Trang Lá Cải Ngày 30 Tháng 6 Năm 2020: Đàn bà dễ có mấy tay: Thuê côn đồ ‘xử’ cán bộ

Thứ Ba, 30 Tháng Sáu 20208:33 SA(Xem: 7940)
Trang Lá Cải Ngày 30 Tháng 6 Năm 2020: Đàn bà dễ có mấy tay: Thuê côn đồ ‘xử’ cán bộ
***********

Đàn bà dễ có mấy tay: Thuê côn đồ ‘xử’ cán bộ

By Trọng Vũ

0629-VN-Thue-con-do-1-copy-750x430
Anh Vũ Văn Pho, cán bộ tư pháp phường Lê Hồng Phong, sau khi bị đánh. Hình: Người Lao Động

THÁI BÌNH, Việt Nam – Liên quan đến chuyện “Cán bộ tư pháp phường bị ‘đồng chí’ tổ chức đánh gục giữa đường,” cơ quan công an đã làm rõ chuyện bà Hoàng Thị Ánh Nguyệt (vợ nguyên chủ tịch xã Lê Hồng Phong, TP Thái Bình) đã bỏ ra 10 triệu đồng ($430) thuê côn đồ hành hung anh Vũ Văn P. (cán bộ tư pháp phường) vì đã tố cáo chồng mình.

Theo tin từ báo Người Lao Động, bà Nguyệt đã thuê tên côn đồ ở Nam Định tên Phạm Thanh Tùng (33 tuổi) tổ chức đánh anh Vũ Văn Pho, cán bộ tư pháp phường Lê Hồng Phong. Sau khi nhận tiền từ bà Nguyệt, Phạm Thanh Tùng gọi thêm Trần Như Tiến (21 tuổi), Vũ Duy Tùng (31 tuổi) và Nguyễn Quang Bình (37 tuổi) tổ chức đánh người.

0629-VN-Thue-con-do-2-1280x2167
Bà Hoàng Thị Ánh Nguyệt. Hình: Người Lao Động

Chiều 18 Tháng Sáu, tại đoạn đường Lý Thường Kiệt (phường Kỳ Bá, TP Thái Bình), anh Pho đang đi xe máy chở 2 con nhỏ học mầm non về nhà thì có 2 thanh niên áp sát. Sau đó, thanh niên lạ mặt ngồi đằng sau nhảy xuống chặn đầu xe anh và hỏi “mày có phải là Pho không” rồi dùng tay đấm thẳng vào mặt, sống mũi khiến anh bị choáng, chảy máu mũi và bất tỉnh. Các đối tượng chỉ chịu dừng tay và bỏ đi, khi người dân hô hoán, gọi công an. Ngay sau đó, anh P. được quần chúng nhân dân đưa đến bện viện cấp cứu.

Qua điều tra, công an TP. Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Hoàng Thị Ánh Nguyệt; Trần Như Tiến; Vũ Duy Tùng và Nguyễn Quang Bình về tội “Cố ý gây thương tích”, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với cả 4 bị can trên. Phạm Thanh Tùng, ngừoi tổ chức cuộc chặn đánh anh Pho cũng bị khởi tố và bắt tạm giam 3 tháng.

Trước đó anh Pho đã làm đơn tố cáo nguyên Phó Bí thư phường là bà Đặng Thị Kim Thoa và ông Đặng Xuân Hậu, nguyên Chủ tịch UBND phường.

Năm 2018, ông Đặng Xuân Hậu là Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, đồng thời là Trưởng Ban giảm nghèo của phường, bị tố cáo đã ký xác nhận cho 5 trường hợp cán bộ, viên chức đều có kinh tế ổn định, để vay vốn thoát nghèo. Trong danh sách những người vay vốn thoát nghèo còn có cả bà Hoàng Thị Ánh Nguyệt, vợ của ông Hậu, được vay 50 triệu đồng. Tất cả những trường hợp vay vốn này đều được ông Hậu ký xác nhận trong năm 2017.

Năm 2018, bà Thoa và ông Hậu đã bị cách chức, điều chuyển công tác, tuy nhiên, đến nay hai người này lại được cho tái cử vào Ban Chấp hành Đảng bộ phường Lê Hồng Phong nhiệm kỳ 2020 – 2025 và được giới thiệu vào các chức danh lãnh đạo. (V.Đ.T)


****************

Khởi tố cụ ông 75 tuổi dùng dao chém vợ hờ lúc đang ngủ


Chiều 29-6, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, liên quan đến vụ cụ ông 75 tuổi do ghen tuông vô cớ đã dùng dao chém “vợ hờ" 41 tuổi trọng thương trong lúc đang ngủ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Đình Thanh (ngụ phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi giết người.

Khởi tố cụ ông 75 tuổi dùng dao chém vợ hờ lúc đang ngủ - Ảnh 1.

Cụ ông Trần Đình Thanh tại cơ quan công an. Ảnh: TRỌNG NGUYỄN

Bước đầu điều tra, Thanh có quan hệ tình cảm, sống chung như vợ chồng với bà V.T.K (41 tuổi; ngụ ấp Giồng Giữa, xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu). Thời gian gần đây, Thanh phát hiện bà K. quen người đàn ông khác nên thường xuyên ghen tuông, cự cãi lớn tiếng với bà K.

Khoảng 5 giờ ngày 14-6, trong lúc bà K. đang ngủ, cụ Thanh dùng dao chém dã man nhiều nhát vào vùng mặt, đầu khiến bà K trọng thương, sau đó bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Bà K. may mắn được người dân phát hiện kịp thời, đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cấp cứu nên giữ được tính mạng. Sau đó, nạn nhân được người nhà chuyển lên một bệnh viện tại TP HCM để tiếp tục cứu chữa.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bạc Liêu nhanh chóng bắt giữ ông Thanh khi đang lẩn trốn tại nhà người thân ở phường 1, TP Bạc Liêu.

Khởi tố cụ ông 75 tuổi dùng dao chém vợ hờ lúc đang ngủ - Ảnh 2.

Đại diện Công an TP Bạc Liêu trao bằng khen cho ông Nhỏ và anh Long. Ảnh: PHÚC NGUYÊN

Liên qua đến vụ án này, thừa quỷ quyền của Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, Công an TP Bạc Liêu vừa tổ chức lễ trao giấy khen đột xuất cho ông Nguyễn Út Nhỏ (47 tuổi) và con ruột là anh Nguyễn Thành Long (24 tuổi; cùng ở ngụ ấp Giồng Giữa, xã Hiệp Thành) vì đã can ngăn ông Thanh, đưa bà K đi cấp cứu kịp thời.


************

'Ai đã giết Vincent Chin': Vụ án người Trung Quốc bị sát hại dã man 40 năm trước, và rồi cả nước Mỹ rung chuyển


Đêm ngày 19/6/1982, một thanh niên Mỹ gốc Hoa đang dự một bữa tiệc "thoát độc thân" cùng bạn bè tại thành phố Detroit (Michigan, Mỹ). Đó là Vincent Chin, năm ấy 27 tuổi, chuẩn bị bắt đầu cuộc sống mới cùng hôn thê của mình.

Nhưng rồi một trận chiến nổ ra, và đêm hôm đó Chin không thể về nhà nữa. Nhiều ngày sau, 400 vị khách vốn đã nhận được thiệp hồng của anh, giờ phải góp mặt trong lễ tang đầy đau xót.

Ngày 23/6/1982, Chin qua đời, 4 ngày sau khi bị đánh đập tàn tệ bằng gậy bóng chày trước cửa nhà hàng McDonald của thành phố Detroit.

"Chỉ vì thằng khốn này mà bọn tao bị đuổi việc," - Chrysler, quản lý nhà máy ô tô Ronald Ebens và cũng là một trong những người đã tấn công Chin hét lên vào đêm hôm đó. Ebens và con trai là Michael Nitz, cả hai vừa bị sa thải cách đó ít lâu, và họ đã nghĩ Chin là một người Nhật.

Ai đã giết Vincent Chin: Vụ án người Trung Quốc bị sát hại dã man 40 năm trước, và rồi cả nước Mỹ rung chuyển - Ảnh 1.

Vincent Chin - nạn nhân người Mỹ gốc Hoa bị tấn công 28 năm trước

Bi kịch từ những chiếc xe biểu tượng

"Thời ấy, ô tô của Mỹ là một biểu tượng trên toàn thế giới," - Frank Wu, hiệu trưởng ĐH Queens tại New York cho biết. 

Khi đó nếu được làm cho một nhà máy ô tô, "đó là công việc bạn phải ao ước cả đời, được chu cấp cả bảo hiểm y tế lẫn hưu trí."

Nhưng đến năm 1974, giá dầu tăng gấp 4 lần sau vài tháng bởi quyết định từ OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa) khi áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Hoa Kỳ. 

Quyết định này được ví như "trận Trân châu Cảng" với nền kinh tế của Mỹ vậy, và nó đưa ngành công nghiệp ô tô của họ vào cơn khủng hoảng trầm trọng.

Ai đã giết Vincent Chin: Vụ án người Trung Quốc bị sát hại dã man 40 năm trước, và rồi cả nước Mỹ rung chuyển - Ảnh 2.

Khi đó, xe của Mỹ rất đẹp nhưng không bền, kém hiệu quả về năng lượng, chỉ đi được một số kilomet nhất định. 

Xe Nhật thì ngược lại, họ tối ưu hơn về mặt năng lượng, và trong bối cảnh giá xăng dầu quá cao, họ dần chiếm ưu thế trên chính quê hương của đối thủ cạnh tranh. 

Các công ty ô tô của Mỹ sa thải dần công nhân, và làn sóng bạo lực cũng gia tăng. Thậm chí, có nơi còn treo thưởng lớn dành cho những ai phá hủy thành công một chiếc ô tô từ Nhật Bản.

"Bất kỳ ai lái xe Nhật có thể bị bắn ngay trên đường, dù là da trắng hay da màu," - trích lời nhà hoạt động Helen Zia.

Ai đã giết Vincent Chin: Vụ án người Trung Quốc bị sát hại dã man 40 năm trước, và rồi cả nước Mỹ rung chuyển - Ảnh 3.

Chin thực chất bị tấn công ngay trước cửa một câu lạc bộ tại Detroit, nhưng trận chiến ấy kết thúc khá nhanh. 

Có điều, những kẻ thủ ác đã chi khoảng 20 đô chỉ để truy tìm Chin, lần đến tận cửa hàng McDonald. Tại đây, Nitz giữ chặt Chin, để Ebens dùng gậy bóng chày quật liên tiếp vào đầu anh.

"Không công bằng," - đó là những lời cuối cùng của Chin, theo lời kể của nhân chứng.

Công lý bỏ quên và sự đau lòng của những người ở lại

2 năm sau cái chết của Chin, Zia cũng bị sa thải khỏi ngành ô tô. Bà bắt đầu sự nghiệp làm một phóng viên tự do cho tạp chí Detroit City, rồi sau đó là Detroit Metro Times. 

Khi đọc các thông tin về vụ án của Chin, bà quyết định sẽ dấn thân tìm hiểu nó.

"Có một câu hỏi rất lớn với tôi, đó là tại sao một người gốc Hoa lại bị giết ở thời điểm xung đột chủng tộc hướng đến người Nhật là rất lớn?" - Zia cho biết.

Tháng 3/1983, vụ án của Chin chiếm sóng truyền thông sau khi 2 kẻ tấn công anh nhận tội, và bị kết án ngộ sát. Cả hai không phải ngồi tù, chỉ bị phạt mỗi người 3000 USD, trong đó có 780 đô tiền án phí.

Chin từng làm bồi bàn tại một nhà hàng Trung Hoa ở Ferndale, Detroit. Lily Chin - mẹ anh đã tiếp nhận vụ án. Bà gặp luật sư cùng đại diện cộng đồng Trung Hoa tại Mỹ cũng chính tại nhà hàng này, để nói về thảm kịch đó.

"Lily đã rất đau lòng với những gì đã xảy ra," - Zia cho biết.

Ai đã giết Vincent Chin: Vụ án người Trung Quốc bị sát hại dã man 40 năm trước, và rồi cả nước Mỹ rung chuyển - Ảnh 4.

Bà Lily Chin - mẹ của Vincent Chin

Cái chết của Chin đã châm ngòi cho sự đoàn kết của cộng đồng người gốc Á sống tại Mỹ. "

Vụ án Vincent Chin là thời điểm nước Mỹ chứng kiến từ những bồi bàn, đầu bếp, thợ giặt... cho đến khoa học gia, kỹ sư, và thậm chí cả người gốc Phi cùng chung tay đi đòi lại công lý," - trích lời Zia.

"Đó là lần đầu tiên cộng đồng người gốc Á thực sự đoàn kết, đấu tranh cho quyền công dân của họ. Trước đó thì chẳng có gì, ngoài vài chiến dịch của các nhà hoạt động và hội sinh viên".

Vicky Wong - hôn thê của Chin, kể từ sau thảm kịch đã không xuất hiện trước truyền thông, cũng không lên tiếng. 

Nhưng Lily, bà luôn tham dự trong mọi cuộc họp, lúc nào cũng thổn thức, nhưng luôn tỉnh táo để lắng nghe.

"Phản ứng của cô (Wong) là khá điển hình với một người gốc Á tại Mỹ, nhưng phản ứng của mẹ Vincent mới là điều đặc biệt," - Zia giải thích. 

"Lily Chin, bà ngưng khóc rồi nói 'Chúng ta phải cho họ thấy đây không phải là công lý của người Mỹ. Không được phép để thêm bất kỳ một bà mẹ nào phải trải qua điều đó'."

Lần đầu tiên, người gốc Hoa tại Mỹ sát cánh cùng nhau

Cái chết của Chin đã trở thành bước ngoặt, châm ngòi cho các hoạt động vì quyền con người đã phải chờ đợi quá lâu - theo lời Renee Tajima-Pena, giáo sư nghiên cứu Mỹ - Á tại ĐH California, Los Angeles.

Tajima-Pena vốn là một nhà làm phim. Năm 1983, bà làm một bộ phim tài liệu về vụ án này, với tiêu đề "Ai đã giết Vincent Chin?" 

Cùng thời điểm đó, Zia và các luật sư đại diện cho Chin thành lập tổ chức vì quyền con người tên "American Citizens for Justice" (Người Mỹ vì Công lý) tại Detroit.

Sau khi thành lập, họ tổ chức nhiều cuộc tuần hành, yêu cầu chính phủ liên bang phải khởi tố vụ án. Đến năm 1987, vụ kiện kết thúc với bản án dành cho 2 kẻ đã sát hại Chin. Trong đó, Ebens phải trả 1,5 triệu USD, còn Nitz là 50.000 USD tiền bồi thường cho Lily Chin.

"Bản án thực chất có lợi cho mọi người Mỹ," - Zia nhận định. "Vụ án này cho thấy những người Mỹ gốc Á cần được bảo vệ. Một người nhập cư cần sự che chở, và nó tạo ra một quan điểm rộng hơn dành cho luật dân sự với toàn người Mỹ."

Năm 1988, phim tài liệu "Ai đã giết Vincent Chin?" được trình chiếu tại Liên hoan phim mới New York, sau đó được đề cử giải Oscar dành cho phim tài liệu xuất sắc nhất. 

"Tôi nghĩ nó (bộ phim) sẽ nhắc nhở mọi người vì những điều đã xảy ra trong nhiều năm, và nó thực sự giống với làn sóng thù địch ngày nay." - Tajima-Pena cho biết.

Nitz, người khống chế Chin đã trả đủ số tiền phạt. Nhưng Ebens, y không thể trả số tiền 1,5 triệu đô, và nay số tiền lãi tích lũy đã lên tới 8 triệu. 

Dù không thể làm gì nhiều trên góc độ pháp lý, Zia cho biết vụ án vẫn được nhắc lại và làm mới mỗi năm, bởi hội "Người Mỹ vì Công lý."

"Bài học ở đây là chúng ta phải đoàn kết. Chúng ta đã làm thế trong vụ Vincent Chin, và dù nó không thể mang anh trở lại, nhưng công lý đã được thực thi."


**************

Hoàng tử William đã phá tan giấc mộng trục lợi từ gia đình nhà chồng của Meghan Markle bằng thái độ kiên quyết


Trong bộ phim tài liệu William & Kate: Too Good To Be True của đài Channel 5, nhóm chuyên gia khẳng định Harry và Meghan Markle đã sớm lên kế hoạch cho tương lai "ngồi mát ăn bát vàng" tại hoàng gia. 

Nếu như mọi thứ diễn ra như dự tính, họ sẽ thực hiện ít nhiệm vụ hoàng gia và dành thời gian để theo đuổi con đường tăng cường tiềm lực tài chính từ các nguồn bên ngoài. 

Họ muốn vừa là thành viên hoàng gia lại vừa muốn được tự do kiếm tiền bên ngoài.

Thế nhưng, Hoàng tử William sẽ không cho phép điều đó xảy ra. Chuyên gia hoàng gia Richard Kay nói: "Trên lập trường của William, không thành viên hoàng gia nào có thể lập lờ nước đôi như vậy. Bạn phải dứt khoát chọn một trong hai con đường".

Nhà tiểu sử hoàng gia Anna Pasternak nói thêm: "Hai người đã tuyên bố dứt áo ra đi, dù rất buồn nhưng mọi người tôn trọng quyết định đó. 

Cả hai đã rời khỏi hoàng gia, vì vậy, họ không thể tiếp tục dùng tước hiệu hoàng gia hoặc tài khoản Instagram của Sussex Royal".

Mối thù hoàng gia: Hoàng tử William đã phá tan giấc mộng trục lợi từ gia đình nhà chồng của Meghan Markle bằng thái độ kiên quyết - Ảnh 1.

Hoàng tử William chưa từng coi Meghan là em dâu của mình.

Còn phóng viên hoàng gia của tờ Daily Mail, Rebecca English, cho biết: "Tôi nghĩ William không còn lựa chọn nào khác. Anh ấy sẽ sớm trở thành vua nước Anh, dù điều đó có nghĩa là phải hy sinh tình cảm gia đình".

Hoàng tử William từ trước đến nay được biết đến là người không có mối quan hệ tốt đẹp với em dâu Meghan. 

Ngay từ khi em trai có ý định kết hôn với cựu diễn viên người Mỹ, William đã khuyên Harry suy nghĩ thật kỹ. Trong các dịp họp mặt gia đình, William cũng hạn chế tương tác với Nữ công tước xứ Sussex.

Sau khi vợ chồng em trai chuyển đến Mỹ sinh sống, William chủ yếu duy trì liên lạc với em trai. Ngay trong ngày sinh nhật của William chỉ có Harry và bé Archie trò chuyện với anh qua cuộc gọi video trực tuyến trong khi Meghan hoàn toàn vắng bóng. 

Có thể nói rằng, Meghan đã trở thành người vô hình đối với Công tước xứ Cambridge hay nói một cách khác là anh chưa từng bao giờ ủng hộ cô là em dâu của mình.


**************

Bị mất nhẫn kim cương nhưng không đi tìm, vài ngày sau, người phụ nữ tìm thấy trang sức quý nhờ 1 con cá


Phúc sẽ đến với chúng ta như thế nào? Phải làm gì mới được hưởng phúc?

Chúng ta đã quen với việc cầu xin Bồ Tát ban phúc lành, nhưng thực tế phúc đức không phải cứ cầu là sẽ có được, chúng ta phải tu dưỡng nếu muốn được hưởng phúc.

Vậy phải tu dưỡng thế nào? Thực ra việc tu dưỡng rất đơn giản, xoay quanh luật nhân quả ở đời.

Nếu một người luôn có những suy nghĩ xấu và làm việc ác thì có cầu phúc nhiều đến đâu cũng chẳng ích gì.

Muốn được hưởng phúc, phải gieo nhân phúc, muốn tai họa tránh xa mình, bản thân phải tránh mọi điều ác, tránh làm việc ác, tích cực LÀM ĐIỀU THIỆN.

Tất cả mọi tác động bên ngoài chỉ có thể giúp đỡ chúng ta tăng thêm một phần duyên phận, nhưng không thể giúp bạn có được phúc. Tất cả mọi vui buồn hay phúc họa thực tế đều do việc làm của bản thân chúng ta quyết định.

Bị mất nhẫn kim cương nhưng không đi tìm, vài ngày sau, người phụ nữ tìm thấy trang sức quý nhờ 1 con cá - Ảnh 2.

Câu chuyện phúc báo

Ở Ấn độ có một vị hoàng hậu là Molly, bà là vợ của quốc vương Pasenadi. Quốc vương nói với hoàng hậu: "Nàng có phúc trở thành hoàng hậu như hôm nay đều là nhờ có ta! Vì vậy nàng phải biết ơn ta."

Có một hôm, quốc vương hỏi hoàng hậu: "Trên đời này, ai là người nàng yêu thương nhất?"

"Vợ mình chắc chắc sẽ nói người nàng yêu nhất là mình." Quốc vương thầm nghĩ.

"Người thiếp yêu nhất là bản thân mình."

Quốc vương nghe xong rất không vui, ông nói: "Nàng có cuộc sống sung sướng như vậy, mọi đồ dùng nàng dùng hằng ngày cũng tốt như vậy đều là do ta ban cho."

Hoàng hậu đáp lại: "Không phải vậy! Phật nói với thiếp đó là phúc đức mà bản thân thiếp tích được, không phải là ngài ban cho thiếp."

Vua Pasenadi vô cùng tức giận, ông muốn chứng minh cho hoàng hậu biết rằng, tất cả mọi thứ nàng có đều do quốc vương ban cho, vì vậy ông cố ý tặng cho hoàng hậu một chiếc nhẫn kim cương, rồi đợi buổi tối nhân lúc hoàng hậu đi ngủ sai người trộm đi chiếc nhẫn kim cương và đem nó vứt xuống sông.

"Ta thấy nàng có cuộc sống tốt như vậy đó đều là do ta ban cho." Quốc vương tức giận nói.

Sáng hôm sau, hoàng hậu đến tìm quốc vương, quốc vương cố tình hỏi: "Chiếc nhẫn kim cương ta tặng nàng sao nàng không đeo nữa?"

Hoàng hậu Molly đáp: "Hôm qua lúc đi ngủ không biết thiếp để ở đâu mà tìm không thấy nữa rồi."

Vua Pasenadi nói: "Nàng thấy chưa! Nếu đó là phúc của nàng, vậy thì chẳng phải bây giờ đã mất rồi sao?"

Hoàng hậu Molly đáp: "Mọi thứ để tùy duyên đi! Cái gì là của thiếp sẽ là của thiếp, thứ không phải của thiếp thì cũng không có cách nào khiến nó là của thiếp được."

Bị mất nhẫn kim cương nhưng không đi tìm, vài ngày sau, người phụ nữ tìm thấy trang sức quý nhờ 1 con cá - Ảnh 4.

Vua Pasenadi đắc ý trong lòng.

Hai hôm sau, Molly hoàng hậu phải tiếp đón khách, vì thế hoàng hậu sai người hầu ra ngoài mua vài con cá về nấu. Kết quả lúc mổ cá, người hầu đó phát hiện ra trong bụng con cá có một chiếc nhẫn kim cương bèn giao nộp lại cho hoàng hậu.

"Đây chẳng phải là chiếc nhẫn kim cương của ta sao?" Hoàng hậu nhìn thấy đã rất vui mừng liền đeo ngay chiếc nhẫn lên tay, sau đó đi tìm quốc vương Pasenadi: "Quốc vương ngài nhìn xem, chiếc nhẫn kim cương của thiếp đã trở về rồi."

Quốc vương Pasenadi ngượng ngùng nói ra chuyện chính ngài là người đã đem chiếc nhẫn kim cương vứt xuống sông, ngài cuối cùng cũng tin rằng: Mọi thứ không phải do mình ban cho hoàng hậu mà là phúc của bản thân nàng.

Quốc vương Pasenadi cũng có suy nghĩ như vậy đối với con gái. Ngài thường nói với con: "Hôm nay con có thể là công chúa, được sống những ngày tháng sung túc tất cả đều là cha ban cho, vì thế con phải biết ơn ta."

Con gái nghe vậy nói: "Phật không nói như vậy, đây là phúc đức mà con tích được từ kiếp trước, cho nên bây giờ con mới được làm công chúa!"

Quốc vương Pasenadi nghe vậy vô cùng tức giận nói với con gái: "Công chúa, con đã không còn nhỏ nữa, đã đến lúc con phải đi lấy chồng rồi, chuyện này hãy để ta thay con quyết định đi."

Sau đó quốc vương cố ý tìm một chàng thanh niên nghèo khổ đến gán ghép cho con gái. Quốc vương thầm nghĩ trong lòng: 

"Sau khi kết hôn, đợi đến ngày con khốn khổ suy sụp phải quay lại tìm ta, con sẽ biết tất cả mọi thứ con có đều do ta ban cho, còn không con sẽ luôn nói mọi thứ con có đều là phúc của bản thân."

Công chúa cho rằng người học theo những đạo lý của Phật thì nên để mọi chuyện tùy duyên, vì thế thuận theo sự sắp xếp của cha mà gả cho chàng thanh niên kia.

Chàng thanh niên nghèo ấy trước đây cũng là người kế vị của một tiểu vương quốc, chàng cùng với công chúa trở về quê hương.

Trong lúc hai người cùng dọn dẹp lại căn phòng cũ kĩ rách nát, bỗng nhiên, họ phát hiện dưới đất có một chiếc hòm to, mở ra liền thấy bên trong toàn là châu báu.

Bị mất nhẫn kim cương nhưng không đi tìm, vài ngày sau, người phụ nữ tìm thấy trang sức quý nhờ 1 con cá - Ảnh 6.

Sau đó, họ dùng số châu báu ấy mua lại toàn bộ mảnh đất nơi đây, xây một lâu đài còn to hơn cả hoàng cung. Khi mọi thứ đã hoàn thành xong, công chúa nói với quốc vương: "Cha cuộc sống của chúng con gần đây khá tốt, cha mẹ có thể đến nhà chúng con chơi vài hôm!"

Quốc vương Pasenadi sau khi nhìn thấy căn nhà của con thì cảm thấy vô cùng kinh ngạc, cuối cùng ông cũng tin rằng: "Phúc đức của vợ và con gái ông vốn do ban thân họ tu được! Mà không phải do ông nắm giữ hay ban cho."


***************

Hơn 100 bức ảnh hiếm hoi về thời hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông

Nhiếp ảnh gia Lư Ngọc Oánh chụp nữ diễn viên Lâm Thanh Hà, tài tử Thành Long (trên, bìa phải), nam ca sĩ Lâm Tử Tường (dưới, bìa trái), nam diễn viên Địch Long (dưới, bìa phải)
Ảnh: Lư Ngọc Oánh/SCMP
Trốn vào một góc trong phim trường, tài tử Hồng Kông Thành Long trông có vẻ chán chường sau một cảnh quay hỏng. Nam ca sĩ Lâm Tử Tường (một trong những ca sĩ làm nên tên tuổi với các ca khúc tiếng Quảng Đông những năm 1970) chỉ mặc quần ngắn, đứng cạnh một người phụ diễn, chờ đợi buổi chụp ảnh với bối cảnh phòng ngủ bắt đầu. Cầm chiếc gương, minh tinh Đài Loan Lâm Thanh Hà - biểu tượng sắc đẹp từng thống trị điện ảnh Hoa ngữ - cẩn thận trang điểm trong xe dã ngoại. Những khoảnh khắc vừa nêu đã lọt vào mắt của bà Lư Ngọc Oánh - nhiếp ảnh gia kiêm nhà sản xuất phim.
Những bức ảnh chụp các khoảnh khắc đời thường đó nằm trong cuốn sách ảnh The Film Makers, dự kiến lên kệ vào ngày 15.7. Theo tờ South China Morning Post, cuốn sách tập hợp hơn 100 bức ảnh được bà Lư Ngọc Oánh chụp cho mục những người làm việc trong ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông trên tạp chí City Entertainment Magazine từ năm 1979 đến 1983. Lư Ngọc Oánh vốn là giáo viên và với tình yêu điện ảnh, bà tranh thủ chụp ảnh các tài tử, minh tinh trên phim trường khi đảm nhận vai trò nhà sản xuất bán thời gian cho hãng phim của đạo diễn gốc Việt  - Từ Khắc (ông sinh năm 1950 tại Sài Gòn, 16 tuổi theo gia đình sang Hồng Kông).

Bộ ảnh tư liệu quý giá

Bà Lư Ngọc Oánh nhớ lại bức ảnh đầu tiên chụp cho tạp chí City Entertainment Magazine là nữ đạo diễn Hứa An Hoa, bằng máy ảnh Minolta (Nhật) với ống kính 28 mm, một món quà của cha bà. Bà Lư Ngọc Oánh kể: “Tôi nhớ lúc đấy là lúc đạo diễn Hứa An Hoa vừa hoàn thành bộ phim đầu tiên The Secret (tạm dịch: Điều bí mật, năm 1979). Cô ấy rất rối rắm vì vẫn đang phải định hướng con đường làm nghệ thuật tương lai. Tôi đã kêu cô ấy ngồi lên xe điện, ngồi ở hàng ghế cuối, chụp lại khoảnh khắc lo lắng đấy”.
Chia sẻ về các bức ảnh chụp các ngôi sao, nhiếp ảnh gia cho biết bà chuộng kiểu chụp trực diện. “Để chụp được bức ảnh diễn viên Thành Long trầm mặc, tôi đã chờ cả đêm trên phim trường quay. Anh ấy tỏ ra chán nản sau khi làm hỏng cảnh quay, và rồi chìm vào suy tư, nghĩ cách thể hiện vai diễn”. Với bà Lư Ngọc Oánh, một trong những bức ảnh ấn tượng là bức ảnh chụp nam diễn viên Địch Long (nổi tiếng với nhân vật Bao Công trong loạt phim Bao Thanh Thiên của đài TVB) cầm bức chân dung của mình trong phòng ngủ.
Hơn 100 bức ảnh hiếm hoi về thời hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông - ảnh 1

Những bức ảnh trong cuốn sách The Film Makers của nhiếp ảnh Lư Ngọc Oánh, dự kiến phát hành vào 15.7 

Hơn 100 bức ảnh hiếm hoi về thời hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông - ảnh 2

Nữ đạo diễn Hứa An Hoa và nhiếp ảnh gia Lư Ngọc Oánh (phải)

Ảnh: Lư Ngọc Oánh/ SCMP

“Tôi ít khi nào yêu cầu đối tượng của mình làm dáng trước ống kính. Bởi vì tôi muốn thể hiện con người thực sự của họ”, nữ nhiếp ảnh gia chia sẻ. Bà Lư Ngọc Oánh kể về lần chụp ảnh chân dung nghệ sĩ Quan Đức Hưng - xuất thân là diễn viên nhạc kịch tiếng Quảng Đông và nổi tiếng với nhân vật Hoàng Phi Hồng trên màn ảnh. Tính từ bộ phim trắng đen Hoàng Phi Hồng truyện (năm 1949) đến bộ phim Dũng giả vô cự (1980), ông đã 87 lần đóng vai Hoàng Phi Hồng. Nhiếp ảnh gia họ Lư nói: “Ông ấy lúc nào trông cũng có vẻ độc đoán. Tôi đợi cho đến khi ông ấy tranh thủ chợp mắt thư giãn, nhanh tay bấm máy”.
Nếu thời nay, với sự lớn mạnh của mạng xã hội, các kênh quảng bá và công nghệ, các nghệ sĩ dễ dàng tiếp cận với khán giả. Những năm 1970-1980, công việc chụp ảnh tư liệu của bà Lư Ngọc Oánh mang một ý nghĩa đặc biệt: người lưu giữ quá khứ của điện ảnh Hồng Kông. Nữ nhiếp ảnh gia kể: “Tôi gọi đến các công ty điện ảnh hỏi về địa điểm và lịch trình của các bộ phim. Khi tôi đến địa điểm ghi hình, mọi người trên trường quay biết tôi là ai và tôn trọng tôi. Bởi vì họ biết tôi phụ trách chụp ảnh nhằm mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh địa phương”.

**************

0?e=1599091200&v=beta&t=1NVgtmyBySo7NcHqv5meWhYmRuwNxJiWRUXkssa9mCc
0?e=1599091200&v=beta&t=pw3abNGgYSoGn21b6eV1e3c--CPwcGiOu5KcrsXt6H0
0?e=1599091200&v=beta&t=qbRPucupIQ6HIjkZqPDkbK3hdGrTwlr3nuHKwnEJzkE
0?e=1599091200&v=beta&t=fFlsqfOzJTh8YQO2jhVxuUNJmEg_125_HWE_UvyfEGM
0?e=1599091200&v=beta&t=5-B6XFdOMYXi1B3nvcK3iVgdfK_Ca6BzHQGBTufUsCw
0?e=1599091200&v=beta&t=OcXo5k4S53j1ZbzqUi-gMVQ5BNbT1r5Wv6Ad1c9kySA

Xem thêm:


*************

Ma dược trong mộ cổ Nữ Hoàng Đỏ khiến người Maya biến mất?



Nhóm nghiên cứu từ Đại học Cincinnati (Ohio, Mỹ) đã khảo sát 2 hồ chứa nước trung tâm ở Tikal, thành phố cổ Maya có từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, nay thuộc phía Bắc Guatemala. Họ đã có phát hiện chấn động: cả 2 hồ chứa này đều bị nhiễm độc rất nặng.

Phân tích địa hóa học cho thấy cả 2 chiếc hồ này, vốn là nguồn nước uống chính của người dân Tikal, đều bị nhiễm độc thủy ngân rất nặng. Thủy ngân ngấm vào nền hồ, lắng đọng trong trầm tích suốt nhiều năm.

Điều này có thể là một phần nguyên nhân sự biến mất bí ẩn của người Maya, những con người được lịch sử khảo cổ cho thấy rất thông minh, thiện chiến và có trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội so với phần lớn nhân loại trong cùng thời kỳ. Uống thứ nước nhiễm thủy nhân, họ sẽ dần dần bị nhiễm độc, bệnh tật và chết yểu, sinh ra những đứa trẻ quái thai…

Lý do các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể gây tàn lụi đế chế, là vì nguồn gốc của thủy ngân là một thứ vốn phổ biến trong toàn đế chế Maya chứ không riêng thành phố này: một thứ gọi là "cinnabar".

Cinnabar từng khiến giới khảo cổ kinh hoàng nhiều năm về trước, khi khai quật mộ cổ Nữ Hoàng Đỏ nổi tiếng. Toàn thân bà và không gian xung quanh nhuộm một màu đỏ thắm bởi cinnabar. Các nghiên cứu cho thấy đây mà một loại phẩm màu đặc biệt do người Maya chế tạo, rất quý giá và được dùng trong nhiều lễ nghi, trang trí các vật phẩm quý.

Ma dược trong mộ cổ Nữ Hoàng Đỏ khiến người Maya biến mất? - Ảnh 2.

Nữ Hoàng Đỏ Maya được tìm thấy vời một màu đỏ bao trùm ngôi mộ cổ và toàn bộ hài cốt - ảnh: ontheroadin.com

Thứ mà người Maya tưởng đẹp đẽ và dùng để bày tỏ lòng thành kính này hóa ra là một "ma dược" khiến họ dẫn bệnh tật và suy vong. Vì nó chứa đầy thủy ngân. Các lễ nghi diễn ra gần hồ nước có thể đã khiến cinnabar rơi xuống hồ vô kể, biến nước uống thành độc được.

Ngoài ra, các tác giả còn tìm thấy DNA cổ của một loài tảo độc, gây nên hiện tượng "tảo nở hoa" đẹp và chết chóc mà con người hiện đại của chúng ta cũng phải khiếp hãi. Tảo nở hoa cũng gây ô nhiễm nặng nguồn nước, gây bệnh kể cả khi nước được đun sôi để nguội.

Một số hồ nước xung quanh thành phố không bị ô nhiễm, nhưng theo các nhà khoa học, hiện tượng hạn hán kéo dài trong thời kỳ cuối của đế chế Maya, vốn đã được phát hiện trong nhiều nghiên cứu trước đây, đã khiến người dân không có nhiều chọn lựa trong nguồn nước. Hạn hán, nước nhiễm độc, và có thể nhiều vấn đề bí ẩn khác chưa được giải mã, đã khiến những người Maya huyền thoại như "bốc hơi" khỏi địa cầu, để lại những thành trì vĩ đại.


************

gai-dep-tha-rong-7

gai-dep-tha-rong-8

gai-dep-tha-rong-9

gai-dep-tha-rong-10

gai-dep-tha-rong-11

0?e=1599091200&v=beta&t=OVRLP6S_7UTdXuTRLWRg9wvwgV3BCQ462uJCz_SlLes
0?e=1599091200&v=beta&t=mW0YCnq0S-88QYy4foMVFPDCKejFkW1LhkxCMVBHS80
0?e=1599091200&v=beta&t=oPYGX4t9oVNXzaK46oGzFfsjd--NJNJRG0nOPtKZwnM
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 23 Tháng Bảy 20211:10 SA