Ngay khi Covid-19 bùng phát, mọi người bắt đầu tải video lên Douyin và WeChat như một cách để đối phó với đại dịch.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ngay khi Covid-19 bùng phát, mọi người bắt đầu tải video lên Douyin và WeChat như một cách để đối phó với đại dịch.

Khi các nước trên thế giới có nhiều cách khác nhau để sống chung với với Covid-19, nhiều người trong số 1,4 tỷ dân Trung Quốc đang chuyển sang một hình thức hài hước cổ xưa vốn sinh ra từ nỗi buồn để giúp họ tự vươn lên.

Đầu tháng Hai, khi covid mới lạ nhen nhóm, ta không thể bỏ qua tin tức đau lòng phát ra từ Vũ Hán, Trung Quốc. Lúc đó tôi ở Đài Loan, cách đó khoảng 945km, nơi tôi bắt đầu theo dõi sát mạng WeChat, một ứng dụng rất phổ biến ở Trung Quốc để nhắn tin và là không gian truyền thông xã hội.

Trong số các tin đáng lo ngại về những người ngã vật xuống đường và thi thể được đưa ra khỏi các khu chung cư, một điều đáng ngạc nhiên đã sớm xuất hiện trên feed (tin hàng ngày) của tôi: một loạt các video tự chế hài hước được thực hiện bởi người dân Trung Quốc, hầu hết với sự hấp dẫn ở dạng thô sơ. Tất nhiên, đây là cái nhìn đầu tiên về những gì mà cả thế giới bây giờ mới biết: rằng trong khi nhiều người đang chiến đấu sống còn với covid thì đại đa số chúng ta chỉ đơn giản là cố gắng đừng lâm bệnh và tìm thấy sự hài hước giữa lúc bị cách ly.

Virus corona dường như đã làm sống lại sở trường có đời sống chừng mực của người Trung Quốc, giống như người đàn ông này đang quay phim mĩnh hát độc tấu karaoke ở Vũ Hán.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Virus corona dường như đã làm sống lại sở trường có đời sống chừng mực của người Trung Quốc, giống như người đàn ông này đang quay phim mĩnh hát độc tấu karaoke ở Vũ Hán.

Không ai đối mặt với nghịch lý đó sớm hơn người Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi người ta đưa tin nhiều về nhiều cách sáng tạo mà người dân ở các nước khác đang đối phó với việc cách ly do chính phủ khuyến cáo, thì các tường thuật ở Trung Quốc chỉ có xu hướng tập trung vào độ tin cậy của các báo cáo của chính phủ về tình hình covid. Thế nhưng người ta lại không chú ý tới thực tế là có nhiều cách truyền cảm hứng, tìm đến sự hài hước giữa nỗi đau để giúp nâng cao tinh thần cho người bà con hàng xóm trong 1,4 tỷ dân Trung Quốc.

Từ Madrid đến Mumbai người dân đã tụ tập hàng đêm trên ban công của họ để tri ân nhân viên y tế, thì người Trung Quốc thường mang lại cảm giác tinh tế và đôi khi tự ti về biểu cảm sáng tạo của họ.

Các video ở Trung Quốc đã cho thấy hành động đơn giản để lấy được một gói hàng do người đưa tới đã trở thành một công việc dũng cảm và bất khả thi đến mức nào. Sau một lần đi mua giấy vệ sinh, nó thừa đến mức không biết để làm gì, họ đã đăng video bản thân mặc váy kỳ dị bằng các cuộn giấy tở ra trong khi miệng hát nhép. Và thay vì những vở nhạc kịch opera tuyệt đẹp, dân Trung Quốc đã quay những video về bản thân họ đang điên cuồng cố thoát ra khỏi căn hộ để tránh phải nghe vợ/chồng hát sai dở.

Kuzhong zuole bao gồm tất cả mọi thứ, từ hài hước cho đến châm biếm

Nguồn hình ảnh, South China Morning Post?Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Kuzhong zuole bao gồm tất cả mọi thứ, từ hài hước cho đến châm biếm

Như đã diễn ra, những phản ứng dường như ngoài luồng này trước sự bất trắc và bất lực có nguồn gốc từ nghệ thuật kuzhong zuole của Trung Quốc cổ đại - Tìm niềm vui trong đau khổ.

Theo Christopher Rea, giáo sư văn học Trung Quốc hiện đại tại Đại Học British Columbia và là tác giả của Thời Đại Bất Kính: Một Lịch Sử Tiếng Cười Mới ở Trung Quốc, cụm từ "kuzhong zuole", lần đầu tiên đã xuất hiện trong bản dịch sang tiếng Trung của phật tử Mahāratnakūṭa Sutra, nhà Đường, khoảng 1.375 năm trước. Ở thời hiện đại, nó đã trở thành biểu tượng cho cái cười để vượt qua mọi thứ, từ thảm họa tự nhiên cho đến sự kiểm soát mạnh mẽ của nhà nước có thể khiến mọi người cảm thấy bất lực.

