Trang Lá Cải Ngày 26 Tháng 10 Năm 2020: Bão Molave vào Biển Đông, dự kiến sơ tán hơn 1,2 triệu dân

Thứ Hai, 26 Tháng Mười 20201:57 SA(Xem: 9398)
Trang Lá Cải Ngày 26 Tháng 10 Năm 2020: Bão Molave vào Biển Đông, dự kiến sơ tán hơn 1,2 triệu dân
***************

Bão Molave vào Biển Đông, dự kiến sơ tán hơn 1,2 triệu dân

Bão Molave di chuyển nhanh, sức gió mạnh nhất 135 km/h, dự báo ảnh hưởng đến 7 tỉnh miền Trung và hơn 1,2 triệu dân có thể phải sơ tán.

Bão Molave di chuyển nhanh hướng vào biển Đông
 
 

Hướng di chuyển của bão Molave. Video: Lộc Chung - Thanh Huyền

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(NCHMF), thông tin lúc 7h sáng 26/10, bão Molave đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão thứ 9 và là cơn bão thứ 4 trong tháng 10 năm nay, với sức gió mạnh nhất 135 km/h, cấp 12.

"Chúng tôi đã thảo luận với các chuyên gia đài khí tượng Nhật Bản và có chung đánh giá bão Molave di chuyển nhanh, cường động mạnh ảnh hưởng đến khắp khu vực Biển Đông, trọng tâm đổ bộ vào các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định", ông Khiêm nói.

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Molave. Ảnh: NCHMF

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Molave. Ảnh: NCHMF

Advertising

Các đài Nhật Bản và đài Hải quân Mỹ nhận định bão đạt cấp 14 trên Biển Đông, giảm hai cấp khi vào ven bờ.

Theo ông Khiêm, bão duy trì theo hướng Tây, đi thấp, không chịu tác động của không khí lạnh nên sẽ không hạ cường độ như bão Saudel. Phạm vi ảnh hưởng của bão rộng từ Bắc đến Nam Trung Bộ, địa hình thoáng; trong khi đó khu vực miền Trung vừa chịu tổn thương kéo dài do mưa lũ vì vậy bão Molave có thể sẽ gây thiệt hại rất nặng nề.

"Cơn bão này gió mạnh cấp 8 đến cấp 9, có thể còn vào đến khu vực Tây Nguyên", ông Khiêm nói.

Từ chiều mai, vùng biển ven bờ từ Nam Nghệ An đến Phú Yên bắt đầu ảnh hưởng giông lốc, gió mạnh. Hoàn lưu bão Molave sẽ ngây mưa lớn từ phía Nam tỉnh Nghệ An đến Phú Yên, với lượng mưa từ 200 đến 400 mm. Đặc biệt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể mưa kéo dài đến 31/10 với tổng lượng mưa từ 500 đến 700 mm. Lũ trên các sông miền Trung sẽ lên mức báo động 2 đến báo động 3. Miền núi nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Đến sáng 28/10, dự báo bão sẽ cách bờ biển Quảng Ngãi, Bình Định khoảng 200 km, gió mạnh cấp 13, giật cấp 15. Trên biển sóng lớn cao từ 8 đến 10 m, ven bờ từ 5 đến 7 m.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng phòng chống thiên tai cho hay, nếu đúng như dự báo, theo kịch bản ứng phó, 7 tỉnh tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định sẽ phải sơ tán hơn 1,2 triệu dân.

Trên vùng biển các tỉnh có tổng số khoảng 65.000 tàu thuyền, hiện cơ quan chức năng đã thông báo được cho 45.000. Khu vực này có hơn 14.000 ha nuôi trồng thủy sản với 179.000 lồng bè. Hồ chứa thủy điện, hồ thủy Lợi từ Hà Tĩnh đến Phú Yên đang xả để đón lũ.

"Cơn bão này quá lớn, trong tối mai, các địa phương cần kiểm đếm xong tàu thuyền, cương quyết cấm biển, không cho người dân ở lại lồng bè", ông Hoài nói.

Thiếu tướng Doãn Thái Đức, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cho biết Bộ Quốc phòng đã huy động hơn 368.000 người và hơn 3.000 phương tiện ứng phó bão, cứu hộ người dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó bão Molave sáng 26/10. Ảnh: Ngọc Hà.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó bão Molave sáng 26/10. Ảnh: Ngọc Hà.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các tỉnh để ứng phó bão Molave sáng 26/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Chúng ta đang ở tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ, đặc biệt là ở miền Trung. Nếu cấp gió 12 như dự báo, sau bão là mưa lũ sẽ thiệt hại vô cùng lớn. Các tỉnh không được mất cảnh giác, phải chủ động phòng tránh tốt nhất".

Ông yêu cầu các lực lượng tiếp tục hỗ trợ người dân miền Trung, không để ai phải chịu cảnh "màn trời chiếu đất"; kiên quyết di dời, sơ tán người dân ra khỏi khu vực lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, vùng trũng thấp và nơi có nguy cơ sạt lở; sớm đưa tàu thuyền vào bờ, chằng chống nhà cửa.

Thủ tướng chỉ đạo các địa phương không tổ chức các cuộc họp, ngoại trừ họp nội dung quan trọng, để tập trung ứng phó với bão lũ.

Từ ngày 6 đến ngày 25/10, thống kê của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ đã làm 130 người chết, tăng 7 người so với hôm qua; 18 người mất tích, bao gồm 12 người bị sạt lở đất vùi lấp ở thủy điện Rào Trăng 3.

Tất Định


****************

TS Mai Văn Khiêm: Bão số 9 cường độ rất mạnh, có thể gây mưa đặc biệt to tới 500mm/đợt

TS Mai Văn Khiêm: Bão số 9 cường độ rất mạnh, có thể gây mưa đặc biệt to tới 500mm/đợt

Bão số 9 có thể mạnh cấp 12 - 13, giật cấp 15

TS Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho hay, bão Molave sẽ đi vào Biển Đông trong ngày 26/10 và trở thành cơn bão số 9 trong năm 2020.

Theo ông Khiêm, các phân tích, dự báo hiện nay của Trung tâm cho thấy, bão số 9 sẽ di chuyển nhanh, có cường độ rất mạnh và phạm vi ảnh hưởng rộng.

Bão số 9 có thể gây ra gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 15 ở Biển Đông; cấp 11-12, giật cấp 14 ở vùng biển ven bờ các tỉnh, thành phố thuộc Trung Bộ.

Trên Biển Đông, sóng biển có thể cao từ 8-10 m, vùng ven biển Trung Bộ từ 5-7 m; trọng tâm là khu vực vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Khu vực ven biển từ Quảng Nam đến Bình Định có thể có nước dâng do bão tới 1 m.

Từ ngày 27/10 đến ngày 29/10, bão số 9 có thể gây mưa to đến rất to cho khu vực Trung Bộ (200-350 mm/đợt).

Hoàn lưu sau bão kết hợp không khí lạnh có thể gây mưa lớn kéo dài cho các khu vực Bắc và Trung Trung Bộ, riêng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể có mưa đặc biệt to (trên 500 mm/đợt).

TS Mai Văn Khiêm: Bão số 9 cường độ rất mạnh, có thể gây mưa đặc biệt to tới 500mm/đợt - Ảnh 1.

TS Mai Văn Khiêm.

Ông Mai Văn Khiêm khuyến cáo, trong thời gian trên, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi khu vực Trung Bộ có nguy cơ xảy ra cao đến rất cao. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến cụ thể của cơn bão rất mạnh này để chủ động phòng tránh.

Còn theo thông tin mới nhất của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tại, vị trí bão số 9 đang ở trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông và tiếp tục mạnh thêm.

Đến 1 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 350km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 14.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 11,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 114,0 đến 120,0 độ Kinh Đông.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 1 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 1 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 106,1 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

37 năm lặp lại lịch sử 4 bão, 1 áp thấp ảnh hưởng tới Việt Nam trong tháng 10

Cũng chia sẻ thêm về tình hình mưa bão, TS Mai Văn Khiêm cho rằng, với cơn bão số 9 theo dự báo sẽ đổ bộ vào nước ta thì đây là cơn bão thứ 4 trong tháng 10.

Như vậy tính cả vùng áp thấp trước đó, miền Trung đã phải chịu 5 bão và áp thấp trong tháng này.

"Đây là năm lặp lại năm lịch sử năm 1983 khi tháng 10 có 4 cơn bão và 1 vùng áp thấp", ông Khiêm nói.

Đáng chú ý, theo ông Khiêm, các chuyên gia khí tượng đều cảnh báo khả năng cao bão số 9 sẽ đổ bộ vào nước ta trong khoảng ngày 29/10.

Cụ thể, trước đó, đài khí tượng thủy văn Mỹ dự báo sáng 29/10, tâm bão số 9 có thể tác động vào Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng chỉ rõ, nhiều chục năm qua, lịch sử mới lặp lại 1 tháng có 5 cơn bão và áp thấp. Do vậy, cần hết sức cảnh giác.

Bộ trưởng cũng nêu rõ, chưa bao giờ lịch sử toàn tuyến miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ mưa 3.500mm trong vòng 10 ngày, có nơi 1 tuần.

"7 lưu vực vượt ngập lũ lịch sử, toàn bộ hồ gồm cả thủy điện, thủy lợi đã đầy ắp. Do vậy, với mưa đợt này cần hết sức đề phòng, riêng tuyến hồ cả thủy lợi, thủy điện cần đặt trọng tâm kiểm soát chặt chẽ”, ông Cường nhấn mạnh.

Về cơn bão số 8, theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm 26/10, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 8 đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Hồi 1 giờ, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên vùng ven biển khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, suy yếu và tan dần.

Trong ngày và đêm nay (26/10), ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến 20-50mm
**************

Được hỏi chọn giữa Thủy Tiên và khoảnh khắc để đời, Công Vinh đáp trả bất ngờ


Mới đây, cầu thủ Công Vinh đã có mặt tại buổi ra mắt một giải bóng đá với tư cách khách mời. Anh cho biết, vì Thủy Tiên đang bận đi từ thiện tại miền Trung nên phải xuất hiện một mình.

Trước lúc ghi bàn thắng vào lưới Thái Lan, tôi chưa yêu và lấy Thủy Tiên. Đó là khoảnh khắc đầu đời của tôi nên sẽ đẹp hơn

Tại buổi lễ ra mắt, Công Vinh chia sẻ một vài cảm xúc về những ngày từ thiện vừa qua của Thủy Tiên. Anh nói:

Được hỏi chọn giữa Thủy Tiên và khoảnh khắc để đời, Công Vinh đáp trả bất ngờ - Ảnh 1.

"Với những gì Thủy Tiên đang làm, tôi chỉ muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người đang chung tay ủng hộ miền Trung. Đó mới là điều quan trọng. Tôi và Thủy Tiên sẽ cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm mà mọi người gửi gắm, để mang đến nhiều niềm vui hơn cho đồng bào miền Trung".

Được biết, Công Vinh trở nên nổi tiếng và khiến dư luận xôn xao sau khi ghi bàn thắng lịch sử vào lưới đội tuyển Thái Lan trong trận chung kết AFF Cup 2008, đem lại chiến thắng cho đội tuyển Việt Nam. Đây được xem như bàn thắng lịch sử trong sự nghiệp của anh.

Vì vậy, tại buổi lễ ra mắt này, Công Vinh đã được hỏi sẽ chọn Thủy Tiên hay khoảnh khắc lịch sử năm 2008. Trước câu hỏi khó, Công Vinh không ngần ngại trả lời:

"Trước lúc ghi bàn thắng vào lưới Thái Lan, tôi chưa yêu và lấy Thủy Tiên. Đó là khoảnh khắc đầu đời của tôi nên sẽ đẹp hơn. Bởi vậy, tôi sẽ chọn khoảnh khắc năm 2008 thay vì Thủy Tiên.

Khoảnh khắc đó là tất cả những gì tôi có được trong sự nghiệp bóng đá của mình. Đó là những gì đẹp nhất tôi có được trong thời trai trẻ, thanh xuân.

Được hỏi chọn giữa Thủy Tiên và khoảnh khắc để đời, Công Vinh đáp trả bất ngờ - Ảnh 3.

10 năm sau đó, đội tuyển quốc gia lại tiếp tục ghi bàn thắng chung kết để vô địch AFF Cup lần hai. Tôi nghĩ, bóng đá Việt Nam sau này có một lứa tài năng, đồng đều tất cả các tuyến.

Ở thời của tôi vào 2008, bóng đá Thái Lan đang là cái bóng quá lớn. Thế hệ chúng tôi ngày ấy đã phải cố gắng hết sức mình, nên mọi cái diễn ra đều bất ngờ. Chính vì vậy, trận thắng đó mới làm nên lịch sử, ghi dấu trong lòng công chúng.

Với thế hệ bây giờ, các bạn quá tài năng, lại có một huấn luyện viên giỏi và chuyện chiến thắng AFF Cup vừa rồi đã được dự đoán từ trước. Đây là thế mạnh bóng đá Việt Nam đang có và giữ vững trước Thái Lan".

Câu trả lời đầy bất ngờ này của Công Vinh khiến khán giả vô cùng ngạc nhiên.

Được hỏi chọn giữa Thủy Tiên và khoảnh khắc để đời, Công Vinh đáp trả bất ngờ - Ảnh 4.

Tôi đoạn tuyệt hoàn toàn với bóng đá

Ngài ra, Công Vinh cũng chia sẻ thêm về chuyện quay trở lại với bóng đá. Anh tâm sự:

"Tôi không bao giờ muốn trở thành huấn luyện viên. Đó là nghề tôi không muốn theo đuổi vì nó quá áp lực. Làm cầu thủ sướng hơn vì dù đá thua 5 trận thì vẫn được nhận lương, nhận thưởng, tiếp tục ở lại câu lạc bộ.

Còn huấn luyện viên mà dẫn dắt thua 3 trận thôi cũng để bị đá bay khỏi ghế. Tôi chưa bao giờ thích làm huấn luyện viên. Chỉ có điều, nếu tôi đam mê và muốn theo đuổi thì sẽ làm huấn luyện viên.

Được hỏi chọn giữa Thủy Tiên và khoảnh khắc để đời, Công Vinh đáp trả bất ngờ - Ảnh 5.

Sau khi giã từ sự nghiệp, tôi chỉ xỏ giày vào sân đá thêm vài lần trong những sự kiện đặc biệt. Ngoài ra, tôi gần như không đá bóng hay tập tành bất cứ cái gì liên quan đến bóng đá. Tôi đoạn tuyệt hoàn toàn với nó luôn. Tôi chỉ dành thời gian cho gia đình thôi chứ không muốn liên quan đến nó nữa.

Thời gian trước đây, tôi đã sống chết, cống hiến hết mình với bóng đá rồi. Tôi đổ mồ hôi, nước mắt để đá bóng. Sau mỗi buổi tập, tôi phải ở lại hàng tiếng đồng hồ để tự tập luyện thêm.

Tôi đã dành hết tất cả với đá bóng rồi và với tôi, như vậy là quá đủ".


*************

“Có nước không? Cho chị xin mấy chai. Bọn trẻ thèm cơm, các em có vào nữa cho chị xin túi gạo...”

3 ngày sau khi đỉnh lũ lịch sử rút, toàn huyện Lệ Thuỷ (tỉnh Quảng Bình) nhuốm một màu vàng đục, bàng bạc. Con đường liên huyện nối từ xã Cam Thuỷ đi quan thị trấn Kiến Giang, xã An Thuỷ, Lộc Thuỷ, Liên Thuỷ, Thanh Thuỷ… đều bị nhuộm vàng bởi bùn đất mà nước lũ để lại. 

Rác ở khắp nơi. Nhiều căn nhà xiêu vẹo, tường đổ, mái tốc. Công an, bộ đội, người dân ra sức dọn dẹp.

Nhà anh Nguyễn Văn Đạo (39 tuổi) ở thôn Phú Thọ, xã An Thuỷ. Những ngày mưa như trút nước, anh Đạo kê tài sản lên cao. Hai tấn lúa của gia đình, tài sản quý giá nhất, vừa mới thu hoạch vào cuối tháng 8 được đưa cao hơn 1,5 mét. Nước lên cuồn cuộn, anh Đạo để lại tài sản cùng căn nhà nhỏ, đưa vợ con đi tránh lũ ở trường mầm non.

“Có nước không? Cho chị xin mấy chai. Bọn trẻ thèm cơm, các em có vào nữa cho chị xin túi gạo...” - Ảnh 2.

Anh Đạo bên căn nhà đã đổ nát sau lũ

Nước vừa rút, anh Đạo lần mò dưới nước trở về nhà. Căn nhà tan hoang, tường sập, rác vương vãi khắp nơi. Hai tấn lúa ướt đẫm vì ngâm nước suốt 4 ngày đã bắt đầu mọc mầm.

"Lúa đã kê cao 1,5 mét mà vẫn ngập thì không biết nói gì nữa. Nhà cửa như này cũng chưa biết để vợ con, cha mẹ mấy ngày tới sống ở đâu", anh Đạo nói.

Nước rút hết, vợ anh đưa con về nhà. Vẻ mặt thất thần, giọt nước mắt nơi khoé mắt không kịp rơi xuống, chị đã xắn tay áo lên dọn dẹp. Nước không có, gạo không có, bếp cũng không. Một đoàn từ thiện ghé qua trao tặng họ 1 phần quà. có mỳ tôm, lương khô, nước mắm, xúc xích.

"Có nước không cho chị xin mấy chai để mấy đứa nhỏ uống. Bọn trẻ thèm cơm, các em có vào nữa cho chị xin túi gạo", vợ anh Đạo ngỏ lời.

“Có nước không? Cho chị xin mấy chai. Bọn trẻ thèm cơm, các em có vào nữa cho chị xin túi gạo...” - Ảnh 3.

Người phụ nữ không còn thời gian để khóc khi nước lũ rút đi, để lại cảnh tan hoang ở nhà mình

Chai nước suối 1 lít rưỡi đã mở nắp được 1 tình nguyện viên ngại ngùng trao tay vợ anh Đạo cùng lời hứa sẽ quay lại. Trưa hôm đó, vợ chồng, con cái nhà anh Đạo nhai mỳ tôm. Hai đứa trẻ tỏ ra thích thú với thanh lương khô, còn đôi mắt người lớn thì đầy âu lo dõi ra cánh đồng trước nhà vẫn đang bốn bề bao phủ nước.

Hàng xóm nhà anh Đạo, ông Nguyễn Văn Hiếu bơi ghe về nhà sau mấy ngày đi chạy lũ. Ông Hiếu cùng con trai đá đá chân vào những bao lúa được kê lên cao nhưng đã ướt đẫm. 

Họ còng lưng chuyển từng bao lúa ra ngoài. Những bao lúa khô khoảng 40 kg trước lũ giờ nặng gấp nhiều lần vì ngấm nước. Nắng nhẹ, họ vội vàng đổ lúa ra sân hong khô. Vị chua loét bốc lên nồng nặc, lan rộng.

“Có nước không? Cho chị xin mấy chai. Bọn trẻ thèm cơm, các em có vào nữa cho chị xin túi gạo...” - Ảnh 4.

Ông Hiếu ngửi nắm lúa sau 5 ngày ngâm nước lũ. Lúa có mùi chua loét. Ông Hiếu khẳng định: "thối".

Ông Hiếu bốc một nắm lúa ngâm trong nước lũ suốt 5 ngày trời đưa lên mũi ngửi. "Thối. Lúa này xay gạo, cho heo ăn nó còn chê, người thì đói chắc rồi. Nhà này, làng này chưa biết làm cách gì qua mùa giáp hạt đây", ông Hiếu lúc khẳng định, lúc than thở. Đôi mắt nhìn lên bầu trời xem màu nắng bàng bạc đang chiếu xuống sau những ngày âm u mưa lũ.

"Nhà mình còn gì đâu"

Hai đứa trẻ con nhà anh Đạo sau buổi trưa với mỳ tôm, lương khô được chỉ ra góc hông nhà chơi để bố mẹ tiếp tục dọn dẹp. Góc sân chơi của chị em nằm mấp mé bên mép nước lũ, ngổn ngang bùn đất, rác rưởi. Hai đứa dẫm lên đống lúa ẩm ướt. Những hạt thóc trở thành đồ chơi của bọn trẻ con. Chán với đống lúa, cô chị mới 7 tuổi rủ cô em vào nhà tìm đồ thứ khác để chơi.

"Nhà mình còn gì đâu mà tìm. Sách vở của chị em mình ba mẹ đem cất hết rồi. Đồ chơi cũng đem cất rồi, không có đâu", cô em 4 tuổi vô tư trả lời. "Lúc nào đi học lại ba mẹ mới đẹp sách vở, đồ chơi về", cô chị tiếp.

“Có nước không? Cho chị xin mấy chai. Bọn trẻ thèm cơm, các em có vào nữa cho chị xin túi gạo...” - Ảnh 6.

Hông nhà, bên mép nước, những hạt lúa ướt trở thành đồ chơi của 2 chị em

Anh Đạo nói sách vở, đồ chơi của 2 con bị nước nhấn chìm. Tường nhà sập, nước vào nhà trống rồi sách vở, đồ chơi cũng bị cuốn theo lũ. Tivi, chiếc xe máy bị nước nhấn cũng không biết khi nào mới có thể sửa được.

Hai vợ chồng anh Đạo làm nông với gần 1 mẫu ruộng. Họ hết sức chăm trồng khi đến vụ thu hoạch trừ đi tiền phân, tiền giống, tiền bảo vệ thật vật… thì còn lãi công. Tiền lãi công đủ nuôi 2 đứa con và chi tiêu tằn tiện. Anh Đạo nói làm nông không dư nhưng không lo đói vì có lúa, có gạo.

"Nhà mình bây giờ không còn gì thật. Giờ cần nhất là có tiền để mua vật liệu về sửa nhà cửa để có nơi trú thân an toàn. Rồi tiền mua lại sách vở, mua áo quần giày dép cho các con đi học.

Mong sao ngân hàng ưu tiên cho người vùng lũ vay vốn để chúng tôi vượt qua gia đoạn khó khăn này", vợ anh Đạo thổ lộ.

“Có nước không? Cho chị xin mấy chai. Bọn trẻ thèm cơm, các em có vào nữa cho chị xin túi gạo...” - Ảnh 8.

Hai chị em vùng rốn lũ chơi đùa trên nền lúa đổ sau khi lũ rút đi

“Có nước không? Cho chị xin mấy chai. Bọn trẻ thèm cơm, các em có vào nữa cho chị xin túi gạo...” - Ảnh 9.

Những người phụ nữ bạc mặt, buồn bã khi thiên tai qua đi. Đứa trẻ vẫn vô tư chơi đùa.

Vợ chồng anh Đạo cho biết đợt lụt vừa qua, nhiều đoàn cứu trợ về nên tạm thời có cái ăn. Chính quyền địa phương cũng thông báo phát gạo để nấu cơm. Dù vậy, hai vợ chồng vẫn đau đầu tính toán cho những tháng tiếp theo, về lâu dài ít nhất là cho đến vụ mùa mới.

"Đầu tháng 12 mới gieo sạ lúa lại, sớm thì đến cuối tháng 2 mới thu hoạch. Vợ chồng tôi tính là phải đi làm thuê, ai thuê chi làm đó để đong gạo qua ngày chứ biết sao. Ở Lệ Thuỷ này làm thuê thì có đi chặt tràm thuê hoặc là tôi lên phố làm phụ thợ nề. Làm gì cũng làm, mình đói thì được chứ vợ con thì không thể", anh Đạo chia sẻ.

“Có nước không? Cho chị xin mấy chai. Bọn trẻ thèm cơm, các em có vào nữa cho chị xin túi gạo...” - Ảnh 10.

Một phần quà do đoàn từ thiện trao tặng người dân vùng lũ

Một đoàn từ thiện khác đến trước nhà anh Đạo vào chiều muộn. Lần này, phần quà có gạo, mắm muối. Những thành viên trong đoàn chép miệng xót xa trước căn nhà hư hại đổ nát của vợ chồng anh. Ngoài phần quà, họ góp thêm 1 triệu đồng để chung tay với anh vượt qua khó khăn.

Anh Đạo cầm tay đoàn từ thiện nói lời cảm ơn, 2 đứa trẻ vẫn chơi bên hông nhà với món đồ chơi làm bằng nhựa mới được mẹ tìm thấy trong bùn đất. Tiếng loa từ chiếc radio vẫn đều đều vang lên thông báo tin bão xa, cơn bão số 8, dự báo đổ bộ vào khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, tâm bão có thể vào tỉnh Quảng Bình
*************

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao


Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 1.

Lớp bùn dày vẫn bồi lấp ở nhiều cánh đồng trong xóm Tả Bồi ven sông Thạch Hãn, huyện Triệu Phong, Quảng Trị

Xóm Tả Bồi, thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, Quảng Trị là một trong những rốn lũ vừa qua khi có thời điểm nước dâng cao 2 - 4m so với bình thường. Lũ đi qua, bùn đất còn phủ trùm khắp thôn xóm. 

Nước rút, chính quyền và người dân mới dọn được phần nào lượng bùn đất trên các tuyến đường. Còn những cánh đồng canh tác hoa màu trù phú vẫn còn phủ nguyên một màu bùn.

Người dân Trà Liên Tây cho biết nhiều vùng canh tác bùn bồi lấp tới hơn 50cm nên chắc chắn phải mất một khoảng thời gian dài dọn cải tạo mới có thể bắt đầu một mùa vụ mới. 

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 2.

Xóm Tả Bồi là vùng rốn lũ vừa qua ở Quảng Trị

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 3.

Nước vẫn chưa rút hẳn, nhiều làng ở miền Trung nhìn từ trên cao phủ một màu bùn

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 4.

Màu xanh của cây cối nổi bật trên những cánh đồng đầy bùn đất

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 5.

Dù bị bùn đất bồi lấp nhưng dấu vết của những luống hoa màu bà con canh tác vẫn còn lộ rõ

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 6.

Một ngã tư trong làng đã có bóng người đi. Hơn 10 ngày bị lũ dữ bao vây, làng Tả Bồi không còn con đường nào lộ trên mặt nước

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 7.

Xã Triệu Giang bị bao vây bởi 3 con sông nên khi có lũ vùng này bị ngập sâu. Hiện nhiều ngôi nhà ở đây vẫn còn bị bùn lấp đường vào

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 8.

Một đường ra vào xóm vừa được cào sạch bùn ngày hôm qua

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 9.

Cây cối vẫn xanh giữa bùn đất

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 10.

Xóm làng bên một nhánh sông dẫn về Thạch Hãn

Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao - Ảnh 11.

Người dân ai ai cũng mong cuộc sống bình yên lại về sau cơn lũ dữ


*************

Vì sao Lý Liên Kiệt, Lâm Tâm Như bị phản ứng khi làm từ thiện?

Việc từ thiện của các nghệ sĩ luôn là chủ đề được quan tâm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, đôi khi lòng tốt lại khiến họ vướng vào những màn tranh cãi, chỉ trích từ dư luận.

Ở showbiz Hoa ngữ, nơi những nghệ sĩ hàng đầu có sức ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người, việc quyên góp thiện nguyện khi đất nước gặp thiên tai, bệnh dịch diễn ra mạnh mẽ. Nhiều người coi đây là trách nhiệm chung để san sẻ bớt khó khăn, gánh nặng kinh tế cho chính phủ và đồng thời cũng tượng trưng cho sự đoàn kết.

Sao Trung Quoc bi chi trich khi lam tu thien anh 1

Dàn sao Trung Quốc tích cực tham gia công tác từ thiện chống thiên tai, bệnh dịch cùng chính phủ và cộng đồng.

Những ngày dịch Covid-19 bùng phát, hơn 500 nghệ sĩ trong giới giải trí xứ Trung liên tục gửi tiền cứu trợ đến các tổ chức từ thiện để họ mua vật dụng y tế cho tâm dịch. Theo thống kê của Sohu, trong số 5 người dẫn đầu danh sách từ thiện hỗ trợ cho Vũ Hán, thì đã có 4 người là diễn viên, ca sĩ.

Tuy nhiên, nhiều ngôi sao lại vô tình vướng vào những màn tranh cãi, chỉ trích từ dư luận khi có lòng ủng hộ.

Mang tiếng "đạo đức giả" vì quyên góp ít

Năm 2017, Lâm Tâm Như nhận "gạch đá" của dư luận Trung Quốc vì công tác thiện nguyện. Cô bị chỉ trích keo kiệt, đạo đức giả khi nhiều năm tham gia buổi tiệc từ thiện của Harper’s Bazaar, nhưng không đóng góp nổi một xu. Tờ Toutiao thống kê Lâm Tâm Như từng một lần quyên góp cho quỹ từ thiện của Bazaar vào năm 2011. Tuy nhiên, số tiền cô ủng hộ chỉ khoảng 11.000 NDT.

Trên mạng xã hội Weibo, chủ đề này trở thành tâm điểm bàn tán. Khán giả mỉa mai nữ diễn viên là "ngôi sao vắt cổ chày ra nước". Thậm chí, độc giả trên Toutiao gay gắt hơn cho rằng đã đến lúc Lâm Tâm Như nên đóng mọi hoạt động tại thị trường Đại lục, chọn hướng phát triển tại Đài Loan.

Sao Trung Quoc bi chi trich khi lam tu thien anh 2

Lâm Tâm Như trở thành tâm điểm chỉ trích khi truyền thông xứ Trung tố cô không từ thiện một xu trong nhiều năm.

Trước phản ứng tiêu cực từ dư luận, sao nữ Hoàn Châu cách cách phải khóa chức năng bình luận trên trang cá nhân. Sau đó, phía nữ diễn viên yêu cầu văn phòng luật sư Bắc Kinh ra mặt. Luật sư khẳng định Lâm Tâm Như đã đệ đơn kiện lên tòa án Bắc Kinh vì bị vu khống, xúc phạm danh dự.

Dẫu vậy, dư luận vẫn hướng mũi nhọn chỉ trích về phía nữ diễn viên. Chỉ khi những hình ảnh của Lâm Tâm Như trong chuyến đi thăm các gia đình khó khăn ở Zambia, Châu Phi được tiết lộ, cư dân mạng mới ngừng công kích cô.

Vốn là người kín tiếng, nữ diễn viên làm từ thiện trong lặng lẽ. Cô bắt đầu tài trợ cho trẻ em khó khăn thông qua tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Đài Loan từ năm 2004. Tính đến nay, nữ diễn viên đã giúp đỡ trẻ em đến từ nhiều nơi trên thế giới, có thể kể đến Congo, Zambia, Campuchia, Honduras....

Sao Trung Quoc bi chi trich khi lam tu thien anh 3

Từ thiện 71.000 USD nhưng không thông báo, Dương Tử bị mỉa mai là "kẻ ăn theo", "đạo đức giả".

Không riêng Lâm Tâm Như, Dương Tử cũng trở thành đích ngắm của dư luận khi làm từ thiện âm thầm. Cô là một trong những sao đầu tiên quyên góp tiền cho Vũ Hán chống dịch. Người đẹp Cá mực hầm mật từ thiện 71.000 USD nhưng không thông báo.

Đến khi quỹ từ thiện Hàn Hồng công bố danh sách nghệ sĩ đóng góp, Dương Tử đã nhanh tay bấm nút yêu thích bài viết. Ngay lập tức, cô bị mỉa mai là kẻ ăn theo, mặt dày khi "không từ thiện còn chen chúc tranh công". Sau đó, phía nữ diễn viên phải công khai giấy chứng nhận quyên góp thì những chỉ trích hướng về cô mới lắng xuống.

Ngoài ra, nhiều sao hạng A của làng giải trí xứ Trung bị gán mác "keo kiệt" vì quyên góp ít. Vợ chồng Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy là hai cái tên đầu tiên "mở hàng" cho việc bị công chúng mắng chửi thậm tệ trên mạng xã hội khi ủng hộ 28.000 USD.

Sau vợ chồng Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy, đến lượt Tôn Lệ và Đặng Siêu bị chê bai keo kiệt khi quyên góp hơn 43.000 USD, Dương Mịch chịu trận mắng chửi vì ủng hộ 30.000 USD.

"Thu nhập hàng triệu USD một năm, tiền đóng thuế của họ đủ cho một gia đình phổ thông dư giả cả đời, nhưng lại keo kiệt trong lúc đất nước cần họ nhất. Thật đáng hổ thẹn", "Sao hạng A mà chỉ đóng góp cho có, bỏ số tiền nhỏ làm tròn bổn phận, trơ trẽn", đó là những bình luận công khai trên mạng xã hội sau khi số tiền từ thiện của dàn sao nổi tiếng Trung Quốc được công khai.

Sao Trung Quoc bi chi trich khi lam tu thien anh 4

Sao Trung Quoc bi chi trich khi lam tu thien anh 5

Bị chê bai keo kiệt vì từ thiện ít, Huỳnh Hiểu Minh và Dương Mịch phải bỏ tiền góp thêm mới thoát khỏi móng vuốt của các "anh hùng bàn phím".

Đối mặt với làn sóng chỉ trích đang dâng cao, Huỳnh Hiểu Minh phải bỏ tiền góp thêm 114.000 USD, nâng tổng số tiền 2 vợ chồng chung tay đẩy lùi đại dịch do virus corona lên 142.000 USD. Dương Mịch tiếp tục ủng hộ 15.000 USD và Gia Hành, công ty nữ diễn viên nắm cổ phần phải đứng ra quyên góp thêm 150.000 USD. Đến lúc này, họ mới thoát khỏi móng vuốt của các "anh hùng bàn phím".

Bị chỉ trích ăn chặn tiền qua các quỹ từ thiện

Bên cạnh hình thức quyên góp tiền bạc, hiện vật, hàng chục ngôi sao hạng A của Trung Quốc còn đứng tên quản lý các quỹ từ thiện. Tuy nhiên, cách sử dụng quỹ khiến họ vướng vào những màn tranh cãi về mục đích dùng tiền đến từ dư luận.

Năm 2014, ngôi sao võ thuật Lý Liên Kiệt vướng nghi án biển thủ số tiền từ thiện 54 triệu USD. Năm 2007, tài tử họ Lý thành lập tổ chức từ thiện One Foundation, tập trung cứu trợ thiên tai, phúc lợi cho trẻ em.

Năm 2008, khi thảm họa động đất tại Tứ Xuyên xảy ra, Lý Liên Kiệt hô hào quyên góp và nhận được số tiền lên đến 400 triệu NDT (khoảng 60 triệu USD). Sau 6 năm, Lý Liên Kiệt chỉ sử dụng 6 triệu USD cho công tác khắc phục hậu quả tại Tứ Xuyên. Phần quyên góp còn lại chưa được giải trình cụ thể.

Sự thiếu minh bạch khiến dư luận Trung Quốc đặt ra câu hỏi: "54 triệu USD quyên góp từ các tổ chức, cá nhân trên cả nước đang ở đâu?". Hàng chục nghìn ý kiến của cư dân mạng phỏng đoán tài tử họ Lý đã biển thủ toàn bộ số tiền còn lại vào túi riêng.

Sao Trung Quoc bi chi trich khi lam tu thien anh 6

Thành Long (phải) và Lý Liên Kiệt - hai ngôi sao võ thuật hàng đầu của Cbiz đều bị dư luận đặt dấu hỏi lớn về việc chi tiền qua các quỹ từ thiện.

Trước cáo buộc, ngôi sao võ thuật lên tiếng giải trình. Nam diễn viên khẳng định không ăn chặn số tiền 54 triệu USD, thừa nhận mệt mỏi vì thị phi.

"Từ thiện là công tác có quy trình cụ thể. Nó gồm ba giai đoạn: khẩn cấp, duy trì cuộc sống và tái thiết sau thiên tai. Trong đó, tốn kém nhất là giai đoạn sau cùng để thiếp lập lại cuộc sống. Để hoàn thành được quy trình này, thời gian có thể kéo dài 3 năm, 5 năm, thậm chí 10 năm. Mọi người đừng nên quan niệm từ thiện là cấp phát tiền tại chỗ", Lý Liên Kiệt tuyên bố.

Không riêng Lý Liên Kiệt, Lý Á Bằng cũng bị cáo buộc sử dụng tiền từ quỹ Smile Angel Foundation dành cho các bé hở hàm ếch vào thị trường bất động sản.

Báo chí thống kê từ 2006 đến 2012, tổ chức của Lý Á Bằng kê khai chi 114 triệu NDT (khoảng 17 triệu USD) hỗ trợ phẫu thuật cho 8.525 em nhỏ. Tuy nhiên, chi phí trung bình mỗi cuộc phẫu thuật chỉ ở mức 746,5 USD. Như vậy, tổng chi phí cho các cuộc phẫu thuật chỉ là 6,36 triệu USD. Chênh lệch số liệu khiến dư luận đặt ra nghi vấn về số tiền 10,6 triệu USD còn lại.

Sao Trung Quoc bi chi trich khi lam tu thien anh 7

Sau mỗi cáo buộc, các nghệ sĩ đều lên tiếng phản bác. Tuy nhiên, họ vẫn nhận về làn sóng chỉ trích, công kích.

Sau đó, Lý Á Bằng lên tiếng giải trình. Nam diễn viên cho hay ngoài chi phí phẫu thuật, tiền còn lại được chi cho các chương trình từ thiện khác và xây dựng bệnh viện. "Tôi chưa từng sử dụng tiền từ thiện vào mục đích cá nhân", ngôi sao Anh hùng xạ điêu khẳng định.

Trong khi đó, quỹ từ thiện của Thành Long bị tố cáo phối hợp cùng Quỹ từ thiện nhi đồng Trung Hoa bòn rút tiền quyên góp. Blogger Châu Tiểu Vân chỉ ra Quỹ từ thiện nhi đồng Trung Hoa chỉ sử dụng khoảng 149.000 USD trong tổng số 2,84 triệu USD để hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của việc buôn bán người. Khoảng 2,69 triệu USD còn lại đã được chuyển sang cho quỹ từ thiện của Thành Long.

Theo Châu Tiểu Vân, số tiền được chuyển giao qua lại giữa hai tổ chức từ thiện rất đáng ngờ. Bởi thông thường, bên được chuyển giao tiền sẽ nhận 10% gọi là phí quản lý trả cho nhân viên hoạt động trong quỹ.

Ngay sau đó, quỹ từ thiện của Thành Long lên tiếng khẳng định số tiền chuyển giao trên để sử dụng trong những dự án từ thiện của Thành Long, hoàn toàn không có phí quản lý.

QQ cho hay sau mỗi cáo buộc, các nghệ sĩ đều lên tiếng phản bác. Tuy nhiên, lời giải trình về số tiền biến mất không được công khai trở thành "con dao hai lưỡi" khiến họ tiếp tục hứng chịu công kích từ dư luận.

"Mọi tấm lòng đều xứng đáng được ghi nhận"

"Việc nhiều ngôi sao bị mắng chửi keo kiệt trong công tác từ thiện xuất phát từ tâm lý kỳ vọng của công chúng đối với nghệ sĩ. Họ cho rằng với cát-xê hàng triệu USD của những ngôi sao hạng A, họ có trách nhiệm đóng góp số tiền xứng đáng với hào nhoáng người nghệ sĩ đang mang", giáo sư Tất Hy Danh - nhà tâm lý học nổi tiếng cho hay.

Trước vấn đề này, một đạo diễn họ Trần bức xúc đặt câu hỏi: "Bỏ tấm lòng nhưng nhận về chỉ trích, liệu có công bằng với người nghệ sĩ?".

Đồng ý với đạo diễn họ Trần, Sina cho rằng công chúng không nên biến số tiền từ thiện trở thành thước đo đánh giá lòng nhân ái của một nghệ sĩ.

"Nghệ sĩ là cách gọi hào nhoáng của những người 'làm dâu trăm họ'. Giá trị cốt lõi của việc làm từ thiện là giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, không phải công cụ để khoe mẽ danh tiếng hay sự giàu sang. Vì lẽ đó, việc chỉ trích nghệ sĩ do quyên góp ngần này, ngần kia là điều vô lý. Tình yêu đồng loại không phải thứ để đo bằng tiền", Sina bình luận.

Sao Trung Quoc bi chi trich khi lam tu thien anh 8

Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, việc quyên góp thiện nguyện của giới nghệ sĩ góp phần thúc đẩy ý chí của đông đảo người dân cùng chung tay góp sức.

Theo trang báo, cái đáng quý khi nghệ sĩ làm từ thiện không đơn giản nằm ở việc họ bỏ ra bao nhiêu, mà quan trọng hơn, họ thúc đẩy ý chí của đông đảo người dân cùng chung tay góp sức, giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn. Từ đó, biến công tác xã hội trở thành một việc làm tự tâm, nâng cao tinh thần đoàn kết xã hội để chiến đấu cùng thiên tai, dịch bệnh.

Điều này được chứng minh rất rõ trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc. Theo danh sách thống kê của quỹ Siyan, có tổng cộng 3.692 xe cứu thương được mua và chuyển đến Vũ Hán trong gần 60 ngày chống dịch. Trong đó, số lượng xe các ngôi sao quyên góp là 1.023 chiếc. Sau hành động đẹp được lan tỏa rộng rãi của giới nghệ sĩ, số còn lại đều đến từ tấm lòng của các mạnh thường quân.

"Nếu không có sự đóng góp dù ít, dù nhiều của các nghệ sĩ, nước nhà sẽ phải đối mặt với khó khăn gấp bội. Bất kể ai, chỉ cần không thờ ơ trước thời cuộc, không vô cảm với cộng đồng, đều là tấm gương để học hỏi. Bất kể bao nhiêu, chỉ cần số tiền có thể trợ giúp cho xã hội trong thời điểm ngặt nghèo, đều quý giá. Mọi tấm lòng đều xứng đáng được ghi nhận", Sina nhận định.


**********
MauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được em
MauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được emMauLon.Net - Ảnh sex hot girl China - Nghèo như anh nào dám vớ được em

*************

Bày khổ nhục kế để tìm kẻ giết em gái


Hà LanVụ án năm 1995 của Nicole van den Hurk có lẽ không bao giờ có lời giải nếu không nhờ khổ nhục kế của người anh trai.

Sớm ngày 6/10/1995, Nicole, 15 tuổi, rời nhà để đạp xe tới chỗ làm tại trung tâm mua sắm gần đó. Tuy nhiên, cô bé không bao giờ tới nơi. Tại thời điểm mất tích, Nicole đang sống cùng bà tại thành phố Eindhoven vì mẹ vừa mất từ bốn tháng trước.

Nhận tin báo, cảnh sát lập tức lập tổ tìm kiếm Nicole trong khu vực lân cận, tới 18h cùng ngày thì tìm thấy xe đạp của cô bé ở dòng sông gần nhà. Gần hai tuần sau, cảnh sát tiếp tục nhặt được balô của Nicole ở gần con kênh của thành phố Eindhoven. Khu vực quanh con sông, con kênh, và cánh rừng được rà soát nhiều lần trong những tuần tiếp theo nhưng không có kết quả.

Cuối cùng, vào ngày 22/11/1995, 7 tuần sau vụ mất tích, người qua đường phát hiện thi thể Nicole trong cánh rừng nằm giữa hai thị trấn Mierlo và Lierop, cách căn nhà nơi cô bé ở với bà chưa đầy 20 km. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Nicole bị hai vết rạn ở xương hàm, một số thương tích ở vùng tay và đầu, và vết đâm chí mạng ở sườn. Nạn nhân bị xâm hại tình dục trước khi chết.

Nơi thi thể Nicole van den Hurk được tìm thấy. Ảnh: ANP.

Nơi thi thể Nicole van den Hurk được tìm thấy. Ảnh: ANP.

Ngay từ đầu, cuộc điều tra đã có rất ít nghi phạm. Tháng 2/1996, một người phụ nữ quen biết với gia đình nhà van den Hurk bị bắt giữ về tội Buôn lậu ma túy. Sau khi bị bắt, người này nói cấp trên của mình trong đường dây ma túy có dính líu tới vụ án mạng. Tuy nhiên, lời khai này bị cảnh sát kết luận là không có căn cứ sau quá trình xác minh.

Mùa hè năm 1996, nhà chức trách tình nghi và bắt giữ bố dượng của Nicole cùng Andy van den Hurk, 21 tuổi, con trai riêng của bố dượng. Nhưng chỉ sau ít lâu, cả hai đều được trả tự do và được kết luận là không có liên quan tới vụ án.

Trong nhiều năm, vụ án mạng của Nicole đi vào ngõ cụt. Năm 2004, đơn vị chuyên điều tra các vụ án chưa có lời giải của Hà Lan rà soát lại vụ án của Nicole nhưng cũng không tìm được manh mối mới.

Tới năm 2011, Andy, con trai riêng của bố dượng Nicole, dường như không chấp nhận được việc vụ án của em gái bị lãng quên trong nhiều năm. Trong lúc đang sống tại Anh, ngày 8/3/2011, Andy nhận tội giết Nicole trong bài đăng trên mạng xã hội.

Nhưng chỉ ít lâu sau khi bị bắt giữ và dẫn độ về Hà Lan, Andy lại được trả tự do vì cảnh sát không có chứng cứ buộc tội gì khác ngoài lời khai nhận trên mạng xã hội của Andy. Một thời gian sau, Andy cũng tự rút lại lời thú tội. Trả lời báo chí vào nhiều năm sau, Andy mới cho biết chỉ làm vậy để khiến mọi người chú ý vào vụ án và có lý do khai quật tử thi giám định ADN.

Andy van den Hurk (phải) xuất hiện trước báo chí vào năm 2018. Ảnh: ANP.

Andy van den Hurk (phải) xuất hiện trước báo chí vào năm 2018. Ảnh: ANP.

Kế hoạch của Andy đã thành công. Tháng 9/2011, cảnh sát Hà Lan khai quật tử thi của Nicole để lấy mẫu ADN. Kết quả giám định cho thấy mẫu vật có chứa ADN thuộc về ít nhất ba người là bạn trai cũ khi ấy của Nicole, Andy, và một người thứ ba. Lúc này, cảnh sát tập trung đi tìm danh tính của người thứ ba.

Sau vài năm đối chiếu với những kẻ có tiền án xâm hại tình dục, cảnh sát cuối cùng cũng phát hiện chủ nhân của mẫu ADN lạ là Jos de G, 46 tuổi, kẻ từng bị kết án ba lần về tội Hiếp dâm.

Tháng 1/2014, Jos bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc Giết người. Trong một lần gây án trước, Jos từng kéo ngã nạn nhân từ trên xe đạp, lôi vào bìa rừng để xâm hại. Thủ đoạn và địa điểm gây án được cho là tương tự vụ án của Nicole. Ngoài ra, theo nhân chứng, Jos từng cãi nhau và rời nhà bạn gái cũ trong tâm trạng bực tức vài giờ trước khi Nicole mất tích.

Trong quá trình chuẩn bị xét xử, luật sư bào chữa tấn công độ tin cậy của chứng cứ ADN vì mẫu vật lấy từ thi thể Nicole còn chứa ADN thuộc về bạn trai cũ của nạn nhân và của Andy. Vị luật sư lập luận nạn nhân có thể đã quan hệ thuận tình với Jos và cũng có thể đã quan hệ với nhiều người khác. Tới tháng 7/2014, Jos được hủy cáo buộc Giết người nhưng tiếp tục bị khởi tố về tội Ngộ sátHiếp dâm.

Phiên tòa xét xử Jos diễn ra vào tháng 11/2015 và kéo dài hơn một năm. Trong quá trình này, mẫu ADN trên người Nicole phải được đem đi giám định lại bằng phương pháp phân tích mới. Dù vậy, kết quả giám định vẫn xác nhận ADN của Jos đã xuất hiện trên người nạn nhân. Jos cũng khai rằng "có thể đã quan hệ thuận tình với nạn nhân" nhưng không nhớ rõ.

Jos de G được họa sĩ phòng xử án vẽ lại khi xuất hiện tại tòa. Ảnh: rtlnieuws.

Jos de G được họa sĩ phòng xử án vẽ lại khi xuất hiện tại tòa. Ảnh: rtlnieuws.

Phản bác, công tố viên lập luận trước khi chết, Nicole bận đi học, đi làm, và dành thời gian cho bạn bè. Nạn nhân không thể có thời gian hẹn hò nên không thể có quan hệ thuận tình với Jos. Tháng 10/2016, công tố viên đề xuất mức án 14 năm tù.

Ngày 21/11/2016, Jos bị kết tội Hiếp dâm, lãnh án 5 năm tù. Hắn được tuyên vô tội đối với cáo trạng Ngộ sát vì thẩm phán nhận định việc ADN của Jos xuất hiện trên người nạn nhân không đủ để kết án.

Sau phiên sơ thẩm, công tố viên kháng nghị bản án. Cuối cùng, ngày 9/10/2018, Jos bị tòa phúc thẩm kết án về cả hai tội Hiếp dâm và Ngộ sát, lãnh 12 năm tù. Bản án được tòa tối cao Hà Lan giữ nguyên vào tháng 6 vừa qua, qua đó chấm dứt vụ án mạng của Nicole van den Hurk sau 25 năm không có lời giải.

Quốc Đạt (Theo The Comet, NL Times, Stuff)


*************

Từ câu chuyện cô gái quê trở thành nô lệ tình dục 'tự nguyện' đến sự phát triển của Internet khiến nạn buôn người càng lớn mạnh


Năm 2018, đài BBC của Anh đã thực hiện một bộ phim tài liệu “Bán thân” dựa trên sự việc có thật. Bộ phim nói về một cô gái ngây thơ Anna bị bắt cóc ngay trên đường đi và bị biến thành một nô lệ tình dục. Anna là một thiếu nữ xuất thân từ vùng nông thôn Rumani, cô đến London để làm giúp việc nhà. Mong ước của cô là làm việc có tiền gửi về nhà và có cuộc sống tốt hơn trong tương lai.

Một ngày trong năm 2017, khi Anna từ nơi làm trở về thì một chiếc ô tô bỗng dừng ngay trước mặt cô. Ngay lập tức, một gã đàn ông lạ mặt đã kéo cô lên xe. Điều đáng sợ nhất là bọn chúng biết tất cả về thân thế và cả gia đình Anna, bọn chúng đã dùng những thông tin này đe dọa cô.

Cô được đưa đến một ngôi làng xa lạ ở Bắc Ireland. Một tú bà đã bắt đầu rao bán Anna cho các “khách hàng” trên những trang web khiêu dâm. Cô gái đáng thương đã cố gắng phản kháng nên đã bị buộc “học buổi học đầu tiên”: Cưỡng bức, lạm dụng và thậm chí còn bỏ đói cô. Chúng nhốt cô vào một căn phòng kín, cửa ra vào và cửa sổ đã khóa chặt. Anna không thể không khuất phục.

Từ câu chuyện cô gái quê trở thành nô lệ tình dục tự nguyện đến sự phát triển của Internet khiến nạn buôn người càng lớn mạnh - Ảnh 1.

Những cô gái bị bọn buôn người bắt giữ. (Hình ảnh từ phim tài liệu "Bán thân").

Đến một ngày, khi cảnh sát tấn công vào đây, lũ tú bà và côn đồ bỏ trốn ngay tức khắc. Anna đã bật khóc nức nở khi được giải cứu. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, cảnh sát lại cho rằng Anna chính là một kẻ buôn người trong tổ chức đó. Vì ngôi nhà được thuê dưới cái tên Anna, thông tin khách hàng cũng là những thông tin cá nhân của cô. Anna không may mắn khi vô tội nhưng không được tự do, cô bị xem như một tội phạm và giam giữ tại đồn cảnh sát. Sau cùng, tú bà đã đưa Anna thoát khỏi tay cảnh sát, cô bị bà ta đưa đi tiếp khách khắp nơi.

Thoát khỏi sự giam giữ của cảnh sát, cô lại rơi vào tay lũ gian ác. Sau nhiều lần trốn đi bất thành, cô đã gọi điện thoại về Rumani để cầu xin sự giúp đỡ của gia đình nhưng người thân lại bày tỏ sự thất vọng, họ rất tức giận và từ mặt cô. Hóa ra, những kẻ buôn người đã sớm dùng danh nghĩa của Anna để xin tiền từ gia đình, những người trong làng nghĩ rằng cô là một đứa bán thân lấy tiền hút chích.

Từ câu chuyện cô gái quê trở thành nô lệ tình dục tự nguyện đến sự phát triển của Internet khiến nạn buôn người càng lớn mạnh - Ảnh 2.

Anna phải mặc những bộ nội y gợi cảm mỗi ngày. (Hình ảnh từ phim tài liệu "Bán thân").

Công lý, pháp luật đang ở đâu? Cô đã rất tuyệt vọng trong một thời gian dài. Cuối cùng cô đành chấp nhận số phận và sẵn sàng tiếp tục công việc đang làm. Như một món hàng, Anna đăng tải những hình ảnh mặc nhiều bộ đồ lót khác nhau lên internet. Cô đã tiếp nhận 300 người khách trong 13 ngày và kiếm được cho tú bà 30 nghìn euro (hơn 771 triệu VND). Cô thực sự trở thành một nô lệ mất tự do. Ngay cả khi cô có thể tự do đi lại cô cũng không còn muốn trốn chạy nữa.

Câu chuyện của Anna cũng là câu chuyện của rất nhiều phụ nữ bị buôn bán. Khi bị cảnh sát bắt giữ, họ cũng chỉ nói rằng mình tự nguyện, không bị ai bức ép cả. Điều đó biến những hành vi phạm pháp trở thành một ngành nghề tự do ở Châu Âu và miễn là nạn nhân im lặng, không có cách nào buộc tội họ.

Nhưng một khi những khách hàng của Anna phản ánh không tốt, khi tú bà đánh giá cô không còn giá trị, cô sẽ bị ném đến “nghĩa trang của gái điếm già nua” Dubai. Ở đó, các cô gái sẽ bị tra tấn liên tục, khiến toàn thân mang nhiều vết sẹo. Anna quyết định trốn thoát khi thấy một người bạn “đồng nghiệp” của mình đầy thương tích sau khi “đi công tác” trở về. Sau đó, cô khai tất cả với cảnh sát, phơi bày tội ác của những kẻ buôn người. Anna tiếp tục kể chuyện của mình trước Quốc hội Anh. Lời khai của cô đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc thông qua Đạo luật buôn bán và khai thác con người.

Tuy nhiên, sau tất cả, tú bà giam giữ Anna chỉ bị kết án 3 năm tù giam. Anna chỉ là một trong số ít người may mắn thoát khỏi hang hùm. Hiện nay, có gần 5 triệu cô gái đang trở thành nô lệ tình dục và hầu hết trong số đó đã không dám phản kháng, cũng không có sức phản kháng. Ngày nay, buôn người là ngành tội phạm phát triển nhanh nhất thế giới và đã trở thành ngành tội phạm lớn thứ 3 thế giới.

Tại sao nạn buôn người lại càng ngày càng tràn lan?

Nguyên nhân chính là vì quốc tế hóa và sự phát triển của internet. Bên dưới hệ thống internet còn có một mạng lưới “deep web” mà chúng ta ít người biết đến. Deep web không thể truy cập bằng các trình duyệt thông thường. Trên đó có đầy đủ các giao dịch phạm pháp như: buôn người, súng ống, ma túy, khiêu dâm, ấu dâm, ám sát,...

Từ câu chuyện cô gái quê trở thành nô lệ tình dục tự nguyện đến sự phát triển của Internet khiến nạn buôn người càng lớn mạnh - Ảnh 3.

Quy mô của Deep web.

Jamie Bartlett, một chuyên gia về mạng lưới mạng, đã tìm hiểu deep web trong vòng 4 năm và viết nên cuốn sách “Deep web”. Ông viết: “Trong thế giới ngầm này không có luật pháp, không có giám sát, không có chế độ. Đây là một thế giới tuyệt đối tự do, văn minh, đạo đức và luật pháp của loài người không hề tồn tại”.

Deep web đã lột tả trần trụi những điều xấu xa nhất của con người. Internet như một con dao 2 lưỡi, mang lại sự giao tiếp ngày càng nhanh cho toàn thế giới nhưng cũng trở thành “vườn ươm” cho tội phạm quốc tế. Dẫn đến kết quả là hình thành một mạng lưới buôn người toàn cầu.

Liên hợp quốc tuyên bố trong “Báo cáo Nạn buôn người toàn cầu năm 2018” ước tính có khoảng 8 triệu người bị buôn bán trong 1 năm. Phụ nữ trở thành mục tiêu chính của tội phạm buôn người, chiếm 49%. Trong số đó, phụ nữ bị lạm dụng tình dục chiếm 68%. Vì sự nghèo đói ở Đông Nam Á và bất ổn xã hội ở Nam và Đông Âu, những nơi này trở thành khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn buôn người. Phụ nữ bị bóc lột tình dục, nam giới bị cưỡng ép lao động, và một số ít sẽ được sử dụng để cấy ghép nội tạng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 7000 quả thận bất hợp pháp mỗi năm, chủ yếu đến từ vùng Trung Đông.

“Báo cáo Nạn buôn người toàn cầu năm 2018” đã nói rõ, những kẻ buôn người hoạt động trên internet không phải đối mặt với rủi ro pháp luật. Do tính chất đặc biệt của Internet và những kẽ hở trong luật pháp của nhiều quốc gia, rất khó để kìm hãm sự phát triển của tội phạm buôn người.

Nguồn: Sohu


*************

Covid-19 bất ngờ kéo theo cơn khủng hoảng tăm tối hơn nữa tại đất nước 1,3 tỉ dân: Bắt cóc và buôn bán trẻ em

VCCorp.vn

Một buổi tối của tháng 8, cậu bé 14 tuổi lẻn ra khỏi nhà, lên một chiếc xe bus và rời khỏi làng. Chiếc xe khởi hành từ ngôi làng ở Bihar và hướng đến Jaipur - một thành phố hỗn loạn, đông đúc. cách đó hơn 800 dặm đường.

Phóng viên CNN cho biết, cậu bé và vài người bạn đã nhận được 500 rupee (khoảng hơn 160 ngàn đồng) từ một người đàn ông chỉ để "đi du lịch một chút". Họ gọi cậu là Mujeeb, vì luật pháp tại Ấn Độ không cho phép tiết lộ tên của các nạn nhân có thể nằm trong đường dây buôn bán trẻ em.

Khi vừa tới Jaipur, chiếc xe bị cảnh sát chặn lại. Người đàn ông nói trên bị bắt ngay lập tức vì tội buôn bán trẻ em, cùng với 2 nghi phạm nữa. 19 đứa trẻ - bao gồm cả Mujeeb được giải cứu. Theo cảnh sát Jaipur, nếu vụ việc trót lọt, các em sẽ bị đưa tới các nhà máy sản xuất vòng tay để bán làm lao động giá rẻ.

Covid-19 bất ngờ kéo theo cơn khủng hoảng tăm tối hơn nữa tại đất nước 1,3 tỉ dân: Bắt cóc và buôn bán trẻ em - Ảnh 1.

Cậu bé Mujeeb suýt trở thành nạn nhân của những kẻ buôn người

Tại Ấn Độ, trẻ em được phép làm việc từ năm 14 tuổi, nhưng chỉ trong quy mô gia đình và điều kiện làm việc không gây hại. Nhưng khi nền kinh tế của quốc gia tỉ dân chịu ảnh hưởng quá lớn từ đại dịch Covid-19, một số gia đình buộc phải để con em đi làm, tận dụng mọi nguồn lực có được.

Sản xuất vòng tay tại Jaipur là một công việc nguy hiểm, đòi hỏi công nhân phải kiểm soát sơn mài nóng chảy trong lò nung than. Nó nằm trong danh sách các ngành công nghiệp không được phép tuyển dụng trẻ em dưới 18 tuổi tại Ấn Độ. Nhưng với Covid-19, 6 tháng qua quy định gần như chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

"Trẻ em chưa bao giờ chịu đựng cơn khủng hoảng nặng nề như vậy," - Kailash Satyarthi, nhà hoạt động giành giải Nobel Hòa bình 2014 cho biết. "Không chỉ là khủng hoảng y tế hay kinh tế, mà là khủng hoảng công lý, nhân quyền đối với cả một thế hệ."

Covid-19 bất ngờ kéo theo cơn khủng hoảng tăm tối hơn nữa tại đất nước 1,3 tỉ dân: Bắt cóc và buôn bán trẻ em - Ảnh 2.

Đại dịch của đói nghèo và thất nghiệp

Tháng 3/2020, Ấn Độ bước vào giai đoạn phong tỏa toàn quốc. Hơn nửa số lao động nhập cư tại bang Bihar mất việc, không có thu nhập. Khu vực này vốn là mái nhà của hàng triệu lao động như thế, bao gồm cha của Mujeeb - một công nhân xây dựng tại thủ đô Delhi.

Chính quyền địa phương có cung cấp thực phẩm, nhưng chỉ 42% hộ dân nhận đủ - theo nghiên cứu của UNICEF hồi tháng 7. Hàng triệu lao động trở về quê hương, để rồi khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ hồi cuối tháng 5, nhu cầu lao động giá rẻ tại các thành phố tăng vọt.

Bối cảnh này - theo lời cảnh sát Ấn Độ Shiv Narayan - đã trở thành một môi trường hoàn hảo để cơn khủng hoảng buôn bán và bóc lột trẻ em nở rộ.

Covid-19 bất ngờ kéo theo cơn khủng hoảng tăm tối hơn nữa tại đất nước 1,3 tỉ dân: Bắt cóc và buôn bán trẻ em - Ảnh 3.

Theo khảo sát của Satyarthi trên 245 hộ gia đình tại 5 bang có tỉ lệ nghèo cao (bao gồm cả Bihar), 21% cho biết họ sẵn sàng để con trẻ dưới 18 tuổi đi lên thành phố để làm việc, do khủng hoảng kinh tế đã quá lớn. Nhưng vấn đề là chính bản thân lũ trẻ cũng cảm thấy buộc phải đi để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Như Mujeeb, cậu đã đề đạt chuyện này với bà nội từ trước, nhưng bà luôn ngăn cản cậu dù gia đình gặp khó khăn.

Cũng giống như Mujeeb, Aman - một cậu bé 15 tuổi tại quận Madhubani (Bihar) đã rời nhà giữa đại dịch để kiếm tiền. Cha cậu - một công nhân, đã mất hết thu nhập khi đất nước phong tỏa, khiến cả nhà rơi vào cảnh đói ăn.

Covid-19 bất ngờ kéo theo cơn khủng hoảng tăm tối hơn nữa tại đất nước 1,3 tỉ dân: Bắt cóc và buôn bán trẻ em - Ảnh 4.

Aman - cậu bé chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra đi kiếm tiền nuôi gia đình

"Khi căng thẳng ngập tràn ngôi làng, thức ăn thiếu thốn, bản thân buộc phải nghĩ đến việc đi kiếm thu nhập ở đâu đó. Cháu nghĩ nếu mình đi và kiếm được việc, cháu có thể mang ít tiền về cho gia đình và mua được thức ăn," - Aman chia sẻ.

Trường học khi đó vẫn đóng cửa, và với cương vị là anh lớn trong gia đình, Aman cảm thấy bản thân cần có trách nhiệm. Đến lúc biên giới các bang mở ra, cậu quyết định tới Jaipur theo một người đàn ông với lời hứa sẽ thuê cậu làm việc. Cậu đi mà chẳng nói gì với gia đình, bởi biết rằng họ sẽ ngăn cản. Chiếc xe chở cậu đi ngay sau chiếc đón Mujeeb, theo lời cảnh sát.

Sau khi được cảnh sát giải cứu, Aman, Mujeeb được đưa về nơi trú ẩn cùng 17 đứa trẻ khác. Mujeeb cho biết, cậu rất muốn được trở về. Nhưng với Aman, chẳng có gì chờ cậu ngoài sự đói nghèo đã khiến cậu phải ra đi cả.

Covid-19 bất ngờ kéo theo cơn khủng hoảng tăm tối hơn nữa tại đất nước 1,3 tỉ dân: Bắt cóc và buôn bán trẻ em - Ảnh 5.

Khi Ấn Độ phong tỏa, hàng triệu lao động di cư đã ồ ạt trở về quê hương

Bóc lột tàn tệ

Giả như không được giải cứu kịp thời, cả Mujeeb lẫn Aman có nguy cơ rơi vào tình cảnh giống như Nishad - cậu bé 12 tuổi, là nạn nhân bị cưỡng ép lao động tại một nhà máy sản xuất vòng tay với điều kiện cực kỳ kinh khủng.

Nishad (tên nạn nhân đã được thay đổi) đã tới Bihar bởi một kẻ buôn người từ trước khi có lệnh phong tỏa tháng 3. Nishad kể lại, gã đó nhốt cậu cùng 5 cậu bé khác trong một căn phòng tăm tối không cửa sổ, và bắt cậu phải làm vòng tay 15h mỗi ngày. Các em không có cách nào gọi cho chính quyền hoặc liên lạc với gia đình.

"Chúng cháu bị ép làm việc rất lâu và nếu không làm, ông ta sẽ đánh. Chúng cháu cũng không được phép đặt chân ra ngoài. Ông ta bảo nếu ra, cảnh sát sẽ bắt chúng cháu ngay," - Nishad cho biết.

"Ông ta trả cho bố mẹ cháu 1500 rupee (khoảng chưa tới 500 ngàn đồng), và cháu phải làm việc để trả lại số tiền đó. Cháu cũng không nên phàn nàn gì vì còn được cho ăn (vào lúc nửa đêm), và nhận được khoảng 50 rupee (khoảng 16 ngàn đồng) vào mỗi Chủ nhật."

Nishad cùng những đứa trẻ khác đã bị giam cầm suốt 5 tháng, trước khi được cảnh sát giải cứu hồi tháng 8. Gã đàn ông dụ dỗ cậu đã bị buộc tội theo Luật lao động Trẻ em Ấn Độ, và hiện đang chịu sự quản thúc của cảnh sát. Trước khi bị bắt, y cho biết mình đã trả hàng ngàn rupee cho gia đình lũ trẻ để mang chúng tới Jaipur, và cho chúng một cuộc đời tốt hơn.

Có lựa chọn nào khác không?

Jaipur là một điểm nóng của nạn buôn bán và cưỡng ép lao động trẻ em. Riêng tại phía bắc thành phố, từ đầu tháng 6 đã có khoảng 20 lần cảnh sát triệt phá, cùng 12 trường hợp buôn trẻ em được ghi nhận. Trong 2 tuần cuối tháng 8, 50 đứa trẻ được giải cứu, bao gồm cả Mujeeb và Aman trên các chuyến xe bus từ Bihar.

Satyarthi cho biết tổ chức vì trẻ em của ông đã tiến hành theo dõi hành tung của những kẻ buôn người, đồng thời cho rằng chính quyền chưa quan tâm đúng mức với vấn nạn này. Theo ông, cần phải sớm có giải pháp thực tế được đưa ra, trước khi cơn khủng hoảng này sẽ phá hỏng sự phát triển kéo dài hàng thập kỷ của đất nước.

Covid-19 bất ngờ kéo theo cơn khủng hoảng tăm tối hơn nữa tại đất nước 1,3 tỉ dân: Bắt cóc và buôn bán trẻ em - Ảnh 6.

Cần phải sớm có giải pháp cho trẻ em quay trở lại trường học, thay vì đi làm. Satyarathi cho biết, lũ trẻ không được đi học là những đối tượng dễ bị bóc lột nhất.

Aman, cậu bé 15 tuổi vẫn luôn đau đáu ước mơ trở về trường học. Nhưng nếu không kiếm đủ tiền mua thức ăn, chưa tính đến tiền mua máy tính để học online trong bối cảnh đại dịch, đi học giờ là chuyện quá xa vời.

Các cậu bé ở lại khu trú ẩn trong khoảng 1 tháng trước khi được sắp xếp trở về nhà. Nhưng khi được hỏi có muốn về không, Aman trầm ngâm, nói một cách chậm rãi:

"Cháu sẽ đi bất kỳ đâu có thể để tồn tại. Cháu có lựa chọn nào khác không?"

Nguồn: CNN


**************
MauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nào
MauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nào
MauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nàoMauLon.Net - Ảnh sex cave VN - Anh thích em địt anh như thế nào
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai 20238:18 SA
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20234:43 SA
Thứ Tư, 27 Tháng Mười Hai 20236:29 SA
Thứ Ba, 26 Tháng Mười Hai 20237:22 SA
Thứ Hai, 25 Tháng Mười Hai 20237:22 SA
Chủ Nhật, 24 Tháng Mười Hai 20237:05 SA
Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Hai 20237:51 SA
Thứ Sáu, 22 Tháng Mười Hai 20238:09 SA
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 20237:33 SA
Thứ Tư, 20 Tháng Mười Hai 20234:15 SA