Trang Lá Cải Ngày 08 Tháng 2 Năm 2021

Thứ Hai, 08 Tháng Hai 20211:03 SA(Xem: 9319)
Trang Lá Cải Ngày 08 Tháng 2 Năm 2021
**************
Xông vào giở trò đồi bại với cô chủ nhưng... "cuả quí" bất lực
Click image for larger version

Name:	5.jpg
Views:	0
Size:	116.5 KB
ID:	1737754  
Toàn thân nhũn nhèo, không còn khả năng để thực hiện hành vi theo mục đích ban đầu nhưng Tường vẫn lao vào cô chủ. Bực dọc, Tưởng bỏ đến một nhà nghỉ trong xã, thuê phòng ngủ.... Đối tượng mới bị Công an huyện Mỹ Đức tạm giữ.

Thông tin ban đầu, ngày 23/1, Đặng Mạnh Tưởng (SN 1990, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức. Hà Nội) đến nhà một người dân trong xã giúp chuẩn bị dựng rạp đám cưới và uống rượu tại đây.

Trưa cùng ngày, Tưởng và một thanh niên đến một quán trên địa bàn uống bia tiếp. Sau khi chở anh này về, Tưởng phóng xe máy đến trang trại của gia đình chị Trần Thị H (cùng địa phương). Thấy chị H, Tưởng ngồi nói chuyện một lát rồi vào lều ở trang trại nằm nghỉ.

Chị H cũng đi vào trong lều. Lợi dụng lúc chị H không chú ý, Tưởng lao tới ôm ghì từ phía sau, cởi quần áo chị H, bịt miệng để nạn nhân không thể kêu la.

Chị H giằng co, lấy dao làm vườn để gần đó vụt vào lưng, vào đầu Tưởng, nhưng bị Tưởng giật con dao và tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, do say rượu, toàn thân mềm nhũn, Tưởng không còn khả năng để thực hiện hành vi theo mục đích ban đầu. Bất lực, Tưởng bỏ đến một nhà nghỉ trong xã Hồng Sơn, thuê phòng ngủ.

Nhận tin báo, Công an xã Hồng Sơn tiến hành xác minh, truy tìm đối tượng.

Biết không thể thoát tội, ngày 24/1, Tưởng ra đầu thú.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mỹ Đức mới ra quyết định tạm giữ Đặng Mạnh Tưởng để điều tra làm rõ vụ việc.
*************

2 cô gái gây sốc khi mặc hớ hênh, khoe vòng 1 trễ nải trong đồ bảo hộ y tế


Thời gian qua, việc chị em ăn mặc hở hang rồi vô tư xuất hiện nơi công cộng hay tạo dáng chụp ảnh đã nhận về sự quan tâm lớn. Đa phần những bức hình này xuất hiện đều khiến người xem nóng mắt.

Điển hình mới đây, một tài khoản tên H.K đã chia sẻ loạt ảnh về 2 cô gái trên trang cá nhân. Loạt hình được chính tài khoản này thực hiện.

phan-cam-2

"Tầm này năm ngoái, dịch Coive-19 bắt đầu lây lan mạnh. Năm nay chẳng hạ nhiệt tí nào mà có xu hướng phức tạp hơn. Tết năm ngoái chỉ cần đeo khẩu trang ra đường và rửa tay bằng nước sát khuẩn. Năm nay biến thể Covid-19 từ Anh và Nam Phi nên chúng em đành tậu hẳn cả đồ bảo hộ…", tài khoản này viết trên trang cá nhân.

Hình ảnh ghi lại, 2 mẫu nữ diện trang bảo hộ y tế màu xanh (gồm mũ, áo và giày) nhưng bên trong họ chỉ diện nội y màu đen, chân đi tất lưới. Đặc biệt không ít khoảnh khắc họ kéo áo bảo hộ để lộ vòng 3 hay cố tính cúi xuống để hở vòng 1 khủng.

phan-cam-1

Ngay lập tức loạt ảnh đã nhận về sự quan tâm lớn. Ngoài ý kiến mỉa mai, nhiều người cũng lên án việc bất chấp chụp ảnh để câu view này.

"Vô duyên, phản cảm mà cứ tưởng thế là hay", "Quá nhảm nhí, không tôn trọng các bác sĩ chống dịch. Chẳng biết dụng ý của tác giả là gì", "Lợi dụng dịch bệnh để câu like, đúng là hết thuốc chữa",… là những ý kiến người xem để lại.

Nhận về những phản hồi tiêu cực, hiện N.K đã hạ loạt ảnh kia trên trang cá nhân. Tuy nhiên, những bức hình này vẫn bị một số người nhanh tay chụp lại rồi chia sẻ trên các diễn đàn.


**************

Người trẻ chuộng hôn nhân sòng phẳng


Trung QuốcRất lâu trước khi Hu kết hôn, gia đình hai bên đã nhất trí các con sẽ bình đẳng, không có hồi môn, sính lễ và 'cưa đôi' mọi chi phí trong hôn nhân.

Hàng chục cuộc họp bàn hai bên gia đình cũng thống nhất, cô Hu sẽ sinh hai con, đứa đầu mang họ chồng, con sau lấy họ mẹ. Sau khi sinh con thứ nhất, hai vợ chồng sẽ dọn về ở chung với ông bà nội. Đến khi sinh con thứ hai, họ chuyển về sống ở nhà ngoại.

"Duy trì một hoàn cảnh gia đình hòa thuận như thế này là điều tự nhiên. Bây giờ, mọi người đều chăm lo cho hai con của chúng tôi. Trong tương lai, chúng tôi sẽ chăm sóc cha mẹ khi họ về già", Hu, 31 tuổi nói. Hiện vợ chồng cô và hai con vẫn đang sống với ông bà ngoại ở Côn Sơn, một thành phố giáp Thượng Hải.

Kiểu quan hệ này được gọi là "hôn nhân hai đầu", đã tồn tại ở các tỉnh miền đông Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Zhao Chunlan, nhà xã hội học tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Chiết Giang cho rằng "hôn nhân hai đầu" là một sự "tiến hóa", chứ không phải là một cuộc cách mạng trong phong tục cưới hỏi truyền thống.

Các tỉnh miền Đông Trung Quốc phổ biến hình thức hôn nhân hai đầu. Ảnh: Sixthtone.

Các tỉnh miền Đông Trung Quốc phổ biến hình thức "hôn nhân hai đầu". Ảnh: Sixthtone.

Advertising

Sau một nghiên cứu thực địa ở Chiết Giang, Zhao nhận thấy "hôn nhân hai đầu" thực sự bắt đầu phổ biến từ năm 2000. Đối với các gia đình tại đây, sự sắp xếp này là phản ứng đối với một loạt các thay đổi xã hội, cụ thể là chính sách một con và nền kinh tế phát triển vượt bậc của Trung Quốc. "Kiểu hôn nhân này giải quyết một loạt vấn đề, từ truyền lại dòng họ trong gia đình một con, không muốn con gái rời khỏi gia đình và đảm bảo chăm sóc tuổi già", Zhao nói.

Kiểu hôn nhân này chiếm 70-80% trong số các cặp vợ chồng trẻ ở Giang Tô và Chiết Giang - những tỉnh giàu có ở Trung Quốc. Các gia đình sắp xếp các cuộc hôn nhân có xu hướng tương đối bình đẳng từ địa vị, tài chính. Zhao tin nó sẽ lan rộng sang các khu vực khác, nơi có nền kinh tế mạnh và cộng đồng cởi mở với hôn nhân.

Mặt tiến bộ của "hôn nhân hai đầu" là mang lại lợi ích thực sự cho người vợ, giúp họ có được vị thế bình đẳng trong các mối quan hệ và giữ được sự độc lập cao trong gia đình chồng. Với Hu, cô xuất thân trong gia đình sở hữu nhiều bất động sản ở Côn Sơn, Thượng Hải và Mỹ. Gia đình chồng cô cũng sở hữu một số cửa hàng, căn hộ và thậm chí một trung tâm mua sắm trong thành phố. Bản thân Hu là một chuyên gia tổ chức sự kiện với lịch trình dày đặc, nên sự hỗ trợ của bố mẹ hai bên đã trút bỏ hẳn gánh nặng chăm sóc con cái cho cô.

Đối với Hu, việc tách họ cho các con là chìa khóa để duy trì sự hòa hợp giữa hai gia đình và sự ổn định trong hôn nhân. Hu vẫn nhớ niềm vui của cha cô khi nghe chồng sắp cưới của Hu chuẩn bị "dâng" họ của một đứa trẻ cho gia đình mình. "Cuối cùng bố tôi cũng cảm thấy dòng họ Hu có người tiếp nối dòng dõi", cô nửa đùa nửa thật.

Hai gia đình đã bàn thảo việc này nhiều năm sau khi các con cưới. Khi Hu mang bầu con thứ hai năm 2017, bố cô đã kéo bố chồng sang một bên trong một bữa tiệc gia đình. "Nếu đứa thứ hai là con trai, chúng tôi có thể để cháu mang họ của gia đình ông và cháu gái lớn có thể đổi họ thành họ của chúng tôi", ông đề nghị.

