Trang Lá Cải Ngày 7 Tháng 11 Năm 2017: Hacker Việt Cong tấn công mạng ASEAN, và các nước trong khu vực

Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:29 SA(Xem: 10993)
Trang Lá Cải Ngày 7 Tháng 11 Năm 2017: Hacker Việt Cong tấn công mạng ASEAN, và các nước trong khu vực
**************

89 người chết, 18 người mất tích do bão lũ

Tâm bão Khánh Hòa gánh chịu nhiều thiệt hại nhất với 37 người chết, kế đó là Bình Định, Quảng Nam mỗi tỉnh 15 người.

Thống kê của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, số người chết do bão Damrey và mưa lũ đến tối 7/11 lên tới 89, 18 người mất tích và 174 người bị thương.

Khánh Hòa có số người tử vong cao nhất với 37, Bình Định và Quảng Nam cùng có 15 người, Thừa Thiên Huế 9, Quảng Ngãi 7, Lâm Đồng 3. Phú Yên, Kon Tum, Đăk Lăk mỗi tỉnh có một người chết. 

Trong số 18 người mất tích, Quảng Nam 9, Bình Định 5, Thừa Thiên Huế 2. Quảng Ngãi và Phú Yên mỗi tỉnh có một người. Nguyên nhân chủ yếu là sập nhà, sạt lở núi, chìm tàu và lũ cuốn.

Mưa bão cũng làm sập trên 2.000 nhà, hư hỏng trên 110.000 nhà khác, chìm 1.200 phương tiện, hư hại hơn 24.400 lồng bè, gần 10.000 gia súc, gia cầm chết...

Hàng trăm xe ôtô nuối đuôi nhau vượt qua nước lũ trên Quốc lộ 1A
 
 

Hoàn lưu sau bão gây mưa to, ngập lụt ở Thừa Thiên Huế. Video: Võ Thạnh.

Chưa phát hiện tràn dầu ra biển Quy Nhơn

Ngày 7/11, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì 18 phương tiện của Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải... tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích ở cảng Quy Nhơn (Bình Định).

Theo đề nghị của địa phương và Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Quốc phòng đã điều động 26 thợ lặn cùng khí tài đặc chủng tới hiện trường để tìm kiếm nạn nhân trong khoang tàu chìm và phối hợp khảo sát đánh giá nguy cơ tràn dầu.

Đoàn công tác gồm đại diện Bộ Tài nguyên, cơ quan chức năng tỉnh Bình Định kiểm tra, thị sát công tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu, nhưng chưa phát hiện hiện tượng tràn ra biển.

Làm việc với tỉnh Bình Định hôm nay, Bộ trưởng Tài nguyên Trần Hồng Hà khẳng định công việc cấp bách hiện nay tìm kiếm nạn nhân mất tích, trục vớt, cứu hộ các tàu chìm, không để xảy ra sự cố môi trường.

89-nguoi-chet-18-nguoi-mat-tich-do-bao-lu

Bộ trưởng Tài nguyên Trần Hồng Hà (ngoài cùng bên phải) trao đổi với lãnh đạo tỉnh Bình Định phương án cứu hộ tàu chìm tại cảng Quy Nhơn. Ảnh: Hoàng Nguyên.

Ông Hà đề nghị tỉnh Bình Định cùng đơn vị có liên quan nỗ lực ngăn sự cố môi trường trong quá trình cứu hộ tàu chìm. Nếu xảy ra sự cố thì không chỉ Bình Định, nhiều tỉnh lân cận cũng bị ảnh hưởng.

Người đứng đầu Bộ Tài nguyên thống nhất với đề xuất của lãnh đạo Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung là phải thực hiện đồng thời ba biện pháp: hút hết dầu trong tàu chìm; dùng phao vây trong quá trình hút và cứu hộ tàu; dùng hóa chất trung hòa nếu dầu tràn.

“Đối với các tàu chở hàng clinke, quặng apatit và than, đề nghị tỉnh Bình Định bố trí khu vực để đưa các loại hàng này đổ lên bờ trước khi trục vớt tàu”, ông Hà nói.

Trước đó chiều 6/11, tại buổi họp trực tuyến công tác khắc phục hậu quả bão lũ do Thủ tướng chủ trì, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho rằng việc 10 tàu hàng bị chìm, mắc cạn ở cảng Quy Nhơn "là sự cố không ai lường trước được". Tỉnh Bình Định đang tập trung khắc phục hậu quả, trong đó có sự cố tràn dầu từ tàu chìm trên biển Quy Nhơn.

Bão Damrey: 20 người chết, 17 người mất tích
 
 

Bão đổ bộ Phú Yên - Khánh Hòa ngày 4/11.

Sáng 2/11 áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão thứ 12 trên biển Đông, tên quốc tế là Damrey. Bão tăng cấp rất nhanh khi tiến sát bờ biển Nam Trung Bộ do kết hợp với không khí lạnh.

6h ngày 4/11, bão đổ bộ Phú Yên - Khánh Hòa, mạnh cấp 12 (135 km/h). 13h, tiến sâu vào nam Tây Nguyên, bão giảm còn cấp 9 (90 km/h) và đến 15h cùng ngày thì suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi ở biên giới Việt Nam - Campuchia.

Trong 9 tiếng hoành hành, bão đã gây gió mạnh, mưa to suốt từ Thừa Thiên Huế tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Lũ các sông dâng cao, hầu hết vượt báo động 3, một số nơi gần chạm mức lũ lịch sử năm 2013 và 2009.

Võ Hải
************

Hacker Việt Nam tấn công mạng ASEAN, và các nước trong khu vực


Một nhóm hacker có liên hệ với chính phủ Việt Nam hoặc từng phục vụ các lợi ích của Hà nội đã đột nhập máy tính của các nước láng giềng.

Một nhóm hacker có liên hệ với chính phủ Việt Nam hoặc từng phục vụ các lợi ích của Hà nội đã đột nhập máy tính của các nước láng giềng và của ASEAN, theo công ty an ninh mạng Volexity.

Hãng tin Reuters trích lời ông Steven Adair, người sáng lập và Giám đốc Điều hành công ty an ninh mạng Volexity, cho biết nhóm hacker này vẫn hoạt động và đã xâm nhập trang web của ASEAN, khi hiệp hội tổ chức một số cuộc họp cấp cao.

Trong tuần này ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Manila của Philippines, quy tụ các nhà lãnh đạo khu vực.

Tháng 5 vừa qua, công ty an ninh mạng FireEye báo cáo nhóm tin tặc còn được gọi là APT32 hay OceanLotus, đang tích cực nhắm vào các tập đoàn đa quốc gia và các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Khi ấy, công ty FireEye nói các hoạt động của nhóm tin tặc có liên hệ tới "các lợi ích của đất nước Việt Nam."

Ông Adair nói với hãng tin Reuters rằng ông không có cơ sở để xác định ai đứng đằng sau nhóm tin tặc, nhưng cho biết nhóm này có khả năng ngang hàng với các nhóm hacker tiên tiến bị coi là mối đe dọa kéo dài (APT), một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các nhóm hacker có sự hỗ trợ của nhà nước.

Ông Adair nói: "Chúng tôi chỉ có thể nói đây là một nhóm tấn công được đầu tư bằng những nguồn lực rất tốt, có khả năng thực hiện một số chiến dịch tấn công đồng loạt."

Các giới chức Việt Nam chưa đưa ra bình luận tức thời nào về việc này. Hà Nội trước đây bác bỏ những cáo buộc về các cuộc tấn công trên mạng đối với các tổ chức, cá nhân, và cho biết sẽ truy tố mọi trường hợp vi phạm.

Ông Adair nói không rõ nhóm này đã đánh cắp bao nhiêu thông tin:

"Chúng tôi không có bất cứ thông tin nào về quy mô dữ liệu bị trộm cắp, nhưng chúng tôi có thể cho quý vị biết quy mô và phạm vi của các trang web mà chúng đã xâm nhập là rất lớn.”

Công ty an ninh mạng Volexity cho biết trong một phúc trình rằng nhóm hacker đã xâm nhập trang web của các bộ, cơ quan chính phủ Lào, Campuchia và Philippines và tải mã độc vào máy tính của các nạn nhân.

Mã độc sau đó sẽ chuyển nạn nhân tới một trang Google yêu cầu cho phép truy cập tài khoản Google của họ. Nếu nạn nhân đồng ý, hacker sẽ truy cập được toàn bộ danh sách địa chỉ liên lạc và email có trong máy tính.

Tại Campuchia, các mục tiêu bị tấn công gồm Bộ ngoại giao, Bộ môi trường, Bộ dịch vụ dân sự và xã hội, cũng như cảnh sát quốc gia. Ở Philippines, nhóm tin tặc xâm nhập vào trang web của lực lượng vũ trang và cả Văn phòng Tổng thống.

Tương tự, ba trang web của Hiệp hội ASEAN, và các trang web của hàng chục nhóm phi chính phủ, các cá nhân và báo chí Việt Nam, cũng là mục tiêu bị tấn công. Nhóm tin tặc còn cài mã độc vào các trang web của một số công ty dầu mỏ Trung Quốc.

Ông Kirt Chanthearith, người phát ngôn cảnh sát quốc gia Campuchia, cho biết trang web của cảnh sát đã bị tấn công khoảng sáu tháng trước nhưng ông không biết thủ phạm là ai.

Các giới chức ở Thái Lan cho biết họ không hề hay biết bất kỳ vụ tấn công nào vào các trang web của chính phủ hoặc cảnh sát.

Tại Manila, ông Allan Cabanlong, giám đốc điều hành của Trung tâm Phối hợp điều tra Tội phạm Mạng, nói không có thiệt hại nào cho các trang web của chính phủ ở Philippines, nhưng nhà chức trách đang áp dụng các biện pháp phòng ngừa.


*************

Lý do số phát đại bác bắn chào nguyên thủ luôn là 21

Truyền thống bắn đại bác chào mừng nguyên thủ quốc gia có nguồn gốc từ Anh và không bao giờ dùng số chẵn vì sợ đen đủi.

Thông thường, trong các chuyến thăm cấp nhà nước, nghi thức chào đón một nguyên thủ quốc gia trang trọng nhất là bắn 21 phát đại bác. Truyền thống này được bắt nguồn từ nước Anh vào thế kỷ 17, theo Usmc.

Ban đầu, việc bắn đại bác được dùng với mục đích an toàn. Khi chiến hạm của một nước cập cảng nước khác, các khẩu pháo sẽ phải bắn hết đạn, để thể hiện sự thiện chí và không có ý định làm hại nước chủ nhà của khách.

ly-do-so-phat-dai-bac-ban-chao-nguyen-thu-luon-la-21

Năm 1818, nước Mỹ bắn 21 phát đại bác chào mừng tổng thống, vì tại thời điểm đó nước này có 21 bang. Ảnh: BI.

Số lần bắn đại bác từ các chiến hạm ban đầu là 7. Đến nay, con số 7 này vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh luận. Nhưng theo Usmc, một trong những giả thuyết về con số 7 này là thời đó phần lớn tàu chiến Anh chỉ có 7 khẩu súng. Việc bắn 7 phát súng thể hiện thiện chí rằng "chúng tôi đã bắn hết đạn". Nhiều giả thuyết khác thì cho rằng số 7 liên quan đến kinh thánh. Đức Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ 7 (chúa nhật) sau khi tạo ra thế giới. Và số 7 còn tượng trưng cho việc tàu về cảng sau chuyến đi dài.

Sau khi phía tàu chiến bắn một phát súng, đại bác ở trên bờ sẽ bắn lại 3 phát để "đáp lễ". Số lần bắn từ bờ ra sẽ là 7x3=21. Và theo nhiều người, đây chính là khởi nguồn cho con số 21 phát đại bác chào mừng nguyên thủ quốc gia sau này.

Tuy nhiên vẫn có thắc mắc về số phát súng bắn lại không là 2 hay 4, để thành 7x2=14 hay 7x4=28. Ngay từ những năm 1685, các nhà cầm quyền đã cho rằng số lẻ thường may mắn hơn số chẵn. Việc bắn đại bác số chẵn để chào đón một ai đó thường mang ý nghĩa tiễn biệt người đứng đầu của một chiến hạm.

Việc bắn đại bác chào mừng tổng thống Mỹ trong lịch sử không phải lúc nào cũng là 21 phát. Năm 1812 và 1821, số phát súng chào mừng là 18 và 24. 

Kể từ năm 1841, số phát đại bác mà tổng thống được chào mừng là 21, phó tổng thống là 17. Hiện nay, phó tổng thống Mỹ được nhận lời chào bằng 19 phát đại bác.

Vào ngày 18/8/1875, Mỹ và Anh cùng công bố một thỏa thuận, trong đó ghi nhận các nguyên thủ quốc gia sẽ được chào mừng bằng 21 phát đại bác. Đây cũng là nghi lễ cao nhất dành cho người đứng đầu một đất nước. 

Anh Minh
**********

Những điều chưa chắc bạn đã biêt về những người sẵn sàng hứng đạn cho TT Mỹ


Tổng thống Mỹ được bảo vệ rất kỹ lưỡng. Những người luôn đặt an toàn cho Tổng thống hơn cả tính mạng của bản thân. Họ là người luôn đi cạnh tổng thống Mỹ, sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự an nguy của người đứng đầu chính phủ đó chính là các mật vụ Mỹ, những người được đào tạo kỹ lưỡng.

warning
attachment

Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát đúng ngày ông đưa ra đề xuất thành lập Cơ quan Mật vụ. (Ảnh: People)

Tổng thống Mỹ bị ám sát ngay sau đề xuất lập Cơ quan Mật vụ

Ý tưởng thành lập Cơ quan Mật vụ Mỹ được Tổng thống Abraham Lincoln đưa ra vào ngày 14/4/1865. Tuy nhiên, cũng đúng vào ngày hôm đó ông bị ám sát khi đang xem vở kịch Our American Cousin trong bối cảnh nội chiến Mỹ sắp kết thúc. Đến tháng 7/1865, Cơ quan Mật vụ Mỹ được thành lập theo đề xuất của Bộ trưởng Tài chính Hugh McCulloch với mục đích ban đầu là chống các hành vi giả mạo và gian lận tài chính.

Chưa từng có mật vụ “hai mang”

warning
attachment

Mật vụ Mỹ chưa từng có đặc vụ "hai mang". (Ảnh minh họa: Politico)

Đến năm 2003, Mật vụ Mỹ được chuyển sang trực thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ và đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống và gia đình Tổng thống.

Trong lịch sử hoạt động hơn 110 năm, Cơ quan Mật vụ Mỹ chưa từng ghi nhận bất cứ trường hợp mật vụ "hai mang" mặc dù bị điệp viên nước ngoài cài cắm.

Sẵn sàng hứng đạn thay tổng thống

warning
attachment

Nhân viên mật vụ chỉ có một nhiệm vụ là đảm bảo cho sinh mạng của tổng thống và di tản nhanh nhất có thể trong trường hợp xảy ra biến cố. (Ảnh minh họa: AFP)

Nhân viên Mật vụ Mỹ không những có nhiệm vụ bảo toàn tính mạng cho tổng thống đương nhiệm mà còn cho phó tổng thống, cựu tổng thống, ứng viên tổng thống, cựu phó tổng thống, ứng viên phó tổng thống và gia đình của họ, cũng như các nguyên thủ nước ngoài thăm Mỹ.

Nguyên tắc của các mật vụ Mỹ là luôn đi cạnh tổng thống. Họ tuy không có nghĩa vụ phải hy sinh tính mạng vì tổng thống, nhưng từ lâu họ được biết đến là những người “sẵn sàng đỡ đạn” thay tổng thống.

Dan Bongino, một cựu nhân viên Mật vụ với 12 năm kinh nghiệm, từng bảo vệ cựu Tổng thống Barack Obama và người tiền nhiệm George W. Bush, cho biết ông và các đồng nghiệp được huấn luyện để “trở nên to hơn” theo nghĩa đen. Điều này có nghĩa là khi một vụ nổ súng diễn ra và mọi người ngồi sụp xuống tránh né, nhân viên mật vụ sẽ phải dang rộng mình hết mức có thể để đón lấy viên đạn.

Theo cựu mật vụ này, khi thực sự xảy ra nổ súng, nhân viên mật vụ chỉ có một nhiệm vụ là đảm bảo cho sinh mạng của tổng thống và di tản nhanh nhất có thể.

Mật vụ duy nhất thiệt mạng khi bảo vệ tổng thống

warning
attachment

Leslie Coffelt (trái) là mật vụ duy nhất thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ tổng thống. (Ảnh: Getty)

Vào ngày 1/11/1950, hai công dân Puerto Rico âm mưu ám sát Tổng thống Mỹ Harry Truman. Vào thời điểm đó, ông Truman đang ở Nhà khách tổng thống vì Nhà Trắng đang trong giai đoạn sửa chữa. Hai tay súng đã đột nhập vào đây, bắn vào bụng và ngực của mật vụ Leslie Coffelt. Mặc dù bị thương, mật vụ này vẫn tìm cách đáp trả và tiêu diệt 1 trong 2 tên. Coffelt là nhân viên đầu tiên của Cơ quan Mật vụ hi sinh khi bảo vệ tổng thống trước âm mưu ám sát.

Mật vụ gắn biệt danh riêng cho mỗi tổng thống

warning
attachment

Mỗi tổng thống Mỹ đều có biệt danh riêng. (Ảnh: Getty)

Những người được Mật vụ bảo vệ sẽ được gắn biệt danh riêng. Ví dụ, cựu Tổng thống Bill Clinton được gắn biệt danh Eagle, cựu Tổng thống George W. Bush là Acrobat, cựu Tổng thống Barack Obama là Renegade.


**********
Khi bạn nhận ra mình xấu gái hơn một thằng con trai.

Tác dụng của vòng một nảy nở; khi bạn nhận ra mình xấu gái hơn một thằng con trai...
cuoi-te-ghe-6-11

Khi bạn nhận ra mình xấu gái hơn một thằng con trai.

cuoi-te-ghe-6-11-1

Tác dụng của vòng một nảy nở.

cuoi-te-ghe-6-11-2

Dân chơi chẳng sợ mưa rơi.

cuoi-te-ghe-6-11-3

Giấc mơ ngọt ngào.

cuoi-te-ghe-6-11-4

Cách cầu hôn đảm bảo thành công.

cuoi-te-ghe-6-11-5

Guitar tự chế của sinh viên.

cuoi-te-ghe-6-11-6

Các thanh niên không biết sợ là gì.

cuoi-te-ghe-6-11-7

Ngủ để dưỡng da còn hơn.

cuoi-te-ghe-6-11-2

Ảnh đẹp cần photoshop.

cuoi-te-ghe-6-11-2-1

Cách vá đường kiểu thiếu tiền.

cuoi-te-ghe-6-11-2-2

Tốt nghiệp được đại học mới là đáng sợ.

cuoi-te-ghe-6-11-2-3

Khi bạn trông dễ thương nhưng thương bạn lại không dễ.

cuoi-te-ghe-6-11-2-4

Khỏi phải rửa bát.

cuoi-te-ghe-6-11-2-5

Nỗi ám ảnh mỗi khi trời mưa.

cuoi-te-ghe-6-11-2-6

Sao có thể cưỡng lại được.

cuoi-te-ghe-6-11-2-7

Chú cứ yên tâm đã có anh đỡ.

Maru
*************

Đội bác sĩ quân y bảo vệ Tổng thống Mỹ khi công du nước ngoài



doi-bac-si-quan-y-bao-ve-tong-thong-my-khi-cong-du-nuoc-ngoai

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.

Đơn vị Y tế Nhà Trắng (WHMU) là một bộ phận của Văn phòng Quân sự Nhà Trắng, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho tổng thống, phó tổng thống và các quan chức đến thăm. Giám đốc của đơn vị này được gọi là "bác sĩ của tổng thống" hay là "bác sĩ Nhà Trắng". Independent hồi tháng hai đưa tin rằng Chuẩn đô đốc Ronny Jackson, người từng phục vụ dưới thời Obama, tiếp tục đảm nhận vị trí này dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống Trump đang trong chuyến công du châu Á từ ngày 3 đến 14/11, với các điểm dừng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Theo LA Times, trong các chuyến công du nước ngoài, hai đội y tế thường đi cùng tổng thống. Một đội bay cùng tổng thống vào ngày đến thăm, còn một đội đã đến nước bạn từ trước để thiết lập các thiết bị y tế. Với cách này, tổng thống Mỹ sẽ luôn có một đội bác sĩ và y tá đã được nghỉ ngơi và sẵn sàng làm nhiệm vụ. 

Để chuẩn bị cho chuyến công du nước ngoài, một đội ngũ Nhà Trắng sẽ khảo sát trước thành phố tổng thống đến thăm và môi trường xung quanh, đánh giá các cơ sở y tế và gặp gỡ các bác sĩ nước chủ nhà. "Trong khi mật vụ rà soát, tìm kiếm bom đạn thì chúng tôi rà soát xem liệu có những con bọ không và kiểm tra điều kiện môi trường", bác sĩ Connie Mariano, từng chăm sóc sức khỏe cho các cựu tổng thống Bill Clinton và George Bush, viết.

doi-bac-si-quan-y-bao-ve-tong-thong-my-khi-cong-du-nuoc-ngoai-1

Lịch trình công du châu Á của Tổng thống Trump. Đồ họa: Việt Chung (Click vào ảnh để xem chi tiết).

Chuyên cơ Air Force One của tổng thống Mỹ có các thiết bị y tế để được biến thành phòng phẫu thuật nếu cần. Nó mang theo các loại thuốc và máu dự trữ cho tổng thống và đệ nhất phu nhân. 

Năm 1994, khi ông Bill Clinton lên kế hoạch cho một chuyến đi nước ngoài, bác sĩ Mariano cho biết Bob Ramsey, một đại tá và chuyên gia về máu, đã gửi cho các bác sĩ tại bệnh viện nước chủ nhà nhóm máu sai - lỗi y tế có khả năng gây tử vong. Ramsey sau đó bị sa thải.

Vào thời chính quyền Clinton, một bác sĩ và y tá Nhà Trắng thường tháp tùng đệ nhất phu nhân khi bà công du nước ngoài mà không đi cùng tổng thống. Tuy nhiên, bà không có một đội ngũ y tế tháp tùng trong hoạt động bình thường hàng ngày, Rob Darling, từng là bác sĩ cho cựu tổng thống Clinton, cho biết.

Tất cả bác sĩ của Nhà Trắng đều là quân y từng được huấn luyện chiến đấu. Họ cũng trải qua thêm một năm huấn luyện khi gia nhập đơn vị y tế của Nhà Trắng.

Các bác sĩ coi vai trò của họ giống như mật vụ trong việc "đảm bảo chính quyền luôn được điều hành", bảo vệ lãnh đạo đất nước không chỉ trước nguy cơ ám sát mà còn các căn bệnh như đau tim, ung thư, theo Darling.

Khi đi cùng đoàn xe của tổng thống, các bác sĩ và y tá được sắp xếp vị trí ở ngay bên ngoài "vùng chết" - tức là càng gần tổng thống càng tốt nhưng phải đủ xa để có khả năng sống sót khi bị bắn trúng do đạn lạc hay xe limousine chở tổng thống bị đánh bom.

Các nhân viên y tế thường mặc quần áo dân sự, vì những người mặc quân phục thường là mục tiêu dễ bị tấn công hơn. "Bạn phải đảm bảo khả năng sống sót để cứu chữa cho tổng thống trong bất cứ hoàn cảnh nào", bà Mariano nói.

Phương Vũ


*************
Chỉ ngồi chơi cờ giữa công viên cũng kiếm được 400 đô mỗi ngày
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	150.8 KB
ID:	1128565  
Cuộc sống ở Mỹ có người dễ vẫn dễ, người khó vẫn khó. Một người đàn ông ngồi chơi cờ vua ở giữa công viên, dạy cờ nữa vậy mà có thể kiếm ra nhiều tiền. Dù ở đó có nhiều kỳ thủ khác, song ông được đánh giá là người kiếm được tiền nhiều nhất.

warning
attachment
Ông Ambakisye Osayaba bên bàn cờ vua trong công viên.

NEW YORK – Một người đàn ông sống tại New York đã nghỉ việc, tập trung vào cờ vua, và kiếm tiền kha khá từ việc chơi, dạy chơi cờ tại công viên. Sáu năm trước, ông Ambakisye Osayaba có quyết định quan trọng trong đời. Ông bỏ công việc bán thời gian làm công nhân môi trường ở Công viên Central Park tại New York, để bắt đầu chơi cờ vua toàn thời gian.

Giờ đây, công việc mỗi sáng của người đàn ông 59 tuổi là đẩy xe mang bàn, ghế và bộ cờ vua bằng nhựa ra góc phía tây nam của Quảng trường Union Square. Những ván cờ vừa là thú tiêu khiển, vừa là công việc có thể giúp ông có thu nhập đến $400 Mỹ kim một ngày. "Đây là cách kiếm sống tuyệt nhất tôi từng làm,” ông Osayaba nói.

Trong công viên có khoảng hơn một chục kỳ thủ cờ vua như Osayaba. Họ đổ đến đây trong những năm qua, do Union Square có rất nhiều du khách. Tuy nhiên, mọi người đều cho rằng, Osayaba là kỳ thủ có thu nhập cao nhất.
Osayaba được mọi người gọi là T.C., tức "teacher chess - thầy dạy chơi cờ.” Theo lời anh Mayer Lasry, 20 tuổi, một trong những đối thủ thường xuyên của Osayaba, tại công viên này, T.C. được gọi là Bobby Fischer, theo tên của kỳ thủ cờ vua vĩ đại nhất mọi thời đại của người Mỹ.

Ông Osayaba chơi cờ ở đây quanh năm, ngày mưa cũng như ngày nắng. Với một ván cờ không cá cược, Osayaba tính phí $3 Mỹ kim. Ngược lại, người chiến thắng có được $5 Mỹ kim. Một bài giảng dài 30 phút về chiến thuật chơi cờ của ông có giá $20 Mỹ kim. "Mọi người đi qua đây suốt và muốn học chơi cờ. Tôi nói với họ 'mời ngồi'. Rồi họ quay lại đây mỗi ngày trước cả khi họ kịp nhận ra điều đó,” Osayaba nói.

Suốt 2 năm qua, Victor Raso, 28 tuổi, làm việc ở một cửa hàng quần áo, đã học chơi cờ cùng Osayaba 5 ngày mỗi tuần vào giờ ăn trưa. "Lần đầu đến, tôi biết luật chơi nhưng không biết chiến thuật. Tôi gắn bó với T.C. vì thấy ông ấy thật sự dạy tôi chơi cờ, thay vì là cố lấy tiền của tôi,” Raso nói.

Để có một cuộc hẹn với Osayaba, cách liên lạc duy nhất là xuất hiện bên bàn cờ của ông. "Tôi đã ném điện thoại xuống cây cầu Brooklyn. Bạn cần phải dành trọn tâm trí cho trò chơi,” Osayaba nói.

Osayaba cho biết cờ vua giúp ông có những cuộc gặp kỳ lạ. Ông từng thắng ván cờ $600 Mỹ kim trước một đối thủ hiếu thắng, chỉ bằng những nước cờ ông vẫn dạy cho người mới học. Cờ vua cũng là lý do giúp ông được làm quen với kỳ thủ nổi tiếng Hoa Kỳ William Lombardy. "Ông ấy từng ở đây với chúng tôi suốt. Vào mùa hè ông ấy thậm chí còn ngủ lại khi chúng tôi chơi cờ cả đêm,” Osayaba kể.

Osayaba được tặng bộ cờ vua đầu đời vào giáng sinh năm 1968 khi 10 tuổi. "Đó là một bộ cờ vua bằng nhựa rẻ tiền nhưng tôi yêu nó,” ông nói.

Lớn lên trong cảnh nghèo khó với 17 anh chị em cùng chung sống trong một căn nhà nhỏ ở khu Harlem, Osayaba theo đuổi niềm đam mê cờ vua bằng cách dành hàng giờ mỗi ngày sau khi tan trường để học chiến thuật chơi cờ với một thủ thư địa phương. "Tôi muốn là người giỏi nhất. Và tôi chưa bao giờ ngừng lại,” ông Osayaba nói.

**************
Tiết lộ quá khứ tồi tệ của nghi phạm xả súng nhà thờ Mỹ
Click image for larger version

Name:	photo-1-1509945520311.jpg
Views:	0
Size:	19.9 KB
ID:	1128580  
Thêm thông tin về nghi phạm thực hiện vụ xả súng tại nhà thờ First Baptist ở hạt Wilson, Texas, Mỹ khiến ít nhất 27 người thiệt mạng. Tên này có một quá khứ không mấy tốt đẹp và đã từng ra toà. Theo giới chức Mỹ cho biết......
warning
attachment

Theo CBS News, cảnh sát Texas cho biết nghi phạm được xác định là Devin Patrick Kelley, 26 tuổi, sống tại Texas, từng có thời gian phục vụ trong quân đội Mỹ và đã bị xử ở tòa án binh.

Kelley được xác định là nghi phạm duy nhất thực hiện vụ xả súng tại nhà thờ First Baptist ở hạt Wilson, Texas, Mỹ làm ít nhất 27 người chết hôm 5/11 (giờ địa phương). Cảnh sát cũng xác nhận nghi phạm đã bị bắn chết. Hiện không rõ Kelley tự sát hay bị một cư dân địa phương bắn hạ.

Người phát ngôn lực lượng Không quân Mỹ Ann Stefanek xác nhận, Kelley từng là một quân nhân phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 2010. Kelley làm việc tại đơn vị hậu cần ở căn cứ không quân Holloman, bang New Mexico. Tuy nhiên, Kelly đã bị sa thải và phải ra tòa án binh năm 2014.

Kelley bị cáo buộc 2 tội danh là tấn công vợ và con. Người này đã bị giam giữ trong 12 tháng.

Kelley có một căn hộ tại New Braunfels, Texas, cách nơi xảy ra vụ tấn công ở Sutherland Springs khoảng 55km.

Các quan chức cho biết nghi phạm sống ở ngoại ô San Antonio và dường như không liên quan đến bất cứ nhóm khủng bố có tổ chức nào. Theo CBS News, Kelley có một người vợ tên là Danielle Lee Shields.

Cũng theo nguồn tin của CBS News, tại thời điểm xảy ra vụ xả súng có khoảng 50 người đang dự lễ ở nhà thờ. Một người dân đã dũng cảm xông vào tước khẩu súng trường AR-15 Kelley cầm trên tay, sau đó đuổi theo nghi phạm khi tên này chạy ra khỏi nhà thờ.

Kelley nhảy lên xe và tháo chạy, nhưng chiếc xe đâm vào chướng ngại vật và nghi phạm cũng bỏ mạng ngay sau đó vì trúng đạn.

Vụ xả súng ở nhà thờ First Baptist là thảm kịch súng đạn mới nhất tại Mỹ, không lâu sau vụ xả súng tại Las Vegas hôm 1/10, làm 58 người thiệt mạng.

*************

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp

Hình sex gái China khoả thân tuyệt đẹp


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn