Trang Lá Cải Ngày 27 Tháng 01 Năm 2018: Trump lên án vụ đánh bom tự sát ở Kabul

Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20184:10 CH(Xem: 9925)
Trang Lá Cải Ngày 27 Tháng 01 Năm 2018: Trump lên án vụ đánh bom tự sát ở Kabul
**************
Trump ra tuyên bố về vụ tấn công tự sát ở Kabul
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.

"Vụ tấn công tàn sát này tăng cường quyết tâm của chúng ta và các đối tác ở Afghanistan", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay ra tuyên bố về vụ Taliban sử dụng xe bom tự sát giết hại ít nhất 95 người và làm bị thương 158 người ở Kabul của Afghanistan.

Vụ đánh bom tự sát xảy ra tại một điểm kiểm soát an ninh gần khu vực đặt hàng loạt đại sứ quán nước ngoài và các cơ quan chính phủ ở Kabul. Phiến quân Taliban đã nhận trách nhiệm gây ra vụ việc, một tuần sau khi nhóm này tuyên bố thực hiện cuộc tấn công nhằm vào khách sạn Intercontinental tại thủ đô Afghanistan, khiến hơn 20 người chết.


**************

Nữ cố vấn của Trump gây chú ý ở Davos vì phong cách thời trang


Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks. Ảnh: Reuters.

Giám đốc truyền thông Nhà TrắngHope Hicks. Ảnh: Reuters.

Theo phái đoàn Mỹ do Tổng thống Donald Trump dẫn đầu đến Davos, Thụy Sĩ, dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới, giám đốc truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks nổi bật giữa đám đông với phong cách thời trang sang trọng, New York Post hôm qua đưa tin.

Cố vấn 29 tuổi của ông Trump chọn giày cao cổ 798 USD của Stuart Weitzman, váy xanh nước biển có thắt lưng cùng áo khoác màu be 500 USD của DKNY. Bà trau chuốt thêm vẻ ngoài bằng đôi hoa tai ngọc trai.

Trong sự kiện, bà Hicks ngồi cạnh Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Bà sau đó được nhìn thấy sóng bước cùng con rể tổng thống, ông Jared Kushner, khi lên đường về nước. Người dùng mạng xã hội ngợi khen trang phục tại Davos của bà. "Trông giống một người mẫu chuyên nghiệp", một người dùng mạng xã hội Twitter viết.

Phong cách thời trang từng giúp bà Hicks ghi điểm trước công chúng. Trong quốc yến do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tổ chức để mừng chuyến thăm Tokyo của Tổng thống Trump năm 2017, bà để lại ấn tượng mạnh với bộ vest và nơ đen kết hợp sơ mi trắng.

Hicks tại quốc yến thết đãi ông Trump ở Tokyo, Nhật Bản, hôm 6/11/2017. Ảnh: AP

Hicks tại quốc yến thết đãi ông Trump ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 6/11/2017. Ảnh: AP.

Vũ Phong 


*************

Thế giới ngày mới 27/1: Trump bị la ó ở Davos


Trump bị la ó ở Davos vì chỉ trích truyền thông giả mạo, Trung Quốc tham vọng nối dài Vành đai và Con đường tới Bắc Cực.

  • Phà chở 50 người mất tích hơn một tuần ở Thái Bình Dương
    Máy bay New Zealand tham gia tìm kiếm phà mất tích.

    Máy bay quân sự New Zealand P3 Orio tham gia tìm kiếm phà mất tích. Ảnh: NZ Herald.

    Giới chức hôm nay đang tìm kiếm phà MV Butiraoi, chở 50 người, mất tích. Phà dài 17,5 m đi từ đảo Nonouti tới đảo Betio Tarawa, thuộc quần đảo Kiribati hôm 18/1. Giới chức New Zealand được chính quyền nhờ hỗ trợ tìm kiếm và cho biết phà được báo mất tích tối qua. Cuộc tìm kiếm bắt đầu từ hôm 20/1 sau khi phà không xuất hiện tại điểm đến. Hành trình dài 260 km đáng lẽ chỉ kéo dài hai ngày. 

  • Trung Quốc công bố tham vọng về Con đường tơ lụa tới Bắc Cực
    Trung Quốc lập trạm giám sát tại Vòng Bắc Cực năm 2001. Ảnh: AP.

    Trung Quốc lập trạm giám sát tại Vòng Bắc Cực năm 2001. Ảnh: AP.

    Trung Quốc hôm qua lần đầu công bố Sách Trắng về chính sách với Bắc Cực, đề ra tham vọng mở rộng sáng kiến Vành đai và Con đường tới Bắc Cực bằng cách phát triển các tuyến hàng hải được khai thông do tình trạng ấm lên toàn cầu. Trung Quốc hy vọng "làm việc với tất cả các bên để xây dựng 'Con đường Tơ lụa ở địa cực' thông qua việc phát triển các tuyến đường biển tới Bắc Cực", Sách Trắng viết. Dù không phải là quốc gia cận Bắc Cực, Trung Quốc đang có nhiều hoạt động tại khu vực này và trở thành thành viên quan sát của Hội đồng Bắc Cực năm 2013.

  • Cháy sân bay Thái Lan, 1.000 hành khách sơ tán
    Sân bay đóng cửa do hoả hoạn. Ảnh: BangkokPost.

    Sân bay đóng cửa do hoả hoạn. Ảnh: BangkokPost.

    Hoả hoạn xảy ra sáng 26/1 trên tầng ba toà nhà ga và nhanh chóng lan đến các khu vực khác ở sân bay Khon Kaen, đông bắc Thái Lan. Lính cứu hoả đã dập lửa sau đó một giờ. Các chuyến bay đi và đến sân bay đều bị chuyển hướng tới sân bay Udon Thani gần đó. Hơn 1.000 hành khách phải sơ tán. Sân bay nối lại hoạt động vào buổi chiều, theo Bangkok Post. 

  • 06h15

    Chính quyền Mỹ áp lệnh trừng phạt mới với Nga
    Nhà Trắng, thủ đô Washington, Mỹ. Ảnh: GlobalLookPress

    Nhà Trắng, thủ đô Washington, Mỹ. Ảnh: GlobalLookPress.

    Bộ Tài chính Mỹ thông báo đưa 21 người, 9 công ty liên quan đến các dự án ở bán đảo Crimea vào danh sách trừng phạt. Trong số đó có Thứ trưởng Năng lượng Cherezov, người đứng đầu công ty công nghệ Technopromexport và nhiều công ty con của công ty sản xuất dầu Surgutneftegaz.

    Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga với cáo buộc Moscow liên quan đến cuộc khủng hoảng tại đông Ukraine, vấn đề sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Washington cũng có thể công bố báo cáo sớm nhất là đầu tuần tới về khả năng mở rộng trừng phạt Nga năm 2016 với cáo buộc can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ, điều Điện Kremlin nhiều lần bác bỏ. 

  • Trump bị la ó ở Davos vì chỉ trích truyền thông
    Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP.

    "Khi còn là doanh nhân, tôi luôn được báo chí đối xử tốt", AFP dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 26/1 nói trong phần trả lời câu hỏi, sau bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. "Chỉ đến khi tôi làm chính trị gia, tôi mới nhận ra báo chí có thể bẩn thỉu, hèn hạ, độc ác, giả dối đến mức nào". 

    Tuyên bố khiến một số người trong 1.500 đại biểu tại khán phòng la ó phản đối. 

  • Nổ súng ở Amsterdam
    Cảnh sát tại hiện trường. Ảnh: Sunrise.

    Cảnh sát tại hiện trường tối 26/1. Ảnh: Sunrise.

    Một vụ nổ súng ở trung tâm Amsterdam tối 26/1 làm một người chết và hai người bị thương, theo cảnh sát Hà Lan. Một người đàn ông và một cô gái trẻ bị thương được đưa tới bệnh viện sau vụ xả súng ở Grote Wittenburgerstraat, trung tâm thành phố, phát ngôn viên cảnh sát Amsterdam nói.

    "Đây rõ ràng không phải là tấn công khủng bố mà là một vụ án hình sự", ông nói và cho biết vẫn đang tìm kẻ tấn công. Các nhân chứng nghe thấy nhiều tiếng súng và nhìn thấy một người trùm kín mặt bỏ chạy. 


**********
‘Special Counsel’:
Điều tra Trump-Putin đi tới gia đình Trump
donald-trump-family

Cuối Tháng Mười “Công Tố Viên Đặc Nhiệm/Special Counsel” Robert Mueller, cựu giám đốc FBI hai đời tổng thống, truy tố bốn nhân vật quan trọng trong mặt trận tranh cử Trump. Họ bị xem là có liên hệ chặt chẽ với chính quyền Vladimir Putin – đã bị 17 cơ quan an ninh, tình báo Mỹ chính thức xem là xen vào bầu cử 2016 với mục tiêu lũng đoạn cơ cấu dân chủ Mỹ, triệt hạ đối thủ Hillary Clinton, và giúp ông Trump làm tổng thống.
Ông Mueller, có tiếng nghiêm túc, vô tư, ráo riết, trong vòng nửa năm đã theo cách điều tra quen thuộc: bị cáo dễ buộc tội nhất bị áp lực để phải hợp tác và cung cấp những tin tức, bằng chứng cần thiết đưa đến buộc tội các nhân vật chính. Ông Mueller sẽ cho những người này nhẹ tội; kẻ không hợp tác sẽ bị án tù. Cố Vấn Michael Flynn cùng George Papadopoulos đã ra tòa, nhận tội và hợp tác với FBI. Hai người đứng đầu tranh cử, Paul Manafort và Rick Gates, bị truy tố và sẽ ra tòa Tháng Năm.
Ông Mueller rất kín đáo, nhưng giới truyền thông và tình báo đã ghi nhận “collusion/thông đồng” giữa Trump-Putin dựa trên quyền lợi hỗ tương: ông Trump muốn làm tổng thống dù không có “khả năng, tư cách/capacity” và ủng hộ của đa số Cộng Hòa; ông cũng luôn cần tiền để “làm ăn lớn.” Ông Putin có tham vọng lũng đoạn chính trị Mỹ; ông rất cần Washington bỏ những “trừng phạt/sanction” kinh tế để giúp ông cùng nhóm tỷ phú Nga đục đẽo tài sản quốc gia và “rửa tiền” ngoài nước.
Điều rất lạ: từ tranh cử tới nay ông Trump luôn hung hăng chê bai, thóa mạ từ Giáo Hoàng tới Tổng Thống Obama, những người tranh cử chống mình, và cả người dân thường ông không ưa. Nhưng ông lại vô cùng trân trọng, nể vì Putin. Phía Nga ám chỉ ông đã bị Putin “hủ hóa” với bằng chứng sa ngã tình dục cuối 2013, khi ông tới Moscow tổ chức hoa hậu quốc tế và vận động xây Trump Hotel. Giới truyền thông lại nhấn mạnh “hủ hóa” về tiền bạc từ Nga ra.
Bài trước về con rể Jared Kushner ghi nhận: Ngày 9 Tháng Sáu, 2016, ở ngay bản doanh Trump Tower, chủ tịch Manafort, Kushner và Trump Jr. (con) gặp Công Tố Viên Natalia Veselnitskaya với những “tài liệu rất có lợi cho ông Trump… nhằm buộc tội Clinton.”

Theo nhật báo uy tín New York Times, bà này làm cho ông Yuri Chaika, đứng đầu Công Tố Viện của Putin; bà mang theo tài liệu giống như tài liệu Chaika gửi cho một dân cử Mỹ trước đây. Ba bố con Trump về sau nói bà này không quan trọng, và những gặp gỡ cùng điện đàm Trump-Putin tiếp đó chỉ bàn chuyện “cho phép con nuôi Nga qua Mỹ” – nghe rất cảm động, nhưng “lòi đuôi” khai gian, vì đây là điều kiện Putin luôn đưa ra làm áp lực đòi bãi bỏ những “trừng phạt/sanction” kinh tế từ ông Obama.

“Cơn ác mộng của ông Trump” đang thành sự thật

Ngoài Kushner, ông Mueller cũng xoắn vào Trump Jr., nhân vật quan trọng, mật thiết nhất với ông Trump trong thời tranh cử và chuyển tiếp (sau cầm đầu Trump Organization, nên không được làm trong chính quyền).
Giữa Tháng Sáu, 2015, ông Trump tuyên bố tranh cử tổng thống; theo tình báo Mỹ và đài CNN, suốt mùa Hè những tin tặc liên hệ với An Ninh Liên Bang Nga (FSB) xâm nhập hệ thống computer Trung Ương đảng Dân Chủ. Cuối Hè, “Cố Vấn Cao Cấp” cho Trump Felix Sater (gốc Nga, với tiền án gian lận chứng khoán và rửa tiền) móc nối Trump Organization vào dự án địa ốc ở Moscow, ngân hàng Nga VSB có tên trong danh sách “sanction,” không được làm ăn với Mỹ, tài trợ.

Ông Trump ký “thư hợp tác” với VSB. Ngày 9 Tháng Mười Một, Sater điện thư cho Luật Sư Michael Cohen (phó chủ tịch địa ốc, Trump Organization) về cắt băng khánh thành dự án cùng với Putin, và hứa “Tôi sẽ đưa Putin vào đây và Donald sẽ là tổng thống.” Sater cũng đưa cô Ivanka và Trump Jr. qua Nga; Ivanka được ngồi bàn làm việc của Putin. Hai con không phủ nhận việc này, nhưng ông Trump “không nhớ Sater” dù ở chung Trump Tower và làm chung nhiều dự án hơn mười năm.

Một tháng sau, Michael Flynn, người ủng hộ Trump sớm và sau thành Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (24 ngày, rồi bị đuổi) của tổng thống, tới Moscow ngồi cạnh Putin ở bàn tiệc. Sater, Cohen và Flynn từng gửi tới Trump “Kế Hoạch Hòa Bình Ukraine” có lợi cho Putin. Sau đó liên hệ gia tăng giữa Flynn và Đại Sứ Nga Sergei Kislyak qua những điện thư tình báo Mỹ lấy được. Tình báo Anh cũng cho biết nhiều liên hệ giữa Nga và người làm việc cho Trump.

Đầu 2016, Cohen điện thư cho Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Putin, nhờ thúc đẩy dự án Moscow và “sắp xếp gặp gỡ với các nhân vật thẩm quyền.” Cuối tháng, Rob Goldstone, người Anh làm việc cho tỷ phú địa ốc Nga Aras Agalarov (bỏ $20 triệu giấy phép cho ông Trump tổ chức hoa hậu), điện thư cho Trump Jr. về liên hệ với giám đốc Konstantin Sidorkov của Agalarov.

Cuối Tháng Ba, Manafort được chọn làm chủ tịch mặt trận tranh cử. Ông làm lóp-bi cho Oleg Deripaska, một “đồng mình làm ăn” của Putin, và đưa ra kế hoạch “có thể rất lợi ích cho chính quyền Putin.” Ông cũng lóp-bi cho chính quyền Viktor Yanukovich thân Nga sau này phải bỏ Ukraine qua Nga. Ngày cuối Tháng Ba, Trump, Papadopoulos và Thượng Nghị Sĩ Jeff Sessions họp bàn về gặp mặt Putin.

Tháng Tư tin tặc Nga liên hệ với Bộ Chỉ Huy Tình Báo Nga (GRU) lại đột nhập Trung Ương đảng Dân Chủ. Ngày 11 Tháng Tư, Manafort điện thư cho phụ tá lâu năm Konstantin Kilimnik để chắc chắn là “chiến dịch của Deripaska” đã thấy chuyện truyền thông nói về ông, và đặt câu hỏi khó hiểu, “Dùng thế nào để chúng tôi có toàn thể?”

Một tuần sau, Papadopoulos được giới thiệu với nhân vật liên hệ ở Bộ Ngoại Giao Nga; hai người bắt đầu nói chuyện đều đặn với nhau nhằm giàn xếp gặp mặt Trump-Putin. Papadopoulos được biết Nga “có hàng nghìn điện thư về Clinton.” Cuối Tháng Tư, Kushner và Sessions gặp gỡ Đại Sứ Kislyak trước diễn văn về ngoại giao của ông Trump ở Mayflower Hotel, Washington; sau này hai người đều chối không gặp Kislyak.

Tháng Năm, hai người ủng hộ Trump gửi điện thư “Liên Hệ với Điện Kremlin” và “Ngõ Sau Tới Nga” xếp đặt gặp gỡ giữa nhân viên tranh cử với nhân vật Nga Alexander Torshin. Kushner gạt bỏ “Ngõ Sau,” nhưng Trump Jr. và Torshin ăn tối với nhau ở Louisville, Kentucky. Năm ngày sau ông Trump được nêu danh đại diện Cộng Hòa tranh cử. Sau đó, Goldstone điện thư cho Trump Jr. về Công Tố Viên Veselnitskaya “hứa cung cấp (tỷ phú) Aras Agalarov một số tài liệu và tin tức có thể buộc tội Clinton… rõ ràng tin tức cao cấp và nhạy cảm, nhưng đây (mới) là một phần ủng hộ của chính quyền Nga cho ông Trump.” Jump Jr. trả lời, “Tôi thích lắm, nhất là cuối Hè.”

Đầu Tháng Sáu, ông Trump chính thức thành ứng viên Cộng Hòa; Trump Jr. và Goldstone hoàn tất chi tiết gặp mặt. Ông Trump hứa “đọc diễn văn lớn… bàn luận mọi thứ về Clinton.” Sau đó Trump Jr., Kushner và Manafort chính thức họp mặt với phái đoàn Veselnitskaya như nói trên; Kushner lại giấu chuyện này trên mẫu khai an ninh để làm việc cho chính quyền; Trump Jr. khai “tin tức về Clinton” chỉ là bề ngoài.

Trên đài NBC, Veselnitskaya xác nhận gặp mặt bàn chuyện bỏ “sanction.” Ông Trump “khai hộ” cho Jr. khác hẳn ba người. Ba bố con đã phạm tội “khai gian” và “ngăn cản thực thi công lý/obstruction of justice” – giới luật gia thường nói “tội ác không nguy hiểm bằng việc che giấu.”

FBI đã thu 400,000 “tài liệu” về Manafort, gồm tin tức về ông Trump và tiền bạc từ Nga. Hàng chục nghìn được thu thập từ Kushner và Trump Jr., gồm những đi lại với Nga. Dựa vào những tài liệu trên, bộ trưởng tư pháp tiểu bang New York, Delaware và Washington, DC, cũng sửa soạn truy tố gia đình Trump. Năm mới, hai cậu con sẽ bị ra tòa với thảm kịch: khai gian vào tù – hay tố cáo bố?

(Cổ-Lũy)
January 2018
Người Việt on line
***********
Bí ẩn bao trùm vụ luật sư Lê Đình Hồ bị bắn chết ở Sydney




Le-Dinh-Ho

Luật sư Lê Đình Hồ. (Hình: Facebook)

BANKSTOWN, Úc Cái chết của ông Lê Đình Hồ, một luật sư người gốc Việt ở Úc, có nhiều bí ẩn vì cảnh sát vẫn chưa tìm ra được lý do tại sao hung thủ lại bắn ông.
Các báo ở Úc như ABC, Daily Mail và Daily Telegraph vừa đưa ra thêm một số chi tiết về vụ án này.
Theo Daily Mail, đoạn phim từ máy ghi hình cho thấy cảnh hung thủ uống một ngụm từ một chai nước. Cảnh sát vẫn đang tìm kiếm chai nước này vì đây là manh mối duy nhất để tìm ra hung thủ.
Còn về lý do tại ông Hồ bị bắn thì có rất nhiều giả thuyết.

Báo Daily Telegraph cho biết ông Hồ đang thiếu nợ rất nhiều tiền và phải rút tên công ty Ledinh Lawyers Ltd của mình ra khỏi sổ ghi danh các doanh nghiệp trong sáu tháng của năm ngoái.
Bên phía cảnh sát thì cho rằng ông bị giết vì ông là một luật sư hình sự.


Police-water-bottle

Cảnh sát lục lọi thùng rác để tìm chai nước của hung thủ.
(Hình: Daily Mail)
Thanh tra Brad Throne cho biết:
“Đây là một nghề nguy hiểm, tuy kiếm ra tiền. Tôi nghĩ ông bị giết là vì ông làm nghề này.”
Báo Daily Mail cũng cho biết một lý do nữa khiến ông Hồ bị bắn là vì ông là một người chống cộng sản rất mạnh.
Ông Nguyễn Hữu Chí, hay còn được biết là nhà báo Hữu Nguyên của tờ báo tiếng Việt ở Úc có tên là Saigon Times và là một người bạn rất lâu năm của vị luật sư bị giết.
Trong một cuộc phỏng vấn với Daily Mail, ông Chí cho rằng có hai lý do khiến bạn mình bị bắn. Một là vì ông Hồ hành nghề luật sư hình sự và có nhiều kẻ thù. Hai là lý do chính trị.
“Tờ báo Saigon Times có hai người điều hành là tôi và ông Hồ. Ông làm cố vấn pháp lý cho tờ báo được hơn 20 năm rồi. Báo của chúng tôi lúc nào cũng chống cộng sản. Ở Úc thì có nguyên một mạng lưới gián điệp của cộng sản, rất ghét tôi và ông Hồ,” ông Chí cho Daily Mail biết.
Ông là một trong những người bên cạnh luật sư Lê Đình Hồ trong những giây phút cuối đời.
Ông kể lại những giây phút đó:
“Tôi thấy hung thủ bỏ chạy rồi quay lại nhìn ông Hồ. Ông ấy đứng lên đi vài bước rồi mất thăng bằng và ngã xuống đất. Tôi không thấy ông chảy máu ở đâu hết, nhưng khi ông ngã, một tay tôi đỡ lưng ông, còn tay kia thì bên hông. Tôi vẫn giữ chặt ông và không cầm được nước mắt vì thấy ông đang yếu dần đi.”


Huu-Nguyen

Nhà báo Hữu Nguyên, bạn thân của luật sư Lê Đình Hồ, cùng vợ khóc thương cho bạn mình.
(Hình: Daily Mail)


Cũng theo lời ông Chí, một người phụ nữ kêu ông đặt ông Hồ xuống đất hô hấp nhân tạo. Bà thì làm ở ngực, còn ông Chí thì thổi không khí vào miệng ông.
“Ông ấy gọi tên tôi, ‘Chí’. Rồi tôi vừa khóc vừa kêu ông ấy nói gì tiếp đi,” ông Chí kể thêm.
Cũng theo Daily Mail, ông Chí có nhặt cặp mắt kính của bạn mình lên để làm một món kỷ vật, nhưng cuối cùng phải đưa cho cảnh sát.
Báo ABC cũng cho biết ông Hồ là một người rất thẳng thắn, không hề ngại ngùng để nêu lên suy nghĩ của mình và đó có thể là một trong những lý do khiến ông bị bắn.
Còn về phần cô Ngô Thu Hương, người vợ trẻ của luật sư Lê Đình Hồ, thì cô vẫn chưa biết chồng mình qua đời vì đang về thăm gia đình ở Việt Nam.
Cô Vivian Võ, bạn của gia đình ông Hồ, cho Daily Mail biết cô Hương cần phải có mặt ở Úc để nghe tin dữ về chồng mình vì cô nghe ở Việt Nam sẽ không giữ bình tĩnh được.

“Chỉ mới nói ông ấy bị bệnh thôi là cô ấy òa khóc rồi,” cô Vivian cho biết.
Cô Vivian còn cho biết thêm là sẽ có hai người đàn ông ra sân bay để đón cô Hương rồi báo tin dữ cho cô.
(TL)
January 24, 2018
-https://www.nguoi-viet.com
*************

Mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc liên quan gì đến người Việt?


Lý thuyết cửa sổ vỡ của hai nhà tội phạm học James Q. Willson và George Kelling cho rằng nếu một chiếc cửa sổ bị phá hỏng, vỡ vụn mà cứ để vậy không sửa chữa thì những người đi ngang sẽ kết luận rằng không ai quan tâm và không ai chịu trách nhiệm trước hiện trạng này. Rồi không lâu sau, nhiều cánh cửa sổ khác sẽ bị đập vỡ, dần dà ý thức về sự vô chủ, hỗn loạn sẽ lan rộng, truyền đi dấu hiệu về những gì đang diễn ra. Ở đây xin phép mở rộng phạm vi ảnh hưởng của thuyết này ra toàn thế giới.

Đứng trước một tội ác diệt chủng, ngang nhiên giữa thế kỷ 21 hiện đại và văn minh, bất kỳ ai làm ngơ trước nó, bỏ qua nó, không chỉ là đồng lõa với nó mà còn phải nhận lấy hậu quả do chính nó mang lại như John Donne đã nói: “Con người không phải là một hòn đảo, không chỉ là tự mình; mỗi người là một phần của lục địa, một phần của tổng thể; nếu sóng biển cuốn đi dù chỉ một hòn đất thì châu Âu sẽ trở nên bé hơn, cũng như nếu sóng biển cuốn đi cả vùng đất mũi hay ngôi nhà của bạn anh, hay ngôi nhà của riêng anh. Cái chết của mỗi con người làm cái tôi nhỏ lại vì tôi là một phần của toàn nhân loại, và bởi thế anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai: chuông nguyện hồn anh đấy”.

Xét về mặt đạo đức và nhân tính, dù không ảnh hưởng đến mình, nhưng chúng ta cũng không thể làm ngơ trước tính mạng của hàng triệu con người đã và đang bị mổ lấy nội tạng khi vẫn còn sống. Một tội ác kinh hoàng chỉ thực hiện được khi có sự hậu thuẫn của chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà các nhà điều tra độc lập đã chứng minh.

1. Các cuộc điều tra thu thập bằng chứng cho thấy: Hơn 2 triệu người tập Pháp Luân Công đã bị mổ cướp nội tạng

Vào tháng 6/2015, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG ) đã cho công bố kết luận điều tra: “ĐCSTQ dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu người tập Pháp Luân Công để phục vụ cho ngành công nghiệp ghép tạng”. Phát ngôn viên của WOIPFG là ông Uông Chí Viễn khẳng định “Báo cáo điều tra” bằng logic tố tụng hình sự cẩn thận: Từ ba kết luận quan trọng (Lời chứng thực cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã hạ lệnh mổ sống lấy nội tạng; Những chứng cứ về hoạt động cấy ghép mà để thực hiện được đòi hỏi phải có số người sống cung cấp vô cùng lớn; Số người bị mổ sống lấy nội tạng vượt xa số tử tù của Trung Quốc), mỗi kết luận đều cho thấy chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn việc mổ sống lấy nội tạng của người tập Pháp Luân Công. Ba kết luận này bổ sung cho nhau hình thành nên chứng cứ “kiềng ba chân” vô cùng vững chãi và đầy thuyết phục để chứng minh tội ác chống lại loài người này.

Một nhân viên điều tra của WOIFG dùng thân phận là thư ký văn phòng của ông Giang Trạch Dân để điện thoại tới Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc là ông Trương Cao Lệ. Khi “Thư ký văn phòng” nói rằng “Đồng chí Giang Trạch Dân đã hạ lệnh mổ lấy nội tạng của mấy trăm vạn người tập Pháp Luân Công”, thì ông Trương Cao Lệ không những không phủ nhận, mà còn tỏ ra không chút kinh ngạc, đáp lại rằng “phải ngăn cản những ai truy cứu việc này trong cuộc họp ở Bộ Chính trị” và “mong Giang Chủ tịch hãy yên tâm”. Đáng sợ hơn nữa, ông Trương Cao Lệ còn nói “sẽ xử lý ổn thỏa những người tập Pháp Luân Công còn lại”.

Việt Nam, Trung Quốc, Phap Luan Cong, mổ cướp nội tạng,

Cô Anne, vợ của cựu bác sĩ phẫu thuật đã lấy đi giác mạc của 2.000 người tập Pháp Luân Công còn sống, cùng với nhân chứng thứ hai tên là Peter, là những người đầu tiên phơi bày tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng. (Ảnh: Minh Huệ)

Để điều tra tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, không chỉ có tổ chức WOIPFG, mà còn nhiều tổ chức và cá nhân độc lập khác cũng vào cuộc nhằm công bố ra thế giới tội ác tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại này. Các cuộc điều tra mổ cướp nội tạng sống tại Trung Quốc nhận được sự chú ý của dư luận thế giới và được đề cử giải Nobel Hòa Bình.

Cựu Quốc vụ khanh Canada ông David Kilgour và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã thành lập một nhóm điều tra độc lập để tìm hiểu sự thật. Sau một thời gian điều tra, ngày 6/7/2006, hai ông đã tố cáo nhà cầm quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng sống từ những người tập Pháp Luân Công trước cộng đồng quốc tế. Nhóm điều tra của hai ông cũng khẳng định đây là “một hành động tà ác nhất từ trước đến nay chưa từng có trên hành tinh này”. Cả hai ông đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình năm 2010 cho công trình điều tra về hoạt động thu hoạch tạng tại Trung Quốc.

Vào năm 2013, Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng có trụ sở ở Washington đã lập trang Dafoh. org thu thập chữ ký của người dân trên thế giới để đệ trình lên Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hợp Quốc, kêu gọi chấm dứt ngay lập tức việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Đến nay sau 3 năm, thông qua Hiệp hội này đã có rất nhiều người ở Việt Nam và trên thế giới ký tên kêu gọi chấm dứt tội ác tàn bạo này. Vào đầu năm 2016, Hiệp hội này đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình. Bác sỹ Torsten Trey, người phụ trách hiệp hội DAFOH cũng cho biết: “Vinh dự này là sự thừa nhận cho những nỗ lực lên tiếng bảo vệ đạo đức ngành y của chúng tôi”.

Ngày 13/6/2016, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng đối với các tù nhân lương tâm, đồng thời kết thúc cuộc đàn áp người tập Pháp Luân Công vốn đã kéo dài 17 năm nay.

Ngày đầu tiên của phiên họp Nghị viện châu Âu (12/9), Chủ tịch Nghị viện ông Schulz đã chính thức công bố Bản tuyên bố số 48 được 414 nghị viên ký thông qua: kêu gọi dừng hành vi mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm đang diễn ra tại Trung Quốc, và kêu gọi tiến hành điều tra độc lập ngay lập tức.

2. Tội ác này đã không còn giới hạn trong phạm vi Trung QuốcBcKCN8

Ngày nay Trung Quốc nổi tiếng với thương hiệu là điểm đến của ngành “du lịch ghép tạng”. Ở Mỹ, nước có số ca cấy ghép tạng lớn nhất thế giới, một người muốn thay tạng trung bình phải chờ từ một tới nhiều năm, và các trường hợp không thể sống tới khi tìm được người hiến tạng là chuyện không hiếm gặp. Nhưng ở Trung Quốc, chỉ mất khoảng 1-2 tuần là có thể tìm được tạng phù hợp để thay ghép.

Vì lý do này mà người bệnh trên toàn thế giới đã tìm đến Trung Quốc để mong kéo dài mạng sống của mình. Vì không biết, họ đã vô tình tiếp tay cho những tên đồ tể ở Trung Quốc mổ sống cướp nội tạng người tập Pháp Luân Công. Bản chất việc du lịch ghép tạng này, có thể nói, chính là đổi mạng lấy mạng. Liệu tội ác này có còn giới hạn bên trong phạm vi Trung Quốc hay không? Bằng sự im lặng và làm ngơ, chúng ta đã vô tình đẩy biết bao người khác cùng tham gia vào tội ác diệt chủng này, khiến nó vẫn còn tồn tại và ngày càng mở rộng.

Việt Nam, Trung Quốc, Phap Luan Cong, mổ cướp nội tạng,

(Tranh vẽ kêu gọi chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công. Ảnh: Falunart.org)

Tại Việt Nam, số bệnh nhân chờ ghép tạng quá lớn mà số người hiến tặng rất hạn chế. Ngày 04/01/2016, Bộ Công an đã thành lập ban chuyên án BT914 để bóc gỡ đường dây buôn thận xuyên quốc gia. Quá trình điều tra đã phát hiện nhiều đường dây buôn bán nội tạng bất hợp pháp, đã xác định được nhiều đối tượng tham gia ở các địa bàn khác nhau, bao gồm cả cò môi giới, bác sĩ và lãnh đạo của bệnh viện. Không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước, có những đường dây đã xuyên biên giới đưa người qua Trung Quốc bán tạng và cấy ghép tạng. Theo nguồn tin của báo Người Lao Động, vào tháng 12/2013, Bệnh viện tỉnh Cà Mau đã kỷ luật và cảnh cáo bác sĩ Ngô Duy Tân (31 tuổi, công tác tại Khoa tiết niệu) vì đã tổ chức đưa người đi Trung Quốc mua thận mà không xin phép. Một số bệnh nhân hiện đang được điều trị thận (sau ghép) tại Việt Nam cũng tiết lộ rằng họ được môi giới để ghép tạng tại Trung Quốc.

Người ta không khỏi trầm trồ “thán phục” khả năng xoay sở kiếm tạng của các bác sĩ và bệnh viện ở Trung Quốc. Chỉ biết rằng, nơi đó như là một cái kho nội tạng khổng lồ mà cần là có, muốn là được. Người bệnh lại càng không quan tâm cân nhắc đến nguồn gốc tạng ghép cho mình đến từ đâu vì đã lâm vào hoàn cảnh đường cùng rồi, có quan tâm thì cũng phải tuân thủ nguyên tắc im lặng và im lặng. Nhiều bệnh nhân không được theo dõi chặt chẽ ở giai đoạn hậu phẫu, không có kiểm tra phản ứng miễn dịch định kỳ, hoặc do không tìm thấy các bệnh tiềm ẩn từ người cho, thậm chí có trường hợp các bác sĩ mạnh tay dùng thuốc chống thải ghép quá liều… đã dẫn đến nhiều tai biến rất đáng tiếc sau khi ghép.

Cá biệt có người bị chết ngay trên giường bệnh, có trường hợp tử vong khá nhanh chóng sau khi ghép như trường hợp 7 bệnh nhân người Nhật được Bộ y tế Nhật Bản báo cáo vào năm 2004. Đó được xem như rủi ro mà bệnh nhân phải chấp nhận khi theo con đường này. Có lẽ nhiều người vẫn còn nhớ trường hợp của em Ngô Ngọc Phút 8 tuổi bị mất tích vào tháng 01/2015. Hai tháng sau, thi thể của em được tìm thấy một cánh đồng gần biên giới với Campuchia trong tình trạng phân hủy nặng, đồng thời nội tạng bên trong đều đã không còn. Điều này làm dấy lên nghi vấn em bị bắt và đã bị mổ cướp nội tạng…

3. Vì sao người Việt cần lên tiếng ngăn chặn tội ác chống loại loài người này?

Trung Quốc ngày nay đã thành một xã hội mà phần lớn coi tiền bạc là tối thượng, mọi người đều chạy theo lợi, chỉ vì tiền mà bất chấp cả nhân cách và nhân tính, đây cũng chính là hiện tượng phổ biến. Tại Trung Quốc, những thứ giả tràn lan khắp nơi, nào là thương hiệu giả, thuốc lá giả, rượu giả, văn bằng giả, sữa giả, trứng gà cũng giả, thậm chí cả nghiên cứu khoa học cũng toàn là giả, rốt cuộc danh xưng “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” cũng là giả nốt. Toàn bộ Trung Quốc gần như biến thành một xã hội lừa đảo chỉ chạy theo tiền, chỉ vì có tiền mà bất chấp đạo đức nhân tính.

Trước đây thuốc lá giả, rượu giả thì cũng chỉ là chất lượng sản phẩm không tốt, mạo nhận nhãn hiệu nổi tiếng, còn hiện tại thì nào là thuốc lá nhiễm độc, rượu nhiễm độc, thực phẩm nhiễm độc, thịt heo nhiễm thạch tín, sữa nhiễm melamine v.v, tất cả chỉ là vì cầu tài mà hại mệnh. Đạo đức xã hội xuống dốc chính là kết quả tất yếu của việc suy tôn chủ nghĩa vật chất, bức hại các tôn giáo chân chính, trong đó có Thiên chúa giáo, Phật giáo Tây Tạng và cả Pháp Luân Công – những con người đang thực hiện nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” trong cuộc sống. Khi không còn tin trên đầu ba tấc có thần linh, khi không có nguyên tắc đạo đức ước chế thì tội ác nào con người cũng dám phạm. Giết người đang sống, cướp lấy nội tạng của họ để bán kiếm tiền, trong lịch sử nhân loại chưa từng tà ác đến như thế…

Những cái giả, cái độc của Trung Quốc cũng đã tràn qua biên giới vào Việt Nam. Hàng giả độc hại lan tràn khắp nơi không kiểm soát được. Người Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam núp bóng mua nhà cửa. Công trình do các nhà thầu Trung Quốc làm đều có chất lượng yếu kém. Người Việt Nam thì bị rơi vào những đường dây buôn bán người để mổ lấy nội tạng. Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc mà không sao thoát ra được. Đã đến lúc người dân Việt Nam cần có cái nhìn đúng đắn về tội ác mà chính quyền Trung Quốc đã thực hiện trên đất nước của họ. Nếu chúng ta tiếp tục làm ngơ cho cái ác mặc nhiên phát triển trong nhà hàng xóm, thì sớm muộn gì nó cũng sẽ lan qua đây như hiệu ứng cháy nhà, domino hay thuyết cửa sổ vỡ vậy.

Theo trithucvn.netBcKCN8


***********

Triều Tiên xây khu du lịch đẳng cấp thế giới gần bãi thử tên lửa


 thông báo sẽ xây dựng một khu du lịch đẳng cấp thế giới tại tỉnh duyên hải Kangwon, nơi diễn ra nhiều vụ phóng thử tên lửa gây tranh cãi của quốc gia này.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 25/1 cho biết: "Một khi được hoàn thiện, khu du lịch sẽ thỏa mãn nhu cầu của du khách trong, ngoài nước và trở thành nơi lý tưởng nhất để gắn kết các điểm du lịch khác với khu du lịch quốc tế Wonsan - núi Kumgang".

Triều Tiên, khu du lịch, bãi biển, thử tên lửa, Kim Jong Un
Bãi biển Songdowon tại thành phố Wosan, tỉnh Kangwon. (Ảnh:Explore DPRK)

Mặc dù không tiết lộ chi tiết song KCNA nói rằng khu du lịch này "có một bãi biển nổi tiếng" và là một bước ngoặt để đưa ngành du lịch Triều Tiên lên "đẳng cấp thế giới".

Thông tin xây dựng khu du lịch tại Kangwon được đưa ra trùng thời điểm Bình Nhưỡng đang chuẩn bị đưa các vận động viên tới Hàn Quốc tham dự Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018.

Động thái này được cho là một cách tận dụng sự chú ý của cộng đồng quốc tế trước thềm Thế vận hội để thúc đẩy ngành du lịch của Triều Tiên.

Dưới ảnh hưởng các các lệnh trừng phạt nặng nề, du lịch là một trong số ít ngành đem lại lợi nhuận cho Bình Nhưỡng. Các chuyên gia cho biết du lịch cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch thúc đẩy kinh tế đất nước của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.


***********

Dành tiền mua áo cho vợ, công nhân TQ đi bộ 40 km dưới tuyết về ăn tết - Thế giới

Sau khi xe buýt bị hoãn, một công nhân 60 tuổi người Trung Quốc đã quyết định đi bộ 40 km để về nhà ăn tết. Ông nói số tiền đi taxi nên được dành để mua quần áo mới cho vợ ông.

Zhao Fangzi, 60 tuổi, quyết định "lội bộ" về nhà sau khi chuyến xe buýt ông đợi bị hoãn vì tuyết rơi dày. Quãng đường ông phải đi là 40 km, trong khi đó nếu ông bắt taxi, số phiền phải trả là 200 nhân dân tệ (tương đương 32 USD). Còn nếu muốn đợi chuyến xe buýt tiếp theo khởi hành, ông sẽ phải tốn tiền ở khách sạn.

South China Morning Post dẫn lại Imagine China cho biết quê của ông Zhao hạt Mạnh Tân, tỉnh Hà Nam. Nơi ông bắt đầu đi bộ sau khi đi tàu từ Thượng Hải về là nhà ga Lạc Dương, cũng thuộc Hà Nam.

Danh tien mua ao cho vo, cong nhan TQ di bo 40 km duoi tuyet ve an tet hinh anh 1
Ông Zhao trên đương đi bộ về nhà. Ảnh: News.160.com.

Zhao nói rằng số tiền đi taxi nên được dùng để mua quần áo mới cho vợ trong dịp tết âm lịch.

Người đàn ông 60 tuổi này rời quê để lên Thượng Hải vào năm trước, ông nói rằng ở tuổi của mình thì khó mà tìm việc. Ông làm trong một công trường xây dựng và kiếm được khoảng 2.000 nhân dân tệ/tháng (tương đương 316 USD).

Ông nói mình vẫn đang bị nợ khoảng 10.000 nhân dân tệ tiền lương và thất vọng việc không nhận lại số tiền này trước tết. Người chủ nói rằng Zhao sẽ được thanh toán phần lương còn lại sau tết.

Nhưng Zhao nói rằng ông sẽ không trở lại Thượng Hải. "Tôi đã 60, giờ là lúc nghỉ hưu. Chúng tôi cũng muốn có lương hưu", ông nói.

Chính vì quyết định này, Zhao đã trở về quê với nhiều đồ đạc hơn một người công nhân về quê ăn tết bình thường. Ông mang theo bên mình tất cả vật dụng, trong đó có một chiếc thảm ngủ, quạt điện và chăn chiếu.

"Trời không lạnh đến thế", ông nói. "Bạn càng đi, trời càng ấm". Bài báo của Imagine China không nói rõ liệu Zhao có về được đến nhà hay không, nhưng ông nói ông muốn về trước khi trời tối. 

đi bộ 40 km dưới tuyết về với vợ tết âm lịch công nhân Trung Quốc công nhân nhập cư Trung Quốc nghỉ Tết
***********

10 ảnh hài hot nhất Facebook trong ngày

Vui thôi, đừng vui quá!

Đợi chờ một chiến thắng lịch sử.

Xe đẹp gọn gàng, sẵn sàng đi bão. 

Ông bố khai sinh tên con là Bùi Tiến Dũng ngay sau chiến thắng của U23 Việt Nam.

Ông bố khai sinh tên con là Bùi Tiến Dũng ngay sau chiến thắng của U23 Việt Nam.

Thông báo nhân văn nhất đối với fan bóng đá.

Thông báo nhân văn nhất đối với fan bóng đá.

Uzbekistan cũng chỉ là chuyện nhỏ!

Uzbekistan cũng chỉ là chuyện nhỏ!

Mũ cổ vũ chất nhất Việt Nam.

Mũ cổ vũ 'chất nhất Việt Nam'.

Thầy nhiệt huyết, trò lại buồn phiền.

Thầy nhiệt huyết, trò lại buồn phiền.

Triệu trái tim Việt chung một niềm mong ước.

Triệu trái tim Việt chung một niềm mong ước.

Mốt tóc màu cờ sắc áo.

Mốt tóc màu cờ sắc áo.

Ném đá giấu tay.

Ném đá giấu tay.

Tất Nhiên tổng hợp


***************

Thành phố của TQ giáp Triều Tiên đang "sống dở chết dở"


Thành phố Đan Đông giáp với Triều Tiên. Thành phố này đang lao đao vì lệnh trừng phạt Triều Tiên. Các cửa hàng vắng khách và hoạt động kinh doanh trì trệ.

attachment

Một thuyền cá Triều Tiên trên sông Áp Lục.

Trong nhiều thập kỷ, Đan Đông, thành phố nằm trên bờ sống Áp Lục ngăn cách Trung Quốc với Triều Tiên, là trung tâm thương mại chính giúp chính quyền Triều Tiên kiếm tiền. Nhưng hiện giờ, thành phố này gặp khó khăn khi Mỹ thúc giục Trung Quốc tăng cường hoạt động cấm vận Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa.

"Ngày trước tôi nhập khẩu than từ Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đã cấm nhập than từ năm ngoái", thương nhân Liao ở Đan Đông cho biết.

Đầu tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố ngừng xử lý các lô hàng than của Triều Tiên để thực hiện các lệnh trừng phạt được thông qua bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trước đó một tháng.

Liao chuyển sang kinh doanh các mặt hàng khác nhưng thất bại. "Các sản phẩm khoáng sản, hải sản, nông sản - về cơ bản là tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều bị cấm", ông nói. "Tôi tự nói với mình rằng tôi tiêu rồi".

Những mặt hàng nói trên là những nguồn thu nhập chủ yếu của Triều Tiên, chúng đã bị đưa vào danh sách đen trong ba vòng trừng phạt năm 2017. Lệnh trừng phạt cũng được áp đặt đối với lao động Triều Tiên làm việc ở nước ngoài hay các công ty liên doanh với Triều Tiên.

Theo một số chủ doanh nghiệp, những biện pháp này có tác động nhanh chóng và mạnh mẽ đến Đan Đông. "Tôi sắp phải nghỉ hưu sớm", một phụ nữ đã buôn bán với Triều Tiên trong hơn một thập niên cho hay. "Tôi có thể phải cho nhân viên nghỉ việc".

Tại khu vực có biệt danh là "đường Kyoro", những cửa hàng trước đây nhộn nhịp khách Triều Tiên đến mua hàng để mang về nước bán lại trở nên vắng vẻ trong vài ngày cuối tuần trước.

Một cư dân quen biết các nhà ngoại giao Triều Tiên phụ trách mảng thương mại nói rằng một số người buộc phải trở về nước. "Họ giết thời gian trong các nhà hàng, chơi bài và ăn uống", cô nói. "Họ chẳng có việc gì để làm".

attachment

Khu vực được gọi là đường Kyoro, nơi từng tấp nập người Triều Tiên đến mua hàng để mang về nước bán lại.

Siết chặt trừng phạt

Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Từ lâu Mỹ và các nước khác đã chỉ trích họ không thực hiện nghiêm túc lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng. Nhưng Trung Quốc trong vài tháng gần đây ngày càng bực bội trước các vụ thử tên lửa đạn đạo và bom hạt nhân của Triều Tiên.

"Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên từ lâu rồi, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện nghiêm chỉnh", Lian nói. "Nhưng lần này, Trung Quốc đã thực sự làm điều đó".

Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và Triều Tiên giảm hơn 50% vào tháng 12 năm ngoái. Xu hướng này có thể tiếp tục trong năm nay, dù nhiều người vẫn nghi ngờ về số liệu này.

Trung Quốc vài năm trước đột ngột ngừng báo cáo lượng dầu thô bán cho Triều Tiên, mặc dù nhiên liệu này được cho là vẫn đang chảy qua đường ống xuyên biên giới.

Hầu hết những nhà hàng liên doanh Trung - Triều tại Đan Đông đã đóng cửa sau khi các lệnh trừng phạt mới nhất có hiệu lực. Tuy nhiên, ít nhất một nhà hàng liên quan đến Triều Tiên vẫn còn mở.

Một khách hàng nói rằng nhà hàng giờ chỉ chấp nhận tiền mặt. Các ngân hàng Trung Quốc đã ngừng làm việc với các khách hàng có quan hệ với Triều Tiên và các giao dịch thẻ tín dụng có thể bị chính phủ truy ra.

Ngay cả khi chính quyền Trung Quốc thậm chí còn siết chặt lệnh trừng phạt hơn với Triều Tiên, các chuyên gia nói rằng điều đó khó có thể khiến Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân. Trong khi các biện pháp trừng phạt có thể mất vài năm để thực sự làm khó Triều Tiên, công nghệ vũ khí của nước này đang nhảy vọt với tốc độ nhanh hơn rất nhiều.

Đối với Đan Đông, những đòn trừng phạt xảy ra vào thời điểm không thể tệ hơn. Toàn bộ khu vực đông bắc Trung Quốc, bao gồm tỉnh Liêu Ninh - nơi Đan Đông trực thuộc, đang ở giai đoạn khó khăn.

Các ngành công nghiệp nặng như thép đã suy giảm trong những năm gần đây, khiến nhiều công ty ngập trong nợ nần và dư thừa sản phẩm. Chính phủ Trung Quốc đã cho thôi việc hàng trăm nghìn công nhân công nghiệp.

Mặc dù nổi tiếng là một trung tâm thương mại, sản xuất vẫn là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Đan Đông. Nền kinh tế của Đan Đông đã giảm 2,2% vào năm 2016.

Các liên kết của Đan Đông với Triều Tiên còn khiến họ lâm vào một vấn đề khác: các ngân hàng địa phương như Ngân hàng Đan Đông đã bị Mỹ trừng phạt vào năm ngoái.

Một số thương nhân rất bi quan về tình cảnh này. "Không có gì để làm nữa", Liao nói. "Công ty của tôi khéo không thể trụ được nữa".

Những người khác hy vọng rằng tình hình có thể cải thiện do kết quả của các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Các chuyên gia thì nói rằng Trung Quốc từng siết chặt lệnh trừng phạt trong một khoảng thời gian để gửi thông điệp đến chính quyền Triều Tiên rồi sau đó lại nới lỏng.

Một cư dân Đan Đông có quan hệ với các nhà ngoại giao Triều Tiên nói rằng cuộc khủng hoảng này nghiêm trọng hơn bất cứ điều gì bà từng thấy. Nhưng bà vẫn đang chờ đợi, nghe ngóng tình hình.

"Có lẽ mọi thứ sẽ trở lại bình thường nếu các cuộc đàm phán giữa hai miền bán đảo Triều Tiên diễn ra tốt đẹp", bà nói.


**************

-cz5W1trieu-vy3

-S4o11trieu-vy

-KzxG1trieu-vy1

-oMy11trieu-vy2

-tFzB1trieu-vy4

-HTEf1trieu-vy5

-9O6V1trieu-vy6

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 27 Tháng Hai 20241:30 SA
Thứ Hai, 26 Tháng Hai 20242:24 SA
Chủ Nhật, 25 Tháng Hai 20247:19 SA
Thứ Bảy, 24 Tháng Hai 20246:24 SA
Thứ Năm, 22 Tháng Hai 20245:15 SA
Thứ Tư, 21 Tháng Hai 20246:36 SA
Thứ Ba, 20 Tháng Hai 20246:34 SA
Thứ Hai, 19 Tháng Hai 20246:27 SA
Chủ Nhật, 18 Tháng Hai 20246:05 SA