Hôn nhân hai đầu được xem là tiến bộ, tuy nhiên không phải gia đình nào áp dụng cũng thành công. Ảnh: Sixthtone.

"Hôn nhân hai đầu" được xem là tiến bộ, tuy nhiên không phải gia đình nào áp dụng cũng thành công. Ảnh: Sixthtone.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp tranh cãi về quyền đặt tên có thể khiến hôn nhân tan vỡ. Wu, 35 tuổi đến từ Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang đã đệ đơn ly hôn vào cuối năm 2020. "Hôn nhân hai đầu" của cô với chồng cũ đã đổ vỡ nhiều năm trước và Wu tin những tranh chấp liên tục về họ của các con cô là lý do chính.

Vợ chồng cô từng là mối tình đầu của nhau thời đại học và quyết đinh kết hôn khi 25 tuổi. Gia đình chồng cũ ở phía Bắc Trung Quốc - nơi không có hình thức hôn nhân sòng phẳng này nhưng họ vẫn đồng ý. Lúc đó hai bên chỉ thống nhất mỗi đứa trẻ một họ và không chỉ định đứa trẻ nào sẽ lấy họ nào.

Khi Wu sinh con trai vào năm 2012, cha cô đã khẳng định bé sẽ mang họ Wu. Ban đầu, chồng cô đồng ý. Tuy nhiên, quyết định này đã khiến người địa phương gia đình chồng bàn tán, nói anh đảo ngược phong tục truyền thống, hạ thấp giá trị đàn ông khi ở rể, giờ còn cho phép con trai mình lấy họ ngoại. Các đồng nghiệp và bác sĩ ở viện còn suy đoán có thể Wu không phải cha ruột đứa trẻ.

Chồng của Wu "đòi lại" họ mình, nhưng Wu không đồng ý. "Cha tôi đe dọa sẽ tự tử và cắt đứt quan hệ với tôi nếu tôi làm như vậy. Còn chồng tôi gây áp lực phải ly hôn", Wu nói.

Đối với Wu, họ chồng hay vợ chẳng có ý nghĩa. Nhưng bố cô - người có hai con gái - bị ám ảnh phải có một đứa cháu nối dõi tông đường và nhà chồng cũng tương tự. "Đàn ông quan tâm đến tên họ như chủ quyền quốc gia. Họ sẽ không bao giờ nhân nhượng", Wu nói.

Áp lực hai bên khiến cuộc hôn nhân sớm nở tối tàn. Họ ly thân năm 2013. Cuối năm ngoái, họ vội vã ly hôn để tránh phải đối mặt với luật "thời kỳ nguội lạnh" bắt buộc trước ly hôn mới của Trung Quốc. Wu được toàn quyền chăm sóc con mình với sự giúp đỡ của cha mẹ.

Phó giáo sư Shen Yifei, Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, đồng ý rằng xung đột về họ là không thể tránh khỏi. Chuyên gia xã hội học này quan niệm "hôn nhân hai đầu" không hề tiến bộ mà ngược lại còn thúc đẩy mối quan hệ không lành mạnh giữa cha mẹ và con cái, làm tổn hại đến mối quan hệ của chính vợ chồng.

"Cả hai nên trở thành một khối và độc lập hơn và ít phụ thuộc vào cha mẹ hơn. Đó mới là một khái niệm quan trọng đối với người trưởng thành", Shen nói.

Yang Huili, một luật sư ly hôn ở Chiết Giang cũng nhận ra "hôn nhân hai đầu" tan vỡ có thể dẫn đến nhiều rắc rối khi hai đứa trẻ bị chia cắt và nuôi dưỡng bởi ông bà mà chúng có chung họ. "Mặc dù quyền nuôi con thường được trao cho người phụ nữ, trên thực tế, mọi thứ thường diễn ra như trước khi chia ta", Yang nói.

Wu đang cố gắng tiếp tục cuộc sống sau cuộc hôn nhân tan vỡ. Nhìn lại, Wu nhận ra để cha mẹ tham gia vào gia đình hạt nhân là "sai lầm chết người". Ngay từ đầu cuộc hôn nhân này đã không ổn vì quá tròn trịa. "Kiểu hôn nhân này giống như hợp tác kinh doanh, chỉ tồn tại vì lợi ích. Mọi thứ được phân chia rõ ràng, không bên nào mắc nợ bên kia", cô nói.

Bảo Nhiên (Theo Sixthtone)


**********

Sự thật ít biết về nghề tìm nghi phạm bỏ trốn ở Mỹ

MỹCông việc của thợ săn tiền thưởng ở Mỹ thường khác với những gì được mô tả trong phim hành động Hollywood.

Tên gọi "thợ săn tiền thưởng" có thể làm nhiều người gợi nhớ tới miền Viễn Tây nước Mỹ trong thế kỷ 19. Hiện công việc này đã phát triển thành hình thức khác xa so với gốc rễ ban đầu.

1. Công việc của thợ săn tiền thưởng xoay quanh tiền bảo lãnh tại ngoại

Khi bị cảnh sát bắt, một người ở Mỹ có thể nộp tiền bảo lãnh để được tại ngoại chờ ngày xét xử. Tiền bảo lãnh là dạng tiền đặt cọc bị cáo nộp cho tòa án cùng lời hứa họ sẽ trình diện khi được triệu tập. Nếu giữ lời, bị cáo sẽ được nhận lại.

Khi mức tiền bảo lãnh quá lớn, bị cáo có thể nhờ tới sự trợ giúp của các công ty đặt bảo lãnh hộ. Những công ty này thường thay bị cáo trả tiền đặt cọc và tính phí dịch vụ (thường là 10% của mức tiền bảo lãnh)Nếu bị cáo bỏ trốn, công ty đặt bảo lãnh hộ có nguy cơ mất khoản tiền đã đặt nên họ sẽ thuê thợ săn tiền thưởng để truy lùng kẻ trốn nã. Nếu đưa "mục tiêu" về thành công, thợ săn tiền thưởng sẽ được trả thù lao cũng dựa trên phần trăm của mức tiền bảo lãnh.

Vì bản chất công việc, thợ săn tiền thưởng thường muốn được gọi là Chuyên viên Truy lùng kẻ trốn truy nã hoặc Chuyên viên Đảm bảo Bảo lãnh vì họ trên thực tế chỉ đang đảm bảo thực thi điều khoản của hợp đồng đặt hộ tiền bảo lãnh.

Hai thợ săn tiền thưởng, hay còn gọi là người truy tìm nghi phạm bỏ trốn, ở Mỹ. Ảnh: Charla Ayers Photography.

Hai thợ săn tiền thưởng, hay còn gọi là người truy tìm nghi phạm bỏ trốn, ở Mỹ. Ảnh: Charla Ayers Photography.

2. Lịch sử nghề thợ săn tiền thưởng

Thời điểm bắt đầu xuất hiện việc thuê người truy lùng nghi phạm bỏ trốn trong lúc tại ngoại rất khó xác định, nhưng hệ thống đặt tiền bảo lãnh có thể được truy dấu nguồn gốc từ nước Anh thời Trung cổ. Trong hệ thống này, nghi phạm sẽ được phân cho một người bảo đảm (bạn hoặc người thân thích). Người bảo đảm có trách nhiệm đảm bảo nghi phạm sẽ trình diện tại tòa và thi hành hình phạt.

Nếu nghi phạm trốn, người bảo đảm phải chịu phạt thay. Như vậy về bản chất, thứ được dùng để bảo lãnh ở đây là một con người. Hệ thống dùng người bảo đảm nói trên dần phát triển thành hệ thống dùng tiền bảo lãnh và sau đó được áp dụng ở Mỹ.

Nghề thợ săn tiền thưởng trở thành một phần lớn trong lịch sử nước Mỹ khi Luật Nô lệ Bỏ trốn được thông qua vào năm 1973. Đạo luật này trao cho chủ sở hữu nô lệ quyền được truy lùng và cưỡng chế nô lệ bỏ trốn quay về, kể cả những người đã chạy tới các bang không theo chế độ nô lệ. Từ đó, thợ săn tiền thưởng dần được nhiều người thuê để truy lùng nô lệ.

Tuy đã bị hủy bỏ do vấp phải nhiều chỉ trích vào năm 1864, Luật Nô lệ Bỏ trốn giúp bình thường hóa hiện tượng thợ săn tiền thưởng trong văn hóa Mỹ.

3. Thợ săn tiền thưởng dành nhiều thời gian nghiên cứu

Công việc này không bạo lực như thường được mô tả trong điện ảnh Hollywood. Dù đúng là một số thợ săn tiền thưởng gặp rắc rối khi làm việc song công việc thường ngày của người làm nghề này chủ yếu xoay quanh việc nghiên cứu.

Vì thường nhận nhiều khách hàng một lúc, thợ săn tiền thưởng không thể tiêu tốn thời gian và tiền bạc để lần theo manh mối rải rác khắp nước Mỹ như trong phim hành động. Thay vào đó, họ phải dành nhiều ngày hoặc nhiều tuần để thu thập thông tin về mục tiêu, tìm kiếm người gần đây qua lại với mục tiêu, và truy vết những manh mối nhỏ cho tới khi biết được kẻ đào tẩu đang trốn ở đâu.

4. Tỉ lệ thành công của thợ săn tiền thưởng rất cao

Do dành nhiều thời gian chuẩn bị, đa số người làm nghề thợ săn tiền thưởng rất thành công. Hiện chưa có tổ chức nào thực hiện thống kê tập trung với nghề này, nhưng theo Chuck Jordan, Chủ tịch Hiệp hội chuyên viên truy lùng kẻ đào tẩu quốc gia, một hiệp hội nghề nghiệp, ước tính hơn 90% bị cáo bỏ trốn bị truy lùng và đưa về trước thời điểm tòa sung công tiền bảo lãnh.

5. Địa vị pháp lý của thợ săn tiền thưởng khác nhau tùy tiểu bang

Dù nghề thợ săn tiền thưởng hợp pháp ở cấp liên bang, luật mỗi địa phương lại khác nhau. Ví dụ, bang Illinois, Kentucky, Oregon, và Wisconsin cấm hành nghề thợ săn tiền thưởng cũng như cấm toàn bộ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặt hộ tiền bảo lãnh. Tại thời điểm thống kê gần nhất vào năm 2017, 22 tiểu bang như Florida và Arizona yêu cầu cần có chứng chỉ hành nghề.

Ngược lại, một số bang không bắt buộc về điều kiện chứng chỉ nhưng yêu cầu người hành nghề phải được đào tạo chính thức. Một số bang khác lại cho phép gần như bất cứ ai cũng có thể trở thành thợ săn tiền thưởng.

6. Thợ săn tiền thưởng có thể gặp rắc rối khi hành nghề ở quốc gia khác

Thợ săn tiền thưởng có thể gặp rắc rối khi làm việc ngoài Mỹ vì gần như mọi nơi trên thế giới đều coi việc săn tiền thưởng là bắt cóc. Chỉ Phillipines mới tồn tại hệ thống đặt tiền bảo lãnh thương mại tương tự như ở Mỹ. Tuy vậy, một số người vẫn muốn thử vận may.

Duane Dog Chapman, thợ săn tiền thưởng nổi tiếng ở Mỹ sau khi trở thành ngôi sao phim truyền hình thực tế. Ảnh: Getty.

Duane "Dog" Chapman, thợ săn tiền thưởng nổi tiếng ở Mỹ sau khi trở thành ngôi sao phim truyền hình thực tế. Ảnh: Getty.

Năm 2003, thợ săn tiền thưởng nổi tiếng Duane "Dog" Chapman cùng cộng sự bám theo kẻ đào tẩu từ Mỹ sang Mexico. Khi tìm được mục tiêu và lên đường về Mỹ, cả đội của Chapman bị nhà chức trách Mexico bắt giữ. Sau khi bị tạm giam hai tuần, Chapman được tại ngoại và bỏ trốn về nước. Chapman sống trong nỗi lo bị dẫn độ cho tới khi vụ án được bãi bỏ sau ba năm. Tới năm 2004, hai thợ săn tiền thưởng bị khởi tố về tội Bắt cóc tại Canada sau khi đi theo hai doanh nhân người Canada và cưỡng chế họ về Mỹ.

Quốc Đạt (Theo Mental Floss)


***************

9 điều ít người biết về Myanmar

VnExpress

Yangon không phải thủ đô và Shwedagon được dát hoàn toàn bằng vàng lá và 4.500 viên kim cương.

Yangon (ảnh) không phải thủ đô mà là Naypyidaw, cách đó 320km. Việc xây dựng thành phố được bắt đầu từ 2002, nằm giữa vùng nông thôn trống trải. Năm 2005, Myanmar chính thức dời đô đến đây. Ảnh: Wiki

Yangon (ảnh) không phải thủ đô mà là Naypyidaw, cách đó 320km. Quá trình xây dựng thủ đô được bắt đầu từ 2002, giữa vùng nông thôn trống trải. Năm 2005, Myanmar chính thức dời đô đến thành phố lớn thứ ba của cả nước. Ảnh: iStock

Chùa Shwedagon không chỉ dát hoàn toàn bằng vàng lá, phần đỉnh của nó còn được nạm hơn 4.500 viên kim cương. Viên lớn nhất nằm trên cùng là 72 carat. Ảnh: Westen61

Chùa Shwedagon không chỉ dát hoàn toàn bằng vàng lá, phần đỉnh của nó còn được nạm hơn 4.500 viên kim cương. Viên lớn nhất nằm trên cùng là 72 carat. Ảnh: Westen61

Du khách có thể tới thăm dãy Himalaya từ thị trấn Putao, bang Kachin nằm ngay chân núi. Từ Putao, bạn có thể đi bộ lên núi Phongun Razi, với độ cao gần 3.635 m. Khu vực này khó tiếp cận nên vẫn còn hoang sơ, nên du khách có thể bắt gặp các loài động vật hoang dã, phong lan quý hiếm. Ảnh: Udompeter/Shutterstock

Du khách có thể tới thăm dãy Himalaya từ thị trấn Putao, bang Kachin nằm ngay chân núi. Từ Putao, bạn có thể đi bộ lên núi Phongun Razi, với độ cao gần 3.635 m. Khu vực này khó tiếp cận nên vẫn còn hoang sơ, nên du khách có thể bắt gặp các loài động vật hoang dã, phong lan quý hiếm. Ảnh: Udompeter/Shutterstock

Vào những năm 1930, cả đất nước không có bóng một con mèo thuần chủng giống Myanmar - loại mèo từng được nuôi làm thú cưng của hoàng gia. Vua Thibaw từng nuôi 40 con mèo trong cung điện của mình. Những con mèo mới được du nhập lại gần đây từ Mỹ và ngày nay, số lượng đang tăng dần nhờ chương trình nhân giống của Inthar Heritage House trên hồ Inle. Ảnh: Serendipity

Vào những năm 1930, cả đất nước không có bóng một con mèo thuần chủng giống Myanmar - loại mèo từng được nuôi làm thú cưng của hoàng gia. Vua Thibaw từng nuôi 40 con mèo trong cung điện của mình. Những con mèo mới được du nhập lại gần đây từ Mỹ và ngày nay, số lượng đang tăng dần nhờ chương trình nhân giống của Inthar Heritage House trên hồ Inle. Ảnh: Serendipity

Lá trà (lahpet) lên men là món ăn được người dân yêu thích. Thậm chí, người dân còn có câu nói về loại đồ ăn này: Trong mọi loại trái cây, xoài là ngon nhất. Trong các loại thịt, thịt lợn là tốt nhất. Và trong mọi loại lá, lá trà là tuyệt nhất. Ảnh: Backyard travel

Người dân ăn lá trà (lahpet) và món ăn được họ yêu thích nhất chính là salad lá trà lên men. Thậm chí, họ còn có câu nói phổ biến về đặc sản này: "Trong mọi loại trái cây, xoài là ngon nhất. Trong các loại thịt, thịt lợn là tốt nhất. Và trong mọi loại lá, lá trà là tuyệt nhất". Ảnh: Backyard Travel

Đây là một trong ba quốc gia duy nhất trên thế giới không sử dụng đơn vị đo chiều dài là mét. Người dân có đơn vị đo lường riêng, cân nặng tính bằng viss (1 viss = 1,68kg), khoảng cách đo bằng dặm (1 dặm = 1,69m) và thể tích tính bằng gallon (1 gallon = 3,78l). Ảnh: Backyard travel

Myanmar là một trong ba quốc gia duy nhất trên thế giới không sử dụng đơn vị đo chiều dài là "mét". Người dân có các đơn vị đo lường riêng, khoảng cách đo bằng dặm (1 dặm = 1,69m), cân nặng tính bằng viss (1 viss = 1,68kg), và thể tích tính bằng gallon (1 gallon = 3,78l). Ảnh: Backyard Travel

Du khách sẽ thấy đàn ông và phụ nữ ở đây mặc một mảnh vải hình trụ, quấn quanh thắt lưng và dài đến mắt cá chân. Đây chính là trang phục truyền thống của họ, và nó có tên gọi là Longyi, không phải Sarong. Áo của nam giới (paso) thường có kẻ sọc, hoặc trơn trong khi của phụ nữ (htamein) có màu sắc rực rỡ hơn.

Du khách sẽ thấy đàn ông và phụ nữ ở đây mặc một mảnh vải hình trụ, quấn quanh thắt lưng và dài đến mắt cá chân. Đây chính là trang phục truyền thống của họ, và nó có tên gọi là Longyi, không phải Sarong. Áo của nam giới (paso) thường có kẻ sọc, hoặc trơn trong khi của phụ nữ (htamein) có màu sắc rực rỡ hơn.

Du khách có thể sử dụng hai loại tiền tệ khác khi tới đây du lịch. Một là đồng Kyat (1.000 Kyat = 16.300 đồng) và hai là đồng USD. Nếu bạn muốn thuận tiện trong việc thanh toán tại các cửa hàng địa phương, bạn nên giữ lại các tờ tiền lớn, và chuẩn bị sẵn các đồng 500 và 1.000 Kyat. Một tô mì có giá khoảng 500 Kyat. Ảnh: Tripsavvy

Du khách có thể sử dụng hai loại tiền tệ khác khi tới đây. Một là đồng Kyat (1.000 Kyat = 16.300 đồng) và hai là đồng USD. Nếu muốn thanh toán nhanh tại các cửa hàng địa phương, bạn nên giữ lại các tờ tiền lớn, và chuẩn bị sẵn các đồng 500 và 1.000 Kyat. Một tô mì có giá khoảng 500 Kyat. Ảnh: Tripsavvy

Hồng ngọc ở đây tốt nhất thế giới. Các viên ngọc quý chưa qua xử lý từ Mogok ở vùng Mandalay và Mong Hsu ở bang Shan có hàm lượng crom cao, sắt ít. Điều này khiến chúng có độ phát quang cao, và có màu máu chim bồ câu được yêu thích trên thế giới. Chiếc nhẫn hồng ngọc nổi tiếng nhất là Graff Ruby, có giá 8,6 triệu USD trong cuộc đấu giá vào năm 2015, thiết lập nên kỷ lục mới trên thế giới. Ảnh: Reuters

Hồng ngọc Myanmar tốt nhất thế giới. Các viên ngọc quý chưa qua xử lý từ Mogok ở vùng Mandalay và Mong Hsu ở bang Shan có hàm lượng crom cao, sắt ít. Điều này khiến chúng có độ phát quang cao, và có màu "máu chim bồ câu". Chiếc nhẫn hồng ngọc nổi tiếng nhất là Graff Ruby, có giá 8,6 triệu USD trong cuộc đấu giá vào năm 2015, lập nên kỷ lục mới trên thế giới. Ảnh: Reuters

Anh Minh (Theo Backyard Travel)


************

Dubai khai trương xích đu cao nhất thế giới

UAEXích đu Bollywood Skyflyer cao hơn 140m, nằm tại công viên giải trí Bollywood Parks Dubai.

Xích đu mới có thể nâng người chơi lên độ cao tương đương ngôi nhà 42 tầng. Với độ cao hơn 140 m này, Bollywood Skyflyer phá kỷ lục xích đu cao nhất thế giới của Orlando StarFlyer, cao 137m đặt tại công viên giải trí ICON, Florida, Mỹ.

Dubai khai trương xích đu cao nhất thế giới

Xích đu này nằm trong khu vực Rustic Ravine của công viên, được lấy theo chủ đề phong cảnh làng quê Ấn Độ. Nó cũng là một trong 9 trò chơi mới mở tại khu giải trí này. Video: Twitter

Trong trang web chính thức của công viên, xích đu được giới thiệu là mang lại cho người chơi trải nghiệm "bay lượn" trên không trung. Nó được miêu tả là điểm đến độc đáo giành cho mọi lứa tuổi, những người thích mạo hiểm.

Du khách ngồi trên xích đu sẽ trải qua các quá trình chuyển động như nâng, thả, xoay với các tốc độ khác nhau. Xích đu có thể chở 24 người một lúc, mỗi ghế ngồi chứa tối đa hai khách. Vào ban đêm, nó sẽ sáng rực rỡ với ánh đèn bảy sắc cầu vồng.

Công viên Bollywood Dubai mở cửa trở lại vào cuối tháng 1. Dubai là một trong những thành phố cởi mở với khách du lịch trong đại dịch. Những vị khách đến đây chỉ cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính nCoV trong vòng 72 tiếng trước giờ khởi hành. Hiện tại, UAE có hơn 310.000 ca nhiễm nCoV, ít nhất 900 ca tử vong.

Anh Minh (Theo Fox News)


**************

Hai đạo chích Mỹ trả lại tài sản kèm hoa và thư xin lỗi

Chưa đầy 24 giờ từ khi cảnh sát công bố video về hai người đàn ông bê trộm bức tượng sư tử, đạo chích đã có thư xin lỗi.

Hai tên trộm Mỹ trả lại tài sản kèm hoa và thư xin lỗi

Video: West Chester Borough Department.

Ngày 3/4, camera an ninh của căn nhà thuộc thị trấn West Chester, bang Pennsylvania, Mỹ ghi lại cảnh hai tên trộm mặc quần nỉ và áo hoodie ăn trộm bức tượng sư tử bày trước cửa nhà.

Sáng hôm sau, chủ nhà báo tin mất trộm với lực lượng chức năng, cho biết mua bức tượng sư tử từ ba năm trước với giá 150 USD. Cảnh sát đăng video lên mạng xã hội, hy vọng có người dân biết thông tin liên quan tới vụ trộm. Video nhanh chóng nhận được sự chú ý của nhiều người.

Nhưng ngay hôm sau, camera an ninh của chủ nhà tiếp tục ghi được cảnh hai tên trộm trong trang phục không thay đổi so với hôm trước trả lại bức tượng. Đạo chích để lại bức thư đánh máy và bó hoa gồm ly, cúc và cẩm chướng.

Hai tên trộm trả lại bức tượng sư tử kèm theo thư xin lỗi và bó hoa. Ảnh: CBS3.

Hai tên trộm trả lại bức tượng sư tử kèm theo thư xin lỗi và bó hoa. Ảnh: CBS3.

Trong thư, kẻ trộm xin lỗi gia đình vì đã lấy tượng sư tử và nghĩ rằng đây là trò đùa vô hại và đã định sẽ trả lại bức tượng.

Chủ căn nhà cho hay sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện, còn muốn mời hai đạo chích uống bia cùng. Tuy vậy, cảnh sát vẫn tiếp tục tìm kiếm hai người đàn ông trong camera.

Quốc Đạt (Theo CBS Philly)


****************

Kẻ trộm trả còng tay cho cảnh sát sau hơn 60 năm


MỹSau hơn 60 năm, tên trộm bất ngờ trả chiếc còng số 8 cho cảnh sát thành phố Los Angeles cùng lá thư xin lỗi.

Hiện đã 74 tuổi, tên trộm ngày nào bày tỏ mong muốn được ẩn danh khi kể lại câu chuyện đằng sau chiếc còng tay.

Người viết kể khi còn là thiếu niên 14 tuổi đã có lần chứng kiến cảnh sát vật lộn với gã du côn trong nhà hàng. Khi chiếc còng tuột ra khỏi người cảnh sát và rơi trước mặt, ông ta nhặt lên đem về nhà. Trong những năm sau đó, cụ ông luôn có chút áy náy mỗi khi nhìn thấy món đồ trộm được.

Lá thư xin lỗi của cụ ông cùng chiếc còng tay số 8. Ảnh: Los Angeles Police Department.

Lá thư xin lỗi của cụ ông cùng chiếc còng tay số 8. Ảnh: Los Angeles Police Department.

Gần đây, trong một lần được hai cháu trai tới thăm, cụ ông đem còng thật ra khoe để gây ấn tượng. Hai đứa trẻ đều nghĩ chiếc còng thật "ngầu" cho tới khi được nghe ông kể lại nguồn gốc. Khi bị cháu hỏi tại sao trộm còng của cảnh sát, cụ ông không thể đưa ra lời giải thích hợp lý.

Câu hỏi của cháu khiến cụ ông suy nghĩ và nhận ra mình đã sai lầm nghiêm trọng. Vì thế, ông hiện muốn trả lại chiếc còng cùng lời thú tội. Lá thư được gửi tới cảnh sát nhưng cũng sẽ được gửi cho hai người cháu với hy vọng "chúng sẽ có cái nhìn khác" về ông.

Lời xin lỗi của tên trộm còng tay đã được phía cảnh sát chấp nhận. Ngày 5/2, tài khoản mạng xã hội của phòng cảnh sát thành phố Los Angeles đăng tải nội dung bức thư đã được che tên người gửi.

"Thông điệp ở đây là không bao giờ quá muộn để làm điều đúng đắn. Ông ấy đã truyền đạt những giá trị ấy tới các cháu của mình", Mike Lopez, phát ngôn viên phòng cảnh sát thành phố Los Angeles, cho biết.

Bên cạnh việc trả lại còng tay và viết thư xin lỗi, cụ ông còn quyên góp 100 USD vào quỹ của phòng cảnh sát.

Quốc Đạt (Theo Los Angeles Times)


**************
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
MauLon.Net - Ảnh sex hàn quốc - Sao e còn ở đây
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn