Trang Lá Cải Ngày 01 - 04 - 2020 : Giả chết né lệnh phong tỏa

Thứ Tư, 01 Tháng Tư 20206:14 SA(Xem: 13276)
Trang Lá Cải Ngày 01 - 04 - 2020 : Giả chết né lệnh phong tỏa
daidich-hnpd
*****************

Giả chết né lệnh phong tỏa


Ấn ĐộÔng Hakim Din, 70 tuổi, giả vờ chết để cùng 4 người khác dùng xe cứu thương vượt hơn 160 km về quê giữa lệnh phong toả. 

Ông Hakim Din đang điều trị chấn thương nhẹ ở đầu tại một bệnh viện ở thành phố Jammu, bang Jammu và Kashmir, thì được một tài xế xe cứu thương đề nghị giả chết nhằm qua mặt các chốt kiểm tra, cảnh sát Ấn Độ cho biết hôm nay.

Ông Din và 3 người khác muốn quay về quê nhà ở Poonch, một khu vực hẻo lánh thuộc vùng Kashmir gần biên giới với Pakistan. 4 người cùng tài xế đã đi hơn 160 km bằng xe cứu thương, sử dụng giấy chứng tử giả của bệnh viện để qua mặt nhiều chốt kiểm soát.

"Chiếc xe bị chặn lại ở điểm cuối trước khi họ về đến nhà", Ramesh Angral, cảnh sát trưởng ở Poonch, cho hay. "Một cảnh sát ở đó ngay lập tức nhận ra rằng người đàn ông đang nằm trong xe cứu thương không chết".

Nhóm người đã bị bắt và bị cách ly, có thể đối mặt với tội danh "lừa đảo và vi phạm lệnh cấm của chính phủ".

Một gia đình chờ xe về quê giữa lệnh phong toả ở New Delhi, Ấn Độ hôm 28/3. Ảnh: AP

Một gia đình chờ xe về quê giữa lệnh phong toả ở New Delhi, Ấn Độ hôm 28/3. Ảnh: AP

Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi ban lệnh phong toả toàn quốc trong 21 ngày từ hôm 24/3 nhằm ngăn Covid-19 lây lan. Nước này hiện ghi nhận gần 1.600 ca nhiễm, trong đó 45 ca tử vong, nhưng vùng Poonch chưa phát hiện ca nhiễm nào.

Kashmir bị áp lệnh giới nghiêm dài hạn từ hồi tháng 8/2019, khi chính phủ Ấn Độ hủy chế độ bán tự trị của khu vực này. Một số quy định giới nghiêm đã được nới lỏng sau nhiều tháng, cho phép người dân ra khỏi nhà và khỏi làng. Tuy nhiên, một số người Kashmir bị kẹt lại các thành phố và không thể trở về quê khi lệnh phong toả toàn quốc bất ngờ được ban bố.


**************

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả


Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Hàng trăm nghìn người trong số 45 triệu lao động nhập cư Ấn Độ tuần qua lũ lượt rời các thành phố lớn về quê. Lệnh phong toả dài 21 ngày nhằm ngăn chặn Covid-19 khiến họ bị mất việc làm và không có tiền để bám trụ các khu ổ chuột, nơi có nguy cơ cao lây nhiễm virus.

Một số bang đã bố trí hàng trăm xe buýt đưa người lao động nhập cư về quê, gây ra cảnh tượng hỗn loạn khi hàng nghìn người đổ đến các bến xe chờ đợi. Trong ảnh, dòng người nối dài cả km tại một bến xe ở thủ đô New Delhi hôm 28/3.

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Đây là cuộc di cư lớn chưa từng thấy kể từ năm 1947, khi Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh chia tách thành Ấn Độ và Pakistan như ngày nay.

Do hệ thống giao thông công cộng và đường sắt đã tạm thời dừng hoạt động, các lao động nghèo phải tìm mọi cách chen chân lên xe buýt để về quê. Trong ảnh, tại bến xe ở New Delhi, một thanh niên cố gắng chui qua cửa sổ để vào trong, khi chiếc xe đã chật ních người.

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Lượng người chen chúc trên các chuyến xe và đổ về quê lớn gây ra mối lo ngại nCoV lây lan. Hôm 30/3, Thủ tướng Narenda Modi đã yêu cầu tất cả các bang phong toả ranh giới để ngăn chặn nguy cơ đưa virus về vùng nông thôn. Giới chức cũng đang nỗ lực truy tìm hàng triệu lao động nhập cư đã quay về những ngôi làng nhỏ khắp cả nước để yêu cầu họ cách ly trong 14 ngày.

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Nhiều người không thể bắt được xe không có lựa chọn nào khác là đi bộ hàng trăm km về nhà. Họ đi thành từng nhóm gia đình, có cả đàn ông, phụ nữ, trẻ em lẫn người già.

Trong ảnh, một đôi vợ chồng bế con nhỏ đi dọc đường cao tốc ở Ghaziabad, ngoại ô New Delhi hôm 28/3.

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Có những người chẳng có tư trang gì quý giá ngoài đôi dép xỏ ngón như người đàn ông này. Bàn chân ông bị tróc một mảng da trên đường đi bộ từ ngoại ô thành phố Allahabad, bang Uttar Pradesh về làng hôm 30/3. 

Thu nhập của các lao động nhập cư thường chỉ đủ ăn, khoảng gần 140 đến 450 rupee/ngày (1,8 - 6 USD), theo Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngày nào không đi làm thì họ không có tiền.

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Ramesh Meena, một lao động nhập cư, cõng vợ trên vai vì cô bị gãy chân, khi cả hai từ Ahmedabad, thành phố lớn nhất bang Gujarat, trở về quê ở bang Rajasthan lân cận hôm 26/3.

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Người dân địa phương san sẻ nước uống cho những người đi bộ về quê tại New Delhi hôm 28/3. Nhiều người bị đói vì đã không có gì vào bụng suốt nhiều ngày. Những người khác ăn đỡ bánh quy và uống nước. 

Thủ tướng Modi xin người nghèo tha thứ nhưng cho hay không còn cách nào khác ngoài phong toả toàn quốc để ngăn chặn dịch bệnh. 

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Chính phủ Ấn Độ hôm qua cho biết khoảng 500.000 - 600.000 lao động đã đi bộ từ các thành phố về quê. Giới chức đang nỗ lực sắp xếp phương tiện, nơi tạm trú và thức ăn cho họ. Tuy nhiên, một số người đã chết do kiệt sức, số khác thiệt mạng do tai nạn giao thông. Một số người bị cảnh sát ở các ranh giới bang đánh đập khi họ cố gắng dẹp đám đông hỗn loạn.

Trong ảnh, một người đàn ông đang ăn cơm tại trường học ở New Delhi, nơi anh bị cách ly trên đường trở về quê hôm 31/3.

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Con gái của một lao động nhập cư bị cách ly cùng bố mẹ tại một trường học ở New Delhi, khi đang trên đường về làng hôm 31/3. Cô bé đang chờ bố mang về các phần thức ăn. 

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Một gia đình đi bộ dọc đường cao tốc Mumbai Pune hôm 29/3. 

Bà Shiv Kumari, 50 tuổi, cho hay mình đã bị chủ nhà đuổi khỏi căn phòng trọ ở bang Haryana. Bà và con trai 28 tuổi phải gói ghém đồ đạc và bắt đầu hành trình 900 km đi bộ về quê.

Chiều 30/3, hai người gần như kiệt sức khi băng qua cầu trên sông Yamuna, nơi được người Hindu xem là linh thiêng. Tuy nhiên, họ vẫn còn 110 km ở phía trước. 

"Chúng tôi đã đi bộ 5 ngày rồi", bà Shiv Kumari nói.

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

Đoàn người đi bộ ở ngoại ô New Delhi hôm 27/3.

Ấn Độ hiện ghi nhận gần 1.400 ca nhiễm, trong đó 35 người đã tử vong. Là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, với hệ thống y tế lạc hậu và điều kiện vệ sinh cơ bản thiếu thốn, Ấn Độ được dự đoán sẽ bị dịch bệnh tàn phá nghiêm trọng nếu không có các biện pháp ứng phó mạnh tay.


**************

Cảnh sát Mỹ dùng drone để phát thông báo trong Covid-19

Thành phố Chula Vista, bang California sẽ dùng máy bay không người lái để làm một số công việc thay cảnh sát khi Covid-19 bùng phát.

Phòng cảnh sát Chula Vista đã mua mới hai thiết bị máy bay không người lái (drone) trị giá 11.000 USD, qua đó tăng gấp đôi quy mô phi đội drone của cơ quan này, theo thông báo ngày 20/3.

Vern Sallee, Đội trưởng thuộc Phòng cảnh sát Chula Vista, nói sẽ lắp thêm loa và camera nhìn trong đêm cho drone để "có thể phát thông báo nhắc nhở khi người dân tụ tập đông người mà không cần điều động nhân lực", giúp cảnh sát không phải đặt bản thân vào vùng không an toàn.

Theo Sallee, một công dụng khác của thiết bị bay không người lái là truyền đạt thông tin về Covid-19 tới người vô gia cư trong thành phố. Đây là nhóm dễ tổn thương vì không được cung cấp thông tin đáng tin cậy về độ nghiêm trọng của Covid-19.

Động thái này được đưa ra sau khi lệnh phong tỏa có hiệu lực toàn bang được thống đốc bang California ban hành cùng ngày 20/3. Theo đó, những dịch vụ không cần thiết sẽ phải đóng cửa, người dân phải ở trong nhà ngoại trừ đi mua nhu yếu phẩm, hít thở khí trời, và việc cần thiết khác.

Cảnh sát Chula Vista mua hai thiết bị drone do hãng DJI (Trung Quốc) sản xuất. Ảnh: Chula Vista Police Department.

Cảnh sát Chula Vista mua hai thiết bị drone do hãng DJI (Trung Quốc) sản xuất. Ảnh: Chula Vista Police Department.

Từ tháng 10/2018, Phòng cảnh sát Chula Vista đã bắt đầu thực hiện 10-15 lượt  drone mỗi ngày nhưng chỉ trong tình huống khẩn cấp.

Phòng sẽ làm việc với Cục Hàng không Liên bang để mở rộng phạm vi sử dụng của drone nhằm mục đích bảo vệ cộng đồng khi dịch bệnh phát tán.


***********

Tòa án Mỹ xét xử trực tuyến trong Covid-19

Tòa án phải từ bỏ cách làm truyền thống để chấp nhận công nghệ trực tuyến bị "hắt hủi" từ lâu để hoạt động xét xử có thể diễn ra trong Covid-19.

Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, thẩm phán tổ chức xét xử qua Zoom hoặc Skype - phần mềm họp trực tuyến, luật sư xét hỏi nhân chứng và tranh luận qua điện thoại, bị cáo nhận tội mà không phải đặt chân vào phòng xử án.

Nhiều công tố viên cho biết cần thiết những biện pháp trên là cần thiết để kịp thời giải quyết tình thế cho bị cáo mắc kẹt trong trại giam, bảo vệ nạn nhân của bạo hành gia đình đang gặp nguy hiểm cận kề, và ngăn ngừa tình trạng tồn đọng án khi tòa mở cửa trở lại. Việc mở rộng phạm vi ứng dụng công nghệ trong phòng xét xử lẽ ra phải xảy ra từ lâu vì điều này có thể giúp cắt giảm chi phí, đẩy nhanh tốc độ xử án, và tăng khả năng tiếp cận tại vùng nông thôn khi mọi việc trở lại bình thường.

Jaclyn Horn, luật sư chuyên lĩnh vực hôn nhân gia đình tại thành phố Jacksonville, bang Florida, cho biết đã khá hoảng sợ vào ngày 13/3 khi biết tin phiên tòa ly hôn của thân chủ sẽ được thực hiện qua Zoom để tránh lây nhiễm Covid-19.

Nhờ hướng dẫn, nữ luật sư đã có thể tham gia phiên tòa khá suôn sẻ. Để khắc phục khó khăn khi trình bày chứng cứ vật chất, nữ luật sư nghĩ ra cách giơ chứng cứ cho thẩm phán xem qua ống kính rồi gửi ảnh qua thư điện tử. Tuy vậy, Jaclyn Horn nói thật khó tưởng tượng khi phải thực hiện quy trình tố tụng phức tạp hơn dưới hình thức họp trực tuyến.

Chỉ một số ít khu vực đang tổ chức toàn bộ phiên tòa qua mạng trực tuyến nhưng ngày càng có nhiều nơi đang cho bị cáo tham gia vào quy trình khởi tố, xét bảo lãnh, và nhận tội qua phần mềm họp trực tuyến.

Theo nhiều công tố viên, những thiết bị dùng để họp trực tuyến từ lâu thường bị trại giam hoặc tòa án xếp xó trong kho và thường chỉ được dùng trong trường hợp bị cáo ốm nặng hoặc có lo ngại về an ninh. Vì thế, việc tòa án đóng cửa do Covid-19 đang là phép thử để xem liệu các thiết bị trên có thể tiết kiệm chi phí tố tụng trong tương lai hay không. Công tố viên còn cho biết công nghệ họp trực tuyến tới nay vẫn hoạt động suôn sẻ, dù hầu hết các nơi chỉ mới thử nghiệm vài ngày.

Nhưng việc gấp rút số hóa phòng xét xử - vốn nổi tiếng là không dính dáng tới công nghệ - làm dấy lên nghi vấn phiên tòa sẽ mất đi điều gì khi bồi thẩm viên không thể tận mắt chứng kiến sự lo lắng của nhân chứng hoặc luật sư không thể dựa vào mối quan hệ hữu hảo với thẩm phán. Hơn nữa, việc xét xử trực tuyến có nguy cơ mâu thuẫn với quyền của bị cáo được xuất hiện tại tòa và đối mặt người buộc tội, cũng như quyền tiếp cận hệ thống tòa án khi không đủ tiền cho công nghệ mới nhất.

Nina Ginsberg, Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Bào chữa Quốc gia, cho rằng "một số buổi điều trần có thể được tổ chức dưới hình thức họp trực tuyến, nhưng biện pháp này chỉ nên mang tính tạm thời và chỉ được thực hiện khi bị cáo đồng ý vì mọi người đều có quyền được xét xử công khai".

Không chỉ vậy, hoạt động xử án trực tuyến cũng gặp một số trục trặc ban đầu. Gần đây, một thẩm phán tại quận Manhattan, bang New York đã phải tuyên bố phiên xét xử bị cáo về tội tấn công tình dục là vô hiệu vì luật sư bào chữa không thể thực hiện việc hỏi nhân chứng qua điện thoại do ho quá nhiều và ốm nặng.

Trong phiên xét xử ngày 19/3 tại tòa án hình sự quận Brexar, bang Texas, bị cáo xuất hiện qua video cần phải nói chuyện riêng với luật sư bào chữa để quyết định có nên chấp nhận thỏa thuận nhận tội hay không. Không cách nào khác, thẩm phán buộc phải gián đoạn phiên tòa và yêu cầu mọi người rời phòng để có không gian riêng cho bị cáo và luật sư.

Thẩm phán Stephanie Boyd tại tòa án quận Brexar, bang Texas gặp trục trặc trong buổi làm việc trực tuyến đầu tiên. Ảnh: William Luther.

Thẩm phán Stephanie Boyd tại tòa án quận Brexar, bang Texas gặp trục trặc trong buổi làm việc trực tuyến đầu tiên. Ảnh: William Luther.

Hầu hết các công tố viên đều cho rằng những biện pháp tạm thời nói trên khó có thể dẫn tới thay đổi hàng loạt trong hệ thống pháp lý. Sở dĩ vậy vì theo họ, quyền được đối mặt với người buộc tội và bị xét xử trước mặt bồi thẩm đoàn, không phải trước màn hình tivi, đã "bám rễ" quá sâu.

John Flynn, công tố viên quận Erie, bang New York, cho biết bị cáo có quyền xuất hiện tại tòa án và được biết những gì đang diễn ra, cũng như được đặt câu hỏi với thẩm phán. Ngoài ra, theo vị này, việc bồi thẩm đoàn có thể quan sát ngôn ngữ cơ thể và tận mắt nhìn bị cáo cũng rất quan trọng.

Quốc Đạt (Theo Wall Street Journal)


**************

Ai yêu em có lẽ sẽ bị tiểu đường

Đói quá rồi mà nhà chẳng còn gì để ăn; Lỡ buông lời ho hen, sợ anh xa lánh...
A1-2817-1433844766.jpg

Say you do, you do...

A2-2045-1433844767.jpg

Cảm giác này mới gọi là ức chế.

A4-9759-1433844767.jpg

Bạn có hiểu ý nghĩa của hình ảnh này.

A5-1884-1433844767.jpg

Tán gái kiểu này có khối nàng "chết ngất".

A6-7015-1433844767.jpg

Dạo này nhiều trộm, nhà em phải trồng cây này cho chúng nó sợ.

A7-6345-1433844767.jpg

Nàng ấy cưỡi ngựa đi mua Starbucks, đáng yêu ghê.

A8-6701-1433844768.gif

Ngày xưa xem phim em cứ tưởng tượng ra cái cảnh này, một ngày nào đó có cái đĩa bay đưa em đến hành tinh khác.

A9-9465-1433844768.jpg

Hôm nay mẹ lên nương, chị cùng em tới lớp. ^^

A10-4514-1433844768.gif

Woa, đẹp thế này cơ mà.

A11.jpg

Đằng sau những cảnh quay lãng mạn trên phim, hóa ra chỉ thế này thôi à.

A12.jpg

Treo vài cái bánh cho có động lực luyện tập.

A13.jpg

Đây mới gọi là dân chơi nè, anh cũng 6 múi chứ tưởng đâu :))

A14.gif

^^, yêu chết đi được í.

A15.jpg

Chết rồi em ơi mất phanh rồi.

A16.jpg

Anh ấy mới siêu phàm làm sao.

A17.jpg

Ước mơ của ông đến giờ vẫn muốn là siêu nhân.

A18.jpg

Trời ơi, đói lắm rồi mà chẳng còn cái gì để ăn cả.

A19.jpg

Việc của em là che ô cho chị í thôi ạ.

A20.jpg

Anh ơi đừng cù em nữa, em buồn quá :))

Zon zon


**************

Dọa đánh bom đồn cảnh sát

MỹJustin Demorea Black (28 tuổi) bị cáo buộc dọa đánh bom đồn cảnh sát cùng một số địa điểm vì nhiều người mất việc do Covid-19.

Ngày 24/3, Justin bị cảnh sát thành phố Orlando, quận Orange, bang Florida bắt giữ về tội Hoang báo đánh bomSử dụng trái phép phương tiện liên lạc hai chiều.

Cảnh sát cho biết 19h ngày 24/3, hai tiếng sau khi quận Orange ban bố lệnh "ở nhà" để chống Covid-19, tổng đài 911 nhận được cuộc gọi từ một người đàn ông cho biết đang có bốn quả bom và sẽ cho nổ đồn cảnh sát cùng một số địa điểm. Người gọi nói vì nCoV mà "làm người khác mất việc" nên ông ta cũng sẽ khiến một số người mất việc.

Justin Demorea Black. Ảnh: Orlando Sentinel.

Justin Demorea Black. Ảnh: Orlando Sentinel.

Sau cuộc gọi, cảnh sát truy ra địa điểm của người gọi nằm ở bưu cục đối diện bên kia đường với Phòng cảnh sát thành phố Orlando.

Tới trước bưu cục, cảnh sát thấy Justin là người duy nhất đứng tại đây và đang cầm điện thoại áp vào tai. Để xác thực danh tính người gọi, cảnh sát bảo tổng đài gọi lại vào số nặc danh và thấy điện thoại của Justin đổ chuông.

Justin lập tức bị bắt nhưng không hợp tác nên phải bị trói chân trên đường tới trại giam. Theo cảnh sát, trên người Justin không có thiết bị nổ. Ông ta cũng không cho biết lý do gọi điện thoại đe dọa.

Hiện, Justin bị giữ tại trại giam quận Orange với mức tiền bảo lãnh 2.800 USD.

Quốc Đạt (Theo Orlando Sentinel
*******************

Tham dự tiệc cùng cả gia đình Vương Phi, Châu Tấn thoải mái chụp hình bên tình cũ Lý Á Bằng và "tình tin đồn" Đậu Tĩnh Đồng


Trang Sohu mới đây đăng tải thông tin cùng loạt hình ảnh về gia đình Vương Phi và Châu Tấn . Theo đó, hình ảnh này được một cư dân mạng đăng tải lên trang Weibo và lập tức trở thành chủ đề nóng gây xôn xao dư luận.

Được biết, đây là những hình ảnh hiếm có được ghi lại trong bữa tiệc của gia đình Vương Phi - Lý Á Bằng vào tháng 1/2020. Bữa tiệc là hoạt động của Quỹ từ thiện Thiên sứ Yên Nhiên với sự tham gia của Vương Phi, Lý Á Bằng, Đậu Tĩnh Đồng, Lý Yên và đặc biệt là sự xuất hiện của Châu Tấn .

Tham dự tiệc cùng cả gia đình Vương Phi, Châu Tấn thoải mái chụp hình bên tình cũ Lý Á Bằng và tình tin đồn Đậu Tĩnh Đồng - Ảnh 1.

Châu Tấn chụp hình chung với tình cũ Lý Á Bằng và Đậu Tĩnh Đồng.

Trong những bức hình được đăng tải, khoảnh khắc Châu Tấn hội ngộ tình cũ Lý Á Bằng, thậm chí còn vui vẻ chụp hình nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Đây có lẽ là khoảnh khắc đầu tiên hai người đứng chung một khuôn hình trong suốt nhiều năm kể từ khi chia tay. Ngoài ra, người đẹp "Hậu cung Như Ý truyện" cũng thoải mái cười đùa và chụp hình tự sướng bên cạnh "tình tin đồn" Đậu Tĩnh Đồng.

Tham dự tiệc cùng cả gia đình Vương Phi, Châu Tấn thoải mái chụp hình bên tình cũ Lý Á Bằng và tình tin đồn Đậu Tĩnh Đồng - Ảnh 2.

Trong khi đó, cô con gái út Lý Yên của Vương Phi và chồng cũ Lý Á Bằng cũng được nhận xét là càng lớn càng ra dáng thiếu nữ.

Tham dự tiệc cùng cả gia đình Vương Phi, Châu Tấn thoải mái chụp hình bên tình cũ Lý Á Bằng và tình tin đồn Đậu Tĩnh Đồng - Ảnh 3.

Tham dự tiệc cùng cả gia đình Vương Phi, Châu Tấn thoải mái chụp hình bên tình cũ Lý Á Bằng và tình tin đồn Đậu Tĩnh Đồng - Ảnh 4.

Nguồn: Sohu


***************

Những cảnh tượng cười ra nước mắt của phụ huynh thời ở nhà trông con


Covid-19 được ví như giặc, thế nhưng, có phụ huynh đã phải cảm thán rằng, ngoài giặc Covid-19, còn có một loại "giặc" nữa, càng được dịp "phát tác" trong những ngày hầu hết người dân đều ở nhà chống dịch như thế này. 

Không tin ư? Bạn cứ thử nhìn những hình ảnh dưới đây thì khắc rõ. 

Những cảnh tượng cười ra nước mắt của phụ huynh thời ở nhà trông con, chống dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Cháu chỉ nghịch chút sơn thôi mà, có gì to tát đâu.

Những cảnh tượng cười ra nước mắt của phụ huynh thời ở nhà trông con, chống dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Cái sân trượt này hơi nhỏ thì phải, nhưng thôi, dùng tạm.

Những cảnh tượng cười ra nước mắt của phụ huynh thời ở nhà trông con, chống dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Bọn con nghĩ là cái ghế sofa này đến lúc thay "áo mới" rồi.

Những cảnh tượng cười ra nước mắt của phụ huynh thời ở nhà trông con, chống dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Ai đó giải cứu tôi khỏi lũ tiểu quỷ này với?

Những cảnh tượng cười ra nước mắt của phụ huynh thời ở nhà trông con, chống dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Có lẽ bố mẹ nên liên hệ với một công ty bảo hiểm nào đó thì hơn.

Những cảnh tượng cười ra nước mắt của phụ huynh thời ở nhà trông con, chống dịch Covid-19 - Ảnh 7.

Yeah, trò cầu trượt này vui nè!

Những cảnh tượng cười ra nước mắt của phụ huynh thời ở nhà trông con, chống dịch Covid-19 - Ảnh 8.

Nhật ký học hành tại gia của Ben: Mọi chuyện có vẻ không ổn lắm. Mẹ căng thẳng, thật sự căng thẳng. Bọn mình đã nghỉ một chút để mẹ xem có thể giải quyết mớ hỗn độn này ra sao. Và nói cho các cậu biết nhé, mọi chuyện có vẻ không ổn đâu.

Những cảnh tượng cười ra nước mắt của phụ huynh thời ở nhà trông con, chống dịch Covid-19 - Ảnh 9.

Cảnh tượng đau lòng nhất trong những ngày này.

Những cảnh tượng cười ra nước mắt của phụ huynh thời ở nhà trông con, chống dịch Covid-19 - Ảnh 10.

Mình là cô bé cực kỳ yêu màu trắng, và khi nhìn thấy cảnh này, mặt bố mình cũng tự nhiên trắng bệch ra.

Theo Mirror


********

Cả thế giới ở nhà tránh Covid-19 không kiếm được tiền, cô bé 13 tuổi lại "ăn nên làm ra" kiếm hàng ngàn đô la với ý tưởng khiến người lớn cũng phải phục sát đất

VCCorp.vn

Dịch bệnh bùng phát, những kết nối xã hội bị tạm thời bị gián đoạn, thay vào đó là những chuỗi ngày tự cách ly nhàm chán. 

Trong khi nhiều người vẫn còn loay hoay và mắc kẹt bởi những xáo trộn trong cuộc sống thì Ella Doyle, một cô bé 13 tuổi đến từ Saint Paul, thủ phủ của bang Minnesota, Mỹ, lại đang "ăn nên làm ra" với công việc thiết kế và kinh doanh những ngôi nhà đồ chơi của mình.

Ý tưởng thiết kế mô hình đồ chơi đến với Doyle bắt đầu vào năm 2018, sau khi cô bé vô tình xem được những video giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các món đồ chơi nhà bếp. 

Sản phẩm đầu tay của Doyle được em làm từ các thùng giấy đã qua sử dụng. 

Trong chiếc hộp đó, Doyle thiết kế những căn phòng thu nhỏ riêng lẻ với các món đồ nội thất theo trí tưởng tượng của mình. Sau này, với sự giúp đỡ của ông nội, Doyle đã xây dựng được một ngôi nhà đồ chơi hoàn chỉnh.

Cả thế giới ở nhà tránh Covid-19 không kiếm được tiền, cô bé 13 tuổi lại ăn nên làm ra kiếm hàng ngàn đô la với ý tưởng khiến người lớn cũng phải phục sát đất - Ảnh 1.

Ella Doyle và tác phẩm của mình.

Doyle đã chia sẻ tác phẩm của mình trên tài khoản Instagram có tên @life.in.a.dollhouse và nhận được phản hồi vô cùng tích cực. Tính đến thời điểm hiện tại, trang Instagram của cô bé đã thu hút tới 19.000 người theo dõi.

"Vào thời điểm đó, cháu chia sẻ ngôi nhà đồ chơi của mình vì cháu muốn cho mọi người thấy những gì cháu đã làm được", Doyle nói trong buổi phỏng vấn với CNBC Make It.

Tuy nhiên, sau một năm tài khoản @life.in.a.dollhouse hoạt động, Doyle nhận ra rằng cô bé hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh bằng đam mê của mình. 

Đó là lý do Etsy ra đời. Doyle mở ra cửa hàng này để bày bán những mô hình đồ chơi thủ công do chính tay em làm ra. Chẳng hạn, một chậu cây cảnh được sử dụng để trang trí có giá 4,5 USD; một căn bếp với kích thước gần 8 cm có giá 80 USD.

Cả thế giới ở nhà tránh Covid-19 không kiếm được tiền, cô bé 13 tuổi lại ăn nên làm ra kiếm hàng ngàn đô la với ý tưởng khiến người lớn cũng phải phục sát đất - Ảnh 3.

Cả thế giới ở nhà tránh Covid-19 không kiếm được tiền, cô bé 13 tuổi lại ăn nên làm ra kiếm hàng ngàn đô la với ý tưởng khiến người lớn cũng phải phục sát đất - Ảnh 4.

Cả thế giới ở nhà tránh Covid-19 không kiếm được tiền, cô bé 13 tuổi lại ăn nên làm ra kiếm hàng ngàn đô la với ý tưởng khiến người lớn cũng phải phục sát đất - Ảnh 5.

Cả thế giới ở nhà tránh Covid-19 không kiếm được tiền, cô bé 13 tuổi lại ăn nên làm ra kiếm hàng ngàn đô la với ý tưởng khiến người lớn cũng phải phục sát đất - Ảnh 6.

Hiện tại, Doyle cũng đã bắt đầu thiết kế những ngôi nhà đồ chơi hay những căn phòng hoàn chỉnh với giá bán lên tới hàng trăm đô la. 

Công trình đồ sộ và đầu tư nhất tới nay mà Doyle đã hoàn thành là một ngôi nhà (bao gồm nhà bếp, nội thất trang trí, giấy dán tường và phụ kiện đi kèm) có giá 700 USD. 

Theo CNBC Make It, kể từ khi công việc kinh doanh bắt đầu, tức là từ tháng 8 năm ngoái, cô bé đã kiếm được hơn 8.000 USD.

Toàn bộ số tiền có được từ việc bán các sản phầm mô hình đồ chơi thủ công, Doyle sử dụng để mua thêm nguyên liệu và quản lý cửa hàng nhỏ của mình. 

Tùy thuộc vào từng dự án, cô bé dành từ khoảng 40 đến 200 USD để mua vật tư. 

Theo cô chủ nhỏ, ngoài việc tính toán số tiền để kinh doanh, em còn phải xem xét đến việc mất bao nhiêu thời gian để một dự án phải hoàn thành. Trung bình, một ngôi nhà hoàn chỉnh mất sáu tuần để lên kệ, cô bé cho biết.

Cả thế giới ở nhà tránh Covid-19 không kiếm được tiền, cô bé 13 tuổi lại ăn nên làm ra kiếm hàng ngàn đô la với ý tưởng khiến người lớn cũng phải phục sát đất - Ảnh 7.

"Biết cách để đầu tư số tiền mà mình có là một điều cực kỳ tốt", Doyle nói.Và những gì mà Doyle làm đã chứng minh điều đó. 

Gần đây, cô bé đã mạnh dạn mua một chiếc máy in 3D mới của hãng Flash Forge Creator để phục vụ phát triển kinh doanh. 

Với chiếc máy in 3D này, Doyle có thể thiết kế những phụ kiện, nội thất hay chi tiết phức tạp hơn, chẳng hạn như tay nắm cửa, cây cảnh trồng trong nhà hay chiếc bếp lò.

Công việc kinh doanh của Doyle được ủng hộ và hỗ trợ rất nhiều từ phía gia đình và nhà trường.

Cha mẹ Doyle là nguồn cổ vũ tinh thần vô cùng lớn để cô bé có thể tiếp tục niềm đam mê của mình một cách tự tin nhất. Trong những quãng thời gian việc kinh doanh gặp khó khăn, họ cũng là những người hỗ trợ cho em nhiều nhất.

"Lúc đầu, cháu rất sợ khi phải đối mặt với hàng tá vấn đề phát sinh trong kinh doanh", Doyle nói. "Nhưng cháu sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Quan điểm của cháu là hãy đừng ngại ngần nhận sự giúp đỡ từ người khác nếu bạn cần".

Cả thế giới ở nhà tránh Covid-19 không kiếm được tiền, cô bé 13 tuổi lại ăn nên làm ra kiếm hàng ngàn đô la với ý tưởng khiến người lớn cũng phải phục sát đất - Ảnh 8.

Cả thế giới ở nhà tránh Covid-19 không kiếm được tiền, cô bé 13 tuổi lại ăn nên làm ra kiếm hàng ngàn đô la với ý tưởng khiến người lớn cũng phải phục sát đất - Ảnh 9.

Cả thế giới ở nhà tránh Covid-19 không kiếm được tiền, cô bé 13 tuổi lại ăn nên làm ra kiếm hàng ngàn đô la với ý tưởng khiến người lớn cũng phải phục sát đất - Ảnh 10.

Vì là một cô bé mới 13 tuổi nên Doyle còn phải đối mặt với một khó khăn khác đó là cân bằng giữa việc kinh doanh và học hành. 

Hằng ngày, việc học của cô bé bắt đầu từ 8h30 sáng và kết thúc vào 4 giờ chiều, khoảng thời gian còn lại trong ngày, Doyle dành hết cho việc thiết kế những mô hình đồ chơi của mình. 

Các thầy cô trong trường học của Doyle cũng ủng hộ và tạo điều kiện nhất có thể cho cô bé. Trong Doyle, họ nhìn thấy tiềm năng của một nhà thiết kế nội thất tài ba.

Các tác phẩm của Doyle đã được Tạp chí House Beautiful đăng tải. Thậm chí, phiên bản thu nhỏ của ngôi sao thiết kế, Magn Magn Bakery, do cô bé làm ra đã thu hút sự chú ý của Joanna Gaines.

Gần đây, khi các trường học của Mỹ phải tạm thời đóng cửa vì dịch Covid-19, Doyle trở nên bận rộn hơn với công việc kinh doanh của mình. 

Vì không thể tạo ra những chiếc khẩu trang hay những vật dụng y tế khác, Doyle đã quyết định quyên góp một phần doanh số của mình cho một tổ chức từ thiện nhằm chung tay giúp đỡ mọi người trong cuộc khủng hoảng Covid-19.


***************

Đám tang làm bùng nổ 'quả bom' nCoV

MỹMọi người đến dự đám tang Mitchell, cùng nhau ăn tiệc với bò hầm Brunswick, gà rán và bánh chanh. 10 ngày sau, quả bom nCoV phát nổ ở Albany.  

Đám tang Andrew Jerome Mitchell, một bảo vệ nghỉ hưu, được tổ chức theo kiểu truyền thống của miền nam nước Mỹ. Bạn bè, người thân tập trung tới đám tang ở hạt Dougherty, thành phố Albany, phía tây nam Georgia, cùng nhau trò chuyện và ôn lại kỷ niệm về Mitchell.

Mọi người tham dự đám tang lau nước mắt, ôm lấy nhau, xì mũi và hát vang bài thánh ca. Đó là một đám tang với khoảng 200 người tham dự, đông đến mức mọi người phải đứng ra phía ngoài nhà nguyện. Họ sau đó ăn tiệc cùng nhau, với đủ món ăn truyền thống.

Dorothy Johnson, một trong 10 anh chị em của Mitchell, nhớ lại cảnh tượng cách đây hơn một tháng, tự hỏi rằng ai là người mang nCoV tới đám tang anh trai bà. "Chúng tôi không biết người đó là ai", bà Johnson nói.

Nhà nguyện M.L. King ở hạt Dougherty, thành phố Albany, bang Georgia. Ảnh: NYTimes.

Nhà nguyện M.L. King ở hạt Dougherty, thành phố Albany, bang Georgia. Ảnh: NYTimes.

Trong vài tuần sau đó, hàng chục họ hàng của bà Johnson ở thành phố Albany lần lượt đổ bệnh, trong đó có 6 anh chị em của bà, với các triệu chứng của Covid-19. Đám tang hôm 29/2 của ông Mitchell được các nhà dịch tễ học xem là "sự kiện siêu lây nhiễm", làm bùng nổ "quả bom" nCoV tàn phá thành phố Albany. 

Hạt Dougherty với 90.000 dân ở Albany trở thành một trong những cụm dịch Covid-19 lớn nhất ở Mỹ, khi ghi nhận 24 ca tử vong vì Covid-19, nhiều hơn bất kỳ hạt nào khác của bang, với thêm 6 người chết nghi liên quan đến virus này, theo Michael L. Fowler, nhân viên pháp y địa phương. 9% số ca tử vong ở hạt là người Mỹ gốc Phi.

Các bệnh viện trong khu vực đều trong tình trạng quá tải khi có tới gần 600 ca dương tính với nCoV. Thống đốc bang Georgia Brian Kemp tuần trước điều động lực lượng Vệ binh Quốc gia để giúp các bệnh nhân nằm giường chăm sóc đặc biệt cũng như y bác sĩ kiệt sức vì chống dịch. 

Bà Johnson tin rằng một người đến viếng đám tang đã bị nhiễm nCoV và khiến virus lây lan khi mọi người ôm hôn và chia buồn cùng nhau, nhưng ngoài ra, bà không có thêm thông tin gì. "Thực sự tôi không biết đổ lỗi cho ai sau những gì xảy ra tại Albany", bà nói. 

Dù người đầu tiên mang mầm bệnh là ai, vấn đề lớn nhất chính là thời gian. Trong 10 ngày sau đám tang của Mitchell, không ai biết nCoV đã hiện diện ở thành phố, trong khi nó vẫn âm thầm lây lan. Cho tới khi biện pháp cách biệt cộng đồng được áp dụng vào 22/3, Covid-19 đã xuất hiện khắp mọi nơi.

"Chúng tôi không đổ lỗi cho bất kỳ người nào, nhưng thực tế là một cộng đồng hứng chịu quả bom như vậy chỉ do hành động của một người", Scott Steiner, giám đốc điều hành hệ thống y tế Phoebe Putney, cho hay.

Ông Mitchell được phát hiện qua đời ở phòng khách sáng 24/2, được cho là do đau tim. Đêm tổ chức tang lễ, một người đàn ông 67 tuổi tới viếng đã được đưa tới Bệnh viện Phoebe Putney Memorial vì bị khó thở, theo ông Steiner. Người đàn ông này bị bệnh phổi mạn tính và không có lịch sử đi lại tới khu vực có dịch nên không được cách ly. Nhân viên y tế cho rằng ông chỉ bị thiếu oxy. 

Người này đã nằm viện điều trị một tuần và tiếp xúc với ít nhất 50 nhân viên bệnh viện, trước khi được chuyển tới Atlanta hôm 7/3 và được xác định dương tính với nCoV. Nhưng phải tới ngày 10/3, Bệnh viện Phoebe Putney Memorial mới biết thông tin bệnh nhân này nhiễm virus. Ngày 12/3, người đàn ông 67 tuổi qua đời và trở thành ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên của bang.

Cho tới lúc đó, Covid-19 đã âm thầm lây lan khắp thành phố. Bà Emell Murray, vợ ông Mitchell, 75 tuổi, sau đó bị sốt và ớn lạnh. Bà được thông báo rằng bị nhiễm trùng đường tiết niệu và được nằm điều trị tại phòng bệnh thông thường.  Alice Bell, con gái bà Murray, cho biết ba người dì đã tới thăm mẹ cô và tất cả sau đó đều được xác nhận nhiễm nCoV. Một trong ba người đã qua đời sau đó.

Sau vài ngày tương đối yên bình kể từ khi biết thông tin về bệnh nhân 67 tuổi nhiễm nCoV, Covid-19 giờ "như quả bom" ném xuống Albany, theo Fowler, nhân viên pháp y địa phương. 

"Một vài người trong số họ có thể đã tới đám tang. Một số có thể là người thân của những người có mặt ở tang lễ đó. Mỗi ngày trôi qua lại có người sắp chết vì nCoV", Fowler nói.

Mục sư Daniel Simmons đứng bên ngoài nhà thờ Mt. Zion Baptist ở thành phố Albany. Ảnh: NYTimes.

Mục sư Daniel Simmons đứng bên ngoài nhà thờ Mt. Zion Baptist ở thành phố Albany. Ảnh: NYTimes.

Trong khi đó, ông Steiner cho biết chỉ trong vòng một tuần, những vật tư y tế mà bệnh viện dự trữ cho 6 tháng đều cạn kiệt. 

Lúc đầu, các bác sĩ và y tá cố gắng tìm hiểu điều gì đang xảy ra, khi chứng kiến một loạt bệnh nhân, gồm cả người trẻ và khỏe mạnh, xuất hiện triệu chứng ho và sốt. Sau đó, những bệnh nhân này cần phải thở máy nhiều hơn và cuối cùng bị suy hô hấp hoàn toàn khi phổi chứa đầy dịch, theo Enrique Lopez, bác sĩ phẫu thuật 41 tuổi, người chịu trách nhiệm điều trị các ca bệnh nguy kịch.

"Tất cả phòng bệnh kín chỗ và có những ngày chúng tôi phải đặt nội khí quản cho 5 người liên tiếp, hết phòng này sang phòng khác. Đó là một trong những thời điểm tôi thực sự thấy quá tải trong suốt sự nghiệp của mình", Lopez nói.

Những nỗ lực tăng thêm giường bệnh cũng không đủ để đáp ứng số bệnh nhân ùn ùn kéo về. 14 giường chăm sóc đặc biệt (ICU) kín chỗ chỉ sau hai ngày đầu tiên. Bệnh viện đã phải trưng dụng 14 giường ICU của khoa tim mạch, nhưng nó cũng được lấp đầy chỉ hai ngày sau đó. 12 giường ICU của khoa phẫu thuật cũng chỉ đủ chỗ tiếp nhận bệnh nhân trong ba ngày tiếp theo. 

Chỉ trong vài ngày, bệnh viện rơi vào cảnh thiếu nhân viên đến mức những người có kết quả dương tính với nCoV nhưng chưa có triệu chứng vẫn phải đi làm. Nhưng tuần trước, chỉ thị mới của chính quyền bang yêu cầu những nhân viên y tế nhiễm nCoV phải cách ly một tuần.

Lopez đã tránh tiếp xúc với gia đình suốt hai tuần vì sợ lây bệnh cho họ. "Những ngày này tôi ở trong gara. Tôi cho xe vào gara, sau đó lột bỏ đồ và tắm rửa sạch sẽ. Vợ tôi sẽ phần cho tôi một đĩa thức ăn, sau khi ăn xong tôi trở về gara để ngủ", Lopez nói.

Đám tang của Mitchell và của Johnny Carter một tuần sau đó tại nhà nguyện thành phố Albany nhanh chóng được xác định là nguồn lây nhiễm nCoV. 23 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên nhập viện Phoebe Putney đều từng tham dự ít nhất một trong hai đám tang này, theo Steiner.

"Chúng tôi sống trong một thành phố không quá lớn nên mọi người đều biết nhau. Chúng tôi dễ dàng biết được ai đã tới bệnh viện và ai từng tới đám tang nào", Chris J. Cohilas, chủ tịch hội đồng hạt Dougherty, cho hay. Tin tức đã lan truyền nhanh tới mức nhiều người từng tham dự đám tang vội vã đi xét nghiệm, nhưng không đủ nhanh để kịp ngăn chặn một người nhiễm nCoV tham dự bồi thẩm đoàn xét xử một vụ án giết người vào ngày 12/3. Từ đó, cụm dịch mới hình thành trong sở cảnh sát và tòa án thành phố.

Những hoài nghi đã dẫn tới sự chia rẽ ở Albany, theo Daniel Simmons, mục sư tại nhà thờ Mt. Zion Baptist. Giống nhiều người được phỏng vấn khác, ông tự hỏi liệu hai đám tang trên có phải là nguồn lây nhiễm duy nhất.

"Nó gieo rắc sự sợ hãi: ai sẽ có mặt ở đám tang hoặc đám cưới mà tôi sẽ tổ chức vào Chủ nhật? Tôi có đi không? Tôi không đi à? Mọi người đã bắt đầu hỏi bạn có xuất hiện ở đám tang đó không", Simmons, mục sư của nhà thờ không liên quan gì tới hai đám tang kia, cho hay.

Nhiều nhà thờ trong thành phố bắt đầu cảm thấy bất bình. "Tâm điểm chú ý bây giờ của mọi người là nhà thờ. Sự kỳ thị đã xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà thờ. Một bức tường của sự thù ghét chia cắt nhà thờ với cộng đồng", ông nói.

Những lời phán xét cũng bắt đầu chĩa về phía gia đình bà Johnson. "Nhiều thành viên trong gia đình tôi đã cảm thấy phẫn nộ khi mọi người nói rằng anh trai tôi là thủ phạm. Anh ấy chết rồi. Anh ấy thậm chí có còn thở nữa đâu. Nhưng họ tức giận khi có tin đồn rằng anh ấy là người siêu lây nhiễm", bà Johnson nói.

Đến tuần trước, những câu hỏi về cách Covid-19 xâm nhập vào thành phố này đã được tạm gác sang một bên, khi mọi sự chú ý giờ tập trung vào số người nhiễm và chết vì Covid-19 không ngừng tăng. Bà Murray đã nhập viện và xuất viện hai lần, lần cuối là 24/3, bất chấp sự phản đối của con gái bà. 

"Tôi đã cầu xin họ đừng đưa mẹ tôi về nhà, nhưng họ vẫn làm vậy", Bell nói.

Bell, 49 tuổi, cho biết cô không có đủ sức để giúp mẹ lật người, nên liên tục phải gọi giúp đỡ. "Tôi đã cầu xin họ giúp đỡ. Tôi có hai đứa trẻ nhỏ và không biết mình đã bị nhiễm bệnh hay chưa", Bell nói và cho hay cô có cảm giác họ đưa mẹ cô về nhà như thể để chờ chết.

Phoebe Putney đã phải chuyển bệnh nhân tới các bệnh viện khác ở Georgia với tốc độ chưa từng có, 40 ca bệnh trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, Steiner phủ nhận họ không trả bất kỳ bệnh nhân ốm nặng nào về nhà. "Chúng tôi chỉ cho xuất viện khi thấy thích hợp", ông nói.

Tonya M. Thomas, con gái bà Dorothy Johnson. Ảnh: NYTimes. 

Tonya M. Thomas, con gái bà Dorothy Johnson. Ảnh: NYTimes. 

Đối với Johnson, điều quan tâm duy nhất của bà lúc này là con gái Tonya, người tuần trước phải nằm viện. Covid-19 tấn công cả gia đình cùng lúc, nhưng con gái 51 tuổi của bà là người ốm nặng nhất khi bị viêm cả hai bên phổi.

"Tôi cố gắng khỏe hơn để có thể đến đây chăm sóc con. Tôi có cảm giác rằng có thể khích lệ con gái nếu tôi không phải nằm viện", bà Johnson, một y tá chuyên khoa ung thư đã về hưu, cho biết. 

Bà đến bệnh viện lúc 17h45 ngày 27/3, ngay khi Tonya hấp hối. Đối với bà, con gái Tonya là một "linh hồn xinh đẹp", là trung tâm của gia đình. Bà lặng lẽ rút máy thở và ống truyền khỏi người con gái. Chồng của Tonya, cùng con trai và em gái Abrigale đều có mặt trong phòng bệnh. 

"Điều này thật sự đau đớn và tôi không thể chấp nhận nổi sự thật đó. Chúng tôi tới đám tang của một người thân yêu và rồi tất cả mọi người đều nhiễm bệnh", bà Johnson nói. 

Đám tang của Tonya chỉ được diễn ra tại nghĩa trang với không quá 10 người tham dự, theo đúng nguyên tắc cách biệt cộng đồng.


*****************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn