Trang Lá Cải Ngày 17 - 04 - 2020: " TẮT ĐÈN " THỜI COVID !!!

Thứ Sáu, 17 Tháng Tư 20204:36 SA(Xem: 8887)
Trang Lá Cải Ngày 17 - 04 - 2020: " TẮT ĐÈN " THỜI COVID !!!
**************

Một phụ nữ bị cháu trai hiếp dâm khi nhờ bắt ghen

Sau khi được người phụ nữ 59 tuổi nhờ theo dõi và bắt ghen chồng bà ta, Trọng nảy sinh dục vọng và dùng vũ lực cưỡng hiếp nạn nhân.

Ngày 17/4, Công an huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, đã khởi tố vụ án hình sự, điều tra hành vi hiếp dâm đối với Lê Văn Trọng (53 tuổi, ngụ xã Tân Phong, huyện Cai Lậy).

Theo kết quả điều tra ban đầu, chiều 13/2, bà L.T.O. (59 tuổi) thuê xe ôm đến gặp Trọng tại căn chòi ở xã Tân Lập 1. Trọng là cháu của chồng bà O. Người phụ nữ này nhờ cháu theo dõi, bắt ghen chồng bà ngoại tình.

Sau đó, bà O. nhờ Trọng đưa ra tỉnh lộ để về nhà nhưng ông ta nói không còn xe. Vì lén gia đình đi tìm người bắt ghen nên bà ta không gọi về nhà nhờ người đến đón, đành ngủ lại căn chòi.

Tối đó, Trọng nảy sinh dục vọng với bà ta nên tắt điện và bấm khóa căn chòi. Ông ta dùng vũ lực cưỡng hiếp nạn nhân. Bà O. chống cự quyết liệt, cắn vào tay Trọng.

Trọng tát vào miệng nạn nhân, sau đó dùng vũ lực xâm hại. Bà O. giãy giụa, đạp kẻ hiếp dâm. Lúc này, Trọng buông tay nên nạn nhân chụp lấy con dao dọa chém và ông ta từ bỏ ý định.

Bà O. thoát khỏi căn chòi, gọi điện thoại cho người thân đến đón về và sau đó trình báo cảnh sát.


**************

" TẮT ĐÈN " THỜI COVID !!!

Thị Nở cầm tay Chí Phèo, ứa lệ : " người ta đuổi anh ra khỏi Sách giáo khoa , em cũng xin ra theo. Em không thể sống thiếu anh”. Chí Phèo vô cùng cảm động liền ôm chặt lấy Thị Nở .
Lão Hạc húng hắng ho , ngó cổ ra ngoài căn nhà thốc gió , nói vọng sang : " Chúng mà đuổi thằng Chí ra khỏi Sách , tao cũng xin ra theo . Tao già rồi mà không nuôi được thân , phải ăn bả chó tự tử , không xứng đáng làm gương cho bọn trẻ.”

Chị Dậu cắp rá đi vay gạo ngang qua , hớt hải chạy vào : " Cụ ơi ! Cụ xin cho con ra với , con khố rách áo ôm , không trung hậu đảm đang để nuôi chồng con nên không xứng đáng làm gương cho ai đâu . Cụ giúp con với nhé”.

Lão Hạc thở dài , định nói điều gì đó thì Tấm đang vớt bèo bên bờ ao , vứt rổ chạy đến ôm mặt khóc : " Ông ơi ! Con giết con Cám còn lấy xác nó làm mắm cho mụ dì ghẻ ăn , con không xứng là hiền lành, tốt bụng, ông cũng xin cho con ra khỏi Sách với ".
Lão Hạc ôm ngực ho rũ rượi một hồi mắt đẫm lệ nói : " Tao có biết chữ đâu mà viết đơn xin . Mà nếu có nhờ ai viết hộ đơn xin đi nữa thì chắc gì chúng nó đã cho ra ".

Nghị Quế đi qua , hóng chuyện , nói chen vào : " Lão Hạc mà xin ra được thì xin luôn cho tôi ra khỏi Sách với , mấy chục năm nay tôi bị dân chửi không ra gì . Có phải riêng tôi là thằng xấu đâu . Bây giờ có cả triệu thằng xấu và ác hơn tôi . Nó ăn của dân không chừa thứ gì , ngốn cả nghìn tỷ , phá cả chục nghìn tỷ , sao không đưa chúng vào Sách cho dân ném đá ?”

Thầy giáo Hoàng cắp tay sau đít , đứng đó tự bao giờ , nói chen vào : " người ta đưa các ông bà vào là để phê phán cái Xã hội Phong kiến đen tối , chứ ông bà làm gương với kính cái giề”?

Bá Kiến đứng trước cổng , nghe được câu chuyện liền chỉ gậy nói vọng ra : " đứa nào bảo Xã hội này đen tối tao vả cho gãy răng . Nghèo là do chúng mày ngu . Chúng mày định làm loạn , định rủ nhau khiếu kiện đông người hả ? Tao cho ra khỏi hộ nghèo là chết cả nút đấy . Nên nhớ tao vẫn là chủ cái làng Vũ Đại này”.

Lão Hạc thở dài , cố nín cơn ho đang trào lên trong cổ họng , lọm khọm chui vào nhà . Bên ngoài , gió bấc vẫn lùa ù ù qua tấm liếp , lạnh buốt . Trời vẫn tối đen như tiền đồ Chị Dậu.

P/S : Cụ Ngô Tất Tố dưới suối vàng ngậm cười than rằng :
" Ôi ! Bốn ngàn năm ta lại là ta”Image may contain: one or more people

Nguyễn Thu Thủy
*************

Những câu chuyện cách ly tại nhà 'siêu hài hước' giữa mùa dịch

TGVN. Quá stress khi phải chung sống với sự nghịch ngợm của con mình 24/24, trong thời gian tự cách ly, một vị phụ huynh thậm chí đã phải viết lời “cầu cứu” người đi đường và hàng xóm.

nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
“Tôi biết virus corona thật đáng sợ, nhưng hãy thử làm việc tại nhà với một đứa trẻ 4 tuổi luôn hóa trang thành người nhện, và lấp ló trên chiếc bàn ngay sau lưng, bạn sẽ hiểu nỗi sợ hãi thực sự là như thế nào”, một bà mẹ hóm hỉnh chia sẻ về chuỗi ngày tự cách ly tại nhà cùng đứa con nghịch ngợm của mình.
nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
“Nhật ký giãn cách xã hội ngày thứ 12: Hôm nay lũ trẻ muốn tôi mặc váy cưới khi ăn trưa và tôi cũng không nghĩ ra lý do gì để từ chối chúng cả”, một người nữ chia sẻ hài hước trên mạng xã hội Twitter.
nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
Khi phải chôn chân trong nhà vì lệnh giãn cách xã hội, chính những thứ lâu nay vẫn rất quen thuộc lại có thể đem đến niềm vui. Hai chị em người Mỹ trong ảnh đã nghĩ ra cách "giết thời gian" không giống ai khi tự tháo tung chiếc laptop và máy tính để bàn của mình, sau đó lắp vào lại y nguyên như cũ.
nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
Quá stress khi phải chung sống với sự nghịch ngợm của con mình 24/24, trong thời gian tự cách ly, một vị phụ huynh đã phải viết lời “cầu cứu” người đi đường và hàng xóm (Chữ được viết trên đường: Hãy cứu tôi khỏi lũ trẻ).
nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
Giải pháp tối ưu nhất để làm việc tại nhà đạt năng suất, hiệu quả như làm việc tại cơ quan dành cho các vị phụ huynh, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
Đừng làm việc khi con bạn còn thức!
nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
Nhân thời gian được ở nhà do dịch Covid-19, gia đình này đã quyết định tự sơn lại căn phòng đã cũ. Vấn đề “trời ơi đất hỡi” lại ập đến khi vào giờ nghỉ trưa, hai vợ chồng quên đậy nắp thùng sơn, trong khi con gái họ lại thể hiện mình là một "công nhân" mẫn cán
nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
Khi các tiệm cắt tóc phải đóng cửa để phục vụ cho công tác chống dịch Covid-19, các ông bố bà mẹ buộc phải trở thành thợ cắt tóc bất đắc dĩ cho con mình, dẫn đến những tác phẩm "dở khóc dở cười".
nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
Không chỉ có các vị phụ huynh, mà ngay cả vật nuôi trong nhà cũng trở thành “nạn nhân”, khi lũ trẻ không phải đi học vì dịch Covid-19.
nhung cau chuyen cach ly tai nha sieu hai huoc giua mua dich
Thời gian tự cách ly tại nhà chỉ vừa bước sang ngày thứ 2, nhưng gia đình này đã phải nói lời tạm biệt với phương tiện giải trí thiết yếu, và thủ phạm trong vụ việc này vẫn tiếp tục là những đứa trẻ.

***********
bbc.com

Ca dao, tục ngữ Việt đầy 'tính thời sự' trong mùa dịch

Hoa Mai Gửi đến BBC từ TP HCM

Người tập thể dục ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Người tập thể dục ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội

Từ đầu mùa dịch gây ra do con SARS-CoV-2 (tên cũ là Corona, rồi nCoV) đến giờ, mạng xã hội Việt và thỉnh thoảng cả báo chí nữa, lại bùng nổ thơ ca.

Đa số người Việt đều có thể lúc này lúc khác thốt ra vài câu có vần có điệu nào đó. Không xét đến nội dung, nhưng nó làm nhiều người phải nhắc lại câu cảm thán đã lưu truyền từ rất lâu "Tộc Việt quả là dân tộc thi sĩ". Dĩ nhiên, họ nhắc lại với nhiều sắc thái khác nhau, trong đó bông đùa hay châm biếm cũng không hiếm thấy.

Nhưng có lẽ thế mà có lẽ cũng không phải thế. Có vô số câu văn xuôi có vần thô kệch hoặc sáo rỗng trên mạng, mà rất nhiều lúc được tung hô thật đấy, nhưng trong đời sống thường nhật, người Việt chúng ta từ lâu đã bỏ quên một kho tàng văn học dân gian sâu sắc và đa dạng.


Hỏi xem, chúng ta bây giờ đốt đuốc thì tìm được mấy người có thể dùng tục ngữ ca dao trong chuyện trò, trong các bài viết, trong dạy dỗ con cháu?

Chúng ta gần như phổ cập đại học, nhưng có mấy người thuộc và sử dụng thành thục cái kho tàng vô giá đó một cách tự nhiên như thở, như ông bà ta hồi xưa?

Mạng xã hội người Việt hay văn học, báo chí tiếng Việt hôm nay liên tiếp có những cụm từ thời thượng, nhanh chóng trở thành câu cửa miệng của toàn dân nhưng cũng nhanh chóng chết đi chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng. Đó là vì chúng thường chỉ mới dừng lại ở mức mô phỏng hoặc chơi chữ, tuy độc đáo và hài hước nhưng chưa đạt đến mức sâu sắc súc tích, được đúc kết từ những quan sát hay kinh nghiệm lâu dài.

Mùa dịch, tôi lục lại kho tàng văn học dân gian hầu quý vị ít câu đồng dao, tục ngữ, ca dao… tưởng cũ rích mà hóa ra lại là thời sự đỉnh cao nhé.

***

Ăn được ngủ được Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ăn uống đủ chất và ngủ tốt là cách tốt để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch

Đầu tiên, trong mùa dịch bác sĩ đều khuyên mọi người phải ăn uống đầy đủ, điều độ để có miễn dịch tốt sức đề kháng cao, khó mắc bệnh, mắc thì bệnh nhẹ dễ chữa. Ông bà ta có câu này:

Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền đâm lo

Đặc biệt cần ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp đủ chất xơ và vitamin cho cơ thể, vừa dễ tiêu hóa, giúp đẩy nhanh cặn bã trong cơ thể ra ngoài, vừa tra dầu mỡ bộ máy:

-Cơm phải rau, đau phải thuốc

-Cơm không rau như đau không thuốc

Ý nghĩa của việc vận động, tập thể dục Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ý nghĩa của việc vận động, tập thể dục đã được nhắc đến trong ca dao xưa

Nhớ vận động, tập thể dục, chơi thể thao, rèn luyện cơ thể mạnh khỏe:

Mưa trôi trên núi mưa về

Chân cò tay nhện làm gì được ăn

Chân mảnh khảnh như chân cò, tay thì loèo khoèo như tay (chân) nhện, thì yêu còn ngán chứ làm được việc gì mà ăn, mà muốn "làm ăn" thì chắc chắn cũng chẳng được gì!

Đặc biệt phải siêng lau dọn nhà cửa cho sạch sẽ thông thoáng, vệ sinh vật dụng, nhất là những vật dùng hàng ngày đưa lên miệng:

-Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm

-Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất


Câu dưới ý nói bệnh tật từ miệng mà vào, tai họa từ miệng mà ra. Vì miệng nói bậy nên mang tai họa (tung tin đồn nhảm, đi qua vùng dịch mà khai gian chẳng hạn, có thể bị ở tù). Ăn chín uống sôi và đảm bảo thức ăn sạch để tránh con virus bò vào sinh bệnh tật.

Mùa dịch bệnh lây lan nên tránh đi lại nhiều. Thức ăn đường phố tuy ngon nhưng vệ sinh không bảo đảm hoặc không thể đảm bảo có nguồn lây từ chính vật dụng, khách ăn, nhân viên chế biến hay không. Tốt nhất tự nấu ăn uống trong nhà, nhớ rửa tay thường xuyên:

-Cơm nhà ăn ngon, con nhà dễ khiến

-Con ruồi là giống hiểm nguy,

Cái chân của nó rất vi trùng nhiều

'Cờ ba cuộc, cơm ba bát, thuốc ba thang' Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption 'Cờ ba cuộc, cơm ba bát, thuốc ba thang' là lời nhắc nhở 'dùng thuốc đúng chỉ định' của người xưa

Nếu nhiễm bệnh cũng đừng lo lắng, hãy tuân thủ khuyến cáo của chính quyền nơi mình đang sống vì mỗi nơi có một cách chống dịch phù hợp với đất nước họ nhất. Tự cách ly hay đi cách ly đủ thời gian, dùng thuốc đúng chỉ định:

-Cờ ba cuộc, cơm ba bát, thuốc ba thang

(Tục ngữ Việt Nam chọn lọc của Vương Trung Hiếu giải thích: Cờ ba cuộc mới phân rõ được thua, cơm ba bát mới đủ no, thuốc ba thang mới đủ liều chữa bệnh, mới thấy rõ tác dụng).

***

Đừng hoảng loạn lo lắng vì những tin đồn nhảm, đừng stress vì khi stress thì hệ thống miễn dịch bị yếu đi, bệnh tật dễ xâm nhập. Luôn nhìn ra khía cạnh tích cực của sự việc, đọc các câu chuyện hài hước, đùa giỡn và cười thật sảng khoái. Nếu bị cách ly hay ở địa phương bị phong tỏa hãy học tinh thần của người Ý mang nhạc cụ ra ban công chơi cùng nhau, vì:

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ

Trường học ở nhiều nước khắp thế giới đã và sắp sửa đóng cửa để hạn chế nơi đông người, dịch bệnh dễ lây lan. Học trò khắp nơi buồn chán rũ người:

Học trò là học trò trung

Sáng mai ngủ dậy giở vung vét nồi

Thì cha mẹ vẫn phải đi làm nên ngày nghỉ học được ngủ đẫy mắt thì phải tự vét nồi mà ăn!


Việt Nam là xứ cận nhiệt đới, nắng ấm quanh năm, các chuyên gia dịch tễ khắp thế giới tuy chưa khẳng định nhưng đều có nhận xét chung ban đầu rằng virus SARS-CoV-2 không sống lâu và có độc lực mạnh trong điều kiện khí hậu này.

Ít nhất có thể thấy tuy số người nhiễm đã lên 66 ca (cập nhật 17/3/2020), trong đó có những bệnh nhân lớn tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy hiểm nhưng đến nay chưa có ai tử vong. Vậy hãy mở cửa thông thoáng cho ánh nắng tràn vào, vì:

Nắng vàng là thang thuốc bổ

Các dịch bệnh khác nguy hiểm như HIV, Ebola, SARS, MERS… đều có thuốc hay vắc xin sau một thời gian. Do vậy cứ lạc quan, hy vọng, sau một thời gian sẽ có thuốc chữa khỏi bệnh:

Non cao cũng có đường trèo

Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên

***

Con virus SARS-CoV-2, về bản dạng giới chắc là lưỡng tính. Vì xét về khía cạnh chửa đẻ sinh sản thì chúng đẻ nhanh như điện, là điểm đặc thù giống cái, còn xét về tính cách can đảm đại trượng phu thì chúng chắc chắn là giống đực. Chúng "Phú quý bất năng dâm"-người siêu giàu cũng nhiễm; "bần tiện bất năng di-người nghèo kiệt cũng có thể nhiễm luôn; "Uy vũ bất năng khuất"-quan chức to mấy cũng không tránh được, nhiễm tuốt.

Đối mặt với kẻ địch vĩ đại dường ấy thì đừng khoe giàu khoe sang, tốt nhất:

Thà vô sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đau bệnh mà uống sâm nhung

Các cụ dạy nên chăm chỉ làm việc và biết tiết kiệm Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Các cụ dạy nên chăm chỉ làm việc và biết tiết kiệm

Nhưng dịch bệnh là không thể đoán trước. Cho nên khi khỏe mạnh hãy chăm chỉ làm việc và tiết kiệm, biết lo xa để dành, lúc đụng chuyện đến nỗi treo niêu. Ông bà dạy rồi:

Được bữa nào xào bữa ấy

Bữa nào không thấy đắp chiếu nằm không

Câu tục ngữ nói trên rất nên được ngành bảo hiểm giáo dục sâu sắc cho toàn thể nhân viên kinh doanh. Nó là lời dẫn đầy sức thuyết phục để khách hàng mua bảo hiểm.

***

Khi di chuyển từ vùng dịch về hoặc thấy có các biểu hiện nhiễm bệnh, ngay lập tức báo cho cơ quan y tế để được hướng dẫn cách ly, chăm sóc.

Những người giấu bệnh như cô gái BN 17, phụ nữ BN 34 của Việt Nam, bị cộng đồng cười chê:

Khôn ba năm dại chỉ một giờ

Làm chi để tiếng hững hờ chê bai

BN 21 của Việt Nam là một quan chức của Viện hàn lâm khoa học xã hội; một người nghi nhiễm nhưng âm tính là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư. Khi truy dấu lịch sử đi lại và tiếp xúc, người ta lục ra hàng ngày các ông sinh hoạt không khác gì một đại gia tư bản, trưa ăn khách sạn 5 sao, chiều đánh gôn, tối đãi tiệc có ca sĩ hát giúp vui, bất kể các ông luôn luôn rao giảng về đạo đức của người cộng sản, hô hào"học tập theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh" phải "sống giản dị, tiết kiệm, chia sẻ với nhân dân". Tinh thần "nói một đằng làm một nẻo" ấy dân gian đã gọi tên:

Bầm ơi, có rét mặc bầm

Volga con cỡi, gà hầm con xơi

Con đi vui lắm, bầm ơi

Xin bầm cứ ở nhà ngồi nhá khoai!

Mùa dịch, hàng hóa đắt đỏ, dư âm dịch cúm heo năm ngoái khiến giá thịt heo tăng gấp hai. Cho nên bây giờ tiêu chuẩn giàu sang là "cơm có thịt":

Lấy ai mà chẳng một chồng

Lấy anh hàng thịt ăn lòng sớm mai

Quý vị nhớ đọc kỹ và dạy con cháu làm theo nhé. Kính chúc quý vị toàn gia mạnh khỏe qua mùa dịch này.

Mấy lời góp nhặt dông dài

Giúp vui độc giả những ngày "cô Vi"!

*Bài thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một doanh nhân sống ở Sài Gòn
************

Gã chồng bội bạc 'biến' vợ thành người tâm thần

Trung QuốcLý Ba tới đồn công an xin giúp đỡ tìm lại cô vợ bị bệnh tâm thần đã nhảy khỏi xe chạy trốn.

Tiếp nhận tin báo vào ngày 6/2/2014, cảnh sát thị trấn Hạo Khẩu, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) nhanh chóng triển khai lực lượng tìm kiếm. Hơn một tiếng sau, cảnh sát tìm được Phan Lệ (44 tuổi, vợ anh ta) trong bộ dạng đầu tóc rối tung, quần áo xộc xệch. Trên đường về đồn công an, Lệ liên tục giải thích không mắc bệnh tâm thần mà bị chồng cưỡng chế bắt uống thuốc tâm thần. Lệ nói sáng 6/2/2014 bị Ba trói tay và ép lên xe đến bệnh viện, giữa đường cô cởi được dây, chạy trốn.

Nhận định sự việc không đơn giản, cảnh sát cho rằng một trong hai người đã nói dối nên vào cuộc xác minh. Hàng xóm của Lệ đều nói cô này tinh thần bình thường, chưa từng nghe nói mắc bệnh tâm thần. Chị gái của Lệ cũng khẳng định em không bị bệnh tâm thần, chỉ có mấy ngày nay thường lẩm bẩm gì đó liên quan đến "giết người". Mọi người trong nhà cho rằng tinh thần Lệ không được ổn định vì vợ chồng đang chuẩn bị ly hôn.

Cho rằng người nói dối rất có thể là Ba, cảnh sát Hạo Khẩu sau tách riêng hai vợ chồng để thẩm vấn. Làm việc với cảnh sát, Lệ mới tiết lộ tin động trời: Cuối năm 2009, Lý Ba đã giết phụ nữ đồng hương của Lệ tên là Trương Mẫn.

Cảnh sát mở cuộc điều tra, phát hiện ngày 9/10/2009, Trương Mẫn mất tích khi đang làm thuê tại tỉnh Chiết Giang. Cảnh sát Chiết Giang đã lập án nhưng không thể xác định Mẫn còn sống hay đã chết vì không tìm thấy thi thể. Sau khi Mẫn mất tích, có người đã dùng thẻ ngân hàng của Mẫn đi rút tiền. Cảnh sát Chiết Giang có video ghi lại hình ảnh người rút tiền, nhưng vẫn không thể khẳng định Mẫn đã bị giết vì cô có thể nhờ người này đi rút tiền.

Sau khi đối chiếu video, cảnh sát Hạo Khẩu và Chiết Giang xác nhận người rút tiền chính là Lý Ba. Một tổ công tác lập tức lên đường từ Chiết Giang đi tới Hạo Khẩu. Hai ngày sau, cảnh sát Chiết Giang đưa Ba đến hiện trường, tìm được hài cốt của Mẫn.

Theo lời khai của Ba, năm 2001 hắn ly hôn và đến Chiết Giang tìm việc. Năm 2006, hắn quen Lệ tại tụ điểm giải trí. Lệ lớn hơn hắn ba tuổi, cũng đã ly hôn. Hai người kết hôn và một năm sau sinh bé gái.

Từ khi sinh con, Lệ phải ở nhà, Ba không tìm được việc làm nên tình hình tài chính rất khó khăn. Ba suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng cho rằng cách kiếm tiền nhanh nhất là đi cướp. Mục tiêu hắn lựa chọn là Mẫn do có quan hệ khá thân thiết. Mẫn thường đeo trang sức bằng vàng, chi tiêu hào phóng.

Ngày 9/10/2009, Ba thuê xe đến đón Mẫn, nói vợ chồng mời Mẫn tới nhà ăn cơm. Khi đi qua khu vực vắng vẻ, hắn khống chế Mẫn hỏi mật khẩu thẻ ngân hàng rồi chôn xác, lấy hết số trang sức trị giá hơn 10.000 nhân dân tệ. Năm ngày sau thấy tình hình vẫn yên ổn, Ba cầm thẻ ngân hàng của Mẫn đi rút tiền. Không ngờ mật khẩu Mẫn nói không đúng, thẻ thì bị "nuốt mất". Hình ảnh về hắn tại cây ATM đã được camera ghi lại.

Ba bán trang sức của Mẫn lấy tiền để chuyển nghề làm tài xế xe tải, từ đó tình hình tài chính dần dần cải thiện. Từ đây, hắn bắt đầu có quan hệ với một số phụ nữ khiến vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn.

Tết âm lịch năm 2014, Lệ về quê Hạo Khẩu ăn tết. Mùng một tết, Ba lái xe tới quê vợ đề nghị ly hôn nhưng bị từ chối. Sau khi Ba đi khỏi, Lệ bắt đầu lẩm bẩm về chuyện giết người. Chị gái của Lệ cho rằng tinh thần Lệ không bình thường vì chuyện ly hôn nên gọi điện thoại cho Ba. Ba nghe xong cực kì hoảng sợ, không ngờ Lệ lại biết chuyện.

Ngày 4/2/2014, Ba mua thuốc điều trị bệnh tâm thần về bắt vợ uống với mục đích làm cho cô mắc bệnh thật, khi đó nói cũng không có ai tin. Sáng 6/2/2014, Ba lại đề cập chuyện ly hôn. Lần này Lệ nói thẳng nếu tiếp tục muốn chia tay thì sẽ tố cáo chuyện hắn sát hại Mẫn.

Thấy thuốc tâm thần không có tác dụng, Ba trói vợ cho lên xe, nói là đưa đi chữa bệnh nhưng thực ra đã tính đến giết người diệt khẩu.

Trên đường đi, Lệ may mắn cởi được dây trói, đạp tung cửa xe nhảy xuống, chạy vào khu chợ đông người. Ba không tìm được vợ nên phải nhờ cảnh sát tìm và sau đó sẽ thực hiện tiếp "kế hoạch bẩn".

Khang Diệp (Theo CCTV
*************

Những ngày bình yên ở Luang Prabang

LàoTrong 7 ngày, du khách Việt tham quan phố cổ, tháp nước đẹp nhất xứ sở triệu voi Kuang Si và hang Pak Ou.

Luang-Prabang-1-1586916991

Trong tháng 2, Hải Yến cùng chồng có 7 ngày tham quan, nghĩ dưỡng ở Lào. Cả hai tốn gần 900.000 đồng đi xe buýt từ thành phố Vinh, Việt Nam đến Luang Prabang, sau đó tự lên kế hoạch tham quan. Chi phí dịch vụ ở Lào không quá đắt, bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách ở homestay, cô chia sẻ.

Trong ảnh là góc phố Luang Prabang được chụp từ đỉnh đồi Phú Sĩ lúc mặt trời xuống núi.

Hiện tại, Yến cùng chồng đang sinh sống tại Đắk Lắk vì thích môi trường trong lành, không ô nhiễm không khí và tiếng ồn như những thành phố khác. Cô chia sẻ, đôi khi vì ấn tượng một bức ảnh du lịch của một địa danh nào đó mà vợ chồng phải đến đấy cho bằng được. 

 
Luang-Prabang-6-1586921129

Rảo bước trên những con phố cổ cũng mang đến cho bạn một trải nghiệm thú vị. Dân số Lào khoảng 7 triệu người, riêng tại Luang Prabang khoảng 55.000 người. Người dân rất thân thiện, hiếu khách, đa phần là nông dân, ngày nay có thêm thu nhập nhờ du lịch. 

Luang-Prabang-2-1586916990

Cung điện Hoàng gia Lào là nơi không nên bỏ lỡ khi đến xứ sở triệu voi. Cung điện do Pháp xây dựng cho vua Sisavangvong, tên vua được đặt cho con đường phía trước, đầu thế kỷ 20. Ở đây trưng bày nhiều di tích văn hóa cấp quốc gia.

Một trong những bảo vật mà Cung điện Hoàng gia Lào đang lưu giữ chính là bức tượng Phật Prabang. Đây là bức tượng quốc bảo, là thần vật trấn quốc của Lào, được làm từ vàng nguyên chất, nặng đến 48kg và cao 83cm. Vào mỗi dịp tết, bức tượng Phật được rước về chùa Xieng Thong để tiến hành nghi lễ mừng năm mới và tắm rửa bằng nước hoa.

Trang phục vào bảo tàng phải lịch sự. Yêu cầu không lộ vai, rốn, không mặc quần hay váy ngắn hơn gối, giày dép để ở ngoài và không được chụp ảnh ở bên trong.

 
RNI-Films-IMG-714BED2E-C17F-405C-B0FD-0693B179FA32-1586919041

Đây là đường lên đồi Phú Sĩ gần trung tâm phố cổ Luang Prabang, nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn và cảnh thành phố về đêm. Những bậc thang dẫn lên đỉnh đồi được che phủ bởi hàng sứ cổ thụ.

RNI-Films-IMG-7EABB1C7-B813-4AE7-A9B7-C469CDBEE15E-1586918566

Tiếp tục hành trình, cặp đôi đến hang Pak Ou, cách trung tâm Luang Prabang khoảng 25km. Ở đây, du khách mất 13.000 Lak (34.000 đồng) để đi thuyền, nhưng trước đó bạn có thể lựa chọn đi xe tuk tuk hay xe máy.

Hai bên bờ là phong cảnh yên bình của làng quê. Vì hang này nằm ở hướng khác với thác Kuang Si, nên phải đi sớm để có thời gian chơi nhiều hơn, Yến nói.

 
RNI-Films-IMG-CBE972FD-34CF-4F05-AD51-25CF91ABD77D-1586919043

Điểm đến tiếp theo trong hành trình là thác Kuang Si, cách trung tâm phố cổ 30km, được mệnh danh là thác nước đẹp nhất xứ sở triệu voi. Thác có nhiều tầng, trong hình là tầng cao nhất, nước trong xanh, đặc biệt vào mùa khô. Đây là điểm du lịch rất nổi tiếng ở Lào mà hầu như ai cũng phải ghé thăm. Bạn nên đến lúc sáng sớm để tránh đông người.

Luang-Prabang-7-1586922186

Yến chọn một resort 5 sao phù hợp với hình thức nghỉ dưỡng, giá phòng trung bình khoảng 2 - 3triệu đồng. Nơi này rộng, các phòng xây riêng biệt nên rất yên tĩnh.

Được khai trương cuối năm 2017, phòng còn mới, sạch sẽ, vị trí nằm cách trung tâm khoảng 5km. Hàng ngày resort có xe dịch vụ miễn phí đưa đón vào trung tâm phố cổ nên rất tiện lợi.

Luang-Prabang-8-1586922187

Những thửa ruộng xanh mướt là một điểm cộng cho nơi này. Du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàng hôn từ phòng mình.

Yến cho biết, cô cùng chồng đến Luang Prabang vào cuối tháng 2 nên khí hậu lúc này rất mát mẻ, dễ chịu giống như ở Đà Lạt, sáng và tối nhiệt độ có lúc xuống tầm 17 độ, giữa trưa gần 30 độ.

Luang-Prabang-9-1586924435

Buổi tối, du khách có thể đến chợ đêm Luang Prabang. Đây là khu chợ trong phố cổ, bày bán nhiều mặt hàng quần áo, đồ lưu niệm và đồ ăn vặt. Ẩm thực Lào là sự pha trộn giữa Việt Nam và Thái, có nhiều món giống bún, phở ở Việt Nam nên dễ ăn, hợp khẩu vị người Việt. 


************

Giải mã án mạng từ khuôn mặt hằn trên túi nylon

MỹTrong căn cứ không quân George, bang California, thi thể thiếu phụ Vicky Gillete nghiêng về bên trái, đầu nằm đè lên túi nylon.

Nhân viên y tế thông báo Vicky tử vong tại hiện trường vào ngày 28/8/1984 ở tuổi 26. Cảnh sát căn cứ không quân George lập tức lập án.

Ron Gillette, chồng của Vicky, là trung sĩ nhất thuộc không quân Mỹ, sống với vợ và hai con nhỏ tại căn cứ không quân. Ron kể tối hôm trước Vicky mất ngủ nên đã bảo mình bỏ bốn viên thuốc ngủ vào đồ uống, hai người sau đó đi ngủ.

Sáng 28/8/1984, Ron tỉnh dậy thấy con trai ba tuổi nằm bên cạnh vợ, Vicky không có vấn đề gì nên đi làm như thường lệ. Khoảng 8h30, anh taquay về thấy Vicky nằm bất động trên giường, túi nylon che phủ miệng và mũi. Con trai vẫn ngủ say.

Chiếc túi nylon bên cạnh đầu thi thể. Ảnh: Filmrise.

Chiếc túi nylon tại hiện trường. Ảnh: Filmrise.

Tại phòng ngủ, đồng hồ được đặt báo thức vào lúc 3h. Trong túi nylon gần mặt Vicky có một số quần áo, như đồ chuẩn bị được mang đi giặt. Khám qua căn nhà, cảnh sát thu một cốc uống nước trên mặt bàn ở phòng bếp và một lọ thuốc ngủ trống không trong thùng rác. Hiện trường không có dấu hiệu giằng co.

Đồng nghiệp của Ron xác nhận anh ta có tới làm việc vào khoảng thời gian như đã khai. Tìm hiểu về lịch sử sức khỏe của nạn nhân, cảnh sát thấy Vicky không nghiện ma túy hoặc rượu. Cô còn hai con nhỏ nên không thể là tự sát.

Qua giải phẫu, giám định viên phát hiện Vicky xuất huyết ở mũi và miệng, dấu hiệu thường thấy khi dùng thuốc quá liều. Trong phổi có một số vết phù nhẹ không xác định được nguyên nhân, môi trên có vết xước nhỏ nhưng toàn cơ thể không có dấu hiệu bị thương tích hoặc bóp cổ.

Theo kết quả giám định, cốc thủy tinh thu được tại hiện trường được xác định có chứa thuốc ngủ cùng loại đựng trong lọ bị vứt vào thùng rác. Trong máu của Vicky chứa thuốc ngủ với liều lượng 14 viên, chỉ bằng một phần nhỏ của liều lượng có thể gây chết người. Từ đó, giám định viên kết luận nguyên nhân tử vong do ngộ độc thuốc ngủ kết hợp ngạt thở trong trong nhiều phút hoặc nhiều giờ, yếu tố bổ sung là gan nhiễm mỡ và cơ tim phì đại.

Thi thể không có biểu hiện bị tấn công, điều tra viên đã sẵn sàng kết luận đây chỉ là vụ tai nạn tình cờ. Điều tra viên đặt giả thuyết có thể Vicky đang thu áo bẩn vào túi nylon mang đi giặt nhưng quá buồn ngủ nên lăn ra giường. Trong lúc trở người, Vicky bị túi nylon bịt kín mũi và miệng nên ngạt thở. Tuy lượng thuốc ngủ trong cơ thể nhiều hơn số bốn viên như Ron khai, nhưng Vicky cũng có thể đã tự uống thuốc thêm khi ở nhà.

Tuy nhiên, giả thuyết tai nạn bị điều tra viên bác bỏ khi tự mình rà soát lại số quần áo trong túi nylon bên cạnh thi thể. Điều tra viên thấy rằng số áo quần trong túi ở trong tình trạng được gấp một phần và vẫn thoảng mùi nước tẩy rửa. Như vậy, đây là quần áo mới, không cần mang đi giặt - dấu hiệu khả nghi cho thấy hiện trường bị ngụy tạo.

Trong lúc tìm kiếm chứng cứ mới, điều tra viên được biết 11 ngày sau khi Vicky chết, có người quen nhìn thấy Ron khá thân mật cùng cô gái đẹp, trả xe đã thuê sau chuyến đi tới thành phố Las Vegas, bang Nevada. Trên kính chiếu hậu có gắn đồ trang trí đặc trưng cho đám cưới. Hàng xóm lúc này cũng cho biết sáng hôm Vicky chết có thấy Ron ngồi chờ xe cứu thương trên bậc thang lên hiên nhà. Khi xe cứu thương xuất hiện ra cũng là lúc Ron bắt đầu khóc.

Tin rằng Ron liên quan cái chết của vợ, điều tra viên gọi anh ta tới làm việc. Ron xác nhận vừa cưới cô gái kia làm vợ mới vì các con nhỏ cần mẹ. Ron kể vợ mới tên Sue Yen, quốc tịch Nicaragua, trú tại thành phố Las Vegas. Hai người gặp nhau một năm trước trong lúc Ron công tác tại căn cứ không quân Nellis gần Las Vegas. Tuy vậy, Ron phủ nhận liên quan cái chết của vợ.

Sue Yen nói với điều tra viên rằng đã mang thai sinh đôi, đã đính hôn từ nhiều tháng trước. Thư mời dự đám cưới được hai người gửi đi trước khi Vicky chết. Sue còn kể Ron nói vợ cũ chết vì ung thư não bộ từ hai năm trước tại Mexico.

Điều tra sâu hơn, cảnh sát phát hiện nếu Vicky chết, Ron sẽ thụ hưởng 29.000 USD theo bảo hiểm nhân thọ của vợ nên nhận định người chồng có động cơ giết người. Tuy vậy, đây mới chỉ là chứng cứ gián tiếp, chưa phải bằng chứng pháp y.

Để xác thực lời khai của Ron về việc vợ lăn vào túi nylon và ngộp thở, điều tra viên yêu cầu giám định viên rà soát lại chứng cứ.

Tìm kiếm vết dầu nhờn trên khuôn mặt bám bên ngoài túi qua phương pháp thổi hơi keo siêu dính, giám định viên phát hiện có một vùng lớn hình ô-van trên túi, chứng tỏ có vật gì đó hình ô-van có dầu đã tiếp xúc với chiếc túi. Dưới ánh sáng đặc biệt, giám định viên thấy rằng vết này có vẻ giống vết mặt của Vicky.

Ảnh thực của Vicky (trái), vết dầu nhờn hiện dưới ánh sáng đặc biệt (giữa), và khuôn mặt được phục dựng bằng hai ảnh trước. Ảnh: Filmrise.

Ảnh thực của Vicky (trái), vết dầu nhờn hiện dưới ánh sáng đặc biệt (giữa), và khuôn mặt được phục dựng. Ảnh: Filmrise.

Vì chưa từng có nghiên cứu về dấu vết mặt người để lại trên túi nylon khi tiếp xúc, giám định viên phải tự kiểm chứng bằng bài test. Họ bọc loại túi thuộc cùng nhãn hiệu vào gối rồi ấn mặt tình nguyện viên vào đây để tạo ra dấu vết tương tự.

Điều tra viên sau đó thực nghiệm 6 lần với 6 chiếc túi khác nhau, mỗi lần tăng dần lực ấn vào đầu tình nguyện viên. Tới lần thứ 6, nữ tình nguyện viên không thở được vì lực ấn quá mạnh nên từ chối tiếp tục.

Tiếp theo, giám định viên dùng phương pháp thổi hơi keo siêu dính với cả 6 chiếc túi, nhưng chỉ chiếc thứ 6 – chiếc có lực tác động mạnh tới mức khó thở, mới để lại dấu vết khuôn mặt tương tự như chiếc túi bên cạnh thi thể Vicky.

Theo giám định viên, điều này chứng tỏ để tạo ra dấu vết mang hình khuôn mặt trên chiếc túi cạnh thi thể phải cần lực tác động rất mạnh, không thể đơn thuần do nạn nhân ngẫu nhiên lăn vào. Từ đây, cảnh sát cho rằng đã tìm được hung khí và bắt giữ Ron về tội Giết người.

Trong lúc này, điều tra viên phát hiện thông thường Vicky là người trả hóa đơn điện thoại bàn nên nếu có số lạ gọi tới cô có thể biết. Từ đầu tháng 8/1984, máy bàn tại nhà Vicky bắt đầu gọi tới số của Sue, trong khi nhiều tháng trước không có cuộc gọi nào. Vì chỉ Ron mới là người gọi cho Sue, điều tra viên cho rằng điều này minh chứng Ron biết trước Vicky không sống tới cuối tháng để có thể kiểm tra danh sách cuộc gọi và chất vấn mình.

Ngoài ra, Ron cũng thừa nhận 18 tháng trước khi Vicky chết từng đẩy vợ ngã ra sàn trong lúc nóng giận khi thấy làm rơi đồ đạc. Sự việc làm đầu gối Vicky bị vỡ và phải làm phẫu thuật. Điều tra viên cho rằng đây là chứng cứ cho thấy Ron có tiền sử bạo hành Vicky.

Công tố viên cáo buộc Ron đã nghiền vụn 14 viên thuốc ngủ cho vào nước uống của vợ vì cho rằng như vậy đã đủ giết người trong giấc ngủ. Khi chuông đồng hồ điểm 3h sáng, Ron tỉnh dậy đồ xấu bất thành nên dùng túi nylon bọc vào gối, ép mặt vợ vào... Người chồng cho quần áo sạch vào túi tạo hiện trường giả,  bế con trai ba tuổi vào giường ngủ để thêm chứng cứ cho thấy vợ còn sống.

Ra tòa, luật sư bào chữa lập luận cái chết của Vicky là tai nạn và mời chuyên gia bệnh học tới làm chứng về cái chết. Nhưng tại toà, chuyên gia do luật sư bào chữa mời tới lại làm chứng chống lại Ron. Qua ảnh chụp, chuyên gia này thấy rằng trên phổi nạn nhân có những vết xuất huyết rất nhỏ, dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi áp suất trong phổi thường thấy khi miệng và mũi bị bịt chặt. Chuyên gia làm chứng rằng Vicky chết do bị sát hại.

Ron bị kết án giết người và lãnh án chung thân. Tuy vậy, do một số thay đổi trong Bộ quy định chung về tư pháp quân đội, Ron được giảm án và ra tù sau 15 năm do cải tạo tốt. Hiện, ông ta sống tại Las Vegas với Sue Yen và con chung của hai người.

Quốc Đạt (Theo Ravel Law, Filmrise)


************

Khó nghĩ chuyện cười thời... Covid!


Dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Cả xã hội sát cánh với ngành y tế gồng mình chống dịch.

Dù gì thì “Cây đời vẫn mãi mãi xanh tươi/ Vĩnh viễn chim ca, vĩnh viễn nắng cười”, dòng chảy cuộc sống vẫn chảy, tình yêu của các đôi lứa vẫn đơm hoa, kết trái bằng những đám cưới với lời chúc phúc của hai họ và bạn bè, người thân. Nhưng, vẫn là cái chữ “nhưng” không ai mong muốn...

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Cưới hay hoãn?

Bỗng dưng hàng xóm nghe thấy ông Tính quát vợ ầm ĩ:

- Hoãn! Hoãn cái gì? Bà điên à? Thiếp mời đã gửi họ hàng và bạn bè ở xa, mọi người cũng thông báo sẽ bay về, cỗ bàn cũng đặt hết rồi. Bà định giết con gái bà à? Con gái bà học đến thạc sỹ mà mang tiếng bị nhà trai bỏ không cưới à? Hay là nhà trai nó giàu có lại coi thường nhà mình? Thế thì tôi còn mặt mũi nào mà nhìn họ mạc nhà tôi đây?

Mặc dù ông chồng to tiếng, nhưng bà Tính vẫn nhẹ nhàng:

- Ông cứ bình tĩnh, nhà trai không bỏ cưới, chỉ là xin hoãn lại vài tháng, chờ nắng tháng 6 cho cái con cô-vít nó chết hết vì không chịu được nóng thì ta cưới. Chứ bây giờ dịch nó vừa bùng phát, có công sở còn tạm đóng cửa, nhà nước hủy bỏ các lễ hội, hội họp đông người, vận động nhân dân tự giác không tổ chức các cuộc gặp, hoạt động, tụ tập đông người, nhằm phòng tránh cho toàn dân không lây lan dịch bệnh. Nhà trai họ nhờ tôi thăm dò ý kiến của ông. Tôi thấy họ lo cũng phải, tôi và ông cứ bình tâm suy xét thêm. Ông đồng ý thì nhà trai sẽ sang thưa chuyện xin hoãn đám cưới mấy tháng.

- Thế... ý con Dung thế nào? Hai đứa chúng nó nói sao? Mà hai đứa chúng nó đặt vé bay từ trong Sài Gòn ra rồi mà? – ông Tính hỏi vợ.

Bà Tính vẫn nhẹ nhàng:

- Hai đứa chúng nó thì nói: “Hoãn cũng đúng! Tùy bố mẹ! Còn vé thì chúng con lùi lại, không sao cả”. Mà ông xem, nhỡ khách đến ăn cỗ cưới nhà mình rồi nhà mình đưa dâu lại sang ăn cỗ nhà trai, nếu chẳng may bệnh dịch lây lan, ăn cỗ xong rồi đi cách ly hay nhập viện thì nguy lắm ông ạ. Thế thì vui lại hóa buồn lo.

Ông Tính ngồi thượt ra, thấy vợ nói cũng phải. Nhưng sao trước một sự việc hệ trọng, nhà trai đã sang nhà ông bàn bạc kỹ lưỡng là thế, nay chỉ vì sợ cái con cô-vít này mà lại nói hoãn là hoãn độp một cái thế này sao được? Ông chán nản nhìn đống thiếp mời mà ông định mai gửi mời hàng xóm và họ hàng, bạn hữu ở gần, bây giờ cái con cô-vít nó hại nhà ông thế này thì biết làm sao?

Bỗng chuông điện thoại reo. Ông Tính nghe máy, là cô Ngọc đồng nghiệp cơ quan ông gọi để báo tin hoãn đám cưới con gái cô ấy. Thì ra chuyện nhà cô Ngọc còn oái oăm hơn nhà ông. Con gái và con rể tương lai cô Ngọc đều đang ở tận châu Âu, đã đặt vé bay về, ở trong nước thì 2 gia đình đều đã gửi thiệp mời, đặt khách sạn cỗ bàn cả trăm mâm. Đùng cái, covid-19 bùng phát, đường bay bị tạm ngừng, thế là cô dâu chú rể không về nước thì cưới sao được! Thôi bố mẹ 2 bên thống nhất đành gọi điện thoại cho quan khách xin lỗi vì đám cưới bị hoãn cho đến khi “giặc cô-vít” bị tiêu diệt. Ông Tính được dịp cũng bộc bạch nỗi niềm nhà mình cũng hoãn cưới giống nhà cô Ngọc, lý do đều tại cái con covid-19 này nó “khủng” quá. Thế là 2 bên cùng cười vang: “Ừ, hoãn thì đành hoãn chứ biết làm sao!”. Ông Tính còn nói vui với cô đồng nghiệp: “Tôi với cô có lẽ xung phong tham gia mặt trận chiến đấu chống covid-19 cho nó nhanh chết nhé!”.

Cưới thì nên giảm hay cắt hẳn cỗ bàn?

Đám cưới của vợ chồng Long-Hoa lại bất ngờ chính do cô dâu chú rể cùng nhất tâm đề xuất với 2 bên bố mẹ: “Là cắt toàn bộ phần tiệc cưới! Chỉ còn lại thành phần 2 bên gia đình đến đón dâu và đưa dâu”. Mặc cho 2 ông bố ngạc nhiên, 2 bà mẹ dằn dỗi, Long và Hoa nhất nhất thuyết phục, dịch bệnh thế này, bất cứ ai cũng có nguy cơ cao, nhỡ lây dịch covid-19 thì biết đâu lây cả nhà mình vì nhà mình tiếp khách nhiều, ai đến dự cưới cũng chào hỏi, bắt tay, chụp ảnh với cô dâu chú rể, với hai bên “các cụ”, rồi mới vào ăn cỗ. Ăn cỗ chung cũng nguy cơ lây vì gắp chung món ăn, nhưng nhà trai nhà gái và cô dâu chú rể vẫn là nguy cơ cao nhất. Nếu cưới xong mà bất cứ ai phải nhập viện hay bị cách ly vì nhiễm covid-19 thì cả 2 họ đều khổ. Long còn tếu táo: “Mà nếu chẳng may lại nhiễm đúng cô dâu chú rể thì chúng con mất luôn tuần trăng mật, khéo thành “vỡ mật” trong khu cách ly ấy ạ”.

Bố Long nghe con nói cũng có lý, không ngờ thanh niên thời nay được học rộng nên suy nghĩ và ăn nói chững chạc. Nhưng mẹ Long không chịu:

- Con ơi, nhà mình đã gửi thiếp cưới mời khách ăn cỗ rồi, cỗ bàn cũng đặt rồi, hai nhà cả trăm mâm cỗ chứ ít gì. Bố mẹ đi mừng cưới con nhà người ta cả đời, nay mới cưới con đầu, cũng là dịp để người ta đến chung vui. Bên cơ quan mẹ cũng có gần trăm người, còn cơ quan bố thì đông hơn. Bố con lại là lãnh đạo, đi ăn cưới bao nhiêu con nhà cán bộ, nay sao mà cắt phần cỗ bàn đi được!

Long không chịu:

- Mẹ cổ hủ quá! Bố đi ăn cỗ là việc của bố đối nội đối ngoại cơ quan. Con nghĩ là như bọn con học bên tây, cưới họ không rình rang xe ô tô hàng đoàn đưa đón dâu, cỗ bàn hàng trăm mâm như mình, khiếp quá. Cưới chỉ nên mời họ hàng thân thích, một số ít bạn thân thiết thôi. Không đâu như Việt Nam, mời tất tật cán bộ cơ quan bố, cơ quan mẹ, cơ quan chú rể, cơ quan cô dâu, rồi cơ quan cấp trên của bố, cơ quan cấp trên của mẹ! Ôi, phức tạp quá và mọi người chạy như đèn cù một ngày có khi đi ăn cưới 3-4 đám. Thế thì trốn việc cơ quan ạ? Thời gian đâu mà làm việc nữa ạ?

Mẹ Long cáu:

- À, cái anh này, cho anh đi tây ăn học, để anh về anh cãi lý với bố mẹ anh à? Tây họ văn hóa khác ta. Họ không sống kiểu “Tối lửa tắt đèn có nhau”. Người Việt mình trọng tình, chia sẻ vui buồn với nhau thì cưới phải đông mới vui chứ...

Bố Long ngắt lời vợ:

- Thôi em, con nó nói cũng có cái lý. Những việc về văn hóa giống hay khác, tây mời ít khách, ta mời nhiều khách cho vui, lúc khác có thì giờ ta bàn sau. Kể ra đám cưới bình thường thì không sao, nhưng nay dịch covid-19 bất ngờ bùng phát thế này, nếu khách đến ăn cỗ rồi lây truyền bệnh dịch như mấy cái ông đi cùng chuyến bay 0054 từ Anh quốc về hôm 2/3 đấy, tối lại còn tổ chức tiệc liên hoan, ăn nhậu, lại còn mời ca sĩ đến hát múa, bây giờ vỡ trận dịch lây lan mới tóe loe ra như thế này. Có không ít người đã dùng từ “toang” rồi đấy. Bố tuy có chút chức, cao không cao, thấp không thấp, nhưng mình có học vấn, có văn hóa, phải nghĩ cho người khác. Mình nên vì xã hội, vì cái chung. Đúng như con nó nói, nhỡ ăn cưới xong, lại có một số người nhập viện, một số bị cách ly, vừa không an toàn vừa vất vả, tốn kém. WHO vừa công bố dịch bệnh COVID-19 là "đại dịch toàn cầu", hiện đã có hơn 125.000 người trên toàn cầu hiện đã nhiễm COVID-19, căn bệnh có thể gây viêm phổi và phá hủy các cơ quan nội tạng quan trọng, nó đã giết chết hơn 4.600 người trên toàn thế giới. Dịch đã lan rộng ra 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bố thấy Hà Nội cũng mới bổ sung thêm 3,5 tỷ đồng nữa phục vụ cho việc xét nghiệm sàng lọc nhằm phân loại đối tượng F0-F1-F2-F3-F4-F... Mới có trên 40 bệnh nhân dương tính mà có hàng ngàn người nghi lây nhiễm vì có quan hệ, tiếp xúc với người nhiễm, khiến ngân sách đã tốn kém thêm không nhỏ nữa vì an toàn chung của xã hội.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Rồi bố Long kể:

- Trưa qua bố đi cưới con trai bác Hoàng, khổ chủ không ngờ mọi người quá sợ Covid-19 nên nhiều người không đến, có nhiều khách chỉ đến mừng cưới rồi đi ngay chứ không ăn uống, không dám cả bắt tay. Thành ra chủ nhà ế hơn 10 mâm cỗ. Bác gái mặt dài thượt, nói họ hàng chịu khó chia nhau đem về chiều ăn hộ nhà bác. Thế có khổ bác ấy không chứ. Bố ái ngại quá. Nghĩ đám cưới con mình tính sao cho khớp, thiếu thì sợ bị mọi người chê trách không chu đáo, coi thường cấp trên cấp dưới, thừa thì cũng chết, không chỉ tốn tiền của mình mà còn phí phạm sản phẩm xã hội. Thế nên, bây giờ nghe con nói, bố ủng hộ con! Mẹ cũng nên nghe theo. Ngày mai mẹ đi cắt hết cỗ bàn, khách sạn phạt bao nhiêu thì thương lượng với họ. Bố sẽ lên cơ quan báo tin rồi gọi điện cho họ hàng, bạn bè biết việc nhà mình thay đổi theo... covid. Khách của mẹ và của con thì cũng chủ động thông báo qua điện thoại, hạn chế giao tiếp nhé!

Long cười tươi:

- Bố mẹ đồng ý rồi thì bố gọi điện thoại qua nhà nói với bố mẹ Hoa giúp chúng con. Hoa cũng trao đổi bố mẹ của Hoa rồi, nhưng vẫn phải có ý kiến của nhà trai, bố ạ.

- Rồi! Mai bố làm! Thế là bố thấy nhẹ cả người, không còn lo lắng bồn chồn như mấy hôm dịch đang bùng phát mà nhà mình lại đi rải thiếp mời! Một cô ở cơ quan bố còn nhanh nhảu bảo: “Dịch thế này mà thủ trưởng mời ăn cưới, nhỡ chúng em lây covid mà đi cách ly thì không có ai làm việc cho sếp, mà cũng không có ai nấu cơm cho mấy cái tàu há mồm nhà em cả”. Bố ngượng chín người! Không tổ chức hoành tráng thì sợ các con thiệt thòi so với chúng bạn. Bây giờ con có sáng kiến này thì bố thấy hay, thoải mái tư tưởng hẳn! Hoan hô con trai! Hoan hô tuổi trẻ!

Trần Thái Hòa


*************
gai-dep-tha-rong-11

gai-dep-tha-rong-1

gai-dep-tha-rong-2

gai-dep-tha-rong-3

gai-dep-tha-rong-4

gai-dep-tha-rong-5

gai-dep-tha-rong-6

gai-dep-tha-rong-7

gai-dep-tha-rong-8

gai-dep-tha-rong-9

gai-dep-tha-rong-10

gai-dep-tha-rong-11

gai-dep-tha-rong-12

gai-dep-tha-rong-13

gai-dep-tha-rong-14

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 19 Tháng Ba 20247:31 SA
Thứ Hai, 18 Tháng Ba 20245:03 SA
Chủ Nhật, 17 Tháng Ba 20246:34 SA
Thứ Bảy, 16 Tháng Ba 20244:01 SA
Thứ Năm, 14 Tháng Ba 20245:13 SA
Thứ Tư, 13 Tháng Ba 20243:40 SA
Thứ Ba, 12 Tháng Ba 20244:19 SA
Thứ Hai, 11 Tháng Ba 20244:22 SA