"Ít người cho rằng những trải nghiệm hiện đại của Trung Quốc chủ yếu là vui vẻ. Nhưng những cái đùa dí dỏm của họ đã được chú ý và ảnh hưởng đến tình cảm công chúng," Rea viết.

Rea đặt cho mình nhiệm vụ cố gắng sửa chữa nhận thức rộng rãi ở những người bên ngoài cho rằng Trung Quốc là nơi thiếu hài hước. Ngày nay, ông nói, kuzhong zuole là tiêu chuẩn văn hóa ở Trung Quốc và bao gồm một loạt các yếu tố hài hước, từ thói quen gây cười cho đến sự châm biếm khôi hài và sự trào phúng phá phách thường được giới chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền sử dụng.

Người Trung Quốc có một lịch sử lâu dài mỉm cười trước nỗi buồn của các thiên tai và thảm họa nhân tạo.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người Trung Quốc có một lịch sử lâu dài mỉm cười trước nỗi buồn của các thiên tai và thảm họa nhân tạo.

"Tôi nghĩ rằng kuzhong zuole là một phép ẩn dụ điển hình," Rea nói. "Đây là một cách nghĩ về sự hài hước mang tính Trung Quốc mà nó đã nổi trội ít nhất là trong Thế kỷ 20, và thậm chí sang thế kỷ 21, trong sự kiểm duyệt và tất cả những hành vi xâm phạm quyền tự do dân sự mà người dân Trung Quốc phải sống cùng, gồm cả tự do ngôn luận." Ý tưởng sẽ không thể có nếu không có các nhà chỉ trích, trong đó có các nhà hài hước xuất chúng. Từ năm 1933, một trong những nhà văn vĩ đại nhất thế kỷ 20 của Trung Quốc, Lu Xun, đã hỏi, "Liệu con người ta có thể nói đến sự hài hước ngay ở những nơi đang mưa bom và ở những cánh đồng ngập nước lũ không?"

Ở Trung Quốc thì rõ ràng là có. Từ động đất đến lũ lụt đến nạn đói đến đại dịch, Trung Quốc chưa bao giờ là xa lạ với các thảm họa quy mô lớn. Ngày nay, với khoảng một phần năm dân số thế giới, các cuộc đấu tranh ở nước này thường có thể khiến một số vô cùng lớn người bị hoàn toàn bất lực. Và khi phải đối mặt với sự bất trắc, bản năng đầu tiên của nhiều người Trung Quốc thường là tìm tới kuzhong zuole.

Chẳng hạn như năm 2011, sau khi Bắc Kinh bị mưa bão dữ dội, người ta đã sử dụng cơ hội này để nhắm vào một dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ bị chỉ trích rộng rãi là vô dụng: Dự Án Chuyển Nước Nam-Bắc. Khi đường phố Bắc Kinh tràn ngập nước, mọi người trao đổi tin nhắn bông đùa rằng, bất chấp nhiều sai lầm trong quá khứ, Dự án chuyển nước này bây giờ hình như đang hoạt động rất tốt. Các sự cố khác, từ các vụ tai nạn đâm tàu đường sắt cao tốc đến các vụ án tham nhũng được truyền thông nói nhiều, đều tạo ra lối đùa táo tợn trong dân chúng.

Năm nay, khi virus corona khiến khoảng 60 triệu người Trung Quốc bị phong tỏa tháng 2 và tháng 3, người Trung Quốc ồ ạt vào trang WeChat và một loạt các ứng dụng video như Douyin để tạo ra và chia sẻ các video ngắn theo tinh thần của kuzhong zuole.

Nhiều video dường như là sự mỉa mai về các vấn đề hiện tại. Vào thời điểm cảnh sát buộc người dân buộc phải đeo khẩu trang, một diễn biến nực cười cho thấy một cảnh sát và một công nhân vệ sinh với một bình xịt chứa đầy chất khử khuẩn đang chửi mắng một người đàn ông không đeo khẩu trang. Người đàn ông khăng khăng không chịu, cho đến khi người công nhân hắt hơi, lúc đó, người đàn ông mới vội rút khẩu trang ra khỏi túi và cài lên mặt.

Những người khác hình như muốn nói gì ngoài việc biến thực tế dị thường này của cuộc sống thành trò đùa. Trong một clip trên trang Douyin, một tác giả so sánh những người đi rà soát dân ở khu vực học thức phải cách ly với các nhà triết học, với những câu hỏi đơn giản - nhưng sâu sắc: "Ông là ai? Ông ở đâu đến đây? Ông sẽ đi đâu?"

Các ý truyền đạt khác thì khó hiểu hơn, như ở cái có hashtag #qupa, có nghĩa gần như là "Giòi bò". Đại đa số những người làm việc đó là những phụ nữ trẻ, thường mặc bộ đồ ở nhà như quần áo ngủ, áo choàng tắm, dép trong nhà. Để "giòi bò", hãy nằm áp má sát sàn, chổng mông lên, và từ từ di chuyển về phía trước, từng tý một, kiểu con sâu…. Đó là một cảnh tượng kỳ lạ; kỳ lạ hơn nữa là cảnh cả gia đình quấn mình trong chăn, kiểu con giòi và tự quay phim khi tha thẩn quanh căn hộ.

Nhưng như vậy có nghĩa gì? Tôi nghĩ không một ai - ngay cả những người bạn của tôi ở Trung Quốc chuyển tiếp cho tôi các video đó hiểu đó điều gì lúc đầu. Mặc dù vậy Rea có một vài ý nghĩ.

"Tôi nghĩ đó là một cách đối phó và nói rằng chúng tôi đã bị ép buộc vào sự tồn tại thực sự chán trường, và đang cố làm thật tốt việc này," ông nói. "Tất cả chúng tôi đều phát điên, vì vậy hãy chấp hành và bò loanh quanh." Và như Rea nói, "Nếu chúng ta sống như sâu bọ thì cứ hành động như sâu bọ."

Như tác giả Trung Quốc Yu Hua đã nói với Los Angeles Review of Books nhiều năm về trước, "thực tế ở Trung Quốc còn lố bịch hơn là sự hư cấu."

Theo Rea, những thực tế vốn đã dị thường của cuộc sống hàng ngày đối với nhiều người dân thường Trung Quốc chỉ trở nên rõ rệt hơn với đại dịch. Anh ta dẫn câu thường dùng ở tiếng Trung Quốc: "jianguai buguai", có nghĩa đại để là, "chúng tôi đã quá quen với sự kỳ quái là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng tôi nên sự kỳ quái không còn là kỳ quái nữa". (Chuyện thường ngày ở huyện). Như Rea đã giải thích, các ý truyền đạt trên mạng xã hội như "giòi bò" là một cách "để vui chơi với điều đó: mọi cái đều được, mọi cái đều có thể xảy ra".

Bạn sẽ luôn thấy điều hấp dẫn khi tìm kiếm các ẩn ý trong bất cứ điều gì xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, đôi khi, bạn không phải phân tích thật thật kỹ lưỡng.

Đầu tháng Ba, một người quen ở Bắc Kinh đã chuyển cho tôi đoạn video dài 30 giây, không hiểu sao nó làm cho ta khó quên đến lạ kỳ. Trong video, một phụ nữ trẻ mặc quần pyjama in hoa màu hồng, đi dép phòng tắm và khẩu trang y tế xuất hiện từ một tòa tháp căn hộ cao tầng với một túi rác ở một tay và một thanh kiếm ở tay kia. Sau khi thả chiếc túi vào thùng, cô tung thanh kiếm lên cao trong khi thực hiện cú song phi, bắt lấy kiếm, thực hiện một cú chém vòng tròn sau đó múa võ một cách điêu luyện. Và cũng chớp nhoáng như khi bắt đầu, cô thờ ơ đi vào nhà và biến mất.

Được phụ kèm bài hát tiêu đề là "Vô Danh", video này ngay lập tức thu hút trí tưởng tượng của mọi người. Cô ấy là ai? Trước đây cô ở đâu? Các bình luận ngưỡng mộ tràn ngập, các trích dẫn những bài thơ thời Đường và so sánh cô với một nữ anh hùng được nhiều người yêu thích trong tiểu thuyết kiếm sỹ của nhà văn quá cố Jin Yong.

Đoạn clip đáng chú ý là không có bối cảnh, nhưng nó đã gợi ra cùng một lúc một số chủ đề: thể loại được ưa thích về kiếm sỹ Trung Quốc; sự trần tục của cuộc sống cách ly hàng ngày; và cảm giác cô lập, nhỏ bé và ẩn danh dường như được mọi người chờ đợi trước cơn bão. Tuy nhiên, những cảm xúc được chia sẻ này dường như lôi kéo mọi người lại gần nhau theo những cách mới, và những video như thế này đang đóng một vai trò quan trọng trong sự thay đổi đó.

Hơn một tháng sau lần đầu tiên tôi xem video kiếm sĩ, tôi không thể không xem lại nó. Và mỗi lần tôi xem, tôi vẫn cảm thấy như thể nhìn thấy hình ảnh thoáng qua về một cái gì đó đầy cảm hứng và vui vẻ. Cảm giác như một lời nhắc nhở rằng, ngay cả khi tất cả chúng ta đều cảm thấy bất lực, mỗi chúng ta đều có tiềm năng trở thành người hùng.