng, ông này đã tán tỉnh bà và hai người kết hôn vào năm 1933.

Nhưng Lamarr - giống như một nhân vật mà bà từng thủ vai - bị mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Chồng bà – ông Mandl - cấm Lamarr diễn xuất, thậm chí còn biến người vợ tài năng sáng giá của mình thành một bà nội trợ suốt ngày ở nhà để phục vụ, mua vui cho bạn bè,

“Tôi giống như một con búp bê,” Lamarr nhớ lại. “Giống như một món đồ, một đối tượng nghệ thuật bị kiểm soát, bị giam cầm, không có tâm trí, không có cuộc sống riêng.”

Cuộc đời lạ thường của người phụ nữ phát minh ra sóng Wifi: Tài và sắc song hành - Ảnh 2.

Mệt mỏi vì những đêm dài phải phục vụ Mandl và bạn bè của ông ta, Lamarr âm mưu bỏ trốn. Năm 1937, bà trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân đầy ám ảnh và chuyển đến London.

Ở đó, định mệnh đã đưa bà gặp Louis B. Mayer. Cùng nhau, cả hai bắt đầu hành trình vượt Đại Tây Dương đến xứ cờ hoa.

Cuộc đời Lamarr tiếp tục sang trang khi bà đặt chân lên đất Mĩ. Cái tên Lamarr ngay lập tức gây tiếng vang lớn ở Hollywood. Trong 10 năm, bà liên tiếp được ngợi ca khi tham gia hàng loạt những dự án phim đình đám của Hollywood.

Cuộc đời lạ thường của người phụ nữ phát minh ra sóng Wifi: Tài và sắc song hành - Ảnh 3.

Nhưng kể cả khi đang trong đỉnh cao của sự nghiệp diễn xuất, Lamarr vẫn chưa bao giờ quên niềm vui sướng khi khám phá chiếc hộp âm nhạc ngày nào. “Bộ não của con người thú vị hơn vẻ bề ngoài,” bà từng chia sẻ.

Và khi châu Âu dậy sóng vì Thế chiến II, Hedy Lamarr bắt đầu nghĩ cách có thể sử dụng trí óc một cách hữu ích hơn cho xã hội.

Trí tuệ của một nhà phát minh thiên tài

Ít ai biết rằng Hedy Lamarr luôn giữ cho sự tò mò sôi sục trong cơ thể, kể cả khi ở Hollywood. Ban ngày, bà vẫn là một diễn viên, nhưng khi đêm xuống, bà vui thích với công việc nghiên cứu và phát minh, với những thành quả như một loại đèn giao thông mới hay một viên nén có ga để làm nước ngọt. Và khi Lamarr đến với doanh nhân sáng tạo Howard Hughes, bà càng có điều kiện đã phát triển sở thích phát minh.

Không giống những người đàn ông khác ở Hollywood, Hughes rất ủng hộ đam mê của Lamarr và thậm chí đã từng gọi bà là “thiên tài”. Với sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hughes, Lamarr đã có phát minh vĩ đại nhất cho mình vào năm 1940.

Cuộc đời lạ thường của người phụ nữ phát minh ra sóng Wifi: Tài và sắc song hành - Ảnh 4.

Trong một bữa tiệc tối, Lamarr bắt chuyện với nhà phát minh George Antheil về cuộc chiến lan rộng ở châu Âu. Khi nghĩ lại những bữa tối nhàm chán mà bà đã phải tổ chức cho chồng cũ Mandl và những người bạn của ông ta, Lamarr và Antheil chợt nảy sinh một ý tưởng về cái gọi là “nhảy tần”.

Nhảy tần là kĩ thuật cho phép thay đổi tần số giữa máy bay và ngư lôi dẫn đường để kẻ thù không thể làm nhiễu tín hiệu vô tuyến. Do các tín hiệu liên tục thay đổi, kẻ thù sẽ không thể dự đoán được.

Cuộc đời lạ thường của người phụ nữ phát minh ra sóng Wifi: Tài và sắc song hành - Ảnh 5.

Lamarr rất đam mê với khoa học. Ảnh: Forbes.

Phát minh này mang lại cho Lamarr và Antheil bằng sáng chế vào năm 1942, tuy nhiên Hải quân Hoa Kỳ vẫn quyết định không áp dụng tính năng nhảy tần vào hoạt động quân sự. Và Lamarr vẫn nỗ lực hết mình để hỗ trợ cho quân đội Mỹ trong chiến tranh thế giới II, bằng vị thế và quyền lực minh tinh của mình, không phải bằng phát minh thiên tài bị bỏ qua kia.

May mắn thay, thành quả của Hedy Lamarr đã không hoàn toàn trở nên lãng phí. Ý tưởng của bà về sau sẽ được sử dụng để phát triển các công nghệ WiFi, Bluetooth và GPS hiện đại. Và Lamarr một ngày nào đó sẽ được công nhận là "Mẹ đẻ của WiFi"

Bi kịch của một trang tuyệt sắc giai nhân

Nửa sau cuộc đời, trí tuệ thiên tài của Lamarr hoàn toàn bị che mờ bởi những drama liên quan đến đời tư. Cùng với đó, 6 cuộc hôn nhân và cuốn tự truyện gây tranh cãi là đề tài khai thác triệt để của những trang báo lá cải. Và vụ bắt giữ vì tội ăn cắp đồ vào năm 1966 và 1991 cũng đẩy bà vào tâm điểm chú ý của dư luận.

Thông tin về những năm cuối đời của bà vẫn là một bí ẩn, vì bà nổi tiếng là một người sống ẩn dật, hiếm khi xuất hiện ra công chúng. Những gì được biết là bà qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 2000, ở tuổi 85. Nguyên nhân cái chết sau đó được tiết lộ là do bệnh tim.

Cũng trong những năm cuối đời, Lamarr rơi vào tình trạng tự căm ghét chính mình. Bà từng viết rằng khuôn mặt xinh đẹp của mình “đã mang đến bi kịch và đau khổ trong suốt 5 thập kỷ. Khuôn mặt của tôi là một chiếc mặt nạ không thể tháo ra: Tôi phải luôn sống chung với nó. Tôi nguyền rủa nó ”.

Cuộc đời lạ thường của người phụ nữ phát minh ra sóng Wifi: Tài và sắc song hành - Ảnh 6.

Nhưng ngay cả khi hào quang của Hedy Lamarr lụi tàn trước khi bà qua đời, bộ óc thiên tài và những phát minh của bà vẫn không bao giờ bị lãng quên. Vào những năm 1960, công nghệ nhảy tần lần đầu tiên được áp dụng trong quân đội Mĩ. Trong những thập kỷ sau đó, nó đã thay đổi thế giới một cách không thể ngoạn mục hơn, với những ứng dụng toàn cầu như WiFi và Bluetooth. Và Lamarr cũng lần lượt được các tổ chức quốc tế ghi nhận đóng góp vĩ đại cho ngành kĩ thuật vô tuyến.

Có thể nói, trong suốt cuộc đời của mình, Hedy Lamarr được ghi nhớ chủ yếu nhờ sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, hơn tài năng khoa học kĩ thuật. Nhưng chính trí tuệ của bà mới là thứ quý giá hơn cả, và sau này cũng mang lại cho Lamarr sự ghi nhận xứng đáng.

Cuộc đời lạ thường của người phụ nữ phát minh ra sóng Wifi: Tài và sắc song hành - Ảnh 7.

Cuộc đời Lamarr giống như một vai diễn mà bà từng đảm nhận trong bộ phim Ziegfeld Girl năm 1941, trong đó bà tái hiện hình ảnh một người phụ nữ quyến rũ với chiếc mũ đội đầu đầy các ngôi sao lung linh. Nhưng những ngôi sao ấy dù có chói lọi đến đâu, tỏa sáng đến đâu cũng không thể so sánh với trí tuệ sáng ngời của người phụ nữ đang đội chúng trên đầu.

Theo Allthatsinteresting


************

Thái tử Dubai đi tàu điện ngầm như người thường ở Anh


Thái tử Hamdan bin Mohammed Al Maktoum không mặc đồ truyền thống khi đi tàu điện ngầm ở London, nhân chuyến du lịch đến Anh cùng gia đình.

Trong bức ảnh được Thái tử Dubai chia sẻ lên tài khoản Instagram 14,5 triệu người theo dõi, anh mặc đồ như dân thường, thay vì trang phục truyền thống, đứng cạnh người bạn tên Badr Ateej trên một chuyến tàu ngầm ở thủ đô London. "Chúng tôi còn cả chặng đường dài phải đi và Badr thì có vẻ chán rồi", bức ảnh được chú thích.

Bức ảnh cho thấy Hamdan bin Mohammed Al Maktoum đứng giữa một toa tàu đông đúc, tuy nhiên hành khách đi tàu có vẻ không nhận ra sự hiện diện của anh.

"Những con người kia không hay biết họ đang đi cùng ai", một người theo dõi bình luận.

attachment
Thái tử Hamdan trên chuyến tàu điện ngầm London tuần trước. Ảnh: Instagram Faz3

Theo Mail, chuyến du lịch tới London của Al Maktoum cùng gia đình, bạn bè được anh cập nhật lên trang Instagram và thu hút nhiều lượt like, bao gồm các ngôi sao bóng đá như Cristiano Ronaldo và Paul Pogba cũng như cựu đội trưởng cricket Anh Kevin Pietersen.

Thái tử Hamdan, thường được gọi là Fazza, có thể không được nhận ra trên chuyến tàu trên nhưng trong lần đến London tháng trước, một bà mẹ và con trai đã nhận ra anh trong đoạn video "gây sốt". Video, do người bạn của Fazza là Ahmad Jaber Al Harbi, chia sẻ lên mạng kèm chú thích: "Khi một người Dubai nhìn thấy Fazza ở London".

Thái tử Hamdan bin Mohammed Al Maktoum từng nổi tiếng khi gặp gỡ Hoàng tử William nhân dịp Công tước xứ Cambridge có chuyến thăm tới UAE dự sự kiện Expo 2020. Đây là lần đầu tiên World Expo được tổ chức ở các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất và cũng là sự kiện lớn nhất diễn ra tại khu vực này.

warning
attachment

William và Thái tử Hamdan trò chuyện trong sự kiện Expo 2020. Ảnh: PA

Thái tử Hamdan được biết đến là người thích thăm thú đây đó và thường được nhìn thấy xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Theo những chia sẻ trên Instagram, sau khi rời London, Hamdan đến thủ đô Belgrade của Serbia, nơi anh ghé thăm các triển lãm và đăng bức tranh treo tường về ngôi sao quần vợt Novak Djokovic.

Hamdan, 39 tuổi, là con trai thứ hai của Quốc Vương Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum, cũng là Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Nhà nước Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE). Anh từng đứng thứ tư trong danh sách 'Các nhân vật hoàng gia quyến rũ nhất thế giới' năm 2009 do tạp chí Forbes bình chọn. Ngoài vẻ đẹp trai cuốn hút, Thái tử Hamdan còn có tài làm thơ, cưỡi ngựa, thích các môn thể thao mạo hiểm như nhảy dù và đi du lịch.


***********

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ


Where Children Sleep (Nơi trẻ em ngủ) là một bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Anh James Mollison. Anh đã đi khắp nơi để chụp những căn phòng ngủ của trẻ em trên khắp thế giới từ Mỹ, Mexico, Brazil, Anh, Ý, Israel đến Kenya, Senegal, Lesotho, Nepal, Trung Quốc và Ấn Độ - cùng với chân dung của chính những đứa trẻ.

Sự khác biệt giữa mỗi đứa trẻ và phòng ngủ của chúng cho thấy chênh lệch giàu nghèo lớn: Kaya ở Tokyo có người mẹ sẵn sàng chi 1.000 đô la mỗi tháng cho những chiếc váy của con; trong khi Bilal - cậu bé chăn cừu người Bedouin ngủ ngoài trời với đàn dê của cha mình; và cô gái người Nepal Indira thì làm việc trong một mỏ đá granit từ khi mới 3 tuổi.

“Tôi hy vọng bộ ảnh sẽ mang đến một cái nhìn về cuộc sống của một số trẻ em đang sinh sống trong những hoàn cảnh rất đa dạng khắp thế giới", James nói.

Indira, 7 tuổi, đến từ Kathmandu, Nepal

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 1.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 2.

Bilal, 6 tuổi, đến từ Wadi Abu Hindi, Bờ Tây

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 3.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 4.

Ahkohxet, 8 tuổi, đến từ Amazonia, Brazil

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 5.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 6.

Alex, 9 tuổi, đến từ Rio de Janeiro, Brazil

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 7.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 8.

Bikram, 9 tuổi, đến từ Melamchi, Nepal

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 9.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 10.

Tzvika, 9 tuổi, đến từ Beitar Illit, Bờ Tây

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 11.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 12.

Douha, 10 tuổi, đến từ Hebron, Bờ Tây

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 13.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 14.

Joey, 11 tuổi, đến từ bang Kentucky, Mỹ

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 15.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 16.

Lamine, 12 tuổi, đến từ làng Bounkiling, Senegal

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 17.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 18.

Prena, 14 tuổi, đến từ Kathmandu, Nepal

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 19.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 20.

Cô bé ẩn danh, 9 tuổi, đến từ Bờ Biển Ngà

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 21.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 22.

Rhiannon, 14 tuổi, đến từ Darvel, Scotland

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 23.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 24.

Nantio, 15 tuổi, đến từ Lisamis, Bắc Kenya

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 25.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 26.

Risa, 15 tuổi, đến từ Kyoto, Nhật Bản

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 27.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 28.

Netu, 11 tuổi, đến từ Kathmandu, Nepal

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 29.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 30.

Roathy, 8 tuổi, đến từ Phnom Penh, Campuchia

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 31.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 32.

Jasmine (Jazzy), 4 tuổi, đến từ bang Kentucky, Mỹ

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 33.

Bộ ảnh căn phòng ngủ của trẻ em khắp nơi trên thế giới với sự khác biệt bất ngờ - Ảnh 34.

Nguồn: Bored Panda


************

Cô gái GenZ "mê" sống tối giản: 5 năm không ...

PHAN

“Nhiều người sẽ cảm thấy tiết kiệm một chai nước suối, không dùng một chiếc ống hút cũng chẳng có tác dụng gì. Tôi nguyện tin rằng mỗi một chiếc ống hút đều có thể cứu được một chú rùa biển ngoài khơi xa. Mặc dù không thể thay đổi quá nhiều, nhưng cứu được một con động vật cũng là có ý nghĩa. Nên cho dù là một mảnh nylon nhỏ nhoi, tôi cũng sẽ tiết kiệm”.

Cuộc sống "không giấy"

Nếu trong nhà không có giấy, cuộc sống sẽ có những thay đổi gì?

Đối với những người quen sử dụng giấy vệ sinh, giấy in ấn, túi giấy, thì cuộc sống không có giấy thật sự khó tưởng tượng nổi. Hẳn rằng không ít người đều trải qua một lần vào nhà vệ sinh bị hết giấy hoặc quên mang giấy.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 1.

Nhưng đối với blogger bảo vệ môi trường @Một chiếc túi, sự thiếu vắng giấy gần như không ảnh hưởng đến cuộc sống của cô. Hơn nữa, cô đã không dùng giấy hơn 5 năm nay.

Hơn 2 năm vừa qua, nữ blogger dùng vòi xịt thay thế cho giấy vệ sinh.

Dùng khăn thay thế cho giấy ăn và giấy nhà bếp. Đương nhiên, đối với những bề mặt quá bẩn, cô sẽ dùng áo thun cũ hoặc quần thun bỏ đi để làm khăn lau.

Những lúc hắt xì hơi hoặc chảy nước mũi, cô sẽ chạy vào nhà vệ sinh để dùng nước rửa. Nếu như đang ở ngoài đường, cô sẽ dùng chiếc khăn sạch lúc nào cũng chuẩn bị trong túi.

Nếu có khách đến nhà thì làm sao?

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 2.

Những lần đi mua đồ ăn đựng bằng hộp của mình, cửa hàng thường cho thêm khăn giấy. Cô sẽ mang giấy này về nhà để dành phòng cho những lúc có bạn bè đến nhà chơi.

Ngoài ra, nữ blogger gần như không sử dụng giấy văn phòng phẩm, vì những việc cần dùng đến giấy hầu như đều có thể hoàn thành bằng máy tính.

Nếu phải viết danh sách mua sắm hoặc để lại lời nhắn cho bạn cùng phòng, cô sẽ viết trên mặt sau của những hóa đơn đã mua trước đó.

“Cai” sử dụng giấy hơn 2 năm, một người thích bảo vệ môi trường như nữ blogger, đã loại bỏ hết những thói quen không tốt, vì thế lúc nào cũng tràn đầy cảm giác thành tựu và hạnh phúc.

Ngoài chủ nghĩa bảo vệ môi trường, nữ blogger còn yêu thích phong cách sống lành mạnh.

Thấm nhuần thói quen tiết kiệm và bảo vệ môi trường từ nhỏ

Nữ blogger tên thật là Tô Nhất Cách, năm nay 24 tuổi, dân mạng thường gọi cô với cái tên dễ thương là Đại Tử (tạm dịch: chiếc túi).

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 3.

Khi còn đi học ở Toronto (Canada), Đại Tử đã bắt đầu cuộc sống bảo vệ môi trường. Tư tưởng này đã được thấm nhuần từ nhỏ bởi cách giáo dục của bố mẹ.

Đại Tử lớn lên trong gia đình luôn đề cao thói quen tiết kiệm, từ nhỏ đã biết dùng túi thân thiện với môi trường. Mẹ cô sở hữu tủ quần áo với những bộ đồ có tuổi đời hơn 10 năm, dùng chiếc quạt máy gần 20 năm.

Đại Tử nhớ thuở nhỏ, mỗi lần lười nấu cơm, bố sẽ cầm chiếc nồi trong nhà ra thẳng cửa hàng gần nhà mua món ăn mang về. Như vậy, vừa giảm thiểu sử dụng túi nylon và hộp nhựa vừa tốt cho sức khỏe.

Cứ như thế, Đại Tử lớn lên với những thói quen tiết kiệm. “Bất kể giàu hay nghèo, lãng phí là một chuyện đáng xấu hổ”, quan niệm này đã ăn sâu trong tiềm thức của nữ blogger.

Tuy nhiên, thời điểm này, Đại Tử vẫn chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường, cho đến khi lên cấp 3, cô xem được bộ phim tài liệu “Vương quốc nhựa” (Plastic China: một bộ phim tài liệu Trung Quốc năm 2016 mô tả cuộc sống của hai gia đình kiếm sống bằng rác thải nhựa nhập khẩu từ các nước phát triển).

Đại Tử bắt đầu cuộc sống bảo vệ môi trường trên mọi phương diện ở những năm đại học ở Toronto, nơi có siêu thị cung cấp hoạt động đổi chai nhựa lấy tiền hoặc đồ dùng thay thế. Nhờ đó, cô đã đổi về không ít màu vẽ phục vụ cho khóa học mỹ thuật của mình.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 4.

Khi muốn trồng hoa, cô có thể xin cây con của hàng xóm chiết ra và đôi bên cùng trao đổi kinh nghiệm trồng cây.

Đại Tử còn tham gia nhóm bảo vệ môi trường, chia sẻ kinh nghiệm phân loại rác thải và những kiến thức làm sao để trái đất xanh sạch đẹp hơn.

Tiết kiệm nhưng không phải cứng nhắc, gò bó cuộc sống trở nên khắc khổ

Tháng 4/2020, Đại Tử bắt đầu chia sẻ những clip bảo vệ môi trường trên nền tảng Bilibili.

Giảm thiểu bao bì

Trừ tình huống bất khả kháng như cách ly trong đại dịch thì cô kiên quyết không đặt đồ ăn qua mạng, không uống nước đóng chai.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 5.

Khi đi siêu thị, cô sẽ mang theo túi thân thiện môi trường (đựng các loại hạt hoặc thực phẩm có kích thước nhỏ), túi vải (đựng đồ dùng) hoặc túi lưới (đựng trái cây).

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 6.

Nếu mua đậu phụ, dưa muối hoặc những loại thực phẩm có nước, cô sẽ đựng bằng hộp kim loại.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 7.

Nếu không muốn nấu cơm, Đại Tử sẽ mang hộp ra quán mua mang về.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 8.

Muốn uống trà sữa, cô cũng tự mang theo ly giữ nhiệt của mình. Ở một số cửa hàng, nếu tự mang ly đựng, khách hàng sẽ được giảm giá hoặc miễn phí “upsize”.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 9.

Nhặt được cành cây ngoài đường, Đại Tử sẽ dùng nó như chiếc giá treo trên tường.

Khi mua sắm trên mạng, Đại Tử sẽ ghi chú trong hồ sơ rằng: Bảo vệ môi trường, xin đừng tặng quà, đừng đóng gói quá đà, tổn thất tôi tự chịu, vẫn sẽ đánh giá tốt.

Tự chế và sử dụng đồ thân thiện với môi trường

Ngoài việc hạn chế sử dụng bao bì, Đại Tử còn tự làm rất nhiều thứ, thay thế cho đồ nhựa dùng một lần.

Đại Tử tự làm khăn lau, sáp ong, tùng hương. Cô còn tự chế bột giặt đồ, nước xả vải.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 10.

Đại Tử dùng mướp khô, cùi dừa để làm vật dụng tẩy rửa, thân thiện với môi trường.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 11.

Cô dùng vỏ cam và giấm ngâm 2 tuần để làm nước tẩy rửa nhà bếp, vừa có tính tẩy cao lại vừa thơm.

So với nhiều người đắn đo không biết mua loại dầu mỹ phẩm nào, Đại Tử lại đơn giản đến khó tin. Cô sử dụng dầu trái bơ, dầu hạt nho, dầu ô liu… Thậm chí cô còn hạn chế dùng mỹ phẩm chăm sóc da vì quan niệm rằng rèn luyện cơ thể, sống lành mạnh là căn nguyên của cái đẹp.

Đại Tử nói: “Sản phẩm bảo vệ môi trường đúng đắn nhất không phải là những thứ tôi chia sẻ trong clip, mà chính là những sản phẩm bạn đã và đang dùng. Tái chế và tái sử dụng đã là biện pháp bảo vệ môi trường thực tế nhất rồi”.

Mua đồ secondhand

Ngoài giảm thiểu sử dụng nhựa, mua đồ secondhand cũng là một nguyên tắc sống của Đại Tử.

Hầu như đồ dùng nội thất và quần áo (trừ nội y), Đại Tử đều “nhặt” về hoặc mua qua tay.

Ví dụ như khi học ở Toronto, Đại Tử đã mua 4 chiếc ghế gỗ thật qua tay, giá bán ở cửa hàng 1.000 NDT (hơn 3,4 triệu đồng), nhưng cô chỉ tốn 250 NDT (hơn 850 nghìn đồng) cho 4 chiếc. Tốt nghiệp về nước, cô còn có thể thanh lý lại.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 12.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 13.

Bàn và ghế trang điểm tổng cộng 120 NDT (hơn 410 nghìn đồng).

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 14.

Thảm trải sàn là của người khác vứt trên đường, Đại Tử nhặt mang về.

Ở Thượng Hải năm 2021, Đại Tử đến chợ đồ cũ mua được nguyên một bộ dụng cụ “chất chơi” mà chỉ tốn 1.000 NDT. Chỉ cần xử lý sạch, đều có thể dùng trang trí nhà, vừa tinh tế vừa tiết kiệm.

Song, người nhiệt huyết với bảo vệ môi trường như Đại Tử cũng không phải là “thánh tăng khổ cực”. Cô cũng là thiếu nữ yêu cái đẹp, thích trang điểm.

Chỉ là cô cố gắng mua sản phẩm thân thiện với môi trường, không lãng phí, hoặc trao đổi mỹ phẩm với bạn bè.

Khi chuẩn bị trở về nước, cô phải thanh lý toàn bộ đồ đạc trong nhà trọ. Không tiện tặng từ thiện cũng không thể trao đổi, thế là Đại Tử lau chùi từng món đồ sạch sẽ, sau đó phân loại vào các thùng khác nhau, sau đó đặt trước cửa nhà cho những ai cần đến lấy.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 15.

Bất kể ở phương diện nào, Đại Tử luôn hy vọng những đồ mình sử dụng đều có thể phân hủy ngắn hạn nhất, hoàn thành vòng tuần hoàn của tự nhiên.

Chia sẻ phong cách sống bảo vệ môi trường, lan tỏa thú vui ý nghĩa cho giới trẻ

Đại Tử mang tư tưởng của mình lên mạng xã hội. Đương nhiên cô gặp phải rất nhiều khó khăn.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 16.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 17.

Khi muốn lấy ví dụ người thật việc thật giống mình, Đại Tử khó tìm được người trẻ có cuộc sống bảo vệ môi trường và chia sẻ lên mạng như cô.

“Mặc dù ít người chia sẻ điều này như tôi, nhưng tôi tình nguyện làm tiên phong, biến bảo vệ môi trường thành sở thích trong giới trẻ. Phong cách sống lành mạnh, tiết kiệm, có thể học thêm kiến thức, nắm vững kỹ năng, tôi tin rằng giới trẻ cũng sẽ thích thú với điều này mà thôi”.

Hiện tại nhóm theo đuổi chủ nghĩa tối giản và bảo vệ môi trường trên Douban của Đại Tử có hơn 30 nghìn thành viên. Nhiều người chia sẻ cuộc sống của mình trong nhóm.

Tuy nhiên, Đại Tử cũng chịu nhiều ý kiến tiêu cực:

“Nếu cô muốn bảo vệ môi trường thì nên cạo trọc đầu, như vậy sẽ tiết kiệm được dầu gội đầu”.

“Tự mang ly đi mua trà sữa? Vậy tại sao không tự nuôi bò lấy sữa, tự trồng trà luôn đi?”.

Những ý kiến này khiến Đại Tử vô cùng buồn bã và đau đầu. Cô luôn nhấn mạnh trong những clip của mình rằng cô không phải tiết kiệm một cách khắc khổ và cứng nhắc, chỉ là cố gắng không làm hại đến môi trường mà thôi.

Cô gái GenZ mê sống tối giản: 5 năm không dùng giấy, tìm đủ mọi cách để bảo vệ môi trường bất chấp lời ra tiếng vào - Ảnh 18.

Hơn hết, cô luôn khuyên mọi người rằng: “Nên cố gắng tìm thấy sự cân bằng giữa việc yêu thương bản thân và trân quý Trái đất”.

Đại Tử quan niệm: “Nỗ lực của một người mặc dù chỉ là hạt cát trong sa mạc, nhưng nếu kiên trì, nó cũng có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người xung quanh. Bạn có thể làm nhiều điều cho hành tinh này hơn bạn tưởng”.

Nguồn: Zhihu


**********

Tìm chồng cũ vay tiền khi mẹ ốm, điều bất ngờ xảy ra khiến tôi trào nước mắt


Mẹ ốm, tôi tìm chồng cũ vay tiền, gói đồ anh đưa khiến tôi trào nước mắt. Người phụ nữ kể, tôi và chồng cũ là bạn học cấp 3, anh ấy theo đuổi tôi nhiều năm trước khi tôi đồng ý cưới. Trong mắt tôi, anh ấy không đẹp trai, gia đình cũng chẳng phải diện quá giàu có, nên ban đầu tôi không chọn.

Lúc theo đuổi tôi, chồng cũ nói muốn tôi hạnh phúc. Khi chia tay anh nói tình cảm anh dành cho tôi không hề thay đổi. Cuối cùng tôi cũng bị anh ấy làm cho cảm động và chấp nhận làm bạn gái.

Sau khi tốt nghiệp, theo sắp xếp của gia đình, tôi vào một doanh nghiệp nhà nước làm việc, còn chồng cũ của tôi trở thành nhân viên kinh doanh.

Chồng cũ của tôi là người hiền lành, chiều chuộng tôi mọi thứ. Nhưng tôi vì nghĩ mình đẹp, lại được anh chiều nên thái độ với anh không tốt, nhiều khi lên cơn bực còn lập tức mắng anh ấy. Vậy nhưng cưới được tôi, anh ấy thấy rất hạnh phúc. Anh ấy không để tôi thiếu thứ gì, thậm chí còn mua cả ô tô trước lúc kết hôn.

Chồng cũ của tôi nấu ăn rất ngon. Anh thường nấu bữa sáng trước khi gọi tôi dậy. Cuối tuần, chúng tôi cùng nhau đi dạo một vòng rồi anh đưa tôi về nhà bố mẹ đẻ. Tôi nói rằng tôi chưa vội muốn có con, anh cũng đồng ý.

Có được người chồng như vậy nhưng tôi lại nghĩ rằng anh ấy quá tẻ nhạt, và tôi cảm thấy không có đam mê trong cuộc sống. Sau một lần tôi gặp lại bạn trai cũ, chúng tôi bắt đầu liên lạc. Bạn trai cũ nói rằng trong lòng anh ấy vẫn yêu tôi và chờ đợi tôi suốt bao nhiêu năm, tôi lại bật khóc vì cảm động mới ngây dại chứ.

Tôi lừa dối chồng nhiều lần để đi với bạn trai cũ. Cứ tưởng rằng chồng tôi sẽ không bao giờ phát hiện ra, nào ngờ...

Sau khi chồng tôi biết chuyện, anh ấy rất buồn và nói rằng nếu tôi chia tay bạn trai cũ, anh ấy sẽ bỏ qua. Tôi đồng ý, nhưng rồi lại vẫn nói dối để liên lạc với người yêu cũ vì không dứt ra được. Chồng tôi không thể chịu đựng được nữa nên đuổi tôi ra khỏi nhà. Chẳng bao lâu sau chúng tôi ly hôn. Chồng tôi chia cho tôi 300 triệu để ra đi, vàng cưới anh cũng để tôi cầm đi mà không hề hỏi đến.

Sau khi ly hôn, tôi định kết hôn với bạn trai cũ, nhưng lại phát hiện anh ta đã có vợ sắp cưới, với tôi chỉ là vui chơi qua đường. Tôi nhốt mình trong phòng rồi khóc.

Năm thứ 3 sau khi tôi ly hôn, mẹ tôi bị bệnh gan, nhà không còn tiền do tôi sống tiêu xài hoang phí nên tôi muối mặt tìm đến nhà chồng cũ vay tiền. Không ngờ anh có bạn gái mới, trẻ đẹp. Tôi choáng váng. Khi tôi trình bày hoàn cảnh để nói mình đến vay tiền, chồng cũ đưa cho tôi một túi bánh bao rồi mời tôi ra khỏi cửa.

Tôi cảm thấy anh ấy thật vô tâm và máu lạnh. Tôi đã định vứt cái túi bánh đó đi, nhưng rồi lại nghĩ mình phải ăn hết số bánh đó để ghi nhớ nỗi hận nhục nhã này.

Vậy mà, khi mở ra, nhìn kỹ lại, tôi thấy bên dưới có cuốn sổ tiết kiệm. Cuốn sổ mang tên tôi, có lẽ anh ấy đã âm thầm làm riêng cho tôi từ lúc chúng tôi còn đang là vợ chồng vì tôi luôn sợ không có tiền nuôi con. Trong sổ có 200 triệu tiền gốc chưa kể lãi. Tôi bất chợt trào nước mắt. Người đàn ông này đã yêu tôi rất nhiều, có thể vẫn còn yêu và quan tâm tôi, nhưng tôi đã để vuột mất anh ấy rồi. Đây có lẽ là chút tình cuối cùng anh ấy trả cho tôi
********
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
MauLon.Net - Ảnh sex em đang bị nứng anh chiều được không
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 25 Tháng Hai 20247:19 SA
Thứ Bảy, 24 Tháng Hai 20246:24 SA
Thứ Năm, 22 Tháng Hai 20245:15 SA
Thứ Tư, 21 Tháng Hai 20246:36 SA
Thứ Ba, 20 Tháng Hai 20246:34 SA
Thứ Hai, 19 Tháng Hai 20246:27 SA
Chủ Nhật, 18 Tháng Hai 20246:05 SA
Thứ Bảy, 17 Tháng Hai 20245:14 SA
Thứ Sáu, 16 Tháng Hai 20246:07 SA