Trang Lá Cải Ngày 11 Tháng 7 Năm 2021: Bác Hồ bị hành quyết bằng dây thòng lọng...

Chủ Nhật, 11 Tháng Bảy 20211:00 SA(Xem: 6796)
Trang Lá Cải Ngày 11 Tháng 7 Năm 2021: Bác Hồ bị hành quyết bằng dây thòng lọng...

hcm-concu

*******************

Thiên thần nội y' mặc xuyên thấu ở Cannes

PhápTaylor Hill - "thiên thần" Victoria Secret - để ngực trần diện đầm xuyên thấu ở Cannes 2021 hôm 10/7.

Taylor-Hill-3-1625970538

Taylor Hill là khách mời ở buổi công chiếu "Peaceful" trong ngày thứ năm của Liên hoan phim. Cô chọn váy ren dáng đuôi cá kết hợp sandals quai mảnh. Thiết kế ren xuyên thấu giúp người đẹp khoe hình thể tối đa.

Taylor-Hill-1-1625971507

Bộ đầm tăng gợi cảm cho người mặc ở khoảng hở sau lưng, trang trí bằng dây đan. Taylor Hill sinh năm 1996 ở Mỹ, bắt đầu diễn cho Victoria's Secret từ năm 2014. Ngoài nội y, cô còn trình diễn thời trang ứng dụng cho hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như Alexander Wang, Dolce & Gabbana, Elie Saab, Georgio Armani... Ảnh: EMPICS Entertainment.

Taylor Hill ở Cannes 2021

Video: Storm Shadow.

Isabelle-Adjani-1625970190

Diễn viên Isabelle Adjani mắc lỗi chọn nội y khi mặc đầm xuyên thấu xẻ ngực sâu.

Maeva-Coucke-1625970192

Maeva Coucke - Hoa hậu Pháp 2018 - diện đầm đuôi cá xuyên thấu.

Marion-Cotillard-1625970193

Marion Cotillard diện váy denim.

Adele-Exarchopoulos-3-1625970188

Diễn viên Adèle Exarchopoulos mặc cả bộ màu trắng, nhấn bằng vòng cổ ngọc lục bảo.

Anja-Rubik-1625970189

Người mẫu Anja Rubik diện váy đính lông vũ.

Spike-Lee-1625970194

Vợ chồng đạo diễn Spike Lee đồng điệu với tông màu xám. Ảnh: AFP.

Carla-Bruni-1625970609

Ca sĩ, cựu phu nhân tổng Pháp Nicolas Sarkozy - Carla Bruni - chọn đầm tối giản.

Vanessa-Paradis-1625970197

Biểu tượng sắc đẹp Pháp - Vanessa Paradis - diện đầm Chanel.

Katheryn-Winnick-1625970191

Diễn viên Katheryn Winnick chọn đầm cut-out.

Camelia-Jordana-1625970607

Diễn viên Camelia Jordana.


******************

Thần dược đêm tân hôn giúp cô dâu Hồi giáo thoát án tử

Nhiều cô dâu ở Iran tự sát sau đêm tân hôn vì chồng phát hiện họ mất "cái ngàn vàng". Họ đang mách nhau loại thần dược có thể giúp họ che mắt bạn đời nếu lỡ mất trinh.

Phụ nữ Iran. Ảnh: BBC
Trong một xã hội bảo thủ như Iran, việc cô dâu mất màng trinh vì người con trai khác là vấn đề nghiêm trọng đối với chú rể. Ảnh: BBC

Phóng viên Mahrokh Gholamhosseinpour của báo The Daily Beast kể về phận đời của cô dâu mất trinh trước khi lấy chồng và thủ thuật mà nhiều phụ nữ tại quốc gia Hồi giáo này áp dụng để thoát “án tử”. Zing.vn lược dịch câu chuyện của cô.

Khi lớn lên ở miền nam Iran, tôi đã chứng kiến nhiều phụ nữ mất trinh phải chết. Tôi nhớ nhất cô bạn phổ thông vừa xinh đẹp, vừa dễ thương phải chết sau khi chồng phát hiện cô ấy không còn “cái ngàn vàng”. Sau kết luận của chồng, bạn tôi tự sát.

Cái chết ấy ám ảnh tôi và khiến tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi. Một lần, tôi đọc bài "Viên đút âm đạo" trên trang Facebook của một người bạn. Bạn tôi bình luận trang có tên Các cô gái độc thân, nơi nhiều người bàn luận về loại thuốc chứa dung dịch giống máu, đặt trong âm đạo của phụ nữ trong đêm tân hôn trước khi giao hợp. Nhiệt độ cơ thể phụ nữ sẽ khiến viên thuốc tan chảy, tạo cảm giác cô dâu chảy máu trong đêm tân hôn vì màng trinh rách. Trong số các biện pháp làm lại “cái ngàn vàng” mà tôi từng nghe, phương pháp này có vẻ sáng tạo và đơn giản nhất.

Một hôm, tôi lưu số điện thoại của một người bán hàng đặc biệt này trên mạng. Tôi gọi và giới thiệu bản thân là khách hàng muốn tìm hiểu sản phẩm và đối thoại với người ở đầu dây bên kia.

- Bạn cần bao nhiêu vỉ?

- Chỉ một mình tôi, một vỉ liệu đủ không anh? Giá một vỉ bao nhiêu?

- 110 USD. Nếu bạn muốn giao hàng, chúng tôi sẽ tính thêm phí vận chuyển và giao hàng. Bạn gặp vấn đề này bao lâu rồi?

- Anh hỏi “vấn đề” gì?

- Ý tôi là bạn mất màng trinh lâu chưa?

- 7, 8 năm anh ạ.

- Mỗi vỉ gồm 2 viên. Tôi không phải là nhà sản xuất mà chỉ buôn thôi. Nhưng tôi đảm bảo hiệu quả 100%. Không khách hàng nào gọi lại cho tôi để phàn nàn. Bạn đặt thuốc vào âm đạo từ 30 phút đến một tiếng trước khi giao hợp. Thuốc sẽ ẩm và tan chảy.

- Thuốc do Iran sản xuất đúng không anh?

- Đúng vậy. Ban đầu, chúng được sản xuất ở châu Âu nhưng hiện nay các công ty trong nước đã tự sản xuất.

Chuyện phá thai của giới trẻ Việt lên báo nước ngoài

Tại một nghĩa trang nhỏ ở Hà Nội, Nguyen Van Thao mở chiếc hộp đựng bào thai để chôn cất. "Có ngày chúng tôi tiếp nhận đến 30 bào thai để đem chôn", Thao cho biết.

Sau câu hỏi việc mua bán loại thuốc hợp pháp hay không, người đàn ông tỏ ra khó chịu và hỏi lại tôi: “Là khách hàng, bạn quan tâm đến điều gì? Bạn đặt hàng và nếu thuốc không hiệu quả, tôi hứa sẽ trả lại tiền”.

Tôi hỏi tiếp: “Một vỉ hay một viên đủ cho tôi?”. “Một vỉ gồm 2 viên. Bạn nên thử một viên trước đêm tân hôn xem phản ứng ra sao vì chức năng của thuốc phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể bạn. Những người có nhiệt độ cơ thể thấp cần 45 đến 50 phút. Nhưng với những người nhiệt độ cơ thể cao hơn, 30 đến 35 phút là ổn rồi”, người kia nói.

“Vậy còn mùi và màu của dung dịch thì sao? Nó có thể khiến chú rể nghi ngờ không?”, tôi hỏi. “Không, cả màu và mùi đều giống máu. Lượng dung dịch cũng tương đương với lượng máu thoát ra do màng trinh rách”, anh ta trả lời.

Đoạn hội thoại giữa tôi và người đàn ông trên điện thoại tiếp tục diễn ra.

- Tôi có thể tái sử dụng không anh? Chẳng hạn như tôi cho một người bạn?

- Tại sao bạn hỏi quá nhiều? Bạn mua gói vỉ 110 USD mà khiến tôi mất thời gian quá. Thuốc chỉ có tác dụng một lần. Thời hạn sử dụng là 2 năm ở nhiệt độ phòng. Vì vậy, nếu bạn mua và đám cưới hoãn vì bất kỳ lý do gì, bạn có thể dùng nó trong vòng 2 năm.

Tôi tiếp tục hỏi về vấn đề đạo đức: “Đã bao giờ anh nghĩ việc mua bán loại thuốc này là hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức. Với việc bán thuốc anh đang giúp người ta nói dối bạn đời. Chẳng lẽ anh không nghĩ rằng mọi người thành thực với nhau để bắt đầu cuộc sống chung sẽ tốt hơn?

Lần này người bán hàng tỏ rõ sự bực bội và trả lời tôi: “Này, nếu cô là cảnh sát hay người từ Bộ Y tế, tôi cũng nói để cô biết tôi có giấy phép kinh doanh”. Tôi quyết định nói thật: “Tôi là phóng viên. Xin lỗi vì không nói ngay từ đầu nhưng tôi sợ anh sẽ không nói chuyện với tôi”. Người đàn ông bình thản trả lời: “Ồ, không sao. Bạn không biết tên tôi nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn nói với tôi ngay từ đầu”.

Chuyện đời của những phụ nữ bán trinh tiết ở Campuchia

Tại Campuchia, nhiều người đàn ông sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn USD để quan hệ với trinh nữ. Nhu cầu của họ dẫn tới sự ra đời của nghề buôn bán trinh tiết.

Tôi trở lại câu hỏi về đạo đức: “Anh có nghĩ việc anh đang làm hợp đạo đức? Anh không thấy tội lỗi khi giúp người khác nói dối à?”. 

“Không, nhiều cô mất trinh vì sơ ý và không làm gì vi phạm đạo đức. Hoặc họ mất cái ngàn vàng vì họ lựa chọn không đúng hay do chơi thể thao hoặc ngã. Họ có quyền sống. Có thể bạn không tin nhưng hàng ngày, tôi trả lời hơn 100 cuộc gọi và bán khoảng 15 vỉ. Phẫu thuật màng trinh không đơn giản, tốn kém và có thể khiến người khác chú ý. Ngoài ra, màng trinh giả chỉ có thể che đạy sự thật trong vòng 9 đến 13 tháng. Thuốc của tôi không đắt và người sử dụng có thể dùng một cách bí mật. Bạn mua và dùng trước khi giao hợp khoảng nửa tiếng. Tất cả chỉ có thế”, người kia lập luận.

Khi tôi nói rằng việc bán thuốc là vi phạm đạo đức vì giúp người ta phủ nhận quá khứ, người bán hàng lập tức bày tỏ quan điểm: “Đạo đức có giá bao nhiêu? Bạn sống ở đâu, có lẽ không phải ở Iran? Bạn nghĩ rằng giúp đỡ phụ nữ đảm bảo an toàn cho cuộc sống và tính mạng của họ là hành vi sai? Tôi hoàn toàn không cảm thấy dằn vặt. Tôi giúp người ta thấy hy vọng hơn ở tương lai, để họ vượt qua căng thẳng và sống bình thường”.

Sau đó tôi cũng lý luận rằng chúng ta nên giáo dục con trai của chúng ta để họ dần chấp nhận sự thật, vợ chúng sau này có thể không còn nguyên vẹn. Nếu chúng có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân thì vợ họ cũng có thể.

Người đàn ông tỏ ra không đồng tình với ý kiến của tôi và phản bác: “Trong khi bạn thay đổi một nền văn hóa thì vài thế hệ sẽ bị hủy hoại. Nhiều cô gái nghèo khổ phải vay mượn tiền bằng mọi cách để vá mạng trinh vì lo sợ. Giờ tôi phải đi, khách hàng đang đợi”.

Tôi cảm ơn người bán hàng và hỏi liệu tôi có thể công bố ý kiến của anh. Người đàn ông đồng ý nhưng dặn thêm: “Đừng cho bạn bè cô số điện thoại của tôi. Tôi là người kinh doanh, bạn hiểu chứ. Tôi không muốn bị theo dõi”.


**************

Cuộc sống nguy hiểm của trẻ em bên núi rác

Ngành công nghiệp tái chế rác thải mang lại lợi nhuận lớn cho các thị trấn nông thôn ở miền bắc Trung Quốc, nhưng cũng tàn phá môi trường và sức khỏe con người.

Ruồi đậu trên má một cậu bé ở xưởng tái chế rác tại một ngôi làng ở miền bắc Trung Quốc. Ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác thải là một trong những ngành đem lại lợi nhuận đáng kể cho các vùng quê ở nông thôn Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp cho kinh tế địa phương, ngành này cũng gây tàn phá môi trường và đe dọa sức khỏe của người dân trong vùng.
Ruồi đậu trên má một cậu bé ở xưởng tái chế rác trong một làng ở miền bắc Trung Quốc. Xử lý và tái chế rác là một trong những ngành đem lại lợi nhuận lớn cho các vùng quê ở nông thôn Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp cho kinh tế địa phương, hoạt động ấy cũng tàn phá môi trường và đe dọa sức khỏe của người dân trong vùng.
Một bé trai uống nước từ ống kim tiêm mà em nhặt trong đống rác. Dù Trung Quốc cấm nhập khẩu rác thải y tế, nhưng chúng xuất hiện rất nhiều ở những xưởng tái chế ở Trung Quốc. Ống kim tiêm trở thành đồ chơi của trẻ em, trong khi công nhân tại những xưởng tái chế thậm chí sử dụng găng tay y tế cũ.
Một bé trai uống nước từ ống kim tiêm mà em nhặt trong đống rác. Dù Trung Quốc cấm nhập khẩu rác thải y tế, chúng xuất hiện rất nhiều ở những xưởng tái chế ở Trung Quốc. Ống kim tiêm trở thành đồ chơi của trẻ em, trong khi công nhân tại những xưởng tái chế thậm chí sử dụng găng tay y tế cũ.
Một người phụ nữ đang vỗ về con trai, sau khi cậu bé giẫm phải một vật sắc trong xưởng xử lý rác. Những mảnh vật thể nhọn vương vãi rất nhiều trong các xưởng, đe dọa công nhân và trẻ em tại đây.
Một người phụ nữ đang vỗ về con trai, sau khi cậu bé giẫm phải một vật sắc trong xưởng xử lý rác. Những mảnh vật thể nhọn vương vãi khắp nơi trong các xưởng, đe dọa công nhân và trẻ em tại đây.
Một bà mẹ cho con bú ngay trong khi đang phân loại rác. Người phụ nữ này nhận lương 40 nhân dân tệ/ngày (6.4 USD). Cô đã sinh con ngay trong vườn rau bên ngoài xưởng vì không đủ tiền đến bệnh viện.
Một bà mẹ cho con bú khi đang phân loại rác. Cô nhận lương 40 nhân dân tệ/ngày và sinh con ngay trong vườn rau bên ngoài xưởng vì không đủ tiền để đến bệnh viện.
Một em bé bị bệnh chốc lở trên da. Đây không phải là bệnh hiếm đối với trẻ em và công nhân ở những xưởng xử lý rác, do họ hàng ngày phải đối mặt với khí độc và rác thải nhiễm bẩn. Tại những ngôi làng này, tỉ lệ người bị ung thư cũng cao hơn những địa phương khác.
Một em bé mắc bệnh chốc lở trên da. Đây không phải là bệnh hiếm đối với trẻ em và công nhân ở những xưởng xử lý rác, do họ phải tiếp xúc khí độc và rác thải nhiễm bẩn. Tại những làng như thế, tỷ lệ người mắc ung thư cũng cao hơn những địa phương khác.
ê

Công nhân đang phân loại rác trước khi tái chế. TheoThời báo Hoàn cầu, khoảng 30 thị trấn ở Trung Quốc chuyên xử lý rác thải, tạo việc làm cho hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn nhân công.

aa

Người đàn ông trong ảnh mất bàn tay trái trong quá trình xử lý rác, sau khi ông ngất xỉu vì hít nhiều hơi formaldehyde. "Tôi ước có thể dùng hết số tiền mà tôi kiếm trong 20 năm qua để 'mua' lại bàn tay. Nhưng đó là điều không thể", ông nói.

bb

Khói độc nhuộm đen bầu trời ở những bãi đốt rác.

cc

Phần lớn cơ sở xử lý rác thải nhựa không có hệ thống thoát nước hiệu quả, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước xung quanh. Chính quyền địa phương xử phạt rất nặng những cơ sở này nhưng không hiệu quả.

đ

Một ao nước ở ngôi làng tại tỉnh Hà Bắc chuyển sang màu hồng do ô nhiễm. Chính quyền đã xây một nhà máy xử lý nước thải, nhưng các xưởng tái chế rác thường xả trực tiếp nước thải ra các sông, hồ xung quanh.

Minh Anh
***************

Lần dấu vết qua bức thư trêu ngươi của sát thủ


MỹQua khung cửa sổ, ông Bob Smith thấy xe của con gái 17 tuổi, đang đi về nhưng chờ mãi không thấy đi vào nhà, chợt có linh cảm chẳng lành nên vội chạy ra.

Cửa xe cửa mở toang, động cơ đang chạy, điện thoại và ví tiền của con vẫn còn trên băng ghế trước. Tuy nhiên, ông không thấy Shari Faye Smith. Đó là buổi chiều cuối cùng tháng 5/1985, Shari rời bữa tiệc để trở về nhà tại Lexington, Kentucky.

Nỗi lo ập đến bởi Shari mắc căn bệnh tiểu đường, không lẽ nào cô bỏ nhà đi mà không mang theo thuốc bên người? Sự việc được báo tới Sở cảnh sát hạt Lexington.

Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện ra các dấu chân quanh hòm thư nên phỏng đoán cô khỏi xe lấy thư và bị bắt cóc. Do gia đình cô giàu có, sự việc ban đầu được nhận định là bắt cóc tống tiền.

Sau ba ngày, chiếc điện thoại trong nhà ông Bob bất ngờ đổ chuông. Giọng một người đàn ông gọi tới tỏ vẻ xin lỗi vì đã bắt Shari. Để khiến gia đình tin tưởng, anh ta còn miêu tả lại bộ đồ mà cô mặc. Hắn nói mình và Shari rất "tâm đầu ý hợp". Cô đang được chăm sóc kỹ lưỡng và đang xem truyền hình nên không thể nghe điện thoại.

Bức thư được có chữ của Shari. Nguồn: Youtube

Bức thư được có chữ của Shari. Nguồn: Youtube

Sáng hôm sau, cảnh sát thấy bức thư gửi qua đường bưu điện đến gia đình ông Bob. Trên hai tờ giấy màu vàng là những dòng chữ được cho do Shari viết với tiêu đề: "Di chúc và nguyện ước cuối cùng". Đầu thư, Shari bày tỏ sự kính trọng tới hai đấng sinh thành và tình yêu to lớn cô dành cho họ. Ước nguyện của nữ sinh 17 tuổi là những ai ở quanh cô sẽ thôi đau buồn vì sự ra đi vĩnh viễn của mình.

Tại đám tang của mình, cô mong được đặt trong cỗ quan tài kín, không để cho ai nhìn thấy. Ngày tiếp theo, kẻ bắt cóc lại gọi điện đề nghị gia đình và phía cảnh sát dừng cuộc tìm kiếm. Hắn khẳng định nạn nhân vẫn khỏe mạnh bình thường.

Với thông báo trên, ông Bob có thêm hy vọng được nhìn thấy con gái còn sống quay về.

Ngày thứ năm kể từ khi Shari mất tích, tên bắt cóc gọi cho bà Bob. Lần này, bỗng dưng hắn nói cảm thấy thích thú với chị gái của Shari. Đến sáng ngày kế tiếp, gã gọi thêm một lần nữa và đưa ra địa chỉ mà Shari sẽ được thả. Thế nhưng, mọi hy vọng của gia đình Smith đã sụp đổ hoàn toàn. Khi cảnh sát đến chỉ tìm thấy thi thể của cô ở sân sau. Theo khám nghiệm tử thi, Shari chết vì ngạt thở.

Sau đám tang của Shari, kẻ giấu mặt vẫn tiếp tục điện thách thức gia đình nạn nhân và cảnh sát. Hắn kể lại quá trình dùng súng uy hiếp, bắt cóc, cưỡng hiếp và cuốn băng dính khiến Shari ngạt thở.

Chiếc xe của Shari Faye Smith, 17 tuổi. Nguồn: Youtube

Chiếc xe của Shari Faye Smith, 17 tuổi. Nguồn: Youtube

Phân tích các cuộc gọi, cảnh sát đánh giá chất giọng khá thô và trầm này thuộc về người đàn ông trẻ, có học thức. Do giọng nói đã bị bóp méo bằng thiết bị điều chỉnh tốc độ âm thanh, cảnh sát kết luận rằng người này có khả năng hiểu biết về lĩnh vực điện tử.

Với cuộc gọi thứ hai, cảnh sát đã lần ra được địa điểm là một buồng điện thoại công cộng ở gần hiệu thuốc trung tâm Lexington. Do công nghệ những năm 1980 còn nhiều hạn chế, phải mất ít nhất 15 phút sau, cảnh sát mới đến nơi nên kẻ bắt cóc đã không còn ở đó.

Từ những cuộc gọi, thám tử điều tra vụ án cho rằng tên giết người đã cố tình kéo dài thời gian, khiến thi thể của Shari bị phân hủy. Việc này nhằm xóa đi các bằng chứng, gây khó dễ cho quá trình điều tra. Với manh mối từ bức thư viết tay của Shari, các điều tra viên đã nhờ đến phòng điều tra tội phạm vùng South Carolina làm rõ. Tuy nhiên, một lần nữa vụ án đi vào ngõ cụt. Các thám tử ở đây cũng không thể tìm ra dấu vết nào khác liên quan đến hung thủ.

Ngày 14/6/1985, vài tuần sau cái chết của Shari, tên sát nhân lại gọi đến nhà ông Bob, nói tên của một nạn nhân khác là Debra May Helmick.

Cảnh sát nhanh chóng tìm ra địa chỉ của gia đình bé gái 10 tuổi này. Theo lời của hàng xóm, họ thấy một chiếc xe lạ bất ngờ dừng khi Debra đang chơi cùng các bạn. Một đàn ông đã đưa Debra lên ôtô giữa ban ngày.

Cũng như vụ án trước, kẻ giết người thông báo cho cảnh sát các chỉ dẫn vô cùng cụ thể. Việc này nhằm đưa họ tới địa điểm đặt xác nạn nhân, đã phân hủy nhiều ngày. Do gia đình bé Debra không có điện thoại, vụ án này không có manh mối.

Khi việc điều tra đang rơi vào bế tắc, Mickey Dawn, người chịu trách nhiệm điều tra tại Phòng điều tra tội phạm South Carolina bất ngờ nảy sinh một ý tưởng mới. Ông nhận ra rằng bức thư của Shari được viết trên giấy ghi nhớ và có một số chữ bị in đè của tờ giấy trước.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình, nhóm điều tra sau đó đã tìm thấy những manh mối hết sức khả quan. Kết quả thu được là một vài ký tự gần giống như số điện thoại. Trong đó có một số điện thoại nhìn thấy rõ nhất với 9 trong 10 con số, còn số cuối cùng không nhìn thấy rõ

Các điều tra viên đã gọi lần lượt cho 10 số điện thoại với đuôi thay đổi từ 0 đến 9 và hỏi người nghe điện thoại có người quen ở South Carolina không. Trong số đó có một người nói rằng anh có bố và mẹ sống ở South Carolina, cách ngôi nhà của gia đình Shari chỉ khoảng 24 km. Bố anh là Ellis Sheppard, 50 tuổi, kỹ sư điện. Lịch sử cuộc gọi chỉ ra rằng một số cuộc gọi đến nhà ông Bob sau khi Shari bị bắt cóc được gọi từ nhà Ellis. Ngay lập tức, cảnh sát thẩm vấn ông Ellis.

Theo điều tra cho thấy, lúc này, vợ chồng nhà Ellis đang đi du lịch xa, người con trai đang phục vụ trong quân ngũ nên đó được xem là chứng cứ ngoại phạm. Vậy ai đã dùng điện thoại của ông Ellis để gọi sang nhà Bob trong khoảng thời gian Shari mất tích?

Người bị tình nghi là Larry Gene Bell, thợ sửa dây điện làm việc trong xưởng của ông Ellis. Hắn nhận việc trông coi nhà cửa trong 6 tuần khi ông bà Ellis đi nghỉ lễ. Trước khi đi, ông Ellis đã ghi lại cho Larry những số điện thoại có thể cần trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có số của con trai.

Chữ trên mẩu giấy hoàn toàn trùng khớp với các kí tự hằn lên trên bức thư của Shari. Điều này chứng tỏ rằng cô đã dùng tờ giấy ngay dưới tờ danh sách số điện thoại mà ông Ellis đã viết. Tại nhà của ông bà Ellis, cảnh sát đã tìm thấy sáu sợi tóc vàng trong nhà tắm mà các nhà phân tích đã cho biết chúng tương tự với tóc của Shari.

Ngoài ra, tem dán trên bức thư gửi qua bưu điện đến nhà Bob cùng loại với tem trong ngăn kéo tủ của ông Ellis. Vào ngày 27/6/1985, 28 ngày sau khi bắt cóc và giết Shari, Larry bị bắt nhưng phủ nhận các cáo buộc bắt cóc và giết người.

Larry được biết đến là người điềm đạm và ăn nói rất nhỏ nhẹ. Hắn từng gia nhập lực lượng thủy quân lục chiến vào năm 1970, nhưng chưa đầy một năm thì xuất ngũ do chấn thương đầu gối khi vô tình tự bắn mình lúc lau súng. Đúng như dự đoán, trong quá khứ, Larry từng gặp nhiều rắc rối liên quan đến quấy rối phụ nữ. Hắn ta từng lạm dụng tình dục một người họ hàng khi còn niên thiếu.

Trong nhiều phiên tòa diễn ra sau đó, Larry luôn tỏ ra cứng đầu và chưa bao giờ thú nhận các cáo buộc liên quan đến cái chết của Shari. Với nhiều bằng chứng rõ rang, tòa tuyên Larry phạm tội Bắt cóc, Giết người cấp độ một và phạt án tử hình bằng ghế điện vào ngày 4/10/1996.

Vụ án bé Debra, công tố viên không đủ bằng chứng để kết tội hắn.

Hoàng Phong (Theo Murderpedia, Talk Murder With Me)


**************

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ ...

P.H

Phil Knight (1938) - người đàn ông với nụ cười thân thiện và là chủ nhân của đế chế tỷ đô Nike, nơi sản xuất những đôi giày được sử dụng nhiều nhất thế giới, được biết đến với câu chuyện khởi nghiệp từ tờ 50 đô la ông vay từ bố mình.

Tuy nhiên, ngoài niềm cảm hứng được lan tỏa bởi câu chuyện thành công từ con số 0, có lẽ ít ai biết đến "nốt trầm" rất buồn trong cuộc đời của cha đẻ Nike bắt nguồn từ chính thương hiệu của ông, và đó vẫn luôn là vết thương lòng khó chữa lành bên trong Phil Knight. Có được tất cả, nhưng dường như cha đẻ Nike lại đánh mất đi thứ quan trọng nhất đối với chính mình.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 1.

Phil Knight (1938) là người đồng sáng lập thương hiệu giày Nike

Từ gã nghiện giày điên rồ đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô

Trước khi trở thành một ông chủ, một tỉ phú giàu có, Phil Knight từng là một cậu thiếu niên đam mê thể thao. Ở trường học, Phil Knight tham gia hầu như tất cả các môn thể thao, nhưng điền kinh lại là môn cho ông niềm thích thú hơn cả. Phil Knight sau đó tham gia lớp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Stanford, và tại đây, vị tỷ phú dần nhận ra sự hứng thú của mình với việc kinh doanh và chắc như đinh đóng cột rằng đó phải là giày thể thao.

Sau khi tận mắt nhìn thấy đôi giày chất lượng và độ bền thì khỏi bàn từng được sử dụng bởi các quân nhân Nhật Bản trong Thế chiến II, Phil Knight ấp ủ về một chuyến thăm đến đất nước Mặt trời mọc để nghiên cứu về giày. Đến tháng 11/1962, ông thực hiện được nguyện vọng của mình. Tại thành phố Kobe, "gã nghiện giày" Phil Knight lập tức hoàn toàn bị  thuyết phục bởi những đôi giày chắc nịch của hãng Onitsuka Tiger. Chúng tốt đến nỗi, Phil Knight quyết định nhập luôn về Mỹ để bán.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 2.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 3.

Không vốn cũng chẳng có bất kỳ bệ đỡ nào, năm 1963, Phil Knight nhận lô hàng đầu tiên từ Nhật Bản với vỏn vẹn 12 đôi giày. Ông đem đặt chúng ở sau cốp xe ô tô và rồi rong ruổi tới mọi đường đua thể thao để rao bán.

Chán bán rong, Phil Knight tìm đến một người thầy đã từng huấn luyện mình trên đường đua khi còn là sinh viên để gợi ý hợp tác, đó chính là Bowerman - một kẻ rất hiểu biết về những đôi giày chạy và sau này cùng Phil Knight đồng sáng lập thương hiệu Nike. Đúng như dự tính của Phil Knight, Bowerman lập tức đồng ý vì những đôi giày nhập từ Nhật Bản khiến gã phải gật gù công nhận bởi chất lượng quá tốt.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 4.

Vào tháng 1/1964, 2 thầy trò đã thành lập nên Blue Ribbon Sports (BRS), tiền thân của Nike với khoản tiền 1.000 USD. Toàn bộ số tiền được sử dụng để đặt mua 300 đôi giày.

Nhờ những mối quan hệ của Bowerman mà chuyến hàng đầu tiên của họ bán hết trong vòng 3 tháng. Ngay năm đầu tiên, BRS đã đạt doanh số 8.000 USD và hãng bắt đầu thuê nhân sự để vận hành. Đến năm 1965, doanh thu của BRS đạt 20.000 USD và bắt đầu mở các chi nhánh bán hàng của mình.

Sau khi kết thúc hợp đồng với phía Nhật Bản, đúng dịp Munich Olympic diễn ra, 2 thầy trò chính thức thiết kế dòng giày riêng của mình và đặt tên nó là Nike - theo tên vị thần chiến thắng của Hy Lạp. Về logo, Knight đến một trường học gần đó và trả 35 USD cho một sinh viên khoa thiết kế mà ông bắt gặp để cho ra hình dấu phẩy ngược như ngày nay.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 5.

Tại Nhật Bản, thay vì lặng thầm tìm đối tác, Knight tổ chức tuyển hãng sản xuất trên khắp Nhật Bản để cung ứng giày thiết kế cho Nike. Kể từ đây, hành trình của Nike gần như chỉ có tăng trưởng. Họ biến thành hãng giày thể thao lớn nhất Mỹ vào năm 1989 và thậm chí lan ra toàn cầu nhờ hoạt động marketing thông minh và mô hình thuê ngoài nhằm tận dụng nhân công giá rẻ.

"Con sẽ không bao giờ đi giày bố bán" và nỗi đau chưa bao giờ nguôi ngoai

Trong cuộc đời gã nghiện giày Phil Knight, ông chỉ chung thủy với người phụ nữ duy nhất đó chính là bà Penelope - người vợ hơn 50 năm ông đã gặp tại Đại học Bang Portland khi còn rất trẻ. Phil mời Penny làm thư ký cho ông ở Blue Ribbon. Penelope làm việc chăm chỉ, từ kế toán, quản lý văn phòng, cho đến xếp lịch hẹn, và mọi thứ mà Phil cần. Cuối cùng, sau khi vượt qua mọi thử thách trong mối quan hệ tình cảm, thậm chí đã từng phải yêu xa cả nửa vòng trái đất trong những lần Phil sang Nhật Bản công tác dài ngày, cặp đôi kết hôn tại quê nhà Portland vào tháng 9/1968.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 6.

Phil Knight bên người vợ 50 năm của mình

Năm 1969, 1 năm sau khi kết hôn, bà Penny hạ sinh cậu con trai đầu lòng và đặt tên là Matthew. Đối với Phil, sự ra đời của cậu bé thật sự kỳ diệu. Trong cuốn tự truyện Shoe Dog (Tạm dịch: Gã nghiện giày) của mình, Phil viết: "Tôi nâng niu thằng bé trong vòng tay, cảm giác ôm đứa con cuả mình thật sự tuyệt vời hơn tất thảy". Từ nhỏ, vốn hay bất hòa cùng cha mình, Phil tự hứa với lòng sẽ trở thành người cha tốt của các con.

Tuy nhiên, dù nỗ lực hết mức, Phil dường như bất lực trước gánh nặng cân bằng cả công việc và gia đình. Công ty chỉ mới thành lập, mỗi ngày ông bận rộn đôn đáo tại Nike và về nhà rất muộn. "Matthew ủ rũ, thằng bé học nói rất muộn, ương bướng và bất trị. Tôi tự hỏi nếu mình có thêm thời gian dành cho con, liệu mọi chuyện có bớt đau đầu hơn không", ông trải lòng.

Nike tiếp tục trên đà phát triển, 4 năm sau đó, họ đón thêm cậu con trai thứ hai là Travis. Mỗi khi người đàn ông bước chân về đến cửa, 2 anh em Matthew và Travis sẽ chạy đến tóm lấy chân ông và hỏi dồn dập rằng bố đã đi đâu, ở đâu suốt cả ngày. Đỉnh điểm khi Nike lần đầu tiên tung ra những đôi giày dành cho trẻ em, chính Matthew chứ không phải ai khác đã phản đối gay gắt và tuyên bố "Con sẽ không bao giờ đi giày Nike của bố bán" để thể hiện sự tức giận và thất vọng về sự vắng mặt của bố.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 7.

Mặc dù 2 vợ chồng họ cố gắng giải thích cho con hiểu rằng bố vùi đầu ở công ty là để kiếm tiền nuôi sống cả nhà nhưng vì lý do nào đó, cậu bé Matthew bướng bỉnh mặc định không thay đổi suy nghĩ càng không muốn tha thứ cho bố mình.

Năm 1977, khi doanh thu của Nike đạt 70 triệu đô la mỗi năm, gia đình Phil chuyển đến một ngôi nhà mới nằm trong khu đất rộng đến hơn 20.000 mét vuông. Knight nhớ lại lúc đó vợ ông đã đưa ra một nhận xét kỳ lạ: "Tất nhiên chúng tôi rất buồn khi phải rời khỏi ngôi nhà cũ. Cả hai cậu bé đều sinh ra tại đó. Matthew thích nhất cái bể bơi. Nó ngoan hiền hơn hẳn mỗi khi lội tung tăng trong nước. Thằng bé chắc chẳng bao giờ có thể chết đuối", bà Penny lắc đầu và nói.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 8.

Phil chụp cùng con trai thứ hai Travis

Phil cũng bắt đầu thay đổi nhiều hơn. Ông tham dự nhiều trận bóng rổ và bóng đá của Matthew và dành những ngày cuối tuần để dạy cậu bé cách vung gậy bóng chày. Nhưng điều đó dường như chẳng giúp ích được mấy. "Thằng bé chẳng chịu nghe lời, nó tranh cãi với tôi liên tục". Chính khi xem con thi đấu trên sân cỏ, Phil nhận ra sự bất lực xâm chiếm tâm trí ông. Trong phút giác ngộ, ông hiểu rằng Mathew chẳng mấy để tâm đến thể thao còn ông ngồi đó xem con đá bóng cũng chỉ như một trách nhiệm.

"Vào đêm giao thừa năm 1977, tôi đi quanh nhà, tắt đèn, và tôi cảm thấy có một vết nứt sâu trong nền tảng của sự tồn tại của mình," Knight viết. "Cuộc sống của tôi là về thể thao, công việc kinh doanh của tôi là về thể thao, mối quan hệ của tôi với cha là về thể thao, và cả hai con trai của tôi đều không muốn làm gì với thể thao ... tất cả dường như thật bất công."

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 9.

Năm 2004, Matthew bỏ đại học. Anh chàng kết hôn và có con sau đó. Năm 2004, anh tham gia vào một tổ chức từ thiện xây dựng một trại trẻ mồ côi ở El Salvador. Vào ngày 23 tháng 5 năm 2004, Matthew lái xe cùng hai người bạn đến Ilopango, một hồ nước sâu cách San Salvador 14km về phía Đông, để lặn biển.

"Vì lý do nào đó mà thằng bé quyết định xem mình có thể lặn được sâu đến đâu. Matthew quyết định chấp nhận một rủi ro mà ngay cả người cha nghiện rủi ro của anh ấy cũng sẽ không bao giờ chấp nhận", Knight viết. "Đã xảy ra sự cố. Ở độ sâu 150 feet, con trai tôi bất tỉnh". Ông còn nhớ lúc đó đang ngồi xem phim cùng vợ, Travis gọi họ và báo tin dữ. "Penny ngã xuống sàn. Travis đã giúp bà ấy đứng dậy. Cậu chàng choàng tay qua mẹ còn tôi loạng choạng bước đi, đến cuối hành lang, nước mắt chảy dài".

"Tôi nhớ lại 8 từ kỳ lạ chạy qua đầu tôi, lặp đi lặp lại, giống như một đoạn thơ nào đó: Vì vậy, đây là cách nó kết thúc." Trong cuốn tự truyện của mình, Phil Knight liệt kê những hối tiếc lớn nhất trong sự nghiệp kinh doanh của mình nhưng chia sẻ chúng chẳng còn đủ làm ông bận lòng mỗi khi nhớ đến hình ảnh con trai. Cái chết của Matthew - cậu bé bướng bỉnh ngày nào khiến trái tim một người cha can trường như Phil Knight gần như chết lặng. Có lẽ ngoài một sự nghiệp lừng lẫy được người đời nhắc tên, trong Phil Knight, nó còn là câu nói của đứa con trai đã đi mãi không về khiến ông nhói đau hằng đêm: "Con không bao giờ đi giày bố bán".

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 10.

Nguồn: News Au, Forbes


***************

Vụ bác sĩ chở thi thể cô gái nâng ngực tử vong đến trại hòm: ...

Thanh Thanh (t⁄h)

Vụ việc chủ phòng khám ở TP.HCM cùng con chở thi thể cô gái đến một trại hòm ở Trà Vinh nhờ trại hòm khâm liệm khiến nhiều người xôn xao.

Công an xác định 2 người đi ô tô là Phan Đức H. (59 tuổi) và con gái (17 tuổi), ở phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM.

Nạn nhân là chị N.T.T. (30 tuổi, tạm trú phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM), tới phòng khám của ông H. nâng ngực hôm 3/7 rồi tử vong. Đêm 4/7, ông H. cùng con gái 17 tuổi đưa thi thể nạn nhân lên ô tô chở về tỉnh Trà Vinh theo thông tin giấy tờ lấy được trên người nạn nhân.

Vụ bác sĩ chở thi thể cô gái nâng ngực tử vong đến trại hòm: Chồng nạn nhân tiết lộ vợ khỏe mạnh, chưa từng đi làm đẹp - Ảnh 1.

Căn nhà nơi xảy ra vụ giải phẫu nâng ngực chết người (Ảnh: Tuổi trẻ)

Xe chạy lạc đường sang Cần Thơ, khi quay lại Trà Vinh thì ông chủ phòng khám tấp vào một trại hòm nhờ khâm liệm thi thể cô gái với chi phí 20 triệu đồng. Chủ trại hòm thấy nghi vấn nên báo công an.

Công an huyện Cầu Kè đã phối hợp Công an quận Bình Tân khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể chị T. cho gia đình mai táng.

Theo Dân trí, ngày 10/7, anh A., chồng của chị T. cho biết, gia đình đã lo xong hậu sự cho vợ. Cũng theo lời anh A, vợ chồng anh đi làm thuê, tạm trú tại TP.HCM cùng 2 con nhỏ, bé nhỏ mới 19 tháng tuổi. Chị T. vốn khỏe mạnh không có bệnh lý, chưa từng đi làm đẹp. Trước khi đi phẫu thuật thẩm mỹ, chị T. không trao đổi cho chồng biết.

Sau khi sự việc xảy ra thì phía gia đình ông H. có điện thoại chia buồn, xin lỗi tới gia đình nạn nhân. Về dân sự, anh A. yêu cầu bồi thường mai táng phí, tổn thất tinh thần và cấp dưỡng nuôi 2 con nhỏ tới khi đủ 18 tuổi.

Theo chồng của chị T., gia đình không muốn đẩy vụ việc đi quá xa nên mong vụ việc không phải xử lý theo hướng án hình sự (nếu phát sinh). Tuy nhiên, anh A. tỏ ra bức xúc vì sau khi sự việc xảy ra thì ông H. không thông báo cho gia đình bị hại biết sự việc mà tự đưa thi thể về Trà Vinh nhờ trại hòm mai táng.

Theo VnExpress, sau nhiều giờ làm việc với cơ quan điều tra, chủ phòng khám thừa nhận đã phẫu thuật làm chết cô gái. Bước đầu, nam bác sĩ hỗ trợ gia đình nạn nhân 30 triệu đồng.

Hiện ông H. đã bị giam giữ và phía gia đình đang đi vay mượn để bồi thường cho bị hại.


***************

Những góc phố ma trong lòng Sydney

Bên cạnh sự náo nhiệt, phát triển ở Sydney, Australia, nhiều góc của thành phố trở thành những "khu vực ma" vì bị bỏ hoang.

1
Khuôn viên phía bắc của trường trung học Caringbah ở Sydney bị bỏ hoang từ năm 2010 vì móng không chắc. Sau nhiều năm, khung cảnh trong trường vắng lặng không bóng người. Bàn ghế, phấn bảng, giấy, bút vẫn còn vương vãi trên sàn nhà.
11
Hai thùng sơn lăn lóc bên trong nhà máy sơn Anzol ở Sydney. Những năm 80 của thế kỷ 20, nơi đây từng là nhà máy phát triển, ăn nên làm ra. Hiện tại, các xưởng sản xuất, khu hành chính của nhà máy chỉ là dãy nhà bỏ hoang.
1
Boongke Malabar, công viên quốc gia Malabar từng là nơi bảo vệ Sydney trong Thế chiến II. Tuy nhiên, công trình hiện không được sử dụng. Người ta vẽ hình chi chít trên tường của boongke.
1
Bệnh viện Rachel Forster ở Redfern, Sydney, mở cửa từ năm 1941 và hoạt động trong 59 năm trước khi bị bỏ hoang. Dãy ghế, các phòng khám lặng yên như thể đang chờ được sử dụng lại. Chính quyền địa phương đang có kế hoạch xây dựng khu dân cư mới tại khu vực với 159 căn hộ, bãi để xe, công viên. Tuy nhiên, dự án vẫn đang trong thời gian chờ thi công.

1
Nhà máy bia ở Mittagong đóng cửa năm 1980 và nằm yên từ đó đến nay. Một thời, nhà máy phát triển thịnh vượng nhưng qua 2 lần hỏa hoạn tấn công, đặc biệt là bà hỏa năm 1969, nhà máy không thể hồi phục. Năm 1980, nhà máy ngừng hoạt động.
1
Nhà máy giày Dunlop ở Alexandria, Sydney giờ chỉ là dãy nhà bỏ hoang với đồ đạc và thiết bị sản xuất cũ rỉ. Dù chủ nhà máy nỗ lực bán hoặc tái phát triển cơ sở sản xuất nhưng họ không thành công.
1
Người dân Sydney một thời chuộng xe bus và sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, nhu cầu con người dần dần thay đổi. Xe bus không còn trở thành phương tiện được nhiều người sử dụng. Chúng được chất chồng tại Loftus và biến khu đất thành nghĩa địa xe bus.



***********************

Nàng tiên cá nam tính nhất hành tinh

Chó ngồi đọc báo uống cà phê, gái xấu hóa xinh trong tích tắc, hay dáng độc khi đọc sách...
1-7885-1422613248.jpg

Tuổi trẻ tài cao từ bé.

2-7975-1422613248.jpg

Ối, cú đá trời giáng.

3-6724-1422613249.jpg

Vịt hóa thiên nga trong nháy mắt.

4-7464-1422613249.jpg

Nàng tiên cá nam tính nhất từ trước tới giờ.

5-5165-1422613249.jpg

Muốn được làm vua cuồng luôn.

6-1145-1422613250.jpg

Sản phẩm dành cho người lười.

7-9278-1422613250.jpg

Bộ cánh cực cool.

8-4009-1422613250.jpg

Để xem hôm nay có tin tức gì nào.

9_1422612762.jpg

Cho một miếng thôi mà.

10_1422612762.jpg

Giấc mơ đã trở thành sự thật.

11_1422612762.jpg

Hoàng tử tóc dài mới xuất hiện.

12_1422612762.jpg

Kiệt tác từ thiên nhiên.

13_1422612762.jpg

Chàng có nhớ thiếp không?

14_1422612763.jpg

Vẻ mặt tí tởn của bé khi được cùng chơi điện tử với bố.

15_1422612763.jpg

Nằm đọc sách cũng có dáng độc nha.

Ốc Sên



**********************

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 1

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 2

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 3

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 4

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 5

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 6

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 7

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 8

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 9

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 10

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 11

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 12

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 13

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 14

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 15

Xem gái vếu to lồn đẹp hấp dẫn Marilyn 16




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn