Trang Lá Cải Ngày 24 - 04 - 2020: 9 tháng tù cho người đấm vào mặt công an

Thứ Sáu, 24 Tháng Tư 20206:23 SA(Xem: 12625)
Trang Lá Cải Ngày 24 - 04 - 2020: 9 tháng tù cho người đấm vào mặt công an
***************

9 tháng tù cho người đấm vào mặt công an

Hà NộiNguyễn Đắc Tùng (29 tuổi) lĩnh 9 tháng tù vì đấm vào mặt cán bộ công an khi bị nhắc nhở không tụ tập uống rượu trong Covid-19.

Theo bản án sơ thẩm ngày 24/4 của TAND quận Bắc Từ Liêm, cùng với Tùng, Lê Ngọc Linh và Trần Đăng Minh mỗi người bị tuyên 8 tháng tù về tội Chống người thi hành công vụ, theo điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.

Tùng, Minh, Linh (từ trái qua) tại phiên toà. Ảnh: Văn Hiệp.

Bị cáo Tùng, Minh, Linh (từ trái qua) tại phiên toà. Ảnh: Văn Hiệp.

Theo cáo trạng, tối 4/4, Minh tổ chức tụ tập ăn uống, hát karaoke ở quán lẩu nướng ở phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm cùng Linh, Tùng. Nhóm này sau đó gây ồn ào, vi phạm quy định trong thời gian cách ly xã hội.

Khi công an phường Phú Diễn đến giải thích và yêu cầu dừng việc tụ tập, ba người không chấp hành và chửi bới, ngăn cản tổ công tác. Tùng sau đó đấm vào mặt, gây thương tích một cán bộ Công an phường Phú Diễn.


***************

Nữ y tá thách thức người biểu tình Mỹ

Hết ca làm ở một bệnh viện Arizona, y tá Lauren Leander thay bộ đồng phục mới, hướng về đám đông đang biểu tình trước cơ quan lập pháp bang.

Cô quyết định trở thành tiếng nói cho các bệnh nhân của mình bằng chính sự yên lặng. Leander, nữ y tá làm việc tại bệnh viện Banner Health, thành phố Phoenix, 5 năm nay, đã cùng một nhóm nhân viên y tế thân thiết đối đầu với người biểu tình trước cơ quan lập pháp bang Arizona hôm 20/4, nơi họ cầm biểu ngữ, vẫy cờ đòi chính quyền mở cửa trở lại. Cô đứng trên bậc thềm của tòa nhà, khoanh tay trước ngực và đeo khẩu trang, vai sát vai với những đồng nghiệp. Cô cho hay mình chỉ cất lời nếu có ai đó xâm phạm không gian cá nhân, bất chấp người biểu tình liên tục la ó.

"Không khí rất nóng, mọi người phấn khích về những gì họ nói", cô kể. "Nhiều bình luận mà chúng tôi nhận được nói rằng chúng tôi là những y tá giả mạo, một lượng lớn trong đám đông vẫn tin rằng virus này là giả, đó chỉ là trò bịp bợm và không có thật. Họ tin rằng chúng tôi giả làm y tá và đó là lý do tại sao chúng tôi không nói gì cả".

Y tá Leander đứng yên lặng đối đầu với người biểu tình ở Phoenix, bang Arizona, hôm 20/4. Ảnh: AP

Y tá Leander đứng yên lặng đối đầu với người biểu tình ở Phoenix, bang Arizona, hôm 20/4. Ảnh: AP

Thống đốc Arizona Doug Ducey áp lệnh ở nhà với người dân cho đến 30/4 nhằm kiềm chế nCoV lây lan. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nền kinh tế đã hứng chịu quá nhiều thiệt hại và lệnh cấm cần phải được dỡ bỏ.    

Leander cho hay cô tình nguyện làm việc tại khoa điều trị Covid-19 của bệnh viện toàn thời gian và đã chăm sóc các bệnh nhân đến từ khắp bang Arizona trong tháng qua.     

"Tôi chỉ hy vọng mọi người đừng nhìn những y tá như kẻ thù và chúng tôi sẽ chăm sóc họ theo cách này hay cách khác", cô nói. "Tôi không quan tâm liệu các bạn có tin virus này là thật hay không, hay quan điểm của các bạn là gì, nếu những người này đến phòng hồi sức tích cực ICU của tôi, chúng tôi sẽ chăm sóc họ".

Sau khi nhìn những bức ảnh và video về người biểu tình đòi tái mở và nới lỏng các hạn chế ở thành phố Denver, bang Colorado, hôm 19/4, Leander cảm thấy cô phải đứng lên vì những nhân viên y tế.

Thấy mọi người biểu tình ở Arizona, cô lập tức nhắn tin cho vài đồng nghiệp và cùng tới đó. Họ đứng trong yên lặng trước gần 1.000 người khác.

"Đây không phải là vấn đề chính trị, chọn bên nào, virus này không phân biệt ai cả", nữ y tá nói. "Nó cướp đi mạng sống hết người này đến người kia. Tôi biết chỉ là mơ ước nhưng tôi muốn chúng ta đứng chung một chiến hào trong cuộc chiến với virus này".

Leander nói rằng ngay lúc này, công chúng cần lắng nghe các chuyên gia đang nghiên cứu về nCoV. Thậm chí là y tá, họ cũng phải làm việc dựa vào khoa học.   

"Thông điệp của chính chúng tôi là chúng tôi muốn họ lắng nghe tiếng nói của các nhân viên y tế hơn là những thông tin sai lệch và nỗi sợ hãi", cô nói. "Nền kinh tế và bang của chúng ta sẽ tái mở cửa theo cách bình tĩnh và có kiểm soát. Đừng mở cửa xả lũ và cho mọi người cùng ra một lúc".

Y tá Leander (thứ hai trừ trái sang) cùng các đồng nghiệp đứng yên lặng đối đầu với người biểu tình ở Phoenix, bang Arizona, hôm 20/4. Ảnh: AP

Y tá Leander (thứ hai trừ trái sang) cùng các đồng nghiệp đứng yên lặng đối đầu với người biểu tình ở Phoenix, bang Arizona, hôm 20/4. Ảnh: AP

Những bức ảnh từ cuộc biểu tình ở Denver đã thu hút sự chú ý của nhiều người trên mạng xã hội, trong đó có cựu thượng nghị sĩ Kelli Ward, người từng đối đầu với John McCain trong cuộc bầu cử bang năm 2016. Bà đã lên Twitter bày tỏ nghi ngờ về tính xác thực của những nhân viên y tế phản đối người biểu tình và gọi đây là hành động tuyên truyền.

"Thậm chí nếu những người xuất hiện 'một cách tự phát' ở những cuộc biểu tình chống chính quyền (mặc cùng trang phục, cùng cử chỉ và biểu cảm trên gương mặt) liên quan đến cơ quan y tế, thì khi họ xuất hiện ở các cuộc biểu tình, họ là những diễn viên đóng vai trò tuyên truyền, phẫn nộ giả tạo", bà Ward nói.

Sau khi đọc phát ngôn của bà Ward, Leander cho rằng nếu có cơ hội, bà nên cùng cô đến phòng hồi sức tích cực ở bệnh viện, tới giường của một số bệnh nhân Covid-19 để trực tiếp chứng kiến tác động của nó như thế nào.   

"Tôi ước rằng bà ấy có thể gặp tôi một ngày nào đó, tôi sẽ cho bà ấy mặc bộ đồ bảo hộ và đi cùng tôi", Leander nói. 

Từ khi làm việc ở khoa Covid-19, cô vẫn chưa gặp lại gia đình mình. Dù khoảng thời gian không được ở bên người thân rất buồn, những gì cô trải qua tại bệnh viện còn đau đớn hơn.   

"Một người phải ra đi qua FaceTime vì gia đình không được phép vào bệnh viện trong cuộc khủng hoảng này, đó là điều đau lòng nhất mà bạn từng chứng kiến", cô nói. 

Cách đây vài ngày, một bệnh nhân đã nắm lấy tay Leander và nói "Xin hãy nói rằng tôi sẽ không chết ở đây". Dù nữ y tá biết những ngày tươi đẹp đang ở phía trước, cô không dám thoát ra khỏi thực tế là có những người đang phải chịu đựng đau đớn ngay lúc này.


**************

Những cách chạy trốn khỏi nhà tù an ninh bậc nhất ở Mỹ

Dù Clinton là nhà tù an ninh nhất tại bang New York, các cai tù ở trại giam này đã để xảy ra hàng chục vụ phạm nhân vượt ngục.

Trại cải tạo Clinton năm 1929. Ảnh: NYT
Trại cải tạo Clinton năm 1929. Ảnh: NYT

Trại cải tạo Clinton là một trong những nhà giam lâu đời và an ninh nhất ở bang New York. Những tù nhân ở đây có thời gian án phạt kéo dài nhiều năm, nhiều thập kỷ, thậm chí tù chung thân. Họ phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt và sự buồn tẻ. Do vậy, tia hy vọng duy nhất của nhiều phạm nhân là nỗ lực vượt ngục. 

Sau 170 năm hoạt động (từ năm 1845 đến nay), nơi này chứng kiến hàng chục vụ phạm nhân bỏ trốn. Tội phạm sử dụng nhiều biện pháp để đào tẩu, như phá cửa, mặc quần áo cải trang, hoặc lẩn trốn khi cai tù không để ý, theo báo New York Times

Luis Garrastegue, tù nhân thụ án tại trại Clinton những năm 1980 và 1990, thường xuyên bàn bạc về kế hoạch vượt ngục với những bạn tù. "Chúng tôi nói về những bức tường dày, và liệu tôi có thể trèo cao tới đâu", Garrastegue cho biết. 

Còn John Resko, một tù nhân tại nhà giam Clinton giai đoạn 1920 - 1930, khẳng định: "Chạy trốn luôn là mục tiêu cháy bỏng của tôi. Một phạm nhân luôn mong muốn thoát khỏi bức tường đang giam cầm để trở về với mái ấm, với gia đình. Anh ta sẽ làm mọi cách để đạt được mục tiêu này". 

Một trong những vụ vượt ngục đầu tiên ở trại Clinton xảy ra năm 1860. Phạm nhân James Whitting trút bỏ quần áo nhà tù, mặc bộ đồ sinh hoạt đời thường và đi ra ngoài trong khi nhân viên bảo vệ không chú ý. Một năm sau, y bị bắt và đưa trở lại nhà giam do liên quan tới vụ lừa đảo thợ kim hoàn ở thành phố Philadelphia. Tuy nhiên, chỉ đến khi cảnh sát chụp hình phạm nhân, họ mới nhận ra đây là người tù từng vượt ngục.

Mùa hè năm 1903, Peter James, một tên trộm ngân hàng bị kết án tù chung thân, chạy trốn khỏi nhà giam Clinton qua đường hầm mà y mất 4 năm để đào xới. Đây là một trong những vụ vượt ngục có kế hoạch kỹ lưỡng nhất ở trại Clinton. 

Trong thời gian thi hành án, James nhận công việc bảo dưỡng máy tại một cơ sở sản xuất đồ thiếc trong tù. Mỗi ngày, y dành vài phút để cào mòn lớp vữa và đá trên sàn nhà của xưởng bằng những mảnh thiếc. James khoác một lớp áo bên ngoài để tránh bụi bám lên bộ đồng phục trong tù. 

Bên trong trại cải tạo Clinton năm 1997. Ảnh: NYT
Bên trong trại cải tạo Clinton năm 1997. Ảnh: NYT

Sau một thời gian, James bắt đầu đào sâu hơn. Lúc này, anh ta huy động sự hỗ trợ của những bạn tù khác. Họ sẽ rung chuông để cảnh báo cho James về hoạt động của cai tù.

Nhiều năm trôi qua, James đã đào xong một đường hầm dài 6 m và nối với hệ thống cống thoát nước của trại giam. Một ngày, theo kế hoạch, James cùng 3 tù nhân mang đồ ăn mà họ bí mật tích trữ để xuống đường hầm, chạy qua đường ống và thoát ra ở cánh đồng gần nhà tù. 

Tờ Police Gazette đánh giá, vụ vượt ngục của James là sự kiện chấn động vì "nhà tù Clinton áp dụng kỷ luật thép, các cai tù không bao giờ lơi là". Tuy nhiên, James và đồng bọn không tự do được lâu. Cảnh sát đã bắt họ sau 5 ngày ở địa điểm gần biên giới với Canada. 

Giáo sư sử học Jeff Hall (Cao đẳng cộng đồng Queensborough) cho biết: "Vượt ngục không phải chuyện dễ dàng nhưng nó đã xảy ra nhiều lần. Trong nhiều trường hợp, tù nhân bị phát hiện không phải do trực thăng tìm kiếm của cảnh sát hay các chiến dịch truy lùng rầm rộ mà từ thông tin của những người dân cảnh giác".

Rất ít trường hợp tù nhân ở trại Clinton vượt ngục thành công. Một trong những ngoại lệ hiếm hoi là vụ của John Filkins khi y chạy trốn vào ngày 15/9/1874. Khi đó, phạm nhân mặc bộ đồ sinh hoạt đời thường và rời khỏi nhà giam bằng cổng chính. Gần một năm sau, tờ Albany Times đưa tin: "Một người đàn ông thề sống chết rằng ông ta đã nói chuyện với Filkins ở Canada".



**************

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

"Văn hóa súng đạn" đóng vai trò không thể thay thế trong xã hội Mỹ trong khi các nhà lập pháp coi sở hữu súng là quyền cơ bản của con người.

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Theo thống kê mới nhất của Small Arms Survey (SAS), tổ chức chuyên nghiên cứu về thị trường vũ khí có trụ sở tại Thụy Sĩ, khoảng 90% dân số Mỹ sở hữu súng. Theo đó, gần như gia đình nào cũng có ít nhất một khẩu súng hợp pháp trong nhà. Các loại súng phong phú về chủng loại được bày bán bên trong những cửa hàng vũ khí trên khắp cả nước.

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Theo các nhà lập pháp Mỹ, sở hữu súng là một trong những quyền cơ bản của con người, chỉ xếp sau quyền tự do ngôn luận. Sau hàng loạt vụ xả súng nghiêm trọng, nhiều người tỏ ra nghi ngại về quyền sử dụng súng của người dân khi mọi người dễ dàng mua và sở hữu vũ khí. Nhiều bang tại Mỹ đang kêu gọi thông qua luật quản lý súng đạn nhằm hạn chế vũ khí nguy hiểm lọt vào tay những phần tử cực đoan.

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Trẻ em đi cùng cha mẹ tới các quầy bán súng. Trung bình hàng năm, có khoảng 100.000 vụ nổ súng gây thương vong ở Mỹ. Khoảng 270 triệu khẩu súng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người dân. Người Mỹ dễ dàng mua súng ở các của hàng chuyên dụng hoặc trung tâm bán lẻ.

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Nhiều đứa trẻ được dạy cách sử dụng súng như một cách bảo vệ bản thân. Rất nhiều bang của Mỹ cho phép mang súng tới nơi công cộng. Người dân được phép sử dụng súng trong trường hợp nhận thấy mình bị đe dọa. Tuy nhiên, tính riêng năm 2010 tại Mỹ, có tới 30.000 người chết vì những sự việc có liên quan tới súng, bao gồm tự tử, tai nạn và đặc biệt là giết người. Ngày 14/12/2012, Adam Lanza giết 26 người, trong đó có 20 trẻ em, ở trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, bang Connecticut, trước tự sát. Đây là vụ thảm sát trường học đẫm máu thứ 2 ở Mỹ, thổi bùng tranh cãi về việc xiết chặt luật quản lý súng đạn.

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Trong suốt 2 thế kỷ qua, "văn hóa súng" đã lan truyền và thống trị xã hội Mỹ. Chính quyền từng nhiều lần nỗ lực hạn chế sự phổ biến của súng nhưng đều không đạt được hiệu quả. Hiện tại, người dân đang yêu cầu chính phủ của Tổng thống Barack Obama mạnh tay ngăn cấm súng sau hàng loạt vụ thảm sát, xả súng vào trường học, nhà thờ hay nhằm vào người da màu.

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Người dân Mỹ được phép mua nhiều loại vũ khí, bao gồm cả súng trường tấn công hay súng trường bắn tỉa.

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Theo Guardian, người mua súng ở Mỹ cần đáp ứng quy định về tuổi, lý lịch trong sạch, không mắc bệnh tâm thần, được cấp giấy phép mua và sở hữu súng.

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) còn tổ chức triển lãm thường niên để người dân học cách ngắm bắn và mua những khẩu súng mà họ thích. Rất nhiều nghị sĩ Mỹ phản đối việc cấm sở hữu súng đạn, có khả năng gây tổn hại tới ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ.

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Trẻ em Mỹ biết về súng qua phim ảnh và được tiếp cận loại vũ khí này ngay trong gia đình hoặc ở các cửa hàng. Rất nhiều sự cố liên quan tới súng và trẻ em xảy ra ở Mỹ trong khi FBI cho biết, 90% vụ án mạng ở Mỹ được thực hiện bằng súng.

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Phụ nữ Mỹ có nguy cơ bị giết bởi súng cao gấp 11 lần các quốc gia phát triển khác. Trong năm 2014, giới chức Mỹ ước tính 12.000 người có tiền án tiền sự vẫn được sở hữu hung khí này.


********************

Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'

Không chỉ đến để... ngủ, các loại hình giải trí như các đường trượt trong bể nước, trò chơi cảm giác mạnh... ngay tại khách sạn đã giữ chân du khách trong suốt kỳ nghỉ.

Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
 Bước vào thế giới cá mập ở khách sạn Atlantis The Palm - khách sạn được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo Palm Jumeirah ở Dubai với công viên nước lớn nhất Trung Đông thu hút nhiều khách lưu trú.
Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
Trong số các đường trượt ấn tượng tập trung ở các tháp Neptune và Poseidon, nổi tiếng nhất là "Leap of Faith". Trong vài giây, những du khách can đảm nhất sẽ trượt xuống từ độ cao 27,5 m và băng qua một đường hầm thủy tinh có tên "Shark Attack" để ngắm vô số cá mập bơi quanh.
Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
Công viên có ba phần: The Lost Chambers với 21 hồ cá để du khách chiêm ngưỡng, Dolphin Bay cho phép du khách bơi cùng cá heo và Aquaventure với những trò chơi cảm giác mạnh.
Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'

Cuộc đua trên các đường trượt nhiều màu trong công viên nước của khách sạn Fodele Beach ở Crete, Hy Lạp cũng mang lại nhiều phấn khích cho du khách. Nằm sát bãi biển xinh đẹp ở làng Fodele thuộc Malevizi, công viên nước của khách sạn có hàng chục đường trượt nước đáp ứng mọi lứa tuổi, đổ vào ba hồ bơi rộng có làn nước màu ngọc lam quyến rũ.

Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
Vẫy vùng ở The Tank tại Golden Nugget Hotel Las Vegas ở phố cổ Freemont là một trải nghiệm mới lạ của du khách khi đến với "thành phố tội lỗi" Las Vegas (Mỹ).

10 tàu lượn có tốc độ đáng sợ nhất thế giới

Với tốc độ cao nhất lên tới 240 km/h, không phải ai cũng đủ cảm giác để trải nghiệm cảm giác phấn khích tột độ với những tàu lượn siêu tốc này.

Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
"The Tank" là một bể cá được xây dựng trong một hồ bơi lớn. Máng trượt ba tầng dẫn vào một đường trượt ống thủy tinh sẽ đưa du khách vào giữa bể cá với nhiều loài động vật biển, cùng một lượng lớn cá mập và cá đuối.
Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
Bạn có thể dễ dàng nhìn ngắm thủy cung thu nhỏ qua bức tường kính, khi bơi trong hồ hay đơn giản chỉ ngồi trên các ghế dài đặt quanh hồ bơi. Cũng nhờ vào loại hình giải trí đặc biệt này, Golden Nugget là một trong những khách sạn nổi tiếng nhất Las Vegas.
Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
Beach Park Suites Resort ở Aquiraz, bang Ceara, Brazil hút khách du lịch bằng công viên nước với hệ thống đường trượt nước thuộc hàng lớn nhất thế giới. Trong đó, đường trượt Insano cao 41 m đủ gây choáng cho những người yếu tim.
Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
Công viên có tổng cộng 16 hồ bơi phù hợp với mọi lứa tuổi. Insano được xem là đường trượt nước mang lại cảm giác tuyệt vời nhất, cho những du khách rơi tự do trong 5 phút với tốc độ trượt đạt 105km/h.
Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
Tại Beach Park Resort, du khách cũng có thể tham gia các khóa học lướt sóng hay các lớp quần vợt ngắn hạn.
Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'

Với những người muốn chơi đùa cả ngày trong nước, Ramada Resort Budapest Aquaworld nằm bên cầu Megyeri ở Hungary là nơi thích hợp nhất. Buổi sáng, du khách có thể đến một trong số 11 đường trượt nước có tốc độ chóng mặt, buổi chiều ngâm mình một trong các hồ bơi ngoài trời và đến chiều tối lại vui đùa cùng nước trong 15 hồ bơi với độ sâu khác nhau dưới mái vòm bằng kính.

Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
Có kiến trúc như đền Angkor của Campuchia, khách sạn bốn sao này còn là một trong những công viên nước trong nhà lớn nhất châu Âu. Những người yêu thích thể thao có thể thử sức với môn bóng chuyền bãi biển ngay tại khách sạn.
Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'

Khu nghỉ dưỡng Inkaterra Reserva Amazónica nằm bên bờ sông Madre de Dios ở Peru là nơi du khách ham thích khám phá rừng Amazon tìm đến. Do tiếp giáp với khu bảo tồn quốc gia Tambopata nằm giữa lòng rừng nguyên sinh Amazon, từ phòng nghỉ du khách chỉ mất năm phút đi tàu là tới Canopy Walkway. 

Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'
90 phút nơi đây đủ để những nhà thám hiểm không chuyên cảm nhận được hơi thở của rừng Amazon qua sự đa dạng sinh học. Inkaterra Reserva Amazónica còn có các căn lều trên cây để du khách ngắm sao hay khám phá những vũ điệu của các loài chim...
Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'

Nếu muốn thử sức trong một bể cá giữa thiên nhiên, bạn hãy đến Disney Aulani Resort bên bờ biển khu Ko Olina, tây nam đảo Oahu thuộc Hawaii (Mỹ). 

Thử cảm giác mạnh ở những khách sạn '2 trong 1'Phóng to
Bạn có thể bơi lặn của ngày tại Rainbow Reef của khu nghỉ dưỡng này mà không sợ chạm trán một chú cá mập nào đó hay một luồng hải lưu mạnh bất chợt lướt qua, nhưng vẫn thỏa sức chiêm ngưỡng từng đàn cá khoe sắc quanh những tác phẩm điêu khắc dưới nước. Bên cạnh đó là hai thác nước ấn tượng và một dòng sông nhỏ.
*****************

Những điều có thể khiến bạn ngạc nhiên khi tới Mỹ

Mặc dù hầu hết người Mỹ đều nói tiếng Anh, nhưng có đến hơn 300 loại ngôn ngữ khác nhau. Cứ 8 người Mỹ thì có 1 người làm cho McDonald's.

1. Có 311 ngôn ngữ được sử dụng ở Mỹ: Mặc dù đất nước rộng lớn này rất đa dạng về mặt ngôn ngữ, song hầu hết mọi biển báo đều bằng tiếng Anh và ngôn ngữ chính thức cũng là tiếng Anh. Khi bạn đi từ vùng này đến vùng khác, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy ngữ điệu, cách phát âm có sự thay đổi, đặc biệt là phía bắc và phía nam.

Nước Mỹ rất đa dạng về ngôn ngữ.
Nước Mỹ rất đa dạng về ngôn ngữ.

2. Con người thân thiện: Đây là điều khách du lịch thường nhận xét về người Mỹ. Họ có thể thoải mái nói chuyện với bạn khi đang xếp hàng mua cà phê, hoặc trong siêu thị. Tuy nhiên, đừng bao giờ hỏi họ kiếm được bao nhiêu tiền hoặc cân nặng của họ thế nào.

3. Phòng tập gym ở khắp nơi: Bạn sẽ không gặp khó khăn gì để tìm một phòng gym hay một nơi chuyên nhuộm da nâu ở Mỹ, kể cả ở các thị trấn nhỏ. Bạn có thể bắt gặp những người chạy bộ ngay cả trên những con phố mua sắm tấp nập, hoặc những người tập yoga tại các công viên. Các cuộc chạy marathon được quảng cáo khắp mọi nơi, dành cho tất cả mọi độ tuổi.

a
Cứ 8 người Mỹ thì 1 người làm việc cho McDonald's.

4. Cứ 8 người Mỹ thì 1 người làm việc tại McDonald’s: Đây là một trong những cửa hàng đồ ăn nhanh phổ biến nhất ở Mỹ. Nhiều học sinh trung học kiếm việc ở đây hoặc tiệm rửa xe, quán cà phê. Người lớn có thể làm bất kỳ việc gì để kiếm tiền. Ở Mỹ không thiếu những người siêu giàu và có khoảng 3,5 triệu người vô gia cư. Cứ 3 người Mỹ thì có 1 người phải nhờ đến phúc lợi xã hội.

5. Giữ sức khỏe là việc khá tốn kém: Nếu bạn đến từ một đất nước mà người giàu thường béo còn người nghèo gày thì Mỹ hoàn toàn ngược lại. Đồ ăn giá rẻ là thức ăn nhanh, đồ ăn vặt. Trong khi đó, đồ ăn tốt cho sức khỏe khá khó kiếm, rất mất thời gian để chuẩn bị và đặc biệt là đắt đỏ hơn nhiều. Do vậy, ở Mỹ cứ 3 người thì có 1 người béo phì, tỷ lệ này khác biệt tùy theo vùng, chủng tộc và độ tuổi.

6. Nước Mỹ không chỉ có New York và Los Angeles: Đây chỉ là 2 trong số khoảng 20.000 thành phố, thị trấn ở Mỹ. Truyền thông thường đưa tin về Mỹ với sự long lanh hào nhoáng, nhưng thực tế hầu hết người Mỹ sống ở những vùng ngoại ô, thường gọi pizza về nhà ăn hoặc xem phim bằng đầu đĩa. Ở những vùng như Montana hoặc Wyoming có những nơi chỉ có 6 người sống trong bán kính 1,6 km.

Bạt ngàn các loại ngũ cốc.
Bạt ngàn các loại ngũ cốc.

7. Vô vàn các loại sandwich, ngũ cốc, đồ tráng miệng: Đơn cử chỉ riêng siêu thị Wal-Mart đã có kích cỡ bằng cả một khu nhà cao tầng và trong đó có bạt ngàn các loại ngũ cốc.

8. Đừng mang tiền mặt: Nếu đến Mỹ, bạn chỉ nên mang thẻ tín dụng và đừng bao giờ đến cột ATM. Điều này là do 99% các cửa hàng ở Mỹ chấp nhận thẻ, kể cả những quầy bán hàng ở công viên.

9. Bạn nên có ô tô: Hệ thống giao thông công cộng ở Mỹ không phát triển cho lắm, thậm chí nhiều nơi không hề có. Đó là lý do tại sao tất cả mọi người đều sở hữu xe hơi ngay từ khi học trung học, và không có lựa chọn nào thay thế cả.

Suất ăn khổng lồ ở Mỹ.
Suất ăn khổng lồ ở Mỹ.

10. Mọi thứ đều lớn: Từ xe cộ, khẩu phần ăn, nhà cửa đến công viên, tất cả đều có kích cỡ lớn. Lý do là nước Mỹ rất rộng lớn và người Mỹ thích không gian rộng rãi.

11. Trải nghiệm đa dạng: Nếu đến bờ tây nước Mỹ, bạn có thể chứng kiến giao thông rất tệ, những cảnh đẹp núi non, con người thân thiện với làn da rám nắng. Đi về bờ đông tới Boston và New York, bạn sẽ chứng kiến nhịp sống hối hả, nhiều người đi các phương tiện giao thông công cộng và ẩm thực thì hoàn toàn khác biệt. Ở miền trung, bạn có thể trải nghiệm không gian bao la, người dân hiếu khách, đồ ăn luôn có rất nhiều bơ và phô mai. Nước Mỹ rộng lớn cho bạn những trải nghiệm vô cùng đa dạng.

Nước Mỹ có rất nhiều cảnh đẹp để khám phá.
Nước Mỹ có rất nhiều cảnh đẹp để khám phá.

12. Phong cảnh hùng vỹ: Từ những công viên quốc gia khổng lồ đến những cảnh đẹp ngoạn mục, nước Mỹ có đủ loại phong cảnh cho bạn khám phá. Những dãy núi phủ tuyết, những thác nước đổ xuống mặt hồ trong vắt như pha lê, những bãi biển dài tít tắp, mạch nước phun, núi lửa… Bạn có thể tìm thấy mọi thứ ở đây.

********************

Anh đi xa quá, em ơi anh đi nhá

Ông bố bá đạo nhất năm; Chỉ có thể là sinh viên...
a1-5246-1435051552.gif

Ông bố thông minh nhất năm.

a2-9826-1435051553.gif

Ờ, giờ mới hiểu hả.

a3-8893-1435051553.gif

Có ai thích bàn phím thế này không?

a4-7788-1435051553.gif

Anh đi xa quá, anh đi xa em quá.

a5-6557-1435051553.gif

Không còn cái lỗ nẻ nào để chui vào nữa, huhu.

a6-3856-1435051553.jpg

Sốc toàn tập biết nói sao.

a7-4319-1435051554.jpg

Sức chịu đựng của em cũng có giới hạn chứ.

a8_1435050952.jpg

Người Nhện mới sắm quả xe xịn đi cho nhanh, đỡ phải tung tơ nhảy nhót.

a9_1435050952.jpg

Thôi dùng tạm cái ghế cũ che bên trên cho đỡ nóng vậy.

a10_1435050952.jpg

Sau khi tỉnh rượu, cô ấy đã thấy mình đang ở trên này.

a11_1435050953.jpg

Đội vỏ dưa vừa mát vừa chống nóng.

a12_1435050953.jpg

Cháu không thích cái mặt đó đâu :((

a13_1435050953.jpg

Ở đây có đầy sóng wifi nè :3

a14_1435051113.jpg

Con không thích chụp ảnh đâu, con đã nói rồi mà.

a15_1435051113.jpg

Nàng ấy đội bô lên đầu và đi khắp nhà.

a16_1435051113.jpg

Nào có hề gì, mút là sạch ngay, phải nhanh không mẹ biết.

a17_1435051113.jpg

Cái trò đập trứng này vui đáo để.

Zon zon


***************

Nơi đầu tiên không còn ca nhiễm nCoV


GreenlandVăn phòng Y tế Quốc gia chưa phát hiện ca nhiễm mới nào từ 4/4. 11 bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và không trường hợp nào tử vong.

Ngay từ khi phát hiện ca lây nhiễm đầu tiên vào 16/3, Greenland phong toả Nuuk, thủ đô của quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch. 11 bệnh nhân đều được phát hiện tại thành phố hơn 18.000 dân này.Chính phủ tạm dừng toàn bộ đường bay thương mại, đóng cửa trường học, nhà hàng quán bar trong ít nhất hai tuần. Cư dân không thể ra hoặc vào Greenland mà không có giấy phép đặc biệt ít nhất đến 30/4, ngay cả khi họ đi tàu thuyền tư nhân hay xe trượt tuyết. Mọi hoạt động tụ tập hơn 10 người đều bị cấm, người dân được khuyến cáo ở nhà, không đi từ thị trấn này sang thị trấn khác, quận này sang quận khác. Trước đó, hòn đảo không cho phép bất kỳ du khách nào không phải công dân Đan Mạch nhập cảnh từ 13/3, khi đại dịch lây lan khắp châu Âu.

Thậm chí, chính quyền Nuuk còn ban hành lệnh cấm bán rượu từ 28/3 đến 15/4. Người dân được cảnh báo, những bậc cha mẹ uống rượu quá mức sẽ gây nguy hiểm cho trẻ em ở nhà. Ngoài ra, chính sách này cũng nhằm mục đích giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng bởi người dân sẽ ít ý thức về bệnh dịch khi say xỉn.

Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, có khoảng 57.000 cư dân và một hệ thống y tế hạn chế. Ảnh: History Extra.

Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, có khoảng 57.000 cư dân và một hệ thống y tế hạn chế. Ảnh: History Extra.

Khi số người chết vì nCoV ở châu Âu không ngừng tăng, Greenland vẫn an toàn, nhưng những câu hỏi quan trọng hiện nay là: Hòn đảo này có thể tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới trong bao lâu? Người dân sẽ phải cách ly xã hội trong bao lâu? Chính phủ nên để nền kinh tế ngưng trệ trong bao lâu - và virus sẽ lây lan nhanh đến thế nào khi lệnh phong toả và hạn chế được nới lỏng?  

Nội bất xuất, ngoại bất nhập

Một lịch sử đen tối của những dịch bệnh chết người vào thế kỷ 18 và 19, đã dấy lên mối lo ngại rằng nCoV sẽ nhanh chóng lan tới nhiều làng mạc xa xôi, nếu không được kiểm soát kịp thời. Một khi viễn cảnh đó xảy ra, những bệnh viện nhỏ sẽ không thể chăm sóc đặc biệt cho mọi bệnh nhân, hay kịp điều trực thăng cứu hộ cho hàng loạt ca khẩn cấp. Không cần quá nhiều ca mắc bệnh nặng để khiến hệ thống y tế của hòn đảo này quá tải.

Do đó lệnh phong toả là hoàn toàn phù hợp cho hòn đảo lớn nhất thế giới này. Người ta gần như không thể đến hay rời Greenland, vì không có chuyến bay, tàu thuỷ hay phương tiện nào - trừ phi có giấy phép đặc biệt. Vài chuyến bay và trực thăng vẫn vận chuyển thư từ và chở y bác sĩ giữa 72 thị trấn và ngôi làng của hòn đảo - không có tuyến đường sắt hay đường bộ nào kết nối những cộng đồng dân cư này.

Từ Saattut, một làng chài gồm khoảng 250 người ở vùng tây bắc Greenland, Apollo Mathiassen, một ngư dân, nói qua điện thoại rằng dân làng gần như không có tiếp xúc vật lý nào với phần còn lại của thế giới. Thậm chí, người dân cũng không đến thị trấn Uummannaq gần nhất, chỉ cách đó khoảng 45 phút đi xe trượt tuyết hoặc chó kéo.

Phương tiện di chuyển phổ biến của người dân Greenland là xe trượt tuyết hoặc xe chó kéo. Ảnh: Guide to Greenland.

Phương tiện di chuyển phổ biến của người dân Greenland là xe trượt tuyết hoặc xe chó kéo. Ảnh: Guide to Greenland.

Điều trị từ xa

Ove Rosing Olsen, cựu dược sĩ, hy vọng lệnh phong tỏa kéo dài hơn nhiều. Năm 1992, ông Olsen trở thành Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Greenland khi chính quyền Greenland tiếp quản hệ thống y tế từ Đan Mạch. Hiện ông sống tại thị trấn Sisimiut trên bờ tây Greenland.

Ông lo rằng nhiều người Greenland có thể bị nhiễm nCov và trở bệnh nặng, vì nhiều đại gia đình sống trong các căn hộ hoặc ngôi nhà nhỏ. Năm 1801, dịch đậu mùa đã giết chết khoảng 80% cư dân của Sisimiut; bệnh sởi cũng cướp đi sinh mạng của nhiều người vào cuối năm 1954. 

"Gần đây nhất, chúng tôi đã đối phó với đại dịch cúm lợn năm 2009, gần như toàn bộ người dân Sisimiut đã bị ảnh hưởng. Một đứa trẻ đã chết. Đó là một dịch bệnh nghiêm trọng, và bây giờ là Covid-19, còn tệ hơn nhiều. Tôi nghĩ chúng ta sẽ vẫn phong tỏa một phần trong ít nhất sáu tháng và có lẽ cả năm", ông nói.  

Gert Mulvad, bác sĩ tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe của Bệnh viện Queen Ingrid, cơ sở y tế lớn nhất của Greenland, nói: "Chiến lược của chúng tôi, cũng như ở các quốc gia khác, là đảm bảo hệ thống y tế không bị quá tải. Khác biệt là chúng tôi có nhiều lựa chọn hơn để phong tỏa đất nước. Vấn đề là không có vaccine hoặc một phác đồ điều trị tốt cho những bệnh nhân nguy kịch, nên chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra khi mở cửa trở lại".

Anders Koch, một nhà dịch tễ học y tế ở Copenhagen, đồng thời là giáo sư đại học ở Greenland, bày tỏ lo ngại: "Hệ thống y tế không được trang bị để đối mặt với một thách thức như vậy, với số lượng nhân viên, giường bệnh và máy thở giới hạn. Nếu một bệnh nhân cần điều trị bằng máy thở ở Greenland, họ phải được chuyển đến thủ đô Nuuk - và ba phần tư dân số sống bên ngoài Nuuk".

Nếu số lượng bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt vượt quá khả năng của Greenland, họ có thể được di chuyển qua 3.500 km tới các bệnh viện ở Đan Mạch, vì người Greenland vẫn là công dân Đan Mạch.

Mở cửa dần dần

Thủ tướng Greenland, Kim Kielsen, tự tin rằng không còn ca lây nhiễm chéo nào trong cộng đồng sau khi 11 người mắc Covid-19 đã hồi phục hoàn toàn. Thủ đô Nuuk, nơi đã phong toả từ 18/3, bắt đầu nới lỏng những hạn chế. Trung tâm thương mại Nuuk Center đang chuẩn bị mở cửa lại, học sinh dần dần quay lại trường, những cơ sở bán rượu bia được phép hoạt động trở lại. Một máy xét nghiệm Covid-19 mới đã được đưa vào hoạt động trong phòng thí nghiệm tại Nuuk.

Tuy nhiên, Thủ tướng Kielsen cho rằng chính quyền và người dân Greenland cần cảnh giác cao độ cho đến khi có vaccine cho nCoV. Nhà lãnh đạo này kêu gọi càng nhiều người dân làm việc tại nhà càng tốt cho đến 1/5. "Hãy ở nhà, tuân thủ những khuyến cáo về vệ sinh dịch tễ và giãn cách xã hội. Đây chính là cách chúng ta có thể tránh lây nhiễm", ông nói.

Bảo Ngọc (Theo EU Observer, The Local)


**************

Những chuyến bay 'siêu thực' giữa Covid-19

MỹBộ ảnh do tiếp viên Mỹ chụp những chuyến bay rỗng trong đại dịch là tài liệu chân thật về thời kỳ ảm đạm nhất của hàng không thế giới.

Là một trong những tiếp viên hàng không vẫn làm việc ngay cả trong đại dịch, Molly Choma, 33 tuổi, dần làm quen với những chuyến bay trống không, hoặc có từ 8 đến 12 người. Hành khách cũng là những người đặc biệt: nhân viên y tế đến bệnh viện làm việc hoặc những người bay về nhà để gặp mặt người thân lần cuối...

Trước đây, không phải chưa từng phục vụ những hành khách như thế này. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những vị khách khác, lên máy bay để đi du lịch, hay công tác. Và bây giờ, khi những hành khách dần biến mất, các chuyến bay mang lại cho cô cảm giác kỳ lạ.

Ý tưởng của loạt ảnh trên máy bay nảy sinh sau một cuộc trò chuyện của Molly Choma (ảnh) với một người bạn. Người bạn này đã hối thúc cô bắt đầu chụp các bức ảnh trên mỗi chuyến bay. Ảnh: Insider.

Ý tưởng của loạt ảnh trên máy bay nảy sinh sau một cuộc trò chuyện của Molly Choma (ảnh) với một người bạn. Người bạn này đã hối thúc cô bắt đầu chụp các bức ảnh trên mỗi chuyến bay. Ảnh: Molly Choma/Insider.

Hành khách cũng khác với trước đây: đeo khẩu trang, găng tay và vệ sinh chỗ ngồi. Tất cả đều rất ý thức về những rủi ro họ có thể gặp phải khi di chuyển bằng đường hàng không thời dịch bệnh. 

Miêu tả về các chuyến bay gần đây, Choma cho biết cô và các đồng nghiệp thường xuyên dùng đến các từ như "siêu thực", "nặng trĩu"... "Máy bay có thể nhẹ hơn vì chở ít khách, nhưng bầu không khí vô cùng nặng nề", cô nói.

Vào mỗi tháng ba của những năm trước, Choma ở trên máy bay gần như mỗi ngày. Nhưng bây giờ, cô đang ở chế độ chờ vì phần lớn chuyến bay trong lịch đã bị huỷ. Choma cũng e ngại đại dịch, nhưng vẫn quyết định tiếp tục công việc vì những người cô gặp trên chuyến bay đã thôi thúc cô làm điều đó.

Tương tác với hành khách, và nhu cầu muốn được di chuyển từ nơi này đến nơi khác của họ giúp Choma hiểu được vai trò quan trọng của máy bay. "Hiện tại không có nhiều chuyến bay. Nhưng một vài chuyến còn lại thực sự quan trọng đối với những người sẵn sàng đi làm", Choma nói và cũng thừa nhận sự nguy hiểm khi làm việc giữa đại dịch, nhưng "bay luôn nguy hiểm".

Những chuyến bay mùa dịch nhẹ hơn về trọng lượng vì ít khách, nhưng bầu không khí nặng nề hơn. Ảnh: Molly Choma/Insider.

Những chuyến bay mùa dịch nhẹ hơn về trọng lượng vì ít khách, nhưng bầu không khí nặng nề hơn. Ảnh: Molly Choma/Insider.

Mẹ Choma là một tiếp viên hàng không. Ngay từ bé, cô đã nhận ra sự nguy hiểm vốn có khi sống và làm việc trên máy bay. Nhưng cô chấp nhận rủi ro. "Tôi còn trẻ, khỏe mạnh. Tôi không có con hay gia đình hoặc bất kỳ ai phụ thuộc về tài chính", cô giải thích cho lý do vẫn tiếp tục làm việc.

Trong lúc rảnh rỗi trên các chuyến bay, nữ tiếp viên hàng không kiêm nhiếp ảnh gia lấy máy ảnh ra và chụp đồng nghiệp, những ghế trống. Cô tin rằng những bức ảnh mình chụp trong đại dịch sẽ là tài liệu chân thật ghi lại cuộc sống của cô và các đồng nghiệp. "Một phần nữa, tôi muốn lưu giữ những ký ức này", cô nói.

Ban đầu, Choma lo lắng về những bức ảnh vì cảm thấy xâm phạm quyền riêng tư của đồng nghiệp. Nhưng sau khi trò chuyện, nhiều người sẵn sàng để cô thực hiện dự án.

Choma chỉ chụp các đồng nghiệp, và không bao giờ chụp ảnh hành khách. Dù không muốn, các bức ảnh cô chụp trong dịp này thường gợi lên không khí ảm đạm giữa dịch bệnh.

Trên các phương tiện truyền thông xã hội và tin tức hàng ngày, những câu chuyện nhẹ nhàng, hài hước về cách tiếp viên hàng không đối phó với tình huống dịch bệnh được nhiều người yêu thích. Choma thừa nhận những video vui vẻ đó rất quan trọng, nhưng cô cũng muốn thể hiện một khía cạnh khác của công việc trong đại dịch.

Choma hy vọng khi cô chụp các đồng nghiệp của mình, họ sẽ có thêm một vài giây thư giãn và tạm thời quên đi không khí nặng nề trong các chuyến bay mùa dịch. Ảnh: Molly Choma/Insider.

Choma hy vọng khi cô chụp các đồng nghiệp của mình, họ sẽ có thêm một vài giây thư giãn và tạm thời quên đi không khí nặng nề trong các chuyến bay mùa dịch. Ảnh: Molly Choma/Insider.

Choma miêu tả ngành hàng không là một "gia đình lớn". Điều đó càng trở nên rõ ràng hơn trong hiện tại. Dù những bức ảnh của Choma, theo cô tự đánh giá là nặng nề, nhưng việc chụp chúng giúp đồng nghiệp của cô có vài giây phút thư giãn. 

Choma không bao giờ nghĩ rằng cô thấy nhớ các chuyến bay chật kín người, khi các tiếp viên vô cùng bận rộn. Dù vậy, cô và đồng nghiệp đã lâu chưa trải qua cảm giác bận rộn đó. Hiện cô tập trung vào số ít hành khách còn đi máy bay. 

Cô hy vọng hành khách có thể cảm thấy bình yên khi bước lên cabin. Nếu họ mệt, cô sẽ nhắc họ ngủ. Nếu họ im lặng, cô chắc chắn sẽ giữ im lặng. Cô biết một ngày nào đó, mọi người sẽ bay trở lại. Dù thế giới sau này sẽ khác đi nhiều, nhưng con người vẫn sẽ tiếp tục bay. Đó là khi mọi thứ đã an toàn, và cô rất phấn khích để chờ đợi ngày ấy.

Covid-19 khiến các chuyến bay đã giảm đáng kể trên bầu trời. Riêng tại Mỹ, số lượng hành khách được Cục An ninh Vận tải (TSA) kiểm tra, sàng lọc đã giảm 96%. Ước tính trên toàn thế giới, chưa đến 40% các chuyến cất cánh, so với cùng kỳ năm ngoái.

Anh Minh (Theo Insider
************

Án mạng từ lòng đố kỵ

MỹMichael Prozumenshikov đã có thể biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực với thu nhập cả triệu USD mỗi năm nhưng cái giá phải trả là quá đắt.

Từ Nga, Prozumenshikov đặt chân tới Mỹ với tham vọng đổi đời. Sau thời gian làm nhân viên lau dọn, Prozumenshikov học thạo tiếng Anh và trở thành nhân viên môi giới chứng khoán sơ cấp tại một công ty ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota vào thập niên 1980. Sau 7 năm, Prozumenshikov trở nên khấm khá, có nhà đẹp, xe sang.Tuy vậy, giấc mơ Mỹ của Prozumenshikov đã chấm dứt ngày 28/1/1991. Khoảng 18h30 hôm ấy, người đàn ông 37 tuổi này gọi điện thoại nói với vợ sẽ ở lại công ty tới muộn nhưng sau đó không trở về.

Nhận tin báo mất tích, cảnh sát cho người đi tìm kiếm và thấy chiếc Mercedes của Prozumenshikov đỗ tại bãi đỗ xe của con hồ Minnetonka, cách văn phòng của Prozumenshikov vài tòa nhà. Trong xe, cặp tài liệu và giấy tờ tùy thân vứt ở ghế trước, không có vết máu hoặc dấu hiệu giằng co. Cách xe vài trăm mét, cảnh sát phát hiện dấu vết như máu loang trên mặt hồ đóng băng, tuy nhiên xét nghiệm không xác định được đây có phải là máu hay không.
Hai ngày sau, nhân viên bãi phân ủ thành phố phát hiện có đàn quạ bay lòng vòng quanh bãi cây thông đã qua sử dụng sau Giáng sinh. Sau khi phát hiện tấm vải bạt bọc chiếc chân người, người này lập tức gọi cảnh sát.

Rà soát hiện trường, cảnh sát tìm thấy nhiều bộ phận cơ thể khác. Nhờ dấu vân tay này, cảnh sát có thể kết luận số bộ phận cơ thể trên thuộc về Prozumenshikov. Vụ mất tích lập tức trở thành vụ án mạng.

Điều tra về quan hệ xã hội, cảnh sát phát hiện không phải ai cũng thích cách làm giàu của Prozumenshikov. Nhiều khách hàng than phiền Prozumenshikov tự ý mua bán chứng khoán bằng tiền của họ để lấy hoa hồng. Đôi khi Prozumenshikov đưa ra lựa chọn đầu tư sai khiến khách hàng lỗ tới 75% tiền. Gần đây, Prozumenshikov còn đang kêu gọi khách hàng rót tiền đầu tư để xây dựng khu nghỉ dưỡng tại thành phố Reno, bang Nevada. Tuy nhiên, cảnh sát phát hiện ra địa chỉ của công ty quản lý khu nghỉ dưỡng thực tế chỉ là nhà nghỉ bỏ hoang giữa sa mạc.

Theo lời khai của người vợ, sau cuộc gọi vào lúc 18h30, Prozumenshikov tiếp tục gọi vào lúc 20h30, nói đang đi gặp khách hàng và yêu cầu vợ tìm hộ số điện thoại bàn của nhà sếp. Người vợ nói thấy rất lạ vì Prozumenshikov nói tiếng Nga, trong khi ông ta thường không bao giờ làm vậy trước mặt khách hàng người Mỹ vì cho rằng bất lịch sự. Như vậy, cảnh sát nhận định khách hàng mà Prozumenshikov nói tới là người cùng quốc tịch.

Khi được hỏi, người sếp nói Prozumenshikov có gọi để hỏi vay 200.000 USD ngay tối hôm đó để đưa cho người khách hàng cần tiền rời thành phố vào sáng hôm sau. Bị từ chối, Prozumenshikov vẫn tiếp tục nói "hình như bố sếp từng đưa sếp 200.000 USD để mua một con thuyền đúng không?". Người sếp nói chưa bao giờ kể như vậy với Prozumenshikov nhưng sau này nghĩ lại thấy đây có thể là cách Prozumenshikov cố gắng đánh tiếng cho mình.

Xem xét phần tử thi thu thập được, giám định viên nhận định nạn nhân bị giết ngay trong tối 28/1/1991. Trên tấm vài bạt bọc phần thân trên, giám định viên tìm thấy một sợi lông hoặc tóc màu đen rất mảnh. Qua quan sát phần lõi sợi lông, giám định viên nhận định đây là lông của giống chó núi Bern.

Để vào được bãi phân ủ thành phố phải đi qua cánh cổng duy nhất. Qua tìm kiếm, cảnh sát tìm thấy dấu vết cho thấy có ôtô đã ý đâm vào cổng để đâm xuyên qua. Bề mặt sơn của cánh cổng bị xước và có một số mẩu sơn bé màu nâu dường như đã bám lên cổng sau cú va chạm. Gần đó là mảnh nhựa vỡ hình tam giác có vẻ đã rơi ra từ chắn trước ôtô.

Cổng dẫn vào bãi phân ủ thành phố. Ảnh: Filmrise.

Cổng dẫn vào bãi phân ủ thành phố. Ảnh: Filmrise.

Một nhân chứng cho biết tối 28/1/1991 đã nhìn thấy chiếc Mercedes đỗ tại bãi gửi xe của hồ nước bên cạnh chiếc xe khác có màu sơn tương tự màu của mảnh vỡ tìm thấy gần cổng bãi phân ủ. Chiếc xe lạ nhìn giống xe của hãng Mazda.

Những đặc điểm trên giúp cảnh sát khoanh vùng đối tượng cần tìm là thuộc trong số khách hàng người Nga của Prozumenshikov, lái xe Mazda màu nâu, nuôi giống chó núi Bernese.

Khi thông tin về hung thủ được đưa lên báo chí, cảnh sát được một nhân viên cửa hàng rửa xe tại địa phương cho biết sáng sớm ngày 29/1/1991 có khách hàng yêu cầu rửa sạch máu khỏi cốp xe. Nhân viên này sinh nghi nên đã ghi lại biển số. Chiếc xe được miêu tả là hãng Mazda, màu nâu.

Từ biển số xe, cảnh sát truy ra chủ xe là Zachary Persitz (39 tuổi), người di cư từ Nga, hiện làm thanh tra đập nước cho bang Minnesota. Rất trùng hợp, Zachary là bạn thân của Prozumenshikov, hai người quen nhau qua hai người vợ.

Đặc biệt, cảnh sát còn phát hiện Zachary thuê Prozumenshikov làm cố vấn tài chính, từng đưa cho Prozumenshikov 100.000 USD để đầu tư. Sau một thời gian, số tiền này đã giảm xuống dưới 8.000 USD. Như vậy, Zachary có động cơ giết người do mâu thuẫn kinh tế.

Zachary phủ nhận liên quan tới cái chết của Prozumenshikov và tự nguyện làm bài kiểm tra nói dối. Kết quả Zachary vượt qua bài kiểm tra và được xác định là thành thật. Tuy vậy, các kết quả trên không làm xua tan nghi ngờ của cảnh sát.

Chuyển sang kiểm tra xe, giám định viên cũng không thể xác định được nguồn gốc của vết máu trong cốp xe của Zachary do hạn chế công nghệ ADN. Tiếp tục xịt luminol vào trong khoang xe, giám định viên phát hiện nhiều vết máu nhỏ trên nóc xe, trùng khớp với vết máu bắn ra khi một người ngồi ở ghế lái bị bắn vào đầu.

Kiểm tra tới chắn xe, chuyên viên thấy xe của Zachary bị khuyết một mảnh ở phần chắn trước, khu vực này còn bị xước sơn và bám một vài đốm màu da cam nhỏ bằng đầu bút chì. Chuyên viên đem những vết sơn màu da cam này đối chiếu với lớp sơn của cổng vào khu bãi rác, từ đó kết luận đốm sơn lạ trên chắn xe của Zachary có thể xuất phát từ sơn trên cổng nhưng không thể chắc chắn vì mẫu vật quá ít. Tiếp theo, chuyên viên đối chiếu mảnh nhựa vỡ với phần khuyết trên chắn trước thì thấy vừa khít.

Mảnh vỡ tam giác tại hiện trường vừa vặn lỗ hổng trên chắn trước của chiếc Mazda. Ảnh: Filmrise.

Mảnh vỡ tam giác tại hiện trường vừa vế vỡ trên chắn trước của chiếc Mazda. Ảnh: Filmrise.

Lúc này, cảnh sát xin được trát khám nhà và nơi làm việc của Zachary. Tại phòng làm việc ở nhà của Zachary, cảnh sát tìm thấy hóa đơn mua chiếc còng tay nhưng không tìm thấy vật này ở trong nhà. Đồng nghiệp nói Zachary thường để chiếc rìu tại tủ đồ nơi làm việc nhưng lúc này chiếc rìu đã không cánh mà bay.

Đặc biệt, Zachary còn nuôi giống chó núi Bern. Sợi lông của con chó này nhìn dưới kính hiển vi có đặc điểm tương tự sợi lông chó tìm thấy trên thi thể. Với số chứng cứ thu thập được, Zachary lập tức bị bắt giữ và khởi tố về tội Giết người cấp độ I.

Công tố viên cáo buộc Zachary tức giận vì trước khi gặp Prozumenshikov, bị cáo có kinh tế khá ổn trong cộng đồng người Nga di cư. Từ khi thuê Prozumenshikov làm tư vấn tài chính, Zachary thấy tiền nhận về ngày càng giảm, trong khi Prozumenshikov ngày càng giàu có. Vợ Zachary cũng thường so sánh tình cảnh tài chính của hai nhà. Điều này khiến Zachary muốn báo thù và lên kế hoạch gây án bằng cách mua đồ như còng tay và súng.

Ngày 28/1/1991, Zachary hẹn Prozumenshikov gặp sau giờ làm tại bãi đỗ xe của hồ Minnetonka, gần văn phòng của Prozumenshikov. Tại đây, Zachary dùng súng đe dọa Prozumenshikov và đòi lại số tiền bị thua lỗ, khiến Prozumenshikov phải gọi điện cho sếp để vay 200.000 USD.

Khi không có tiền, Zachary còng tay Prozumenshikov vào ghế lái của chiếc Mazda, bắt nạn nhân lái tới nơi hoang vắng để gây án. Sau đó, Zachary bỏ thi thể Prozumenshikov vào cốp xe, húc xuyên qua cổng vào bãi rác thành phố... Súng, rìu và phần còn lại của thi thể đều đã bị Zachary phi tang.

Tại tòa, Zachary thừa nhận hành vi bắn người, phân xác nhưng vẫn cho rằng không phạm tội. Hơn nữa, anh a bị bệnh tâm thần nên không đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Gia đình Zachary cũng nuôi giống chó núi Bern có lông giống sợi lông được tìm thấy trên thi thể. Ảnh: Filmrise.

Gia đình Zachary nuôi giống chó núi Bern có lông giống sợi lông được tìm thấy trên thi thể. Ảnh: Filmrise.

Tuy nhiên, công tố phản bác rằng một số chứng cứ như việc mua còng tay và phi tang hung khí đã cho thấy hành vi phạm tội đã được lên kế hoạch. Như vậy, Zachary vẫn nhận thức và làm chủ được hành động khi gây án.

Tại phiên toà mở tháng 6/1993, bồi thẩm đoàn đồng ý với công tố viên, từ đó kết án Zachary về tội Giết người cấp độ I. Zachary lãnh án tù chung thân và có thể xin ân xá sau 27 năm 6 tháng. Tuy vậy, Zachary chết trong tư thế treo cổ trong buồng giam vào năm 2010 ở tuổi 59. Nguyên nhân được kết luận tự sát.

Quốc Đạt (Theo AP, Chicago Tribune, Justia)


**************

Những khách sạn tuyệt nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng Jetsetter của Mỹ đã chọn ra những khách sạn hàng đầu thế giới dựa trên các tiêu chí như thiết kế, đồ ăn, dịch vụ...

Những khách sạn tuyệt nhất thế giới

Khách sạn mới tuyệt nhất - Mondrian London (Bờ Nam London, Anh): Nội thất và các tác phẩm nghệ thuật của khách sạn do nhà thiết kế nổi tiếng người Anh, Tom Dixon, phụ trách. 

Những khách sạn tuyệt nhất thế giới

Khách sạn hạng sang tuyệt nhất - Baccarat (New York, Mỹ): Với không gian chung lộng lẫy, quầy bar ốp gỗ tự nhiên, đèn chùm lấp lánh và các tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ các chợ đồ cổ của Pháp, đây là nơi nghỉ đêm hoàn hảo cho những người yêu thích sự sang trọng, lịch lãm.

Những khách sạn tuyệt nhất thế giới

Khách sạn có thiết kế tuyệt nhất - Miami Beach EDITION (Florida, Mỹ): Không gian khách sạn thanh lịch, hài hòa với tự nhiên, với hai bể bơi quyến rũ, một phòng chơi bowling và cả một sân trượt băng. Đầu bếp Jean-Georges Vongerichten chế biến những món ăn của Latin, với ảnh hưởng từ Tây Ban Nha, Caribbe và Nam Mỹ.

Những khách sạn tuyệt nhất thế giới

Khách sạn thành phố lớn tuyệt nhất - Shangri-La (Paris, Pháp): Nơi đây từng là nhà riêng của cháu họ Napoleon Bonaparte với phong cách trang trí trang nhã, sang trọng. Khách sạn này còn có 3 nhà hàng, trong đó có L'Abeille đạt 2 sao Michelin và Shang Palace đạt 1 sao Michelin. 

Những khách sạn tuyệt nhất thế giới

Khách sạn có buổi đêm tuyệt vời nhất - 25hours Bikini Berlin (Berlin, Đức): Quán bar trên sân thượng khách sạn mở cửa tới tận 2h vào thứ sáu và chủ nhật, nhìn xuống khung cảnh lộng lẫy của thành phố Berlin về đêm. 

Những khách sạn tuyệt nhất thế giới

Khách sạn trở lại ngoạn mục nhất  - Malliouhana (Vịnh Meads, Anguilla): Mở cửa đón khách vào tháng 11/2014 sau 3 năm đóng cửa và 18 tháng sửa chữa với kinh phí lên tới 80 triệu USD, Malliouhana là một thiên đường nghỉ dưỡng mùa hè.

Những khách sạn tuyệt nhất thế giới

Khách sạn gần gũi với thiên nhiên nhất - Lion Sands River (Công viên quốc gia Kruger, Nam Phi): Tại đây, du khách sẽ được tham quan đồng cỏ rộng lớn, ngắm nhìn động vật hoang dã với các hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia nhiều hoạt động khác như thăm các ngôi làng, đi dạo, ngắm sao...

Những khách sạn tuyệt nhất thế giới
Khách sạn có đồ ăn ngon nhất - LINE (Los Angeles, California, Mỹ): Các món ăn tại nhà hàng của khách sạn không chỉ có chất lượng tuyệt hảo mà còn được trình bày đầy tính nghệ thuật.
Những khách sạn tuyệt nhất thế giới

Khách sạn nghỉ dưỡng tuyệt nhất - Terme di Saturnia (Saturnia, Italy): Terme di Saturnia có không gian thư giãn, thoải mái, với 4 bể bơi nước nóng và nhiều bể sục chứa nước đầy khoáng chất được lấy từ các suối nước nóng địa phương. Vào các buổi tối thứ sáu và thứ bảy tháng 8, du khách có thể ngâm mình trong bể dưới ánh nến lung linh và thưởng thức âm nhạc tới 1h. Spa của khách sạn có dịch vụ làm mặt bằng vàng, chống lão hóa bằng các nguyên liệu chiết xuất từ băng Nam Cực.

Những khách sạn tuyệt nhất thế giới
Khách sạn sinh thái tuyệt nhất - Mukul (Guacalito de La Isla, Nicaragua): Biệt thự trên cây nhìn ra bãi biển hoang sơ được dựng từ gỗ thông và gỗ tếch địa phương, với bể bơi riêng ở hiên. Gia đình Pellas, chủ khách sạn, rất quan tâm tới du lịch bền vững.
Những khách sạn tuyệt nhất thế giớiPhóng to

Khách sạn công tác và thư giãn tuyệt nhất  - Langham (Chicago, Illinois, Mỹ): Đây là nơi lý tưởng cho những người muốn có một chuyến công tác thoải mái và thư giãn nhất, với phòng tắm sang trọng, bữa sáng tuyệt vời ở nhà hàng Travelle của khách sạn.


********************

Fan cuồng dành 7 năm móc thảm hình nền game Mario

Tấm thảm có hình bản đồ World 1 của trò chơi Super Mario 3 được móc thành hình trong suốt 6 năm rưỡi là bằng chứng hùng hồn nhất cho niềm đam mê của một lập trình viên người Na Uy, Kjetil Nordin.

Kjetil đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu để có được hình ảnh chính xác nhất cho tác phẩm có diện tích gần 4 mét vuông của mình. Chọn màu len và chỉ sao cho đúng cũng là một công đoạn cực kỳ khó. Kjetil đã phải bỏ đi làm lại gần một nửa tác phẩm của mình bởi vì màu nước hiện lên trông giống như màu tím.
"Điều khó nhất là chấp nhận rằng việc này sẽ mất rất nhiều thời gian. Tôi đã bỏ ra 800 giờ đồng hồ để móc, rất nhiều giờ để nghiên cứu và tìm len có màu giống với game nhất. Khi tôi sắp móc xong phần nước thì tôi nhận ra nước trông giống như màu tím, cực kỳ xấu nên tôi đã bỏ đi làm lại. Mất thêm một tuần nữa," Kjetil tả lại. 
100 cuộn len và chỉ cũng đã góp công tái hiện lại chính xác màu, bố cục, vị trí và đường đi của bản đồ trong game kèm theo cả ô điểm và mạng.
Không chỉ dành thời gian móc tranh, trong thời gian này Kjetil còn hoàn thành 2 tấm bằng đại học, bắt đầu sự nghiệp và thắng giải nhảy dù đồng đội ở Na Uy.
Ngô Vân
Ngô Vân
Ngô Vân
Ngô Vân
Ngô Vân
Ngô Vân
Ngô Vân
Theo Mashable
*********************

Cấy giấu cocaine trong ngực hòng qua mắt hải quan

  Một phụ nữ ở Honduras đã bị bắt tại sân bay gần Bogota, Colombia hôm 20/6, vì tội vận chuyển gần 1.5 kg cocaine lỏng cấy ghép tinh vi trong ngực.

Paola Deyanira Sabillon, 22 tuổi, đang trên đường tới Tây Ban Nha thì bị an ninh sân bay phát hiện bởi thái độ quá lúng túng và lo lắng - đại tá cảnh sát sân bay Diego Rosero cho biết.
Vận chuyển trái phép cocaine bằng cách cấy giấu trong ngực
Kết quả chụp X-quang sau đó cho thấy Sabillon mới trải qua cuộc phẫu thuật ngực để nhét giấu cocaine.
Sabillon thú nhận cô đã nhận được chỉ dẫn mang chất lỏng trong túi ngực vào Barcelona nhưng không thực sự biết mình đang mang cái gì.
Điều tra ban đầu cho thấy người phụ nữ này làm phẫu thuật tại một phòng khám không tên tuổi ở Pereira, thành phố nằm phía tây Colombia.
Ngực giả được lấy ra khỏi người cô gái ở một bệnh viện thuộc Bogota, tại đây Sabillion đã phải điều trị nhiễm trùng do phẫu thuật.
Colombia sản xuất khoảng 300 tấn cocaine mỗi năm.
Huyền Anh
Theo Metro
***********************

julia-veu-to 1

julia-veu-to 2

julia-veu-to 3

julia-veu-to 4

julia-veu-to 5

julia-veu-to 6

julia-veu-to 7

julia-veu-to 8

julia-veu-to 9

julia-veu-to 10

julia-veu-to 11

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 17 Tháng Hai 20245:14 SA
Thứ Sáu, 16 Tháng Hai 20246:07 SA
Thứ Năm, 15 Tháng Hai 20245:45 SA
Thứ Tư, 14 Tháng Hai 20245:09 SA
Thứ Ba, 13 Tháng Hai 20245:49 SA
Thứ Hai, 12 Tháng Hai 20245:21 SA
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20246:43 SA
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 20245:56 SA