Trang Lá Cải Ngày 6 Tháng 5 Năm 2020: Nhật: gói dịch vụ cách-ly-hôn cho những cặp đôi giữa thời Corona

Thứ Tư, 06 Tháng Năm 20205:57 SA(Xem: 15148)
Trang Lá Cải Ngày 6 Tháng 5 Năm 2020: Nhật: gói dịch vụ cách-ly-hôn cho những cặp đôi giữa thời Corona
*************

Nhật: gói dịch vụ cách-ly-hôn trọn gói cho những cặp đôi giữa thời Corona

Kây Pi (theo CNN) 11 giờ trước

Khi “phong tỏa” và “cách ly” cùng với bạn gái và làm việc tại nhà, Keisuke Arai bắt đầu… gây gỗ nhiều hơn với cô bạn gái. Tin rằng mình không phải là người duy nhất trong tình cảnh éo le này, người hướng dẫn viên du lịch sống tại Tokyo tự hỏi, các cặp đôi khác trên nước Nhật đang sống “ra sao”, khi phải ở bên nhau nhiều bằng thời gian mở cửa của cửa hàng tiện lợi – vốn là một điều… bất lợi!

2 ngày sau cá tháng Tư, anh có câu trả lời bằng hashtag #coronadivorce (tạm dịch ly hôn vì corona) – người người dùng nó để ta thán về nửa kia của mình – bắt đầu bắt trend trên MXH.

“Chúng tôi muốn ngăn chặn mọi người ly hôn,” Arai cho biết. “Ý tưởng thật sự phía sau của việc thuê lại các phòng trống là để các cặp đôi đã kết hôn có thể có thời gian và không gian (gọi là không-thời-gian) riêng tư để chiêm ngẫm về mối quan hệ của mình.”

Khi Nhật Bản chật vật ngăn chặn gia tăng các ca nhiễm virus trong tháng Tư, các hoạt động kinh doanh và nhất là khối du lịch bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, bởi du khách không thể du đi đâu được. Tính tới 4 tháng Năm, có gần 15.000 ca nhiễm và 500 ca tử vong, theo số liệu của ĐH Johns Hopkins.

Một công đôi việc, nhất là khi không biết tình trạng khẩn cấp tại Nhật kéo dài tới đâu, Arai vừa có thể duy trì hoạt động kinh doanh phòng khách sạn – cũng đồng thời cứu vãn vài mối quan hệ…

Các cố gắng cân bằng giữa công việc và đời sống gia đình cho công nhân viên một thập kỷ qua khiến nam giới cổ cồn trắng tại Nhật đang dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, tuy nhiên các đức ông chồng vẫn dùi mài phần lớn thời gian tại văn phòng – không phải vì sếp ép buộc, mà vì… họ muốn ở lại, chứ chẳng muốn về nhà, theo chuyên gia về Nhật Bản Jeff Kingston, ĐH Temple, Tokyo.

Kingston cho rằng, một số đàn ông Nhật Bản thường là kiểu người thích lãng tránh – họ muốn thoát khỏi công việc gia đình, hoặc không muốn con cái tuổi vị thành niên nhìn mình như “người xa lạ” (ngoài hành tinh!)

Cho tới khi xảy ra phong tỏa, vì corona.

“Các cặp đôi đang đối diện với tình huống chưa từng xảy ra trước đây, phải giáp mặt nhau 24/24 mỗi ngày,” một tài khoản Twitter nhấn mạnh. “Đại dịch đã buộc họ phải đối diện với tình huống mà ngày trước họ đã có thể tránh được.” 

Nhưng còn nhiều lý do khác nữa cho việc vì sao nhiều người cần một không gian cách xa khỏi nửa kia của mình. Chie Goto, một luật sư về ly hôn tại công ty luật Felice Law ở tỉnh Hyogo đã lên tiếng trên blog các nhân rằng phụ nữ có dễ dàng trở thành nạn nhân của bạo hành trong giai đoạn này. Có một nơi như vậy có thể giúp họ.

Rất dễ dàng: công ty cung cấp 500 căn phòng đầy đủ tiện nghi tại các khách sạn và lữ quán khắp nước Nhật. Khách có thể ở đây một ngày tới… sáu tháng, với giá khoảng 4000 yên (gần 900.000 đồng)/ngày và 90.000 yên (gần 20 triệu đồng)/tháng.

Công ty Kasoku nhận được hơn 140 yêu cầu, chủ yếu từ phụ nữ trong khoảng 30 tới 40 kiếm nơi yên tĩnh để làm việc từ xa, vừa muốn có thời gian cách xa chồng. Tới nay đã có gần 40 người chọn thuê.

Tỉ lệ ly hôn tại Nhật vào khoảng 2 ca/1000 dân, so với 3 ở Mỹ và 4,5 ở Nga, theo một khảo sát của OECD năm 2017.

Dù con số này không thật sự “đáng gờm”, tình trạng xả căng thẳng trên MXH cho thấy con người ngày càng cảm thấy bức bối trong bối cảnh đại dịch, theo Goto. “#Coronadivorce rõ ràng có nguyên nhân của nó, và cần có các biện pháp.”

Theo Goto, mỗi người mỗi phản ứng khác nhau. Dưới sức ép giãn cách xã hội, người ta có thể thấy nhân sinh quan của mình – và đại dịch – khác với nhân sinh quan của nửa còn lại, không thể dung hòa. Chẳng hạn một người dùng hashtag #coronadivorce cho rằng mình cẩn trọng hơn người chồng.

“Lúc nào ổng cũng bị nhắc, không biết bao nhiêu lần, mà vẫn không chịu đeo găng tay, khẩu trang, hay kính bảo hộ khi đi tới bệnh viện. Thậm chí tôi còn cảnh báo nhiều ca nhiễm hàng loạt xảy ra ở bệnh viện, mà vẫn không chịu nghe…”

Một người khác cằn nhằn rằng chồng mình không thể bỏ công việc ra khỏi đầu được. “Công việc là quan trọng, nhưng tôi cũng muốn chồng mình linh hoạt hơn tùy theo tình huống. Không lẽ ảnh không hiểu mình đang có một đứa con trai hay sao? Hay là ảnh nghĩ vợ nhà là… bà giúp việc? Bó tay!”

Nhưng không phải ai cũng đủ rủng rỉnh để ra ngoài ở và tránh khỏi nửa còn lại. Để tránh xung đột, Goto khuyên các cặp đôi tự “tổ chức các buổi nói chuyện về phòng chống corona”, để thảo luận về thay đổi lối sống cùng với nhau, như là cách bỏ khẩu trang đã qua sử dụng, rửa tay ngay khi về nhà, hay ai sẽ chuẩn bị thức ăn. 

Sau đó, “hãy dán chúng ở đâu mà mọi người cùng thấy.”

Alison McClymont, một nhà trị liệu tâm lý tại Hong Kong, cho rằng đại dịch cũng đang tạo ra sự chênh vênh, bất an về tương lai. Nhận thức đó có thể thâm nhập vào mọi gia đình, khiến họ cảm thấy “chơi vơi”

“Khi nhìn thấy sự hủy diệt xung quanh, ta bắt đầu phản chiếu chúng trở lại trong gia đình mình. Con người có thể trở nên cáu kỉnh, bực dọc, thậm chí dữ tợn,” Alison nói tiếp.

Michael Nevans, giám đốc một trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Tokyo, thì cho rằng, “Khi không thể tránh xa một người nào đó, hãy vận dụng nhận thức của mình.”

Anh đề nghị các cặp đôi tiếp tục ngày của mình của như thể vẫn đang đi làm, và chỉ tới tối mới trò chuyện với nhau. 

Arai và Kosaku hy vọng các chuyến thuê ngắn ngày có thể trở thành một dịp “lánh nạn” ngắn hạn mà thôi. “Chúng tôi muốn khách hàng sử dụng không gian này để suy ngẫm về những gì chưa ổn trong mối quan hệ của mình,” anh nói.

Nhưng nếu ở rồi mà vẫn cứ… chưa ổn, Kosaku cũng liên kết với một đơn vị tư vấn ly hôn. Dịch vụ trọn gói.

Dù vậy, cũng có quan điểm cho rằng, đại dịch chính là dịp để chúng ta khám phá sâu sắc hơn về nhau, “những người trước kia phải chịu quá nhiều gián đoạn từ công việc, trường lớp, không còn nhiều thời gian ở cạnh nhau như một gia đình. [đ]ây chính là lúc ưu tiên gia đình trên tất cả,” McClymont góp ý.

Coronadivorce đã trở thành một từ khóa thật… kêu hiện nay trên thế giới, vì đang có quá nhiều người cảm thấy ít nhiều tiêu cực, thế nhưng sau đó, một người dùng Twitter chêm thêm, “có thể corona marriage (kết hôn corona) sẽ thịnh hành!”


**************

Mẹ của Hồ Duy Hải nôn nao chờ kết quả phiên giám đốc thẩm

Sáng 6-5, bà Nguyễn Thị Loan, 57 tuổi, mẹ của Hồ Duy Hải, cùng dì ruột và em gái Hải đến cổng tòa từ rất sớm. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà cho biết: "Đúng giờ hành chính tôi có đến Tòa án nhân dân tối cao xin vị cán bộ công an thì người này nói là không được vô vì cô không có giấy mời.

Vị cán bộ nói trưa cô có nhu cầu gì thì đem đơn lên 262 Đội Cấn (Phòng tiếp công dân TAND tối cao) chứ không được vô đây.

Tôi nói là hôm nay tôi cũng không muốn nói nhiều, đơn từ tôi đã gửi trên 2.000 bộ, tôi cần gì phải lại 262 Đội Cấn nữa. Thôi thì nếu không cho tôi vô thì tôi đứng bên ngoài vậy, để chờ tin con trai của tôi. Mình cũng chấp hành nội quy đã đưa ra. Tôi đứng cách tòa án hơi xa xa.

Hiện tại tôi nôn nao được chờ tin tốt đẹp đến với con trai tôi. Tôi thấy công lý nước nhà đã có tiến triển rất tốt.

Phiên tòa giám đốc thẩm này tôi đã chờ đợi xuyên suốt 12 năm.

Mẹ của Hồ Duy Hải nôn nao chờ kết quả phiên giám đốc thẩm - Ảnh 2.

Mẹ, dì út và em gái của Hồ Duy Hải chờ đợi bên ngoài trụ sở Tòa án tối cao - Ảnh: NAM TRẦN

Tôi mong kết quả của phiên tòa giám đốc thẩm này sẽ tốt đẹp cho con trai tôi - Hồ Duy Hải phải được tuyên thả tự do. Đồng thời trả lại công bằng, minh oan cho con trai tôi. Đó là điều tôi mơ ước nhất.

Ngoài ra, trong suốt đoạn đường tôi kêu oan, nói về gian nan khổ cực thì tôi không muốn kể nữa. Nước mắt tôi đã chan dài từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, chỉ có nước mắt cùng tôi những ngày tháng rất dài như vậy để chờ đợi phiên tòa giám đốc thẩm hôm nay, để Hồ Duy Hải con trai tôi được trả lại công bằng, để bác Nguyễn Hòa Bình nhìn thấy khách quan, toàn diện bản án oan sai của con trai tôi, trả lại công bằng cho con trai tôi".

Mẹ của Hồ Duy Hải nôn nao chờ kết quả phiên giám đốc thẩm - Ảnh 3.


************

Chủ tọa phiên xử vụ Hồ Duy Hải: 'Không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm'

TUOI TRE ONLINE

Chủ tọa phiên xử vụ Hồ Duy Hải: Không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm - Ảnh 1.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình chủ tọa phiên giám đốc thẩm - Ảnh: GIANG LONG

Sáng 6-5, tại Hà Nội, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải (35 tuổi, trú tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị kết án tử hình về 2 tội "giết người" và "cướp tài sản". 

Vụ án xảy ra năm 2008, hai bị hại là nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi.

Ông Nguyễn Hòa Bình, chánh án TAND tối cao, là chủ tọa phiên xét xử. Hội đồng thẩm phán gồm 17 thành viên.

Sáng nay, tại phiên xét xử, bị án Hồ Duy Hải không có mặt.

Ông Nguyễn Huy Tiến - phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, được viện trưởng ủy quyền - đến tham dự phiên tòa.

Tham dự phiên tòa còn có đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại diện Ban Nội chính Trung ương, Cục C01, Bộ Công an…

Chủ tọa phiên xử vụ Hồ Duy Hải: Không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm - Ảnh 2.

Toàn cảnh phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải - Ảnh: GIANG LONG

Các điều tra viên tham gia điều tra vụ án là ông Lê Thành Trung (hiện là trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An); Nguyễn Văn Linh (hiện là phó trưởng phòng PC06, Công an Long An) có mặt tại phiên tòa.

Ông Nguyễn Thanh Phong (hiện là phó trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) là cán bộ điều tra vụ án, lập biên bản, quyết định lệnh tạm giam đối với Hồ Duy Hải, vắng mặt.

Sau khi thư ký phiên xét xử báo cáo kết quả điểm danh các đại điện được mời, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết "ông rất tiếc" khi một số luật sư, kiểm sát viên... tham gia trong quá trình giải quyết vụ án đã vắng mặt.

Theo ông Bình, đây là phiên tòa quan trọng, là dịp cùng nhau xem lại trách nhiệm để làm rõ, xem xét lại vụ án.

Ông Bình đánh giá đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra từ tháng 1-2008 khiến 2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi tử vong, gây bức xúc dư luận.

Vụ án đã qua 2 cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Sau đó đã có báo cáo về vụ án đến Văn phòng Chủ tịch nước và có quyết định tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Chủ tọa phiên xử vụ Hồ Duy Hải: Không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm - Ảnh 3.

Mẹ, dì và em gái Hồ Duy Hải đợi thông tin ngoài tòa tối cao từ luật sư - Ảnh: NAM TRẦN

Đến cuối năm 2019, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm và phúc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên xét xử giám đốc thẩm để xem xét lại vụ án này.

Nhiệm vụ của phiên xét xử giám đốc thẩm là Hội đồng thẩm phán sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định đánh giá tính hợp pháp có căn cứ của các tài liệu đã có trong hồ sơ. Chủ yếu tập trung vào những tài liệu chứng cứ đã nêu trong kháng nghị của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ngoài ra, hội đồng cũng xem xét và làm rõ những chứng cứ và tài liệu mới có thể được các cơ quan tố tụng, viện kiểm sát, luật sư trình bày với Hội đồng thẩm phán.

Nếu những nội dung kháng nghị chưa làm rõ hết thì phiên tòa có thể kéo dài hơn 3 ngày.

Chánh án Tòa tối cao cũng khẳng định yêu cầu đặt ra với phiên tòa là phải xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật trên cơ sở phán quyết chặt chẽ, thận trọng, công tâm, không cho phép sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Luật sư Trần Hồng Phong, người được mời tham gia phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, chia sẻ với báo chí sau phiên tòa sáng 6-5 - Video: NAM TRẦN

Khoảng 11h30, phiên xét xử buổi sáng ngày đầu tiên kết thúc. 

Trao đổi với báo chí sau khi rời tòa, ông Trần Hồng Phong (luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải) cho biết sau khi Hội đồng thẩm phán nghe luật sư trình bày các chứng cứ mới thì chủ tọa thông báo từ chiều nay sẽ làm việc nội bộ xem xét đánh giá chứng cứ, các tài liệu có trong giấy tờ, hồ sơ vụ án và luật sư không cần thiết tham gia.

Ông Phong đã làm đơn xin tham dự tiếp 3 ngày xét xử nhưng chủ tọa thông báo sau khi trao đổi với Hội đồng thẩm phán, thấy rằng không cần thiết phải có mặt luật sư. Ý kiến của luật sư đã trình bày rồi và Hội đồng thẩm phán đã ghi nhận.

"Sáng nay tôi đã làm việc với bộ phận văn thư trình bày nhiều thông tin chứng cứ liên quan để góp phần giúp Hội đồng thẩm phán có phán quyết tốt nhất. Từ chiều hôm nay tôi không được mời tham dự phiên xử nữa. Mặc dù làm việc nội bộ song tôi hi vọng Hội đồng giám đốc thẩm sẽ xem xét một cách khách quan, tôi có niềm tin hội đồng sẽ có phán quyết tốt nhất vì chủ tọa có khẳng định sẽ không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm", luật sư Phong chia sẻ.

Dự kiến phiên tòa diễn ra đến ngày 8-5.


***************

Trao đi 1 khẩu trang, người nông dân Mỹ nhận lại bằng cử nhân danh dự


Trao đi 1 khẩu trang, người nông dân Mỹ nhận lại bằng cử nhân danh dự - Ảnh 1.

Ông Dennis Ruhnke đứng trước ngôi nhà của mình tại Troy, Kansas, Mỹ - Ảnh: CNN

Khi cầm lá thư và chiếc khẩu trang N-95 do ông Dennis Ruhnke gửi tặng trong tay, thống đốc tiểu bang New York (Mỹ) Andrew Cuomo đã tuyên bố lòng nhân đạo là điều tuyệt vời nhất.

"Nếu được, ông có thể vui lòng tặng chiếc khẩu trang này cho một y tá hoặc bác sĩ nào đó trong bang của ông không?", ông Ruhnke viết trong bức thư gửi đi hồi tháng 3.

Nay người nông dân ở Kansas đã nhận được bằng cử nhân danh dự từ bang của mình.

Nói về lòng tốt của ông Ruhnke, thống đốc Kansas Laura Kelly viết trên Facebook: "Lòng tốt cũng như sự nghiệp làm nông cả đời của Dennis khiến ông đáp ứng vượt yêu cầu cho một tấm bằng".

Bà Kelly cùng chủ tịch ĐH Kansas, ông Richard Myers, đã chính thức trao bằng cho ông Ruhnke trong buổi lễ danh dự hôm 5-5.

Theo bà Kelly, ông Ruhnke còn thiếu 2 tín chỉ để hoàn thành chương trình cử nhân vào năm 1971 thì cha ông đột ngột qua đời. Ông quyết định rời bỏ trường lớp để chăm sóc mẹ và nông trại của gia đình.

Sau khi ông Ruhnke gửi thư, thống đốc Kelly đã gọi điện cảm ơn ông vì trở thành một đại sứ đặc biệt của tiểu bang Kansas.

Trong khi đó, thống đốc New York ca ngợi hành động cao đẹp này của ông.

"Điều đó mới đẹp làm sao. Đó là tình yêu, là sự dũng cảm, là lòng hào hiệp đã khiến đất nước này thật đẹp đẽ", ông Cuomo nói.

Trong bức thư gửi đến thống đốc New York, ông Ruhnke cho biết chiếc khẩu trang gửi đi là 1 trong số 5 chiếc còn lại ông để dành sử dụng lúc làm nông. Ông cùng vợ, cả 2 đều đã quá tuổi 70, gửi chiếc khẩu trang này tới ông Coumo giữa lúc nguồn cung trang thiết bị y tế trở nên khan hiếm vì dịch COVID-19.

New York là tiểu bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Mỹ trong đợt đại dịch hiện nay, với hơn 321.000 ca nhiễm và ít nhất 25.124 người đã qua đời.


************

Hình ảnh dân Italia nhảy múa ăn mừng dỡ lệnh phong tỏa


Hàng nghìn người dân sống tại nhiều thành phố ở Italia đã xuống đường ăn mừng khi chính phủ nước này bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa Covid-19

Người dân ở Milan, Venice, Turin và Rome đã đổ ra đường nhảy múa và vỗ tay. Nhiều tiệm cà phê đã mở cửa trở lại phục vụ cho người dân sau hơn hai tháng ngừng hoạt động. Tuy nhiên, các biện pháp ‘giãn cách xã hội’ đề phòng dịch bệnh lây lan vẫn được áp dụng khắp Italia.

Hình ảnh dân Italia nhảy múa ăn mừng dỡ lệnh phong tỏa
Người dân Italia đỗ xuống đường ăn mừng lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Ảnh: The Guardian

“Dịch bệnh vẫn chưa kết thúc. Nếu số ca nhiễm Covid-19 có dấu hiệu tăng lên trong hai tuần tới, thì chúng tôi sẽ tái áp đặt lệnh phong tỏa”, New York Times trích lời quan chức Bộ Y tế Italia Ricciardi nói.

Số liệu thống kê từ Worldometers tính tới sáng 5/5 cho thấy Italia đã ghi nhận 211.938 ca dương tính và 29.079 người thiệt mạng do Covid-19, trong đó ngày 4/5 quốc gia Nam Âu này phát hiện thêm 1.221 trường hợp nhiễm virus Sars-CoV-2.


*************

Angelina Jolie từng khiến ê-kíp quay phim bối rối vì cảnh ngực trần



Nữ diễn viên Angelina Jolie đã tự tin bán nude trước ống kính và vòng một nóng bỏng của cô hi diễn cảnh nóng đầu tiên trong sự nghiệp năm 19 tuổi, khiến mọi người trong ê-kíp quay phim phải lúng túng.

Garth Pearce - một phóng viên kỳ cựu mảng giải trí ở Anh - gần đây tiết lộ những cuộc phỏng vấn đầu tiên của ông với các ngôi sao Hollywood thời họ chưa nổi tiếng. Một trong số đó là cuộc trò chuyện với cô gái trẻ 20 tuổi Angelina Jolie tại London vào năm 1996. Khi đó, Jolie vẫn là gương mặt mới trên màn ảnh rộng và vừa có vai diễn chính đầu tiên trong phim Hackers năm 1995.

warning
attachment
Jolie trong phim "Hackers" năm 19 tuổi.

Chia sẻ với Garth Pearce, Angie tiết lộ cô đã tự tin cởi áo để đóng cảnh nóng trong bộ phim này. "Trong Hackers, có một cảnh sau này bị cắt bỏ, ở đó tôi làm tình với nhân vật của anh Jonny Lee Miller. Tất cả ê-kíp quay phim đều đổ dồn nhìn vào ngực tôi", người đẹp cá tính và nổi loạn thời đó kể. "Tôi là một cô gái có vòng một cỡ D. Tôi đã sẵn sàng ở đó với bộ ngực trần nhưng các nhân viên nam bắt đầu xấu hổ. Họ cố gắng quay đi vì không muốn cứ nhìn chằm chằm vào đó".

Đó là cảnh bán khỏa thân đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất của Angelina Jolie. Sau đó, cô cũng thực hiện một bộ ảnh ngực trần để quảng bá cho bộ phim này. Trong phim, Jolie đóng vai một nữ tin tặc học đường có phong cách tomboy cá tính.

attachment

attachment
Angelina Jolie chụp ảnh quảng bá phim "Hackers".

Bộ phim cũng là mối duyên đưa Angelina Jolie đến với người chồng đầu tiên Jonny Lee Miller. Nữ diễn viên kể, cô và Jonny yêu nhau trong khi quay phim và ở trọ cùng khách sạn tại Los Angeles. Tuy nhiên cả hai cùng giấu kín tình cảm để không ảnh hưởng đến việc quay phim.

"Jonny và tôi nảy sinh tình cảm nhưng tôi nghĩ rằng khi bộ phim kết thúc, chúng tôi sẽ tạm biệt nhau và mỗi người một ngả. Tôi chưa bao giờ có mối tình nào ở trường quay", Angelina tiết lộ trong cuộc phỏng vấn.

attachment
Jolie và Jonny Lee Miller nảy nở tình yêu trên phim trường.

Tuy nhiên hai người đã không chia tay. Từ Anh, Jonny Lee Miller sớm quay lại Los Angeles thăm Jolie và "mọi thứ tiến triển rất nhanh, cả hai chúng tôi cùng ngỏ lời cầu hôn nhau". Và cũng không mất nhiều thời gian đắn đo, cặp đôi quyết định kết hôn thần tốc vào tháng 3/1996. "Tôi đến đám cưới với chiếc quần da màu đen", nữ diễn viên kể.

Cuộc phỏng vấn diễn ra chỉ hai tuần sau khi Angelina kết hôn với Jonny. Cô vẫn đang lâng lâng trong niềm hạnh phúc tân hôn. Angie cho biết, cô yêu Jonny bởi anh có phong cách hoang dã và cô thấy an toàn khi ở bên nam diễn viên xứ sương mù. Cả hai cùng chia sẻ niềm đam mê xăm hình và họ đã cùng nhau đi xăm rất nhiều lần trong giai đoạn này.

Đến năm 1999, Angelina ly hôn Jonny Lee Miller nhưng vẫn quý trọng nhau và giữ mối quan hệ bạn bè.


************

Rủi ro án oan từ lời khai của nhân chứng

MỹJennifer Thompson (22 tuổi) kể nhớ như in khuôn mặt của kẻ hiếp dâm, nhưng xét nghiệm ADN cho thấy cô đã nhớ nhầm.

Một tối tháng 7/1984, nữ sinh viên Jennifer Thompson bị kẻ lạ mặt cầm dao đe dọa và hiếp dâm tại căn hộ riêng thuộc thành phố Burlington, bang North Carolina. Thompson nói chí trả thù đã thôi thúc cô bình tĩnh ghi nhớ mọi chi tiết trên khuôn mặt kẻ tấn công để đảm bảo hắn sẽ "sống mục ruỗng trong tù".

May mắn sống sót, Thompson giúp cảnh sát phác họa chân dung hung thủ. Vài ngày sau, Thompson "chọn" Ronald Cotton (22 tuổi) qua hai lần nhận dạng qua ảnh và nhận dạng trực tiếp.

Trước tòa, năm 1985, Thompson trở thành nhân chứng mấu chốt, bên cạnh các chứng cứ gián tiếp như đèn pin và giày tìm thấy tại nhà Cotton giống của hung thủ. Không có chứng cứ pháp y, nhưng lời khai và sự tự tin của Thompson đã thuyết phục được tòa án kết án Cotton phạm tội Hiếp dâm Đột nhập, hình phạt 54 năm tù. Thompson cuối cùng cũng thực hiện được lời hứa với bản thân.

10 năm sau, khi được yêu cầu cung cấp mẫu máu để xét nghiệm ADN, Thompson đồng ý vì cho rằng chứng cứ này sẽ càng thêm củng cố tội trạng của Cotton. Tuy nhiên, cô gái ngạc nhiên khi biết kết quả xét nghiệm cho thấy Cotton không phải chủ nhân của mẫu tinh trùng lạ. Hung thủ thật sự được xác định là Bobby Poole – người mà Thompson từng khẳng định trước tòa "chắc chắn chưa bao giờ gặp mặt".

Ronald Cotton (trái) và Bobby Poole. Ảnh: Burlington Police Department.

Ronald Cotton (trái) và Bobby Poole. Ảnh: Burlington Police Department.

Cotton không phải người đầu tiên bị kết án oan ở Mỹ vì nhân chứng nhận dạng sai. Theo Dự án Vô tội – tổ chức phi lợi nhuận trợ giúp người bị oan sai tại Mỹ, 69% số người được minh oan bằng ADN (252 vụ) từng bị kết án oan một phần do nhận dạng sai. Ngoài ra, việc nhân chứng nhận dạng sai cũng góp phần trong ít nhất 450 vụ án oan được giải quyết không thông qua ADN, theo Danh sách Người được giải oan quốc gia.

Alexis Agathocleous, luật sư làm việc tại dự án, cho biết trí nhớ của con người rất mong manh do não bộ có thể ghi nhớ không đầy đủ hoặc sai sót. Ký ức cũng có thể giảm sút hoặc bị tác động làm cho sai lệch, khiến mỗi lần hồi tưởng ký ức lại thay đổi.

Agathocleous lấy ví dụ về bức ảnh chiếc váy từng khiến người dùng internet tranh luận kịch liệt. Có người nhìn thấy chiếc váy sọc đen và xanh dương, cũng có người nhìn thấy váy màu vàng kim và trắng. Điều này cho thấy não bộ mỗi người xử lý hình ảnh theo cách khác nhau tùy vào độ chiếu sáng nền và sự diễn giải của bộ não.

Ký ức cũng xuống cấp khi được lưu trữ trong não bộ. Nghiên cứu từ thế kỷ 19 tới nay cho thấy con người có thể mau chóng quên đi những điều vừa nhìn hoặc nghe thấy. Ký ức cũng không cải thiện theo thời gian mà chỉ mất đi nếu không được trau dồi thường xuyên.

Ngoài ra, ký ức cũng rất dễ bị thay đổi trong lúc lưu trữ và hồi tưởng. Cách đặt câu hỏi, cũng như thông tin mà nhân chứng nhận được từ điều tra viên, báo chí, hoặc nhân chứng khác sau khi sự việc đã xảy ra, đều có thể tác động tới ký ức của họ.

Ví dụ, khi nhận dạng, cảnh sát có thể đặt nghi can cùng nhóm với những người không có đặc điểm tương tự, hoặc trong nhóm chỉ có nghi can có đặc điểm khớp với mô tả nạn nhân,... Những kỹ thuật mang tính gợi ý này đều có thể khiến nghi can nổi bật lên trong mắt nhân chứng. Ngoài ra, cảnh sát còn có thể vô tình nói những câu mang tính gợi ý như "hãy chọn ra hung thủ", từ đó khiến nhân chứng giả định rằng có nghi can ở trong nhóm nên bị áp lực chọn người có ngoại hình giống nhất.

Như trong vụ án của Ronald Cotton, luật sư bào chữa đã phát hiện cô Thompson phải mất vài phút mới có thể chọn ra Cotton trong hai lần nhận dạng. Nhưng Thompson rất có thể đã càng vững tin vào lựa chọn của mình sau khi điều tra viên nói lời nhận xét có tính dẫn dắt. Chính sự tự tin sai lầm ấy thuyết phục được bồi thẩm đoàn kết tội Ronald Cotton.

Tuy vậy, rủi ro trong quá trình nhận dạng nghi can không phải không có cách khắc phục. Năm 2014, Học viện Khoa học Quốc gia (Mỹ) đã ra báo cáo đề xuất cải cách quy trình nhận dạng, trong đó khuyến nghị cảnh sát viên tổ chức buổi nhận dạng phải là người không biết danh tính nghi can để tránh vô tình để lộ cho nhân chứng qua lời nói hoặc ngôn ngữ cơ thể. Cảnh sát cũng nên để nhân chứng ghi lại mức độ chắc chắn vào lựa chọn của mình để giúp bồi thẩm đoàn đánh giá độ tin cậy của kết quả nhận dạng.

Hiện, 24 tiểu bang tại Mỹ đã thực thi các khuyến cáo trên dưới nhiều hình thức như ban hành pháp luật, quyết định tòa án, hoặc tự nguyện tuân thủ, theo Innocence Project. Gần nhất, bang Louisiana ban hành Luật Nhân chứng nhận dạng vào năm 2018.

Quốc Đạt (Theo Washington Post, New York Times, Innocence Project)


***********

sân bay khiến phi công luôn thấp thỏm khi hạ cánh


Nằm giữa đại dương và dãy núi cao, một phi trường ở Bồ Đào Nha nổi tiếng vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khiến mọi phi công luôn cảm thấy hồi hộp mỗi khi máy bay đáp xuống.

1
Tọa lạc gần Funchal, phi trường quốc tế Madeira tại Bồ Đào Nha bắt đầu hoạt động từ tháng 7/1964 với hai đường băng có chiều dài 1.600 m.
2
Do đường băng ngắn, việc đáp máy bay trở thành nhiệm vụ khó khăn đối với ngay cả những phi công kỳ cựu nhất.
3
Những quả núi cao xung quanh phi trường và đại dương gần đó khiến việc hạ cánh trở nên càng nguy hiểm hơn.
4
Ngoài thao tác chuyển hướng, phi công còn phải đối mặt với nhiễu động khí do luồng khí ấm từ đại dương gặp khối khí lạnh, khô từ núi.

Cảnh phi cơ, tàu hỏa chạy chung đường ở New Zealand

Sắp xếp lịch cất cánh và đáp xuống của các phi cơ là thách thức lớn đối với ban quản lý một sân bay tại New Zealand, bởi một đường băng ở đây giao cắt với đường sắt.

5
Vào ngày 19/11/1977, một phi cơ Boeing 727 từ thành phố Brussells cố gắng đáp xuống đường băng khi mưa lớn, gió mạnh và tầm nhìn giảm. Khi tới cuối đường băng và cách mặt đất khoảng 60 m, máy bay đột nhiên lao thẳng xuống, khiến 131 người tử nạn. Thảm kịch ấy khiến ban quản lý sân bay quyết định tăng chiều dài của đường băng.
lmn
8 năm sau vụ tai nạn, chiều dài của đường băng tăng thêm 200 m. Vào năm 2000, người ta tiếp tục mở rộng đường băng.
7
Các kỹ sư xây đường băng trên 180 cột bê tông, với chiều dài mỗi cột khoảng 70 m.
8 Ngày nay, chiều dài của đoạn phía trên các cột bê tông tương đương 1/2 chiều dài của đường băng
***************

Con gái tìm ra hung thủ giết mẹ sau 20 năm

Mỹ  Marlene Major (25 tuổi) đột nhiên mất tích, chồng cô nói vợ bỏ nhà đi sau khi hai người to tiếng.

Thị trấn nhỏ Verona, bang Kentucky vào tháng 10/1980 chỉ có dân số vỏn vẹn 500 người nên tin tức về vụ mất tích lan đi nhanh. 

Cảnh sát nhận định nếu Marlene bỏ đi, tại sao không mang theo vật dụng cá nhân nào, kể cả bằng lái xe, thẻ an sinh xã hội, hoặc trang sức? Ngoài ra, cô còn hai con nhỏ nên không thể cứ thể bỏ đi.

Marlene và Bill cưới nhau 9 năm nhưng không hạnh phúc. Marlene có quan hệ ngoài luồng với Glenn St.Hillaire, nhân viên của chồng. Bill bị đồn biết vợ ngoại tình nhưng không cấm cản, thậm chí còn khuyến khích vì bản thân ông ta cũng có người khác.

Làm việc với cảnh sát, Bill và Glenn đều phủ nhận liên quan vụ mất tích. Hai con nhỏ Donald (9 tuổi) và Lalana (5 tuổi) cũng nói không nghe thấy âm thanh bất thường vào đêm xảy ra sự việc. Nơi ở của hai vợ chồng và của Glenn không có bằng chứng cho thấy có sự giằng co.

Để tìm được Marlene, điều tra viên tích cực tìm kiếm và gửi hồ sơ nha khoa đi khắp nước Mỹ để đối chiếu nếu có người cùng đặc điểm nhận dạng, nhưng việc này không đem lại kết quả.

Trong lúc ấy, Bill nói với con rằng mẹ bị nghiện ma túy và rượu nên đã bỏ đi với người đàn ông khác. Chưa đầy một năm sau, Bill cùng hai con chuyển đến sống với bố mẹ đẻ ở bang Rhode Island và tái hôn.

Lớn lên trong niềm tin rằng bị mẹ bỏ rơi, hai chị em Lalana càng thêm bất hạnh khi bị cha bạo hành. Lalana kể từng thấy anh trai bị đánh đến mức không thể tự đứng dậy đi lại.

Khi không còn chịu đựng được, Lalana cùng em trai kể với mẹ kế việc bị cha đẻ lạm dụng tình dục và dọa giết. Sau khi vợ kế báo cảnh sát, Bill bị bắt vì tội Lạm dụng tình dục cấp độ I vào năm 1985, chịu án 15 năm tù, được trả tự do vào những năm 1990.

Sau khi bố đi tù, Donald và Lalana trở lại bang Kentucky sống cùng bà ngoại. Khi tròn 20 tuổi, Lalana được tiếp cận hồ sơ vụ án của mẹ và bắt đầu tự điều tra qua kiến thức có được từ phim tài liệu về tội phạm. Đọc nhật ký của mẹ, Lalana nhận ra mẹ cô biết những gì Bill làm với Donald nên đã tính chuyện ly hôn. Điều này có thể đã khiến Bill giết người diệt khẩu.

Lalana phỏng vấn tất cả người quen biết mẹ đẻ và ghi chép cẩn thận thời gian, địa điểm, nội dung phỏng vấn. Trong những người được hỏi có cả người bạn trai của mẹ là Glenn. Glenn kể chính Bill từng nói sẽ giết Marlene nếu đòi ly hôn, đồng thời dọa rằng biết cách che giấu vụ giết người sao cho trót lọt.

Lalana rà soát hồ sơ vụ án, thấy rằng năm 1981, khoảng một năm sau khi mẹ mất tích, người dân tìm thấy hộp sọ người chỉ cách nhà cô một dặm nhưng công nghệ phân tích ADN thời điểm đó chưa phát triển. Trên hộp sọ không có hàm răng để so sánh hồ sơ nha khoa nên không thể khẳng định nạn nhân là Marlene. Tin rằng đây chính là mẹ, Lalana tự đào các hố xung quanh nơi hộp sọ để tìm kiếm thêm nhưng không có kết quả.

Không bỏ cuộc, Lalana yêu cầu trưng cầu giám định hộp sọ. Dựa trên đặc điểm chân mày, chuyên gia nhân chủng học pháp y kết luận nạn nhân là nữ giới da trắng khoảng 30 tuổi, phù hợp độ tuổi Marlene khi mất tích. Trên hộp sọ nạn nhân có vết đạn lớn hướng từ dưới lên trên và đi xuyên qua. Trong ba loại vũ khí có thể gây ra sức sát thương lớn như vậy có loại súng ngắn cỡ đạn 9 mm, cùng loại súng Bill mang theo người khi ấy.

20 năm qua, với sự tiến bộ của công nghệ, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp chiết xuất ADN từ hóa thạch. Đối chiếu ADN ty thể (loại ADN chỉ truyền từ mẹ sang con) trong hộp sọ và ADN trong nước bọt của Lalana, kết quả cho thấy có quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, bằng chứng này chưa đủ để kết tội Bill.

Từ đây, cảnh sát chuyển sự chú ý tới tình tiết bị bỏ qua trong cuộc điều tra ban đầu vì không có căn cứ xác thực. Cha đẻ của Bill cho biết từng nghe con trai thừa nhận giết vợ trong cuộc nói chuyện 5 năm trước. Ông cảm thấy kinh hoàng nên đã từ mặt Bill, bây giờ muốn giúp cảnh sát phá án.

Với phần mềm ghi âm do cảnh sát cài đặt, cha của Bill liên lạc với con trai, trong lúc tán gẫu thì "vô ý" gợi lại chuyện kia. Cũng chính lúc này, Bill tự buộc tội chính mình bằng lời nói "đó không phải là vụ giết người hoàn hảo bởi nếu hoàn hảo thì đã không có ai quan tâm".

Cho rằng đủ chứng cứ, công tố viên truy tố Bill về tội Giết người. Công tố viên cáo buộc Marlene phát hiện chồng lạm dụng tình dục con đẻ nên đòi ly hôn. Sợ bị lộ, Bill lên kế hoạch bắn vợ, phi tang xác.

Khi bị bắt, Bill tỏ ra không hối hận.

Bill tại tòa. Ảnh: Filmrise

Bill tại tòa. Ảnh: Filmrise

Năm 2003, hơn 20 năm sau vụ mất tích của Marlene, bồi thẩm đoàn chỉ mất 43 phút nghị án để đưa ra phán quyết kết án Bill Major (59 tuổi) về tội Giết người cấp độ I, phạt tù chung thân.

Bảo Trung (Theo South Coast Today
**************

Đồng phục tiếp viên thay đổi thế nào vì Covid-19?

Lo ngại về an toàn trên chuyến bay, một số hãng hàng không đã tìm đến các nhà thiết kế để cho ra đời đồng phục phòng ngừa nCoV.

Hãng hàng không giá rẻ AirAsia đã mời nhà thiết kế thời trang người Philippines, Puey Quiñones, cho ra đời một bộ đồng phục tích hợp với thiết bị bảo vệ cá nhân dành cho phi hành đoàn. Bộ đồ hoàn toàn trái ngược với đồng phục truyền thống của AirAsia và sẽ chỉ được mặc trên các chuyến bay cứu hộ, theo CEO Tony Fernandes. Ảnh: Puey Quiñones.

Hãng hàng không giá rẻ AirAsia đã mời nhà thiết kế thời trang người Philippines, Puey Quiñones, cho ra đời bộ đồng phục tích hợp với thiết bị bảo vệ cá nhân dành cho phi hành đoàn. Bộ đồ hoàn toàn trái ngược với đồng phục truyền thống của AirAsia và sẽ chỉ được mặc trên các chuyến bay cứu hộ, theo CEO Tony Fernandes.
Đồ bảo hộ thời trang này có logo và màu sắc của hãng, che kín người từ đầu đến chân. Nhà thiết kế Puey Quiñones (trái) thiết kế một tấm chắn mặt bằng nhựa và khẩu trang N95 bao gồm trong bộ đồ.
"Khi mọi người nhìn thấy thiết kế của AirAsia, họ sẽ được nhắc nhở rằng bản thân an toàn, sức khỏe của chính họ được quan tâm và hãng sẽ chăm sóc tất cả hành khách. Nhưng chúng tôi cũng cần bạn, những hành khách, tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh", Quiñones nói. Ảnh: Puey Quiñones.

Hãng hàng không giá rẻ này tuyên bố khởi động lại các đường bay nội địa Malaysia từ 29/4, tại Thái Lan từ 1/5, tại Ấn Độ từ 4/5, tại Indonesia từ 7/5 và Philippines từ 16/5. Hành khách được khuyến cáo đeo khẩu trang, tuân thủ quy định giãn cách xã hội và giữ vệ sinh cá nhân ở mức cao nhất. Ảnh: Triangle News.

Hãng hàng không giá rẻ này tuyên bố khởi động lại các đường bay nội địa Malaysia từ 29/4, tại Thái Lan từ 1/5, tại Ấn Độ từ 4/5, tại Indonesia từ 7/5 và Philippines từ 16/5. Hành khách được khuyến cáo đeo khẩu trang, tuân thủ quy định giãn cách xã hội và giữ vệ sinh cá nhân ở mức cao nhất. Ảnh: Triangle News.

Philippines Airlines cũng trang bị đồng phục bảo hộ cho tiếp viên trên các chuyến bay đưa công dân về nước. Trang phục này là tác phẩm của một nhà thiết kế người Philippines khác, Edwin Tan. Ảnh: BI.

Philippines Airlines cũng trang bị đồng phục bảo hộ cho tiếp viên trên các chuyến bay đưa công dân về nước. Trang phục này là tác phẩm của nhà thiết kế người Philippines Edwin Tan. Ảnh: BI.

Chi tiết đặc biệt trên trang phục bảo hộ này là hình màu cờ của đất nước nghìn đảo, đây cũng là thiết kế trên đuôi máy bay của hãng hàng không quốc gia Philippines Airlines. Hiện chưa rõ hãng có tiếp tục sử dụng đồng phục này khi khởi động lại toàn bộ đường bay vào giữa tháng 5 hay không. Ảnh: Edwin Tan.

Chi tiết đặc biệt trên trang phục bảo hộ này là hình màu cờ của đất nước nghìn đảo, đây cũng là thiết kế trên đuôi máy bay của hãng hàng không quốc gia Philippines Airlines. Hiện chưa rõ hãng có tiếp tục sử dụng đồng phục này khi khởi động lại toàn bộ đường bay vào giữa tháng 5 hay không. Ảnh: Edwin Tan.

Dù chưa kết hợp với nhà thiết kế chuyên nghiệp nào, những hãng hàng không khác cũng trang bị đồ bảo hộ cho tiếp viên. Trên ảnh là phi hành đoàn Thai Airways. Ảnh: Thai Airways.

Dù chưa kết hợp với nhà thiết kế chuyên nghiệp nào, những hãng hàng không khác cũng trang bị đồ bảo hộ cho tiếp viên. Trên ảnh là phi hành đoàn Thai Airways. Ảnh: Thai Airways.

Dù không trực tiếp tiếp xúc với hành khách, những phi công của Vietnam Airlines cũng được trang bị đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân. Hiện hãng hàng không quốc gia Việt Nam triển khai nhiều đường bay nội địa với mức khuyến mại hấp dẫn cho mùa du lịch hè 2020. Ảnh: VNA.

Dù không trực tiếp tiếp xúc với hành khách, những phi công của Vietnam Airlines cũng được trang bị đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân như tiếp viên. Hiện hãng hàng không quốc gia Việt Nam triển khai nhiều đường bay nội địa với mức khuyến mại hấp dẫn cho mùa du lịch hè 2020. Ảnh: VNA.

Hãng còn cung cấp khẩu trang cho hành khách trên một chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước. Ảnh: VNA.

Hãng còn cung cấp khẩu trang cho hành khách trên chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước. Ảnh: VNA.

Emirates cũng trang bị một lớp áo trùm bảo vệ dùng một lần cho tiếp viên mặc bên ngoài đồng phục truyền thống. Ngoài ra, tiếp viên được phép đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ. Hãng bay có trụ sở tại Dubai dự kiến thực hiện các chuyến bay đến Frankfurt (Đức), London (Anh), Manila (Philippines), Sao Paulo (Brazil) và Thượng Hải (Trung Quốc) để đưa công dân các nước hồi hương vào tháng 5. Ảnh: Emirates.

Emirates cũng trang bị một lớp áo trùm bảo vệ dùng một lần cho tiếp viên mặc bên ngoài đồng phục truyền thống. Ngoài ra, tiếp viên được phép đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ. Hãng bay có trụ sở tại Dubai dự kiến thực hiện các chuyến bay đến Frankfurt (Đức), London (Anh), Manila (Philippines), Sao Paulo (Brazil) và Thượng Hải (Trung Quốc) để đưa công dân hồi hương vào tháng 5. Ảnh: Emirates.

Bảo Ngọc (Theo Business Insider)


***********

'Đắng lòng' sinh nhật xưa và nay

Cái thời trẻ trâu ngu lâu khó đào tạo lắm ^^...
lam1-9136-1436585094.jpg

Nên nhớ 6 thứ đừng làm nha.

lam2-6560-1436585095.jpg

Hix, kể ra đời cũng buồn thật. Tớ ước gì được giống như xưa.

lam3-7325-1436585095.jpg

Nghệ thuật làm phim cực ảo diệu bạn có biết?

lam4-2462-1436585095.jpg
lam5-3193-1436585095.jpg
lam6-6866-1436585095.jpg

Dáng nằm "oẳn tà là vằn" của con mèo nhà em.

lam7-2062-1436585096.jpg

Tình yêu dành cho mẹ luôn là vĩnh cữu.

lam8-5919-1436585096.jpg

Về với mẹ, mẹ sẽ che chở hết những nỗi đau.

lam9-4257-1436585096.jpg

Chế nào kể cho em nghe một câu chuyện nữa với ạ.

lam10-7833-1436585096.jpg

Thời trẻ trâu đầu ngu lâu khó đào tạo lắm.

'Đắng lòng' sinh nhật xưa và nay

lam11.jpg

Giờ tớ đã hiểu chân lý là như thế :))

lam12.jpg
lam13.jpg

Nỗi lo chung của nhiều sĩ tử 97 hiện giờ.

lam14.jpg

Chết cái tội nói dối mà.

lam15.jpg

Bé tí mà đã biết chụp ảnh tự sướng điệu đà thế này rồi/

lam16.jpg

"Quý cô mùa đông" có phong thái hơi bị chuyên nghiệp đấy.

lam18.jpg

Lời cảnh báo khiến khối tên trộm phải rùng mình.

lam19.jpg

Phải đeo biển cho mọi người tiện gọi.

lam20.jpg

=)), thì cũng là dạng photo í mà.

lam21.jpg

Nơi tụ tập của các ông chồng.

Zon zon


**********

Tái đóng công viên vì gần 8.000 người vi phạm giãn cách

Mỹ Thành phố Miami Beach dừng hoạt động công viên South Pointe chưa đầy một tuần sau khi mở cửa lại vì hàng nghìn người vi phạm giãn cách.

Sở Cảnh sát Miami Beach, bang Florida, hôm 4/5 cho biết công viên South Pointe bị đóng cửa cho đến khi có thông báo mới, sau khi họ cảnh cáo 7.329 người không đeo khẩu trang và hơn 470 người không giữ khoảng cách từ ngày 1/5 đến 3/5. 

South Pointe là một trong nhiều công viên và trung tâm vui chơi ở Miami Beach tái mở cửa hôm 29/4, khi thành phố nới lỏng các hạn chế được áp đặt để kiềm chế Covid-19 lây lan. Người dân được phép đến các địa điểm này vui chơi, miễn là luôn đeo khẩu trang, không tụ tập quá 10 người, các nhóm cách nhau 2 mét và không tham gia vào bất kỳ hoạt động có tổ chức, thể thao hay lớp học nào.    

Người dân chia nhau nước sát khuẩn trong công viên South Pointe ở Miami Beach, Florida, hôm 29/4. Ảnh: AFP

Người dân chia nhau nước sát khuẩn trong công viên South Pointe ở Miami Beach, Florida, hôm 29/4. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố Jimmy Morales cho hay nhiều người tỏ ra chống đối các biện pháp giãn cách xã hội và việc họ đóng cửa các bãi đỗ xe nhằm làm giảm lượng người đổ tới công viên không mang lại hiệu quả.

"Chúng tôi đã cố gắng thiện chí mở cửa công viên để giúp người dân ra ngoài vui chơi an toàn. Ở hầu hết các công viên khác của thành phố, việc tái mở cửa diễn ra thành công. Công viên South Pointe Park là trường hợp ngoại lệ lớn nhất", ông Morales nói. "Chúng tôi đã triển khai lực lượng khuyến khích mọi người trong công viên tuân thủ quy định, nhưng họ vấp phải thái độ thù địch và chống đối".

Ông Morales cho hay trong hoàn cảnh đó, biện pháp tốt nhất để bảo vệ người dân và các nhân viên tuyến đầu là đóng cửa công viên.

Nước Mỹ vẫn tiếp tục lộ trình dần dần tái mở cửa khi thêm hơn chục bang nới lỏng lệnh phong tỏa hôm 4/5. Nhiều bang tin rằng họ đã "làm phẳng đường cong" lây nhiễm đủ để nối lại hoạt động sau hơn một tháng đóng cửa các doanh nghiệp và buộc người dân ở trong nhà.

Tại Florida, các cửa hàng bán lẻ, bảo tàng, thư viện được hoạt động lại với 25% công suất. Nhà hàng được phép mở cửa với điều kiện sắp xếp bàn ăn cách nhau 2 mét.

Tại California, một số cửa hàng bán lẻ cũng sẽ được phép mở lại từ cuối tuần này. Tuy nhiên, ở Nam California, hai thành phố biển đang đệ đơn kiện Thống đốc Gavin Newsom sau khi ông ra lệnh đóng cửa tất cả bãi biển của quận Cam từ hôm 1/5. Quyết định của ông Newsom cũng khiến gần 3.000 người đổ đến bãi biển Huntington Beach biểu tình.

Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 1,2 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó gần 70.000 ca tử vong.  
***********

Khách ủng hộ nhà hàng 1.300 USD khi tái mở cửa


MỹChủ nhà hàng ở Texas cảm động khi nhận được 1.300 USD tiền bo của khách vào ngày mở cửa lại khi lệnh phong tỏa chấm dứt.

David Fernandez, chủ nhà hàng Frog & The Bull ở thành phố Austin, bang Texas, ngày 1/5 mở cửa trở lại đón khách sau thời gian dài dừng hoạt động vì lệnh phong tỏa ngăn Covid-19. Trong hôm đó, một khách quen đã đưa gia đình đến dùng bữa tối và chi hết 337 USD, nhưng đề nghị bồi bàn tính tiền gấp đôi. 

Người khách thêm 300 USD tiền boa cho bồi bàn, cùng 1.000 USD tặng nhà hàng, trên hóa đơn thanh toán. Ảnh: CNN.

Người khách thêm 300 USD tiền boa cho bồi bàn, cùng 1.000 USD tặng nhà hàng, trên hóa đơn thanh toán. Ảnh: CNN.

Josh Pikoff, 18 tuổi, bồi bàn, chưa từng nhận được yêu cầu nào như thế. Vì vậy, cậu đã gọi ông chủ Fernandez tới giúp đỡ.

"Ông ấy nói tính tiền gấp đôi, tôi hỏi lại 'ngài có chắc không?'" Fernandez nhớ lại. "Ông ấy bảo 'chắc chứ'".Sau khi nhận hóa đơn thanh toán gấp đôi, người khách viết thêm 300 USD tiền bo cho Pikoff và thêm 1.000 USD nữa "cho nhà hàng", với tổng số tiền thanh toán lên đến 2.019 USD.

"Ban đầu tôi rất sốc vì không hiểu tại sao ông ấy lại cho mình tiền", Pikoff nói. "Nhưng ông ấy bảo rất biết ơn vì chúng tôi đã mở cửa trở lại, dù bản thân có thể gặp nguy hiểm, để phục vụ cộng đồng".

"Tôi không biết nói gì hơn", Fernandez nói. "Ngài ấy thật hào phóng và tôi đã vô cùng ngạc nhiên".

Fernandez khai trương nhà hàng Frog & The Bull chưa đầy 5 tháng thì phải ngừng đón khách vì Covid-19. Như rất nhiều nhà hàng khác ở Mỹ, quán chịu thiệt hại nặng vì khủng hoảng, buộc Fernandez phải cho phần lớn nhân viên nghỉ việc, chỉ giữ lại đội ngũ nòng cốt để duy trì nhà hàng bằng cách bán đồ mang đi và giao hàng. 

Trong thời gian đó, Fernandez và nhân viên đã "vật lộn để sống còn theo nghĩa đen". Vì vậy, sau khi lệnh ở nhà của chính quyền Texas hết hiệu lực hôm 30/4, họ đã rất phấn khích chuẩn bị cho ngày mở cửa lại.

"Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng theo mọi khuyến cáo", ông nói. "Ví dụ, chúng tôi chỉ xếp chỗ tối đa 25% sức chứa để đảm bảo an toàn cho mọi người". 

Số tiền bo từ người khách hào phóng sẽ giúp nhà hàng sớm khôi phục hoạt động bình thường, Fernandez nói, đảm bảo lần sau nếu người khách trên quay lại, ông sẽ được phục vụ chu đáo.

Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 1,2 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó gần 70.000 ca tử vong. Tuy nhiên, nhiều bang đang thực hiện lộ trình tái mở cửa khi tin rằng đã "làm phẳng đường cong" lây nhiễm đủ để nối lại hoạt động sau hơn một tháng đóng cửa các doanh nghiệp và buộc người dân ở trong nhà.

Hồng Hạnh (Theo CNN)


************

julia-veu-to 1

julia-veu-to 2

julia-veu-to 3

julia-veu-to 4

julia-veu-to 5

julia-veu-to 6

julia-veu-to 7

julia-veu-to 8

julia-veu-to 9

julia-veu-to 10

julia-veu-to 11

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 20246:29 SA
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20246:04 SA
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20246:46 SA
Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 20243:32 SA
Thứ Tư, 24 Tháng Giêng 20243:28 SA
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20245:58 SA
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20246:31 SA
Chủ Nhật, 21 Tháng Giêng 20245:48 SA
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20246:11 SA
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20245:14 SA