Trang Lá cải ngày 21 -04 -2022: Ông chủ Thuý Nga Tô Văn Lai bệnh nặng có thể sắp qua đời

Thứ Năm, 21 Tháng Tư 20221:12 SA(Xem: 5150)
Trang Lá cải ngày 21 -04 -2022: Ông chủ Thuý Nga Tô Văn Lai bệnh nặng có thể sắp qua đời


HCM-giathu

*******************

Ông chủ Thuý Nga Tô Văn Lai bệnh nặng có thể sắp qua đời

Ông Tô Văn Lai (85 tuổi) hiện đang trong tình trạng sức khoẻ yếu, một số người thân quen thông báo. Tình hình chính xác bệnh tình của ông Tô hiện tiếp tục được giữ bí mật. Một số người thân thiết đã có những chia sẻ chúc ông chủ Thuý Nga qua cơn bệnh hiểm nghèo.

Trên trang cá nhân của con trai nhà văn MC Nguyễn Ngọc Ngạn chia sẻ:

"Mong các bạn, các fans những người yêu mến trung tâm Thúy Nga, yêu mến cô Thủy hãy góp lời cầu nguyện cho thân phụ cô Thuỷ là ông Tô Văn Lai - người sáng lập trung tâm Thúy Nga từ Sàigòn năm 1972. Hiện ông đang trong tình trạng hiểm nghèo về sức khoẻ, cầu nguyện ông sẽ sớm hồi phục, bình an.
Ông đã lớn tuổi, đáng lẽ ra phải về hưu an hưởng tuổi già cùng con cháu nhưng vì tình yêu văn nghệ và văn hoá Việt Nam nên ông vẫn tiếp tục theo sát công việc của trung tâm và nhất là gần đây ông còn thực hiện nhiều chương trình liveshow tại Quận Cam, ông đứng ra biên soạn chương trình, lựa bài hát và ca sĩ rất kỹ lưỡng…
Nguyện cầu ơn trên, Chúa và đức Mẹ sẽ ban phúc lành cho Ông."
attachment

Ca sĩ Quang Lê chia sẻ:
"Bác ơi, Bác mau khỏe lại làm show cho tụi con hát Bác nhé 🧡
Nguyện ơn trên 10 Phương Phật 84 vị Bồ tát Chú Đại Bi độ trì Bác Peter Lai Tô được tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ 🙏 Adida Phật, thương"

attachment

Ca sĩ Elvis Phương chia sẻ:
"Mau khoẻ lại anh Lai nhé 🙏❤️ . Anh nói anh phải làm show 60 năm ca hát cho Phương mới đúng … Phương đồng ý 😄😄😄.
Anh khoẻ lại sớm anh em mình làm chung nghe 👍🌻🌹🎶❤️❤️❤️."

attachment

Tô Văn Lai sinh ngày 12 tháng 5 năm 1937. Đầu thập niên 1970, ông mua một cửa hàng băng đĩa tại thương xá Tam Đa (Crystal Palace) và bà Thúy là người trực tiếp điều hành nó. Năm 1971, cửa hàng này đã sản xuất ra album đầu tiên là Thanh Tuyền 1 - Tiếng Hát Thanh Tuyền thu dưới dạng băng cối. Sau này, album đã nổi tiếng và bán chạy đến mức nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bấy giờ là giám đốc hãng băng đĩa Continental từ mặt Thanh Tuyền suốt hai năm, và một năm sau đó, trung tâm Thúy Nga được thành lập. Sau đó, trung tâm Thúy Nga còn sản xuất thêm một số cuốn băng khác của Khánh Ly, và đặc biệt là băng nhạc Thái Thanh Selection với những ca khúc gắn liền với tên tuổi của danh ca này. Dù độ nổi tiếng không lớn nhưng trung tâm đã có nhiều băng nhạc khá thành công về doanh thu.

Video Tô Văn Lai trong đám tang Chí Tài

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, hãng băng đĩa Thúy Nga đóng cửa và ông không còn được dạy học tại trường công lập như trước. Gia đình ông ở lại Sài Gòn cho đến cuối năm 1976 mới vượt biên sang Pháp - ông đã gặp lãnh sự Pháp Michel Mocombes và cho biết ông là giáo sư Pháp và có quốc tịch Pháp, và gia đình ông đã được bảo lãnh sang Pháp bằng cách này. Gia đình ông từ đó bắt đầu xây dựng cuộc sống tại Paris.

Tại xứ người, cả ông lẫn bà Thúy vẫn còn muốn ấp ủ mong muốn xây dựng lại trung tâm Thúy Nga với quy mô lớn hơn tại hải ngoại, và ông đã làm nhiều nghề khác nhau để kiếm tiền mua lại một cửa hàng của "kinh đô ánh sáng" Paris và trang trải cuộc sống, trong đó có việc bơm xăng, vốn là một trong những nghề nghiệp đầu tiên của Tô Ngọc Thủy, trong khi bà Thúy dùng số tiền kiếm được để mua lại một cửa hàng nhỏ chuyên in sang các băng cối cũ thành băng cassette, và cửa hàng đó chính là cửa hàng băng đĩa đầu tiên do người Việt quản lý nằm tại Boulevard Saint Germain des Prés tại quận 5 thành phố Paris, con đường văn hóa danh tiếng của Pháp lúc xưa thường có mặt các triết gia Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir tại các quán café và cũng trên đại lộ này xưa kia đã có danh họa Picasso bày bán những tranh họa của mình trên hè phố - ông cho rằng việc thành lập cửa hiệu này là một "phép lạ của Thiên chúa". Suốt nhiều năm làm việc, tích góp không ngừng nghỉ, cộng thêm việc cộng tác với đài truyền hình Euromedia Production năm 1980, tới năm 1983, chương trình Paris By Night đầu tiên đã được thực hiện và đạo diễn bởi John Pierre Barry. Ba năm sau nữa, gia đình ông mới có đủ vốn để thực hiện tiếp chương trình Paris By Night thứ hai. Cũng trong khoảng thời gian đầu thập niên 80, Marie Tô đã đậu Tú Tài II.


**************

‘Thầy' Phúc nhận nhiều trẻ em về nuôi, rồi đánh đập gây thương tích


‘Thầy Phúc nhận nhiều trẻ em về nuôi, rồi đánh đập gây thương tích - Ảnh 1.

Bị can Phúc bị bắt tạm giam 3 tháng để điều tra hành vi cố ý gây thương tích - Ảnh: C.T.V

Chiều tối 21-4, một lãnh đạo UBND TP Sóc Trăng xác nhận Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Hồ Hữu Phúc (49 tuổi, ngụ phường 4, TP Sóc Trăng) về hành vi cố ý gây thương tích.

"Hiện cơ quan chức năng của TP Sóc Trăng đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật", vị lãnh đạo này cho biết thêm.

Theo điều tra ban đầu, Phúc có nhận nhiều trẻ em mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn về nhà nuôi dưỡng. Trong quá trình nuôi những trẻ em này, Phúc nhiều lần dùng các vật dụng trong gia đình đánh những trẻ em này gây thương tích.

Vừa qua, có một số trẻ bỏ trốn về nhà và được người thân đưa đến cơ quan chức năng trình báo sự việc. Qua quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Sóc Trăng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phúc, thu giữ nhiều vật chứng liên quan.

Trước đó, tại số 849 Lê Đại Hành, phường 4, TP Sóc Trăng nơi Phúc sinh sống, dù là nhà ở nhưng Phúc lại trang trí giống như một ngôi chùa, đặt rất nhiều tượng Phật trong và ngoài khuôn viên nhà.

Đáng chú ý, những người sống nơi đây đều mặc đồ tu và những đứa trẻ nơi đây gọi Phúc là "thầy". 

Những hoạt động tại địa điểm này đã ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, tác động xấu đến các hoạt động sinh hoạt tôn giáo bình thường của tăng ni, phật tử các chùa và tự viện trên địa bàn.

Vì vậy, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã có thông báo khẳng định Hồ Hữu Phúc và những người sinh sống tại đây không phải là tu sĩ, chức sắc, nhà tu hành Phật giáo; đồng thời khẳng định địa điểm mà Phúc sinh sống không phải là cơ sở tự viện, nơi thờ tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.


***************

Điều tra nghi án nữ sinh bị nhóm thanh niên hiếp dâm


Những ngày qua, dư luận đang xôn xao về clip một nữ sinh lớp 9 bị nhóm thanh niên hiếp dâm tập thể sau khi uống rượu. Sự việc được cho xảy ra tại huyện Quỳnh Nhai, Sơn La.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 21-4, ông Lò Văn Nghĩa - chủ tịch UBND xã Chiềng Khoang (huyện Quỳnh Nhai) - cho biết vụ việc xảy ra trên địa bàn xã khoảng cuối tháng 3-2022.

"Thời gian gần đây, clip ghi được phát tán trên mạng xã hội. Sau đó gia đình nữ sinh biết và trình báo cơ quan công an. Hiện cơ quan công an đã triệu tập một số thanh niên trong clip để điều tra, làm rõ vụ việc" - ông Nghĩa nói và cho biết nạn nhân là người ở xã Mường Giàng, còn nhóm thanh niên trong clip là người xã Chiềng Khoang.

Lãnh đạo UBND huyện Quỳnh Nhai cho biết Công an Quỳnh Nhai đang thụ lý điều tra vụ việc. 

"Bước đầu, công an huyện báo cáo lại có vụ việc như vậy, tuy nhiên có dấu hiệu hiếp dâm hay không còn phải điều tra, khi có kết luận chúng tôi sẽ thông tin" - lãnh đạo UBND huyện Quỳnh Nhai nói.


**************

Bà Nguyễn Phương Hằng với những tranh chấp tình, tiền


Bà Nguyễn Phương Hằng trải qua ba đời chồng chính thức, từng dính đến ồn ào tình, tiền với tay giang hồ số má đàn em của ông trùm Năm Cam.

Thừa kế tài sản khủng?

 Từ lâu, có nhiều đồn đoán xung quanh cuộc đời bà Nguyễn Phương Hằng nhưng ít ai biết tường tận về người phụ nữ này.

Bà Nguyễn Phương Hằng có tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Tuyền (SN 1971). Cái tên Phương Hằng được đổi sau khi bà về sống với ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”). Nhiều người biết chuyện cho rằng, bà muốn thay tên, đổi vận, quên đi một quãng đời không mấy tươi đẹp trong quá khứ.

ba-nguyen-phuong-hang-co-ten-that-la-nguyen-thi-thanh-tuyen-anh-cong-an-tphcm-f7425d5e38c5479d887c73b71b328d8f
Bà Nguyễn Phương Hằng có tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Ảnh: Công an TP.HCM

Bà Hằng từng tự giới thiệu, năm 16 tuổi từng định cư ở Canada, lấy một người chồng Hoa kiều giàu có. Nhưng chỉ vài năm chung sống, có với nhau một con thì người chồng qua đời.

Bà Hằng tự kể, người chồng đầu để lại cho bà cùng con gia sản lên đến 18 triệu USD. Sau biến cố gia đình, bà mang toàn bộ tài sản về Việt Nam làm ăn. 

Bà Hằng cho rằng, nhờ tài sản mang từ nước ngoài về, bà đã trở thành doanh nhân thành đạt khi đầu tư kinh doanh nhiều lĩnh vực như bất động sản, trồng rừng, thời trang… 

Bà Hằng từng khoe là Việt kiều, có quốc tịch Canada. Tuy nhiên theo điều tra ban đầu, bà Hằng ngoài quốc tịch Việt Nam chỉ có duy nhất quốc tịch Cộng hoà Cyprus , một đảo quốc phía đông Địa Trung Hải, được mệnh danh là thiên đường trốn thuế, rửa tiền…

Trong quá khứ bà Hằng với cái tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền lại xuất hiện một phần trong chuyên án Năm Cam và đồng bọn. 

tam-anh-hiem-hoi-ma-ba-nguyen-phuong-hang-khi-do-ten-la-nguyen-thi-thanh-tuyen-cung-voi-ong-do-dat-giang-nguoi-tung-chung-song-n-be8b19038686499e8fd3a7778f36e2ad
Tấm ảnh hiếm hoi mà bà Nguyễn Phương Hằng (khi đó tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền) cùng với ông Đỗ Đạt Giang, người từng chung sống như vợ chồng với bà.  Ảnh: Tư liệu
trong-vu-an-nam-cam-ong-do-dat-giang-bi-xu-tu-vi-to-cao-cua-mot-so-nguoi-trong-do-phan-chinh-la-tu-ba-nguyen-thi-thanh-tuyen-tuc-4f0f69c87ad445b0bc32c752ee542df9
Trong vụ án Năm Cam, ông Đỗ Đạt Giang bị xử tù vì tố cáo của một số người, trong đó phần chính là từ bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền (tức Nguyễn Phương Hằng sau này).

Được biết, ba năm sau kể từ khi người chồng đầu mất, năm 1997 bà Hằng về Việt Nam và chung sống như vợ chồng với Đỗ Đạt Giang (SN 1964, ngụ tại quận Phú Nhuận), một đàn em của Năm Cam. Hai người thuê căn nhà ở đường Trường Sơn, quận Tân Bình để sống rồi mua lại căn nhà này.

Theo kết luận điều tra, bà Hằng (khi đó tên Tuyền) khai, đã nhiều lần bị Giang đánh, ép thêm tên y vào giấy mua bán nhà. Giang còn tìm đến, gây sức ép buộc mẹ bà Hằng phải đưa ra giấy tờ căn nhà, ép bà Hằng viết xác nhận không có tranh chấp. 

Sau này, khi khai báo tại cơ quan công an, Đỗ Đạt Giang không thừa nhận cưỡng đoạt căn nhà của người tình, mà cho rằng mình bỏ tiền mua, bà Hằng (tức Tuyền) chỉ là người đi cùng. Thậm chí, khi bà Hằng vay 7 lượng vàng với lãi suất 3%/tháng của một người khác để trả tiền cho chủ nhà thì chính Giang là người ký giấy.

Mẹ của bà Hằng còn tố cáo Đỗ Đạt Giang đã làm khó dễ, đe doạ để chiếm đoạt 10 lượng vàng. Nguyên nhân là mấy mẹ con bà chung mua một căn nhà ở Gò Vấp, nhưng trong thời gian bà Hằng chung sống với Giang thì ông này đã giữ chìa khoá. Cuối cùng, mẹ của bà Hằng phải giao cho Giang 5 lượng vàng mới không bị làm khó dễ trong việc bán nhà.

Sau khi chuyên án Năm Cam nổ ra, ông Đỗ Đạt Giang bị bắt, mẹ con của bà Hằng đã có đơn tố cáo. Từ tố cáo của hai mẹ con bà Phương Hằng và một số những người khác, Đỗ Đạt Giang phải lãnh án 7 năm tù tội “cưỡng đoạt tài sản”.

Sống cùng chồng mới, quay lại tố cáo khiến chồng cũ tù tội

Điều khá lạ là, bà Hằng từng nói, chồng đầu tiên qua đời để lại cho bà tài sản khủng lên đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng những năm liền sau đó khi về nước, bà có những khó khăn nhất định. 

Ba năm sau khi có cả trăm tỷ đồng từ người chồng đầu, bà Hằng phải cùng Đỗ Đạt Giang đi vay 7 lượng vàng để mua nhà như nói trên. Còn trường hợp, bà nhận làm dịch vụ hoàn công cho xưởng dệt của ông Lâm Hưng Q. để nhận tiền công vài chục triệu đồng và ông Q. sau này cũng là nạn nhân bị Đỗ Đạt Giang cưỡng đoạt tài sản.

Đến năm 2006, bà Hằng kết hôn với doanh nhân Trần Văn Thìn (SN 1963, quê Bến Tre) nhưng trước đó 5 năm, cả hai góp vốn, tỷ lệ 50/50 thành lập Công ty Đông Nam Long (trụ sở quận Bình Thạnh) để đầu tư vào các dự án trồng cao su.

Cuộc hôn nhân của bà Hằng với ông Thìn chỉ kéo dài chừng hai năm, có một con chung thì  ly hôn. Tòa phán quyết con chung theo mẹ, phần tài sản  hai bên thương lượng giải quyết. 

cach-day-khong-lau-tren-mang-xa-hoi-xuat-hien-doan-ghi-am-lien-quan-den-chuyen-tinh-cam-cua-ba-nguyen-phuong-hang-va-than-y-vo-h-3374041b1a9c40cb822dff12683b069a
Cách đây không lâu, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn ghi âm liên quan đến chuyện tình cảm của bà Nguyễn Phương Hằng và "thần y" Võ Hoàng Yên. Ảnh: Mạng xã hội

Hai người trước đó có thống nhất giải thể công ty, ông Thìn nhận 200 ha cao su, còn bà Hằng cùng con nhận 360ha.

Chỉ hai năm sau 'đường ai nấy đi' với ông Thìn, bà Hằng kết hôn với doanh nhân lớn hơn bà chục tuổi, ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”). Tuy nhiên giai đoạn đó, ông Dũng đã phải tích cực hỗ trợ vợ trong việc giải quyết tài sản tranh chấp với chồng cũ.

Kết cục ông Thìn dính án tù cả chục năm về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Cụ thể, cơ quan tố tụng kết luận, ông Thìn lén lút duy trì hoạt động công ty, làm giả chữ ký của bà Hằng (lúc đó tên Tuyền) để chuyển công ty về Bình Phước, làm giả một số giấy tờ để được cấp giấy đăng ký kinh doanh, con dấu mới.

sau-khi-ket-hon-voi-ong-huynh-uy-dung-tuc-dung-lo-voi-thi-moi-co-cai-ten-nguyen-phuong-hang-anh-mang-xa-hoi-aee234be62454d46acb85b293c223fed
Sau khi kết hôn với ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng "lò vôi") thì mới có cái tên Nguyễn Phương Hằng. Ảnh: Mạng xã hội

Đến với cuộc hôn nhân với ông Dũng “lò vôi”, cái tên Nguyễn Phương Hằng mới chính thức thay cho tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, như cuộc đời sang một trang mới. Đây là cuộc hôn nhân có thể nói là dài nhất trong đoạn đời đầy sóng gió của bà Hằng.

Sau này, người ta mới thấy bà Hằng khoe kim cương, những xấp sổ đỏ, siêu xe… rồi dính vào những tranh chấp, đấu tố đầy thị phi trên mạng xã hội lẫn đời thực.

Trang Nguyên


***************

Ông thợ nail Việt bị bắt sau khi bóp đùi thân chủ

phanquang
Phan Quang (Lafayette Police)

 

LAFAYETTE, Indiana - Làm nghề này coi bộ khó cho phái nam. Tin từ tiểu bang Indiana cho biết cảnh sát đã được gọi tới một tiệm làm móng của người Việt Nam, vì một ông thợ nail đã bị tố cáo sờ bóp đùi nữ thân chủ trong lúc ông cung cấp dịch vụ đấm bóp cho bà ta.

Tin không tiết lộ tên của nạn nhân, chỉ cho biết bà ta đã đến tiệm nail trong khu thương xá Tippecanoe Mall vào ngày 1 tháng Tư để được làm móng chân.

Sau khi được ông thợ nail tên là Phan Quang làm móng chân, bà này hỏi ông Quang rằng tiệm có làm massage hay không.

Ông Quang nói “có” và đề nghị bà ngồi vào ghế phía sau tiệm để được ông làm massage hai cẳng chân.

Theo hồ sơ khởi tố được nộp tại tòa, người đàn bà đã cuộn ống quần lên tới đầu gối để ông Phan Quang làm massage. Thế nhưng ông đã đẩy vạt quần lên cao hơn nữa trong lúc ông tiếp tục xoa bóp hai cẳng chân cho bà.

Theo lời kể của bà khách với cảnh sát, ông Quang đã để tay vào bên trong lớp vớ legging, tiếp tục xoa bóp bắp đùi. Bàn tay của ông đã tiến dần đến vùng kín của bà, mặc dù bà đã nói rằng bà không cảm thấy thoải mái và không muốn ông massage chỗ đó.

Ông Quang cũng bị cáo buộc rằng ông đã dùng tay để ép bà khách ngồi vào ghế khi bà tìm cách đứng dậy và bỏ đi.

Bà nói rằng bà đã rời tiệm ngay tức khắc và báo cảnh sát. Khi mấy ông cảnh sát đến điều tra, bà cho họ xem hình bà chụp bằng điện thoại, cho thấy bàn tay của ông thợ nail bên trong lớp vớ legging của bà.

Thế là, a lê hấp, cảnh sát đã bắt ông Quang với cáo buộc tấn công tình dục (sexual battery).

Tin cho biết là tòa đã ấn định ngày xét xử trong tháng Sáu. Không rõ ông Quang đã có vợ con gì hay chưa? ông là chủ tiệm hay là nhân viên? quê ở đâu tại Việt Nam? qua Mỹ năm nào? vân vân và vân vân
**************

Mối quan hệ căng thẳng giữa Will Smith và vợ sau cái tát chấn động ở Oscar


Cuối tháng 3/2022, Will Smith đã trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới khi anh tát người đồng nghiệp Chris Rock trên sân khấu lễ trao giải Oscar 2022. Nguyên nhân của hành động này là do Will Smith bất bình trước câu đùa cợt của Chris Rock về kiểu đầu trọc của vợ anh, nữ diễn viên Jada Pinkett Smith. 

Sau vụ việc, Will Smith đã phải nhận cơn mưa chỉ trích từ truyền thông và các đồng nghiệp tại Hollywood. Tài tử King Richard đã phải đăng đàn xin lỗi đồng nghiệp Chris Rock, Viện Hàn lâm (đơn vị tổ chức lễ trao giải Oscar) và khán giả toàn cầu. Anh cũng chủ động xin rút khỏi Viện Hàn lâm và nhận hình phạt cấm xuất hiện tại các sự kiện của viện, trong đó có lễ trao giải Oscar, trong vòng 10 năm tới.

Mối quan hệ căng thẳng giữa Will Smith và vợ sau cái tát chấn động ở Oscar - 1

Will Smith và vợ, nữ diễn viên Jada Pinkett Smith (Ảnh: AP).

Sự nghiệp của Will Smith bị ảnh hưởng nặng nề từ vụ việc khi nhiều nhà sản xuất tuyên bố không hợp tác với anh để tẩy chay hành động bạo lực. Hai dự án lớn trước mắt của Will Smith đã thông báo hoãn sản xuất. Kể từ sau khi đăng đàn xin lỗi và chấp nhận hình phạt của Viện Hàn lâm, Will Smith chưa đưa ra thêm bất kỳ bình luận nào. 

Một số nguồn tin cho hay, tài tử đã đi điều trị tâm lý và thực sự mệt mỏi vì áp lực suốt thời gian qua. Trong các bài đăng trên mạng xã hội và trong lời giải thích tại lễ trao giải Oscar 2022, Will Smith giải thích rằng, anh hành động vì muốn bảo vệ gia đình, những người thân yêu. Cụ thể, trong vụ việc chính là vợ anh - nữ diễn viên Jada Pinkett Smith. 

Về phần Jada, nữ diễn viên hầu như ít bình luận về vụ việc. Cô từng đăng đàn giải thích nỗi đau khi mắc căn bệnh rụng tóc, khiến cô phải cạo đầu. Khi được hỏi về cái tát gây chấn động của chồng, cô nói rằng, cô ước Will Smith không hành động như vậy. 

Mối quan hệ căng thẳng giữa Will Smith và vợ sau cái tát chấn động ở Oscar - 2

Will Smith và vợ hạnh phúc tại bữa tiệc hậu lễ trao giải Oscar 2022 (Ảnh: DM).

Trong talkshow Red Table Talk vào năm 2018, Jada Pinkett lần đầu thừa nhận về nỗi sợ khi rụng tóc: "Tôi hoảng sợ trong giai đoạn đầu bị rụng tóc. Mỗi khi gội đầu, hàng nắm tóc vương vãi trong nhà vệ sinh. Đây thật sự là trải nghiệm khiến tôi không thể nào quên".

Một số nguồn tin thân cận cho hay mối quan hệ của vợ chồng Will Smith trở nên căng thẳng từ sau lễ trao giải Oscar 2022. Trên tạp chí Heat, nguồn tin kể từ sau cú tát của Will Smith đối với Chris Rock, vợ chồng tài tử King Richard không nói chuyện, giao tiếp với nhau. 

"Cả hai xảy ra nhiều vấn đề trong những năm qua. Hiện tại, họ không còn nói chuyện với nhau. Nếu ly hôn, Will Smith và Jada Pinkett chia nhau khối tài sản trị giá 350 triệu USD. Đó có thể là một trong những cuộc ly hôn tồi tệ nhất trong lịch sử làng giải trí và kéo dài hơn cả vụ chia tay giữa Angelina và Brad. Dễ nhận thấy, Will Smith sẽ không muốn điều đó xảy ra", nguồn tin nói với từ Heat.

Bê bối của Will Smith cũng liên lụy đến vợ anh. Eric Schiffer - một chuyên gia hàng đầu lĩnh vực quan hệ công chúng cho rằng, trong scandal bạo lực của Will Smith, Jada Pinkett Smith là người tổn thương nhất. Ngoài nỗi buồn vì bị giễu cợt vì căn bệnh rụng tóc, áp lực mà cả gia đình phải chịu đựng từ scandal của Will Smith, sự nghiệp của Jada cũng có nguy cơ bị liên lụy. 

Trước khi bê bối bạo lực của Will Smith xảy ra, cuộc hôn nhân của Will và Jada đã trải qua nhiều sóng gió. Jada là người vợ thứ hai của Will Smith. Trước đó anh có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi và một cậu con trai riêng. 

Mối quan hệ căng thẳng giữa Will Smith và vợ sau cái tát chấn động ở Oscar - 3

Will Smith và Jada khi còn trẻ (Ảnh: News).

Will Smith và Jada kết hôn vào năm 1997. Họ có hai người con chung đã trưởng thành là diễn viên Jaden Smith và ca sĩ Willow Smith. Sau hơn hai thập kỷ gắn bó, tình cảm của cặp sao có những lúc không còn mặn nồng và rơi vào buồn chán, xa cách. 

Xuất hiện trên talkshow Red Table Talk, hai vợ chồng Will Smith thừa nhận chuyện hôn nhân của cặp đôi từng đứng trước bờ vực đổ vỡ. Jada đã gây sốc khi thừa nhận mình ngoại tình với nam nghệ sĩ kém 21 tuổi August Alsina - một người bạn của Jaden Smith (con trai của cô và Will). 

Nữ diễn viên cho biết, mối tình vụng trộm này bắt đầu khi mối quan hệ giữa cô và Will Smith lục đục. Trong thời gian giúp đỡ August Alsina ổn định sức khỏe và tinh thần, cô đã nảy sinh tình cảm với nam ca sĩ trẻ. Cặp đôi sau đó đã chia tay trong hòa bình. Ở thời điểm hiện tại, cả hai không còn liên lạc với nhau, Jada đã trở về với mái ấm và hàn gắn tình cảm với Will
*************

Các cơ sở kinh doanh lâu đời của người Việt ở Los Angeles và Little Saigon thay đổi để tồn tại


Trà Nhiên/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Sau hơn một năm lao đao với nền kinh tế bấp bênh, các cơ sở kinh doanh lâu đời của người Việt hải ngoại tại vùng Los Angeles và Little Saigon đã và đang có nhiều đổi thay để tồn tại, nhưng cũng có chỗ dần lụi tàn theo tự nhiên.

DP-Kinh-doanh-lau-doi-1
Saigon Plaza ở Chinatown được mệnh danh là Little Saigon của Los Angeles, từng rất sầm uất nhưng nay thưa thớt người. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)

Trước đó, đại dịch COVID-19 bùng phát “tê liệt” toàn nước Mỹ khiến các cơ sở kinh doanh lâm vào cảnh khốn đốn, có chỗ phải đóng cửa vĩnh viễn.

Chinatown, Los Angeles, “thời vàng son” nay còn đâu?

Khu Chinatown ở thành phố Los Angeles, có lịch sử hơn 80 năm, từng “vang bóng một thời” với các gian hàng kinh doanh phong phú, cũng như thu hút đông đảo khách du lịch, và người Việt gốc Hoa cũng có chỗ đứng nhất định khi kinh doanh ở đây, nhưng COVID-19 đã đảo lộn mọi thứ.

Bà Ivy Thi, quản lý cửa hàng quần áo Fashion Instyle, ở ngoài mặt đường Spring St., Chinatown, cho biết hàng hóa ngày càng đắt đỏ mà khách thì ngày một giảm.

“Lúc bình thường thì đường sá đông đúc lắm. Từ khi dịch thì người đi qua khu này ít hẳn và buôn bán ế ẩm,” bà lắc đầu kể. “Kinh tế như thế này khiến việc buôn bán tệ lắm không đủ trả tiền thuê.”

Đối diện Fashion Instyle là Phở Saigon, nguyên thủy là quán Phở Hòa lâu năm ở Chinatown.

Anh Tú Huỳnh, quản lý quán, cho biết gia đình anh sang lại khoảng năm năm nay.

“Dịch bệnh khiến quán giảm hơn 70% số khách. Tuy quán mở cửa suốt nhưng chỉ bán ‘to go.’ Đến khi có lệnh cho khách vô trong ăn thì tình hình đỡ hơn, nhưng không thể so với hồi trước,” anh Tú cho biết.

Anh cũng nói thêm là chủ đất có giảm tiền thuê một chút trong thời kỳ dịch lên đỉnh điểm, nhưng sau đó thì tăng lại bình thường.

DP-Kinh-doanh-lau-doi-2
Một nữ khách hàng xúng xính thử áo dài ở Chợ Vải Bolsa, Westminster, cơ sở kinh doanh có thâm niên 40 năm. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)

Khu mua sắm Saigon Plaza ở ngay lòng Chinatown trên đường Broadway, được mệnh danh là Little Saigon của Los Angeles, từng ăn nên làm ra, nhưng nay thưa thớt người qua.

Bà Xuân Trần, chủ tiệm bánh mì Saigon Deli, mở năm 1988, nằm ngay ngõ vô khu Saigon Plaza, kể rằng tiệm từng đóng cửa ba tháng theo lệnh rồi từ từ chủ phố cho mở tiệm lại, nhưng hạn chế số lượng khách.

“Số lượng khách đến tiệm giảm nhiều, khoảng 50%. Các sạp hàng trong khu plaza này vì dịch dẫn đến ế khách nên không chịu nổi và đóng tiệm đi nơi khác,” bà Xuân nói.

Bà cho biết tiệm bây giờ bán khá hơn một chút so với năm ngoái nhưng chủ yếu bán cho dân địa phương chứ cũng chưa có du khách nhiều như hồi trước dịch.

Bà tiếp: “Tôi nghe nói ở chỗ khác không bớt tiền thuê mặt bằng. Chủ phố bên tôi giảm tiền và cho đóng bù lại các tháng đóng trễ nên cũng dễ thở.”

Dạo một vòng các sạp trong khu Saigon Plaza, vào buổi trưa của một ngày Chủ Nhật, mới thấy khung cảnh đìu hiu của một khu kinh doanh đã từng rất sầm uất.

DP-Kinh-doanh-lau-doi-3
Các gian hàng trong khu mua sắm ở Chinatown gợi nhớ các sạp hàng ở các khu chợ Việt Nam. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)

Một số sạp quần áo, giày dép, hàng lưu niệm,… mở đèn rực sáng bày bán hệt như các khu chợ ở Việt Nam, một số gian thì tối om vì đóng cửa vĩnh viễn do không kham nổi tiền thuê chỗ.

Thỉnh thoảng cũng thấy vài vị khách người khách, thăm hỏi các tiểu thương về giá cả mặt hàng. Đi sâu vào Saigon Plaza sẽ bắt gặp Hoàng Anh Gift Shop, tiệm bán đồ lưu niệm, với những móc chìa khóa ngộ nghĩnh, hay các hình thú hoặc nhân vật trong phim hoạt hình.

Ông Kevin Huỳnh, chủ Hoàng Anh Gift Shop, cho biết ông kinh doanh cũng được 28 năm.

“Tiệm đóng cửa khoảng ba tháng rưỡi. Khi mở lại thì số lượng giảm 40%. Bây giờ thì lượng khách tương đối đỡ hơn một chút nhưng đa số là bán cho khách du lịch thôi,” vừa nói ông vừa lau mấy hộp đồ chơi.

Ông Kevin cũng cho biết thêm khách chủ yếu đến đây đều là khách du lịch.

DP-Kinh-doanh-lau-doi-4
Ông Kevin Huỳnh, chủ Hoàng Anh Gift Shop, chỉnh trang lại các hộp đồ chơi chuẩn bị cho một ngày mới. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)

Đi thêm một vòng thì sẽ có đường nối băng qua khu plaza kế bên tức Dynasty Center.

Hoạt động từ năm 1992, cửa hàng mỹ nghệ Fu-Shing Feng Shui & Gifts của ông Sam Chan, chuyên bán các tượng Phật, Quan Âm, hay ngọc bội, vẫn kinh doanh ổn định.

Ông Sam, người Việt gốc Hoa, cho biết: “Khách không giảm đáng kể vì đa số cửa hàng bán sỉ.”

Tuy nhiên, các tiểu thương khu Chinatown lại gặp một vấn đề khác.

Ông Sam cho hay tình hình càng thêm cam go khi chủ đất của khu này bán lại cho chủ thầu khác và không cho tiểu thương kinh doanh nữa.

“Chủ đất ở đây không cho ai biết về việc này. Chúng tôi ở đây 30 năm rồi, họ làm như thế có đúng hay không?,” ông Sam bày tỏ nỗi bất bình.

Theo ông Sam thì khoảng năm 2023 thì các khu kinh doanh lâu đời của China Town này sẽ bị xây lại hết.

“Truyền thống của China Town và của người Việt gốc Hoa sẽ bị mất đi. Sau này, du khách đến đây cũng không thấy các khu kinh doanh này nữa,” ông Sam buồn bã nói.

DP-Kinh-doanh-lau-doi-5
Cửa hàng mỹ nghệ Fu-Shing Feng Shui & Gifts của ông Sam Chan ở khu Dynasty Center kinh doanh cũng gần 30 năm. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)

Cách khu Chinatown khoảng 5 phút lái xe là tiệm bánh Kiên Giang hay KG Bakery ở đường Echo Park Ave. đã 40 năm.

Ông Huỳnh Văn Quang, chủ tiệm KG Bakery, cho biết tiệm có từ năm 1981.

“Tiệm chưa một ngày đóng cửa lúc dịch và cũng may mắn là không bị lỗ nhiều,” ông nói.

“COVID-19 ảnh hưởng nhiều khiến khách đến tiệm bánh giảm từ 30% đến 40% mỗi ngày so với hồi năm 2018-2019. Thời thế cũng thay đổi, một phần là do dịch, một phần vì người ta ngại mở tiệc nên cũng ít đặt bánh,” ông kể.

Ông cũng nói thêm mùa Trung Thu 2021 vừa rồi bán cũng khá tốt vì vừa có khách địa phương và vừa nhận đặt hàng trực tuyến từ các tiểu bang khác.

Là “thổ địa” ở Los Angeles, ông cũng nói thêm về sự thay đổi “chóng mặt” của Chinatown dạo gần đây. Nhiều công ty nước ngoài mua lại các tòa nhà lâu đời ở khu “phố người Hoa” để mở rộng thêm như xây cất các tòa nhà cao tầng cho cư dân mướn hoặc cho thuê văn phòng.

Nhìn xa xăm một lúc, ông Quang tiếp: “Thập niên 1980 thì tiểu thương khởi nghiệp ở đây, một số trở nên khấm khá nên dọn ra sống ở khu khác. Mặt khác, một vài chỗ ‘dẹp tiệm’ vì chủ lớn tuổi mà con cái cũng không theo nghiệp kinh doanh.”

Đi một vòng khu Chinatown và các đường lân cận, sẽ thấy nhiều tòa nhà, từng là các khu plaza kinh doanh hay chợ, đang “chờ giải tỏa,” do tiểu thương không đủ trang trải chí phí nên dọn ra, hoặc đang đợi chủ thầu mới đập đi để phát triển dự án riêng.

Với tình hình này các cơ sở kinh doanh từ thời sơ khai của người Việt tị nạn tại Los Angeles đang dần bị “xóa sổ,” theo guồng quay phát triển kinh tế.

DP-Kinh-doanh-lau-doi-6
Ông Huỳnh Văn Quang trước Kiên Giang Bakery, tiệm làm bánh có từ năm 1981. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)

Khu Little Saigon, Orange County, từ từ vực dậy

Little Saigon, “thủ đô” của người Việt tị nạn, cũng từng “xất bất xang bang” thời kỳ đại dịch khi người dân bị cách ly ở nhà, và các cơ sở kinh doanh bị đóng cửa vài tháng theo lệnh tiểu bang khiến ngành kinh tế địa phương lâm vào cảnh khó khăn.

Không nhiêu khê như khu vực sắp giải tỏa để “phát triển lại” như Chinatown, Little Saigon dần dần vực dậy sau chuỗi ngày lao đao khi tiểu bang “mở cửa” trở lại.

Tiệm bánh mì Ba Lẹ, Westminster, một trong những tiệm bánh mì lâu đời của Little Saigon trên đường Bolsa Ave, cũng vất vả vượt qua thời kỳ u tối.

Ông chủ Tích Võ cho biết tiệm có hơn 40 năm kinh doanh nhưng “từ khi có COVID-19 đến giờ tiệm giảm khoảng 60% lượng khách.”

Ông tiếp: “Lúc dịch cao trào thì tiệm có đóng cửa một thời gian ngắn. Tiệm sống sót trong thời gian qua là do làm bánh mì giao sỉ cho chợ và các tiệm bán BBQ.”

DP-Kinh-doanh-lau-doi-7
Ông Tích Võ, chủ tiệm bánh mì Ba Lẹ, Westminster, một trong những tiệm lâu đời ở Little Saigon. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)

Kế bên Ba Lẹ, là Chợ Vải Bolsa, có thâm niên cũng 40 năm, chuyên cung cấp vải, quần áo. Thêm vào đó, tiệm nổi tiếng với các mẫu áo dài sặc sỡ với mẫu mã phong phú.

Ông Tú Nguyễn, chủ cửa hàng vải, cho biết hồi dịch lúc Tháng Ba, 2020, tiệm đóng cửa hai tháng.

“Khi mới mở cửa hàng lại thì lỗ nhiều. Nhưng, cũng nhờ là tiệm vải lâu năm nên khách biết tiếng mình nên cũng đỡ. Chúng tôi cũng kịp thời bán những vật phẩm thiết yếu như khẩu trang, hay dây thun để người dân may khẩu trang vải,” ông Tú nói.

Được biết, vào thời điểm đó khẩu trang y tế chưa có nhiều nên chủ yếu cư dân đến Chợ Vải Bolsa mua vải và dây thun để tự may khẩu trang.

“Chúng tôi biết nguồn hàng dây thun ở Việt Nam và thời điểm đó nhập thoải mái vì Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nên mọi thứ cũng đỡ hơn, buôn bán cũng đỡ buồn hơn,” ông Tú tâm sự.

Ông tiếp: “Theo tôi thấy, sau khi mọi người đã chích ngừa được hai mũi thì người dân tự tin hơn, đi sắm sửa nhiều hơn nên bắt đầu từ mùa Hè vừa rồi thì chúng tôi bán được. Tuy không có khách nước ngoài nhưng du khách từ các tiểu bang xa cũng ghé thăm tiệm.”

Ông cho hay, Chợ Vải Bolsa hồi phục từ 60% đến 75%. Dù tình hình của tiệm có vẻ khả quan nhưng cũng còn một trở ngại khác là thiếu nguồn hàng vì nhập vải từ Việt Nam thời điểm này rất khó khăn.

“Mấy năm về trước, đoạn đường này của Bolsa tấp nập người qua lại giờ thì lác đác. Có mấy người khách nói với tôi là hơn một năm nay họ không dám ra khỏi nhà,” ông Tú nói.

Cách đó không xa là thương xá Phước Lộc Thọ, một biểu tượng của Little Saigon.

Tiệm đồng hồ Tick Tock tọa lạc trong thương xá Phước Lộc Thọ từ năm 1986 cũng gặp nhiều khó khăn. Vợ chồng anh Việt Hồng, quản lý cửa hàng đồng hồ, cho biết tiệm đóng cửa sáu tháng khi COVID-19 ập đến.

“Vì chúng tôi nằm trong thương xá nên không thể mở cửa đón khách. Đối với chúng tôi đây là ‘đòn đánh nặng nề’ vì không thể kinh doanh trong vòng nửa năm,” anh nói.

“Khi tiểu bang mở cửa trở lại thì thương xá Phước Lộc Thọ như ‘khu phố ma’ ấy, vì mọi người vẫn còn sợ khi ra đường. Mọi chuyện khá hơn là vào đầu mùa Hè vừa rồi nhưng việc kinh doanh cũng không thể như xưa được,” anh nói tiếp.

Cô vợ nói tiếp: “Hồi đó, Phước Lộc Thọ hút khách du lịch từ mọi nơi và cả khách từ Việt Nam. Các đoàn du lịch bằng xe buýt lúc nào cũng có nhưng mọi thứ dần thay đổi vài năm gần đây và gặp dịch bệnh nên ngày càng vắng.”

Thêm vào đó, Tick Tock là đại lý ủy quyền của các hãng đồng hồ hiệu nên không được phép bán trực tuyến trên trang web, nên khách phải đến tiệm mua càng khiến việc kinh doanh của tiệm đồng hồ lâu đời trở nên khó khăn.

DP-Kinh-doanh-lau-doi-8
Nhà hàng Song Long “sống được” trong thời kỳ COVID-19 là nhờ có chương trình “food stamp.” (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)

Nhà hàng Song Long, Westminster, có tiếng ở khu Bolsa vì hoạt động lâu năm từ 1981.

Bà chủ Lan Võ kể rằng: “Nhà hàng đóng cửa bốn tháng rồi trở lại bán như thường nhờ tiệm có chương trình ‘food stamp.’ Nếu quán mà không có ‘food stamp’ chắc số lượng khách giảm một nửa.”

Bà Lan tiếp: “Thêm nữa là quán thiếu nhân viên do nhiều người ở nhà do có tiền trợ cấp. Những đầu bếp có tay nghề giỏi do lớn tuổi nên cũng nghỉ không làm cho quán trong đợt dịch vừa rồi. Chỉ có một vài khó khăn đó thôi nhưng bù lại quán không bị ảnh hưởng nặng nề.”

Ở thành phố Garden Grove có một đại lý cà phê chuyên cung cấp cà phê cho các quán ở California và các tiểu bang khác. Đó là Cafe Bonjour trên đường Westminster.

Tiệm mở 26 năm, người anh trai nhượng quyền cho ông bà Linh Trần để tiếp nối công việc này vì phải là “dân trong nghề” mới làm được.

Tiệm có hàng chục vị cà phê được nhập từ nhiều nơi, nhưng để có thể trộn được các vị độc nhất để tạo chất riêng cho từng quán cà phê thì chỉ có ông chủ Linh Trần nắm vững công thức.

Ông Linh cho biết: “Hương cà phê bán chạy nhất là loại trộn hay ‘mix’ như Double French Roast, Bonjour Double French, và Columbia Dark ‘mix’ Bonjour. Khách hàng thì có đủ ‘gu,’ nhiều khi chính họ là người đưa công thức rất ‘điệu nghệ.’”

Bà Lan Trần, vợ ông Linh, cũng kể thêm: “Khách đa phần là khách quen, nhưng khách du lịch cũng đông vì người ta cũng nghe tiếng về tiệm. Hồi đó khu này tấp nập vui lắm, không có chỗ đậu xe luôn.”

“Lúc dịch COVID-19, xe đò Hoàng không chạy nên không thể gửi cà phê đi các thành phố xa được. Hồi trước gửi 30 pound cà phê đến San Jose có $10, không có dịch vụ xe đò nên tôi phải gửi bưu điện đến $46,” ông Linh kể.

DP-Kinh-doanh-lau-doi-9
Cafe Bonjour, đại lý cung cấp cà phê nổi tiếng vùng Little Saigon, cũng điêu đứng khi dịch ập đến. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)

Ông tiếp: “Khi dịch lan đến Little Saigon thì khách giảm dần, cả khách đến mua thường xuyên lẫn các quán cà phê cũng không đặt hàng nữa. Số lượng khách giảm khoảng một nửa so với hồi đó.”

Được biết, một số quán cà phê do dịch nên cũng đóng cửa khiến Cafe Bonjour mất luôn khách đặt hàng.

“Tuy tiệm không đóng cửa nhưng mở không có khách thì cũng như không,” ông lắc đầu nói.

Ông Linh cũng cho biết thêm là chủ đất vẫn không giảm tiền thuê cho các tiểu thương khu này.

Sau nhiều lận đận, một số cơ sở kinh doanh của Little Saigon cũng dần phục hồi khi nền kinh tế ngày càng khởi sắc hơn.

Đúng như tên gọi Phở 86, nhà hàng này có từ năm 1986, do ông Tám Nguyễn làm chủ.

Ông Tám cho hay tiệm Phở 86 đầu tiên ở đường Brookhurst, Westminster, nhưng đã sang lại cho người em sau 21 năm hoạt động.

Ngồi ở quán Phở 86, đường McFadden Ave, Garden Grove, ông Tám kể: “Lúc có lệnh đóng cửa thì quán cũng đóng chứ không dám rục rịch. Thời kỳ mới mở lại thì khách giảm nhiều lắm.”

“Lúc đóng cửa thì chủ đất 1 cent cũng không giảm. Gần đây khi ký gia hạn hợp đồng, họ bắt tôi ‘deposit’ trước một tháng mà trước giờ làm gì có chuyện này,” ông ngao ngán kể.

“Trong mấy mươi năm làm ăn, tôi chưa thấy tình hình như thế này. Nhưng may mắn rằng qua một năm mấy nay, thì quán đã phục hồi khoảng 60%,” ông Tám tâm sự.

DP-Kinh-doanh-lau-doi-10
Nhà sách Tự Lực sống sót qua đại dịch khi lượng khách phục hồi 70% so với trước kia. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)

Ở Little Saigon có một nhà sách mà người dân đa số ai cũng biết. Đó là nhà sách Tự Lực, tọa lạc ở đường Brookhurst.

Ông Đồng Đào, chủ Tự Lực, cho biết nhà sách cũng “có tuổi” rồi vì mở từ năm 1985.

“Đây là một trong những cơ sở gìn giữ văn hóa của người Việt còn sống sót sau đại dịch nên chúng tôi cố gắng duy trì. COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến nhà sách. Lúc đầu còn cầm cự được chứ càng ngày khoản tiền thuê và các chi phí khác càng tăng mà số lượng bán hàng càng giảm,” ông nói.

“Tình hình chuyển biến tốt hơn thì khách hàng cũng bắt đầu trở lại nhà sách, và họ cũng mua online nữa. Số lượng đúng là không thể so sánh với hồi trước nhưng đã phục hồi khoảng 70%,” ông Đào kể thêm. [kn]


**************

Vụ trộm quan tài vua hài Charlie Chaplin gây rúng động

Thụy SĩChưa đầy ba tháng sau khi qua đời, mộ của Charlie Chaplin bị xới tung, quan tài mất tích. Vợ ông nhận được 27 cuộc điện thoại dồn dập, đòi tiền chuộc.

Nhà làm phim kiêm diễn viên hài kịch câm, "vua hài" Charlie Chaplin được hậu thế nhớ đến như một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Bắt đầu diễn xuất khi 10 tuổi, trong sự nghiệp kéo dài gần 80 năm, Chaplin đã chạm đến vô số trái tim với những màn trình diễn xuất sắc trong nhiều kiệt tác như The Great Dictator, Modern Times, City lights...

Bị đột quỵ trong những năm 1960 và 1970, Chaplin ốm yếu và phải ngồi xe lăn đã dành những năm cuối đời để sống với người vợ thứ tư, Oona, bên hồ Geneva ở Thụy Sĩ.

Ngày lễ Giáng sinh năm 1977, ông qua đời trong giấc ngủ tại nhà riêng, thọ 88 tuổi. Theo nguyện vọng của Chaplin, một lễ tang nhỏ và riêng tư đã được tổ chức ngay tại nghĩa trang địa phương của ngôi làng nhỏ Corsier-sur-Vevey.

Charlie Chaplin, 83 tuổi, được đẩy trên xe lăn đến sân bay Heathrow ở London cùng vợ, Oona ONeill (phải) và con gái trong kỳ nghỉ năm 1972. Ảnh: Fine Art America

Charlie Chaplin, 83 tuổi, được đẩy trên xe lăn đến sân bay Heathrow ở London cùng vợ, Oona O'Neill (phải) và con gái trong kỳ nghỉ năm 1972. Ảnh: Fine Art America

Nhưng sự yên nghỉ đó chỉ kéo dài vài tháng. Vào 2/3/1978, cảnh sát gọi điện đến dinh thự của Chaplin để thông báo cho bà goá Oona, 51 tuổi, rằng đã xảy ra một vụ trộm lúc nửa đêm. Quan tài của chồng bà đã mất tích.

Các dấu vết tại hiện trường cho thấy, bọn cướp đã đào mộ của Chaplin và kéo lê quan tài trên một khoảng cách đáng kể đến xe của chúng. Trong quá trình điều tra, cảnh sát nhận được điện thoại từ một người tự nhận đứng sau vụ trộm.

Bằng giọng Đông Âu đặc sệt, người tự xưng "ngài Rochat" nói rằng có một bức ảnh của chiếc quan tài để chứng minh anh ta có nó. Kẻ này đòi đưa một triệu franc Thụy Sĩ (tương đương 2 triệu USD ngày nay) mới trả lại chiếc quan tài cho gia quyến Chaplin.

Trong vài tháng tiếp theo, bà Oona và luật sư của bà nhận được khoảng 27 cuộc điện thoại từ những tên trộm, tiếp tục đòi tiền. Cảnh sát bắt đầu theo dõi các đường dây điện thoại của bà Oona cũng như 200 bốt điện thoại ở khu vực xung quanh, với hy vọng bắt được những tên tội phạm đang thực hiện hành vi này.

Ngôi mộ trống của Chaplin, một ngày sau vụ trộm. Ảnh: History by day

Ngôi mộ trống của Chaplin, một ngày sau vụ trộm. Ảnh: History by day

Dù có những lời đe dọa đối với con út của Chaplin nhưng bà Oona không coi tình huống kỳ lạ này là điều gì quá nghiêm trọng. Bà khẳng định sẽ không có chuyện trả khoản tiền chuộc phi lý này, đồng thời khẳng định rằng "đến Chaplin quá cố còn phải thấy những yêu cầu này là ngớ ngẩn".

Nhiều tuần trôi qua, những tên trộm vẫn chưa rõ danh tính tiếp tục đòi tiền chuộc và yêu cầu quản gia của Chaplin chuyển tiền xuống chiếc Rolls Royce của gia đình. Cảnh sát coi đây là cơ hội để truy bắt những tên trộm, và họ đã bố trí một sĩ quan bí mật làm quản gia và thực hiện một vụ "giăng bẫy".

Thật không may, kế hoạch đã bị phá hỏng một cách hài hước khi sĩ quan này bị một bưu tá địa phương tưởng lầm là kẻ trộm xe và đuổi theo sau, hô hoán. Điều này khiến cảnh sát "phải" bắt chính sĩ quan ngầm đang cải trang để phục vụ cho kế hoạch giăng bẫy những tên trộm.

Bối rối vì sơ suất này, cảnh sát tìm cách "chuộc lỗi" ngay sau đó 2 tháng, hồi hộp mong đợi một cuộc gọi tiếp theo. May mắn thay, kế hoạch lần này đã vận hành hoàn hảo.

11 tuần sau vụ trộm quan tài, cảnh sát cuối cùng đã bắt Roman Wardas, 24 tuổi, một thợ sửa xe người Ba Lan. Đồng phạm của anh ta, Gantcho Ganev, 38 tuổi, người Bulgaria, cũng sa lưới.

Roman Wardas (trái) và Gantcho Ganev (giữa) đến tòa ngày 11/12/1978. Ảnh: History by day

Roman Wardas (trái) và Gantcho Ganev (giữa) đến tòa ngày 11/12/1978. Ảnh: History by day

Cả hai đều là những người tị nạn chính trị. Wardas đã rời Ba Lan để tìm việc làm, nhưng hầu như sống trong cảnh túng thiếu ở Thụy Sĩ. Wardas giải thích rằng đã nghĩ ra âm mưu đánh cắp quan tài để tống tiền sau khi đọc được một bài báo về một vụ việc tương tự diễn ra ở Italy cách đó không lâu.

Wardas thừa nhận không bao giờ muốn làm tổn hại đến hài cốt của Chaplin theo bất kỳ cách nào. "Tôi chỉ hy vọng kiếm được một khoản tiền nhanh chóng từ kế hoạch này", Wardas nói.

Ban đầu họ chỉ dự định vờ tạo ra một vụ trộm mộ bằng cách chôn thi thể Chaplin bên dưới ngôi mộ thực sự của ông. Nhưng do "trời mưa và đất quá nặng", cuối cùng họ đã đánh cắp quan tài vì "không còn cách nào khác".

Wardas bị cáo buộc chủ mưu với bản án bốn năm tù. Đồng phạm Ganev nhận bản án 18 tháng tù treo. Cơ quan công tố xác định anh ta chỉ là một gã "to xác ngờ nghệch" được Wardas sử dụng để làm các công việc chân tay trong phi vụ bất hảo.

Cả hai đều tỏ vẻ hối lỗi và thậm chí còn viết một lá thư xin lỗi bà Oona, và đã được bà chấp nhận một cách nhã nhặn.

Hai đạo chích cũng dẫn cảnh sát đến một cánh đồng ngô, chỉ cách nhà của Chaplin một dặm, chỉ chính xác nơi cần đào. May mắn thay, chiếc quan tài bằng gỗ sồi nặng 150 kg vẫn còn nguyên vẹn.

Mộ của Charlie Chaplin và vợ trong nghĩa trang nhân dân ở Corsier-sur-Vevey, Thuỵ Sĩ. Ảnh: Burials and beyond

Mộ của Charlie Chaplin và vợ trong nghĩa trang nhân dân ở Corsier-sur-Vevey, Thuỵ Sĩ. Ảnh: Burials and beyond

Thi thể của Chaplin sau đó đã được cải táng. Nhưng lần này, quan tài được phủ bê tông để đảm bảo không ai có thể trộm được nữa. Giờ đây, huyền thoại điện ảnh đã có thể yên nghỉ vĩnh viễn.

Trong nghĩa trang sau này có thêm một bức tượng Chaplin để vinh danh ông. Năm 1991, bà Oona qua đời và được chôn cất cạnh chồng.

Hải Thư (Theo History by day, Far out Magazine, The Guardian)


**************
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Ảnh Nude Hàn Quốc Với Lồn Hấp Dẫn P2
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 09 Tháng Tư 20244:44 SA
Thứ Hai, 08 Tháng Tư 20245:53 SA
Chủ Nhật, 07 Tháng Tư 20245:02 SA
Thứ Bảy, 06 Tháng Tư 20244:51 SA
Thứ Sáu, 05 Tháng Tư 20247:35 SA
Thứ Năm, 04 Tháng Tư 20244:47 SA
Thứ Tư, 03 Tháng Tư 20243:32 SA
Thứ Ba, 02 Tháng Tư 20245:22 SA
Thứ Hai, 01 Tháng Tư 20244:48 SA
Chủ Nhật, 31 Tháng Ba 20245:44 SA