Trang Lá Cải Ngày 23 Tháng 5 Năm 2020: Trump đeo khẩu trang, nhưng không để báo giới thấy

Thứ Bảy, 23 Tháng Năm 20206:19 SA(Xem: 9155)
Trang Lá Cải Ngày 23 Tháng 5 Năm 2020: Trump đeo khẩu trang, nhưng không để báo giới thấy
HCM-concu
***************

TT Trump đeo khẩu trang ở nhà máy Ford, nhưng không để báo giới thấy


YPSILANTI, Michigan (NV) –  Tổng Thống Mỹ Donald Trump đeo khẩu trang một lúc ngắn trong chuyến thăm nhà máy của hãng Ford ở Michigan vào Thứ Năm, 21 Tháng Năm, nhưng không để báo giới nhìn thấy, theo NPR.

Nhà máy này hiện đang sản xuất thiết bị y tế chống dịch COVID-19. Phóng viên cùng đi theo ông Trump hỏi ông có đeo khẩu trang không, ông đáp: “Tôi có đeo rồi. Tôi đeo ở khu vực phía sau này. Tôi không muốn báo giới hồ hởi khi thấy tôi đeo.” Ông cho hay ông có đeo kính bảo hộ.

Khi phóng viên hỏi tại sao ông không đeo khẩu trang trước báo giới và đại diện Ford trước khi phát biểu tại nhà máy, ông Trump trả lời: “Ở khu vực này… không cần đeo khẩu trang. Mọi người đều được xét nghiệm rồi, tôi cũng được xét nghiệm rồi.”

Trong một tuyên bố, hãng Ford cho biết, trước đó, ông Bill Ford, chủ tịch hãng này, “khuyến khích Tổng Thống Trump đeo khẩu trang khi đến đây. Ông có đeo khẩu trang khi xem ba chiếc Ford GT. Sau đó, Tổng Thống tháo khẩu trang ra trong suốt thời gian còn lại của chuyến thăm.”

Được biết, phóng viên không được cùng đi theo ông Trump suốt chuyến thăm mà chỉ được đi theo một lúc.

Thời gian qua, Tổng Thống Trump và cộng sự luôn biện minh cho việc ông không chịu đeo khẩu trang. Họ cho rằng vì ông và những người thân cận thường xuyên xét nghiệm COVID-19, nên ông không cần đeo.

Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang nơi công cộng để tránh nguy cơ làm lây COVID-19 cho người khác. (Th.Long) [qd]
nguoi-viet.com


*************

Thợ rửa xe lượm được tấm check trợ cấp $1,200 trong thùng rác và trả lại cho chủ


tho-rua-xxe-luom-duoc-check-1200
Ông Charles Thompson chỉ cho phóng viên thùng rác nơi ông Hernandez lượm được tấm check. (Hình chụp màn hình đài WITN-TV)

GREENVILLE, North Carolina (NV) – Một nhân viên rửa xe ở North Carolina lượm được tấm chi phiếu trợ cấp chống COVID-19 $1,200 trong thùng rác ở tiệm và cố gắng tìm cách trả lại cho chủ, UPI đưa tin vào Thứ Sáu, 22 Tháng Năm.

Ông Antonio Hernandez lượm được tấm chi phiếu ghi tên Charles Thompson trong thùng rác khi đang làm việc ở tiệm Evans Street Car Wash tại Greenville.

Ông Hernandez nhờ con gái là Michelle Alvarado giúp tìm chủ nhân của tấm chi phiếu. Địa chỉ trên tấm chi phiếu hóa ra là địa chỉ nhà cũ của ông Thompson, nhưng cuối cùng, cô Alvarado cũng dò ra được.

“Tôi chẳng bao giờ nghĩ tôi được nhận tấm chi phiếu, vì năm rồi tôi chuyển nhà mà địa chỉ thì không sửa lại. Và bất ngờ, Michelle báo với tôi rằng cô ấy lượm được ở tiệm rửa xe này,” ông Thompson nói với đài WITN-TV.

Ông Thompson, cựu chiến binh Lục Quân Mỹ, cho hay tấm chi phiếu này sẽ giúp ông trả tiền nhà và sống tạm qua ngày vì công việc xây dựng hiện nay của ông không ổn định do COVID-19. (Th.Long) (đ.d.)
nguoi-viet.com


********************

Thị trưởng giả chết khi trốn phong tỏa đi uống rượu

Khi cảnh sát ập tới bắt giữ, ông Torres nằm im trong quan tài, miệng vẫn đeo khẩu trang.

Ông Jaime Rolando Urbina Torres, người đứng đầu một thị trấn nhỏ ở miền nam Peru - đã giả chết sau khi bị phát hiện lách luật phong tỏa đi uống rượu.

ông Torres nằm im trong quan tài, miệng vẫn đeo khẩu khi cảnh sát thị trấn Tantara ập tới bắt giữ vào tối thứ 2 vừa qua.

Ông Torres nằm im trong quan tài, miệng vẫn đeo khẩu khi cảnh sát thị trấn Tantara ập tới bắt giữ.

Theo lệnh bắt, Torres đã lách luật giãn cách và phong tỏa xã hội để đi nhậu với bạn, cho tới thời điểm bị cảnh sát hỏi thăm - ông ta vẫn đang say 'quắc cần câu'.

Trước đó, người dân địa phương cáo buộc thị trưởng Torres xem nhẹ sự nguy hiểm của dịch Covid-19, thậm chí không triển khai đầy đủ các biện pháp phòng tránh.

Theo thông báo của chính phủ, thị trấn Tantara và hầu hết các khu vực của Peru vừa trải qua 66 ngày phong tỏa. Tuy nhiên, người dân cho biết thị trưởng chỉ có mặt tại địa phương 8 ngày kể từ khi có lệnh phong tỏa.


*************

Thoát chết kỳ diệu trong vụ rơi máy bay Pakistan

Chủ tịch ngân hàng cùng ít nhất một người khác đã thoát chết thần kỳ và được đưa ra khỏi xác chiếc máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan.

Zafar Masood, Chủ tịch ngân hàng tỉnh Punjab, Pakistan, đã nhanh chóng được đưa ra khỏi hiện trường vụ tai nạn máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) ở thành phố Karachi hôm nay.

"Cảm ơn mọi người rất nhiều. Thượng đế đã xót thương tôi", Masood nói trong bệnh viện khi được các quan chức hỏi thăm.

×

Chủ tịch ngân hàng tỉnh Punjab Zafar Masood được đưa khỏi hiện trường vụ tai nạn máy bay ở thành phố Karachi, tỉnh Sindh, Pakistan, hôm nay. Video: Daily Mail.

Chiếc máy bay mang số hiệu PK 8303 cất cánh từ Lahore đến sân bay quốc tế Jinnah, thành phố Karachi, chở theo gần 100 hành khách, đã gặp nạn và lao vào khu dân cư gần sân bay. PIA nghi ngờ vụ tai nạn xảy ra do lỗi kỹ thuật.

Giới chức Pakistan cho biết hai người đã sống sót sau vụ tai nạn, trong khi truyền hình địa phương đưa tin có ba người thoát chết và đều ngồi phía trước máy bay.

Theo những video được đăng trên mạng xã hội, nhiều em nhỏ cũng được cứu thoát khỏi hiện trường vụ máy bay rơi, trong đó có một em bé sơ sinh, được một người đàn ông nhanh chóng bế khỏi khu vực phong toả. Em bé được cho là xuất thân từ một gia đình sống trong khu dân cư bị máy bay đâm.

Nhiều em nhỏ khác cũng được nhân viên cứu hộ và lực lượng quân đội Pakistan bế khỏi đống đổ nát. Có nhiều em bị thương nhẹ đã được băng bó ngay tại hiện trường.

Em bé được cứu khỏi hiện trường vụ máy bay rơi

Người dân bế một em bé sơ sinh ra khỏi hiện trường vụ tai nạn máy bay ở thành phố Karachi, tỉnh Sindh, Pakistan, ngày 22/5. Video: 92 News.

Hiệp hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Pakistan cho biết đã triển khai ba xe cứu thương và 25 nhân viên thuộc lực lượng ứng phó khẩn cấp tới hiện trường để hỗ trợ cứu hộ và tìm kiếm thi thể nạn nhân.

Seemi Jamali, phát ngôn viên bệnh viện Jinnah, cho biết ít nhất 16 thi thể và 6 người bị thương đã được chuyển tới bệnh viện. Hiện không rõ đó là hành khách trên máy bay hay người dân tại nơi xảy ra vụ tai nạn. Con số thương vong chính thức vẫn chưa được báo cáo.

[Nhân viên cứu hộ đưa một người bị thương ra khỏi hiện trường vụ tai nạn máy bay ở thành phố Karachi, tỉnh Sindh, Pakistan, hôm 22/5. Ảnh: Reuters.]

Nhân viên cứu hộ đưa một người bị thương ra khỏi hiện trường vụ tai nạn máy bay ở thành phố Karachi, tỉnh Sindh, Pakistan, hôm 22/5. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan cho biết ông vô cùng "sốc và đau buồn" trước sự việc và sẽ sớm điều tra về vụ tai nạn. 

Sự cố xảy ra một vài ngày sau khi Pakistan cho phép các chuyến bay thương mại hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng vì Covid-19. Người dân Pakistan trên khắp đất nước cũng đang chuẩn bị ăn mừng kết thúc tháng Ramadan và đón lễ Eid al-Fitr, ngày lễ quan trọng của người Hồi giáo.

Năm 2010, Pakistan chứng kiến thảm họa máy bay rơi chết chóc nhất khi chiếc Airbus A321, thuộc hãng hàng không tư nhân Airblue, gặp nạn, khiến toàn bộ 152 người thiệt mạng. Năm 2016, máy bay của PIA cũng bốc cháy do sự cố động cơ, khiến hơn 40 người thiệt mạng.


****************

Cuộc sống biệt lập của ngôi sao YouTube

5h30 trên đảo Socotra rộng hơn 3,6 km2 của Yemen, mặt trời vẫn chưa đi qua đỉnh đụn cát và vách núi đá. Tuy nhiên, Eva zu Beck, phóng viên du lịch người Ba Lan có hơn 1 triệu lượt theo dõi trên YouTube, đã ra khỏi lều và đến gần mép nước. Cô đeo ống thở và một miếng gỗ dài có móc bằng kim loại rồi lao xuống Ấn Độ Dương, bình tĩnh kiếm bữa sáng cho mình: tôm hùm Socotra.

Trong khi phần còn lại của thế giới vẫn đang vật lộn với Covid-19, Zu Beck đã có hai tháng cắm trại trên những bãi biển cát trắng hoang vắng ở một trong những hòn đảo biệt lập nhất thế giới. Ảnh: Eva zu Beck.

Trong khi phần còn lại của thế giới vẫn đang vật lộn với Covid-19, Zu Beck đã có hai tháng cắm trại trên những bãi biển cát trắng hoang vắng ở một trong những hòn đảo biệt lập nhất thế giới. Ảnh: Eva zu Beck.

Cuộc sống trên hòn đảo hẻo lánh cách Sừng châu Phi gần 100 km về phía đông đã dần trở nên quen thuộc với nữ du khách 29 tuổi này. Hàng ngày, cô câu cá mú trên đại dương và trèo lên những đụn cát cao bằng tòa nhà 10 tầng để "giết thời gian" và chờ đợi đại dịch được kiểm soát. Điều duy nhất khiến Eva không chắc chắn là cô chưa biết khi nào mình có thể rời đi.

Các khách sạn tiện nghi nhất của quần đảo Socotra nằm ở thành phố Hadibu. Do vậy, ngoài cắm trại, cô thuê phòng từ các gia đình chăn dê địa phương tại những ngôi làng nông thôn thưa thớt dân cư. Cô chỉ trở lại Hadibu để bắt wifi, gửi đồ giặt ủi và sạc các thiết bị của mình. 

"Cuộc sống trên đảo rất chậm. Tôi dành cả ngày để đọc sách, viết bài hoặc đi bộ trên núi. Còn ở Hadibu ồn ào. Tôi thích cuộc sống ngoài tự nhiên, khu vực nông thôn. Nơi đây có những con người tốt bụng đã chào đón tôi đến nhà họ", cô viết. Cũng chính sự hiếu khách này đã giúp cô giảm bớt chi phí khi sống ở Socotra, nơi nổi tiếng tốn kém để du lịch do nằm ở xa xôi, thiếu cơ sở hạ tầng du lịch.

Cuộc sống biệt lập của ngôi sao YouTube - 2

Nữ du khách bên cây Máu rồng, loài cây nổi tiếng và có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Eva zu Beck/CNN.

Ở Socotra có một quy tắc hiếu khách, gọi là Karam. Du khách khi đến đây được chào đón vô điều kiện, và chủ nhà thường miễn cưỡng khi nhận tiền cho thuê nhà từ khách. Chủ nhà nơi cô đang ở nhận mỗi tháng 150-200 USD cho chi phí ăn, ở của cô.

Do nằm ở vị trí xa xôi, nên Zu Beck cho biết cô không nghe về bất kỳ trường hợp nhiễm nCoV nào ở đây. Hòn đảo là một trong số ít những nơi trên trái đất vẫn có cuộc sống diễn ra như bình thường trong dịch bệnh. Tuy nhiên, sự tự do đi lại đó giảm dần. Trong bài đăng vào 19/5, cô viết: "Trước đây tôi cảm thấy an toàn khi du lịch đến những nơi khác nhau trên đảo. Nhưng trong 3 tuần qua, tôi dành phần lớn thời gian ở lại nhà của một gia đình người dân trong làng. Và tôi vẫn tiếp tục làm điều này".

Cuộc sống biệt lập của ngôi sao YouTube - 4

Cô đón sinh nhật lần thứ 29 của mình bằng cách lái một chiếc xe máy 150cc đi khắp khu vực phía nam của hòn đảo lộng gió và thưa thớt người này. Ảnh: Mike Corey/Fearless and Far.

Nơi Zu Beck đang sinh sống được biết đến với hệ sinh thái độc đáo, được kết nối với Cairo bằng một chuyến bay thương mại hàng tuần. Cô đến đây từ ngày 11/3, cùng 40 khách du lịch quốc tế khác để tham gia giải chạy. Cô dự định ở lại trong hai tuần. 

Tuy nhiên, thế giới sau đó đã nhanh chóng ngừng dịch chuyển vì tác động của Covid-19. Ngày 15/3, khi các du khách hoàn thành xong giải chạy, giới chức địa phương tuyên bố hòn đảo sẽ đóng cửa, và mọi người nên trở về nhà càng sớm càng tốt. Khi thức dậy vào lúc nửa đêm trong lều, Eva phải đối mặt với một quyết định khó khăn: rời đảo và có nguy cơ nhiễm nCoV trong hành trình 5.000 km trở về nhà hay chấp nhận khả năng mắc kẹt ở thiên đường một thời gian?

Nữ du khách từng đến đảo và có niềm yêu thích với nơi đây. Được sự cho phép của chính quyền địa phương, cô cùng 4 du khách khác quyết định ở lại. Những người còn lại, gồm cả bạn trai người Canada của cô, đã trở lại Cairo trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi Socotra. Cô cũng nhanh chóng ổn định cuộc sống ở đây khi biết rằng sẽ không thể xác định được ngày rời đi.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quyết định của nữ du khách trẻ, khi quyết định tới một hòn đảo xa xôi và có khả năng bị bệnh khi đại dịch xảy ra. Kể từ khi câu chuyện của cô được đăng tải vào ngày 19/5, cô đã phải nghe nhiều lời chỉ trích. Nhiều người nói rằng cô nên có trách nhiệm với hòn đảo vì sự hiện diện của cô đang gây nguy hiểm cho cộng đồng địa phương. Đáp trả lại, Zu Beck gửi lời xin lỗi và khẳng định cô không hề khuyến khích mọi người tới những nơi xa xôi trong đại dịch. Và những bài đăng của cô chỉ có mục đích chia sẻ vẻ đẹp nơi cô đang ở, một nơi được ít người biết đến và cần bảo vệ, với thế giới. 

Anh Minh (Theo CNN)


*************

Lý do số phát đại bác bắn chào nguyên thủ luôn là 21

Truyền thống bắn đại bác chào mừng nguyên thủ quốc gia có nguồn gốc từ Anh và không bao giờ dùng số chẵn vì sợ đen đủi.

Thông thường, trong các chuyến thăm cấp nhà nước, nghi thức chào đón một nguyên thủ quốc gia trang trọng nhất là bắn 21 phát đại bác. Truyền thống này được bắt nguồn từ nước Anh vào thế kỷ 17, theo Usmc.

Ban đầu, việc bắn đại bác được dùng với mục đích an toàn. Khi chiến hạm của một nước cập cảng nước khác, các khẩu pháo sẽ phải bắn hết đạn, để thể hiện sự thiện chí và không có ý định làm hại nước chủ nhà của khách.

ly-do-so-phat-dai-bac-ban-chao-nguyen-thu-luon-la-21

Năm 1818, nước Mỹ bắn 21 phát đại bác chào mừng tổng thống, vì tại thời điểm đó nước này có 21 bang. Ảnh: BI.

Số lần bắn đại bác từ các chiến hạm ban đầu là 7. Đến nay, con số 7 này vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh luận. Nhưng theo Usmc, một trong những giả thuyết về con số 7 này là thời đó phần lớn tàu chiến Anh chỉ có 7 khẩu súng. Việc bắn 7 phát súng thể hiện thiện chí rằng "chúng tôi đã bắn hết đạn". Nhiều giả thuyết khác thì cho rằng số 7 liên quan đến kinh thánh. Đức Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ 7 (chúa nhật) sau khi tạo ra thế giới. Và số 7 còn tượng trưng cho việc tàu về cảng sau chuyến đi dài.

Sau khi phía tàu chiến bắn một phát súng, đại bác ở trên bờ sẽ bắn lại 3 phát để "đáp lễ". Số lần bắn từ bờ ra sẽ là 7x3=21. Và theo nhiều người, đây chính là khởi nguồn cho con số 21 phát đại bác chào mừng nguyên thủ quốc gia sau này.

Tuy nhiên vẫn có thắc mắc về số phát súng bắn lại không là 2 hay 4, để thành 7x2=14 hay 7x4=28. Ngay từ những năm 1685, các nhà cầm quyền đã cho rằng số lẻ thường may mắn hơn số chẵn. Việc bắn đại bác số chẵn để chào đón một ai đó thường mang ý nghĩa tiễn biệt người đứng đầu của một chiến hạm.

Việc bắn đại bác chào mừng tổng thống Mỹ trong lịch sử không phải lúc nào cũng là 21 phát. Năm 1812 và 1821, số phát súng chào mừng là 18 và 24. 

Kể từ năm 1841, số phát đại bác mà tổng thống được chào mừng là 21, phó tổng thống là 17. Hiện nay, phó tổng thống Mỹ được nhận lời chào bằng 19 phát đại bác.

Vào ngày 18/8/1875, Mỹ và Anh cùng công bố một thỏa thuận, trong đó ghi nhận các nguyên thủ quốc gia sẽ được chào mừng bằng 21 phát đại bác. Đây cũng là nghi lễ cao nhất dành cho người đứng đầu một đất nước. 

Anh Minh
************

Anh đang thích một người

Nỗi lòng FA; Ôi tuổi thơ ngọt ngào của tớ...
ky1-1672-1437734452.jpg

Ai từng ăn món này ngày xưa chưa nhỉ?

ky2-4901-1437734452.jpg

Tranh 3D như thật, giỏi quá đê.

ky3-1824-1437734452.jpg

Bức vẽ trị giá 3000 đô. OMG?

ky4-6121-1437734453.jpg

Hô hô, có người đang tức mình vì tưởng bở.

ky5-8280-1437734453.jpg

Nói thẳng toẹt ra là không đẹp chứ gì.

ky6-6158-1437734453.jpg
ky7-4908-1437734453.jpg
ky8-5355-1437734454.jpg

Và sau đó anh ấy đã bị chép phạt một nghìn lần những gì vừa phát biểu.

ky14.jpg

FA đi đâu cũng khổ lăn khổ lóc.

ky15.jpg

=)), không biết trốn đâu cho thoát.

ky16.jpg

Khó moi móc thông tin quá đi.

ke5.jpg

Mấy chàng nhìn ảnh này xong chẳng dám cưới vợ.

ky9.jpg

Các thánh google mau thiết kế cho em cái này đi.

ky10.jpg

Thế mới buồn, cuộc sống là một vòng luẩn quẩn thế mà.

ky11.jpg

Ngượng thối cả mặt.

ky12.jpg

Kinh công thật cao cường.

ky13.jpg

Yêu quá đi í.

 

image
image
*************

16 nước cuối cùng Covid-19 chưa lan tới

7 trong số 10 nơi ít khách quốc tế đến nhất thế giới đều chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm nCoV.

Ngày 12/1, chưa đầy ba tháng trước, nCoV lan khắp Trung Quốc, không có một ca lây nhiễm nào được tìm thấy ngoài quốc gia này. Chỉ một ngày sau, nó đã trở thành vấn đề toàn cầu và hiện tại đã có hơn 1,2 triệu người bệnh trên toàn thế giới. Đến 7/4, còn 16 trong số 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với virus, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.  

16 quốc gia Covid-19 chưa xuất hiện gồm: Comoros; Kiribati; Lesicia; Đảo Marshall; Micronesia; Nauru; Triều Tiên; Palau; Samoa; Quần đảo Solomon; Tajikistan; Tonga; Turkmenistan; Tuvalu; Vanuatu và Yemen. Các chuyên gia cho rằng có khả năng một số quốc gia chưa báo cáo về các trường hợp lây nhiễm như Triều Tiên, hay Yemen - nơi bị chiến tranh tàn phá. 

Tuy nhiên, những quốc gia virus chưa lan tới hầu hết là những hòn đảo nhỏ ít khách du lịch. Thực tế, 7 trong số 10 nơi ít khách quốc tế đến nhất thế giới đều không có Covid-19, theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc. Tức là, trong thời đại hàng loạt nước áp lệnh cách ly xã hội hay phong tỏa, những quốc đảo này vốn tự cách ly với cả thế giới từ đầu.   

Dù vậy, chính phủ của một trong những hòn đảo này không hề tự đắc, mà còn ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tọa lạc giữa Thái Bình Dương, Nauru cách nơi gần nhất là đảo Banaba của Kiribati 320 km. Thành phố lớn gần nhất và có đường bay thẳng đến Nauru là Brisbane (Australia), hơn 4.000 km về phía tây nam. 

Nauru là quốc gia nhỏ nhất thứ hai của Liên Hợp Quốc về diện tích (sau Monaco), chỉ với hơn 10.000 người, nhỏ thứ hai về dân số (sau Tuvalu). Ảnh: Remi Chauvin/The Guardian.

Nauru là một trong những nơi ít được ghé thăm nhất trên trái đất - chỉ có 160 khách du lịch mỗi năm, theo đơn vị lữ hành địa phương. Ảnh: Remi Chauvin/The Guardian.

Người ta có thể nghĩ một nơi xa xôi như vậy không cần tự tách biệt hơn nữa. Nhưng một đảo quốc chỉ có một bệnh viện, không có máy thở và thiếu y tá như Nauru, không thể chủ quan.

Ngày 2/3, chính phủ Nauru cấm khách du lịch từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Italy. Năm ngày sau, danh sách có thêm Iran. Giữa tháng 3, hãng hàng không Nauru tạm dừng mọi chuyến bay đến Fiji, Kiribati và Quần đảo Marshall, và đường bay khác duy nhất của hãng đến Brisbane giảm từ ba chuyến một tuần xuống còn hai tuần một chuyến.

Tất cả những người đến từ Australia (chủ yếu là công dân về nước) hay người xin tị nạn phải cách ly ít nhất 14 ngày tại các khách sạn địa phương. Những người đi cách ly được kiểm tra sức khỏe mỗi ngày. Nếu có triệu chứng sốt, bất kỳ ai bị nghi nhiễm được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 và gửi mẫu đến Australia. May mắn, mọi kết quả đều âm tính với nCoV.  

Theo Tổng thống Nauru Lionel Aingimea, chính sách này được gọi là "bắt giữ và ngăn chặn". "Chúng tôi đang giữ mọi thứ ngoài đường biên giới. Chúng tôi đang sử dụng sân bay làm biên giới và các cơ sở vận chuyển như một phần của biên giới", ông Aingimea nói.

Dù sống trong cuộc đại khủng hoảng toàn cầu, người Nauru bình thường vẫn "bình tĩnh và cập nhật thông tin", theo tổng thống Aingimea. Trong khi nỗ lực bảo vệ Nauru khỏi dịch bệnh, vị tổng thống này biết phần còn lại của thế giới không may mắn như vậy: "Mỗi lần chúng tôi nhìn vào bản đồ, dường như bệnh sởi đang bùng phát toàn thế giới - với những chấm đỏ khắp nơi".

Giới chức địa phương lo ngại nếu dịch bệnh bùng phát ở Nauru, những người nghèo sẽ không thể vượt qua. Ảnh: Financial Times.

Giới chức địa phương lo ngại nếu dịch bệnh bùng phát ở Nauru, những người nghèo sẽ không thể vượt qua. Ảnh: Financial Times.

Nauru không phải quốc gia Thái Bình Dương duy nhất ban bố tình trạng khẩn cấp, Kiribati, Vanuatu và nhiều nước khác đều có động thái tương tự, đồng thời tạm ngừng mọi đường bay quốc tế, đóng cửa trường học, dừng hoạt động các phương tiện công cộng... Thậm chí, Samoa và Tonga phong toả toàn quốc từ cuối tháng 3.

Tiến sĩ Colin Tukuitonga, cựu ủy viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhận định: "Chính sự cô lập của các quần thể dân cư nhỏ giữa một đại dương lớn - vốn luôn là vấn đề với họ - đã trở thành một lớp bảo vệ".

Andy Tatem, giáo sư về dịch tễ học tại Đại học Southampton (Anh), cho rằng các hòn đảo xa xôi của Nam Thái Bình Dương sẽ là những nơi cuối cùng Covid-19 lan tới. "Nhưng trong nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, tôi không dám chắc có bất kỳ nơi nào sẽ thoát khỏi căn bệnh truyền nhiễm này", ông Tatem nói.   

Giáo sư này đánh giá lệnh phong tỏa toàn quốc có thể hữu hiệu, nhưng không thể có hiệu lực mãi mãi. "Hầu hết các quốc gia này phải dựa vào một số nguồn nhập khẩu, dù là thực phẩm hay hàng hóa hay khách du lịch - hoặc phải xuất khẩu hàng hóa của chính họ. Có thể họ phong tỏa hoàn toàn, nhưng sẽ gánh chịu thiệt hại - để rồi cuối cùng, họ phải mở cửa trở lại", ông Tatem lý giải.

Bảo Ngọc (Theo BBC)


**************
Khi bạn nhận ra mình xấu gái hơn một thằng con trai.

Tác dụng của vòng một nảy nở; khi bạn nhận ra mình xấu gái hơn một thằng con trai...
cuoi-te-ghe-6-11

Khi bạn nhận ra mình xấu gái hơn một thằng con trai.

cuoi-te-ghe-6-11-1

Tác dụng của vòng một nảy nở.

cuoi-te-ghe-6-11-2

Dân chơi chẳng sợ mưa rơi.

cuoi-te-ghe-6-11-3

Giấc mơ ngọt ngào.

cuoi-te-ghe-6-11-4

Cách cầu hôn đảm bảo thành công.

cuoi-te-ghe-6-11-5

Guitar tự chế của sinh viên.

cuoi-te-ghe-6-11-6

Các thanh niên không biết sợ là gì.

cuoi-te-ghe-6-11-7

Ngủ để dưỡng da còn hơn.

cuoi-te-ghe-6-11-2

Ảnh đẹp cần photoshop.

cuoi-te-ghe-6-11-2-1

Cách vá đường kiểu thiếu tiền.

cuoi-te-ghe-6-11-2-2

Tốt nghiệp được đại học mới là đáng sợ.

cuoi-te-ghe-6-11-2-3

Khi bạn trông dễ thương nhưng thương bạn lại không dễ.

cuoi-te-ghe-6-11-2-4

Khỏi phải rửa bát.

cuoi-te-ghe-6-11-2-5

Nỗi ám ảnh mỗi khi trời mưa.

cuoi-te-ghe-6-11-2-6

Sao có thể cưỡng lại được.

cuoi-te-ghe-6-11-2-7

Chú cứ yên tâm đã có anh đỡ.

Maru
***********

Hình ảnh thả rông của Yu Da Xiaojie AYU

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-1

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-2

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-3

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-4

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-5

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-6

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-7

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-8

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-9

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-10

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-11

 

gai-xinh-nguc-dep-tha-rong-vong-1-hinh-12

*******************

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-19

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-2

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-3

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-4

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-6

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-7

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-8

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-9

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-10

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-11

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-12

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-13

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-14

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-15

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-16

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-17

nu-tiep-vien-hang-khong-dai-loan-18

P/s: Thành viên box ảnh nóng nhớ lưu lại bài viết mỗi khi cần xem lạ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 27 Tháng Hai 20241:30 SA
Thứ Hai, 26 Tháng Hai 20242:24 SA
Chủ Nhật, 25 Tháng Hai 20247:19 SA
Thứ Bảy, 24 Tháng Hai 20246:24 SA
Thứ Năm, 22 Tháng Hai 20245:15 SA
Thứ Tư, 21 Tháng Hai 20246:36 SA
Thứ Ba, 20 Tháng Hai 20246:34 SA
Thứ Hai, 19 Tháng Hai 20246:27 SA
Chủ Nhật, 18 Tháng Hai 20246:05 SA