Trang Lá Cải Ngày 10 Tháng 01 Năm 2018: California: Tử vong vì đất chuồi tăng lên 15

Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20187:01 CH(Xem: 11122)
Trang Lá Cải Ngày 10 Tháng 01 Năm 2018: California: Tử vong vì đất chuồi tăng lên 15
***************

California: Tử vong vì đất chuồi tăng lên 15


Thiệt hại từ đất chuồi ở Montecito, California.

Lũ quét và đất chuồi cướp đi sinh mạng ít nhất 15 người và phá hủy nhiều nhà cửa ở phía Bắc thành phố Los Angeles, nơi bị các vụ cháy rừng tháng rồi thiêu rụi các đồi cây và thảm thực vật.

Số người mất tích ít nhất là 24 trong khi công tác tìm kiếm cứu hộ vẫn tiếp tục được mở rộng sang ngày 10/1 với trực thăng và chó nghiệp vụ.

Vài chục căn nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra trong cộng đồng Montecito, một khu vực sầm uất nay đường sá đã biến thành những dòng sông bùn.

Cư dân bàng hoàng chứng kiến xe cộ của họ bị dòng nước đen cuốn trôi và cố lội qua lớp bùn tay xách nách mang bất cứ thứ gì họ có thể mang theo được.

Trên một xa lộ chính, cảnh sát dùng xe ủi đất để xúc bùn, mở đường cho xe cộ lưu thông.

Nhiều khu vực hứng chịu vũ lượng tới 13cm.

Các vụ cháy rừng hồi tháng trước đã thiêu trụi nhiều hecta cây cỏ thực vật, vốn có tác dụng chắn mưa, giữ đất trên các ngọn đồi phía Bắc Los Angeles.


************

SpaceX phủ nhận vệ tinh bí mật Zuma đang mất kiểm soát


SpaceX khẳng định vụ phóng vệ tinh Zuma vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, trái ngược với những tin đồn con tàu bị mất kiểm soát sau khi phóng.

Gwynne Shotwell, Giám đốc tác nghiệp và là người đại diện của Công ty SpaceX cho biết vụ phóng vệ tinh Zuma lúc 8 giờ sáng hôm 8/1 (theo giờ Việt Nam) vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, vệ tinh vẫn đang trong hành trình thực hiện nhiệm vụ bí mật của mình, Fox News đưa tin sáng nay.

Tên lửa đẩy Falcon 9 đưa vệ tinh Zuma rời bệ phóng.
Tên lửa đẩy Falcon 9 đưa vệ tinh Zuma rời bệ phóng. (Ảnh: Fox News).

Giai đoạn đầu tiên của vụ phóng được xác nhận đã diễn ra thành công. SpaceX cho biết tầng hai của tên lửa Falcon 9 đã tách ra và đáp xuống một cơ sở ở Trạm Không quân Mũi Canaveral tại Florida, Mỹ. Tuy nhiên, những thông tin về giai đoạn thứ hai của vụ phóng lại được giữ bí mật gần như tuyệt đối. Điều này dấy lên nhiều nghi ngờ về việc SpaceX thất bại trong giai đoạn hai và mất kiểm soát với vệ tinh Zuma.

Tờ Wall Street Journal hôm qua dẫn lời một số quan chức chính phủ giấu tên cho biết vệ tinh Zuma có thể chưa tách ra khỏi tầng một của Falcon 9 như kế hoạch và lao xuống bầu khí quyển của Trái Đất rồi bốc cháy. Tờ Bloomberg lại dẫn ra một kịch bản khác, khi mà tên lửa Falcon 9 có thể đã đưa vệ tinh Zuma lên một quỹ đạo thấp hơn dự kiến, khiến nó rơi trở lại Trái Đất.

Gwynne Shotwell cho biết thông tin liên quan đến giai đoạn hai của vụ phóng được giữ kín bởi tính chất bí mật của nhiệm vụ lần này.

Vệ tinh Zuma là một trong số ít những dự án được giữ bí mật gần như tuyệt đối của chính phủ Mỹ. Sau hai lần trì hoãn, vệ tinh đã được phóng lên tối hôm 7/1 (tức sáng ngày 8/1 theo giờ Việt Nam).

Cập nhật: 10/01/2018 Theo VNE

***************

Nga nêu nguồn xuất phát của các UAV tấn công căn cứ ở Syria

Nga tuyên bố các UAV tấn công căn cứ Hmeymim và Tartus xuất phát từ tỉnh Idlib, nơi nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân ôn hòa được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Một chiếc UAV bị Nga khống chế trong vụ tấn công. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Một chiếc UAV bị Nga khống chế trong vụ tấn công. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

"Các máy bay không người lái (UAV) tấn công căn cứ Nga tại Syria cất cánh từ khu vực Muazzara, phía tây nam vùng giảm căng thẳng ở tỉnh Idlib và nằm trong lãnh thổ do phiến quân ôn hòa Syria kiểm soát", báo Krasnaya Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga hôm nay cho biết.

Quân đội Nga hôm 5/1 chặn đứng đợt tấn công bằng UAV mang thuốc nổ nhằm vào căn cứ không quân Hmeymim và cơ sở hậu cần Tartus ở Syria. 7 máy bay không người lái bị bắn hạ, trong khi 6 chiếc khác bị khống chế quyền điều khiển.

Tỉnh Idlib là nơi xảy ra xung đột căng thẳng giữa quân đội chính phủ Syria và các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ. Phần lớn lãnh thổ Idlib nằm trong tay lực lượng chống chính phủ, một phần khác do chi nhánh Hayat Tahrir al-Sham của al-Qaeda tại Syria kiểm soát.

Các lực lượng đang kiểm soát tỉnh Idlib. Đồ họa: Al Jazzera.

Các lực lượng đang kiểm soát tỉnh Idlib. Đồ họa: Al Jazzera.

Ankara cáo buộc Damascus đang tăng cường tiến công các vùng do lực lượng ôn hòa kiểm soát, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn và giảm căng thẳng được thống nhất hồi năm ngoái giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã gửi thông điệp tới quân đội và tình báo Thổ Nhĩ Kỳ, yêu cầu các lực lượng này thực thi đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn tại Idlib.

Trước đó một ngày, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng triệu đại sứ Nga và Iran tới để phản đối việc quân đội Syria nhằm vào phiến quân ôn hòa. Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố việc này có thể ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt nội chiến Syria.

Tử Quỳnh


*******************
bbc.com

Tết Mậu Thân: sỹ quan Ba Lan gặp ai ở Sài Gòn?


Các tư lệnh Khối Warsaq Bản quyền hình ảnh Keystone
Image caption Tháng 4/1981: từ phải sang trái: Tướng Heinz Hoffmann, Bộ trưởng Quốc phòng Đông Đức, Đại tướng Wojciech Jaruzelski, Thủ tướng Ba Lan, và Tướng Victor Kulikov, Tổng tư lệnh liên quân Hiệp ước Warsaw. Điều cay đắng cho Tướng Jaruzelski là người tùy viên thân tín của ông, Đại tá Ryszard Kuklinski đã làm gián điệp nhiều năm cho CIA

Giai đoạn tham gia Ủy ban Giám sát Đình chiến tại Sài Gòn năm 1968 được cho là lúc một sỹ quan quân báo của cộng sản Ba Lan, Ryszard Kuklinski tiếp xúc lần đầu với CIA ở Sài Gòn.

Đại tá Kuklinski sau được coi là 'gián điệp số một' Hoa Kỳ có được trong khối Hiệp ước Warsaw.

Ở cương vị Trưởng ban Kế hoạch Bộ Tổng tham mưu quân đội Ba Lan và trợ lý cho Đại tướng Wojciech Jaruzelski, ông đã chuyển các kế hoạch phòng thủ chiến lược bí mật nhất của Liên Xô cho CIA từ 1972 đến 1981, và để lại nhiều tranh cãi.


Nhiều năm sau khi chế độ XHCN tan rã, dư luận vẫn chia rẽ về ông, một số coi ông là kẻ phản bội tổ quốc, một số khác coi ông là anh hùng.

Hồi ông qua đời năm 2004 tại Mỹ, các báo Anh gọi ông là "điệp viên thời Chiến tranh Lạnh nổi tiếng nhất của Ba Lan" (Poland's most famous Cold-War spy).

Vụ chạy trốn hồi tháng 11/1981 của ông Kuklinski sang Mỹ đã được mô tả khá kỹ trong cuốn 'A Secret Life: The Polish Colonel, His Covert Mission, And The Price He Paid to Save his Country' (2009) của Benjamin Weiser.

Benjamin Weiser đã ghi lại lời phỏng vấn Kuklinski nói ông phải phản bội nước Ba Lan cộng sản vì lý tưởng chống lại Liên Xô.

Kuklinski nói về sếp cũ, Tướng Jaruzelski là "kẻ cơ hội" và đã chuẩn bị Thiết quân luật từ lâu trước ngày thực hiện vào tháng 12/1981.

Ông Kuklinski cho rằng cơ hội giải phóng Ba Lan khỏi "sự chiếm đóng của Liên Xô" coi như không còn nên ông phải bỏ đi.

Nhưng những người phê phán ông nói Kuklinski từng làm gián điệp cho Liên Xô trước khi làm cho Mỹ, và đã nhận nhiều tiền từ CIA.

Cuộc gặp ở Sài Gòn dịp Tết Mậu Thân

Trong cuộc đời còn nhiều bí ẩn về đại tá Ryszard Kuklinski, giai đoạn ông có mặt ở Sài Gòn trong Cuộc chiến Việt Nam được cho là quan trọng.

Benjamin Weiser cho rằng nhờ làm bạn với các quân nhân người Mỹ nói tiếng Ba Lan tại Sài Gòn, ông đã hiểu ra thế nào là Phương Tây, và thay đổi quan điểm.

Ryszard Kuklinski Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ngày nay dư luận Ba Lan vẫn chia rẽ về nhân vật Ryszard Kuklinski

Sau cuốn sách của Weiser, có thêm một cựu lãnh đạo quân độ Ba Lan, xác nhận cho rằng vụ "chiêu mộ Kuklinski" hoặc ít ra là tiếp xúc ban đầu của Hoa Kỳ với ông, có thể đã xảy ra đúng trận Mậu Thân 1968.

Trung tướng Franciszek Puchala, nguyên phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Ba Lan, đã biết ông Kuklinski từ thập niên 1980.


Năm 2014, khi đã nghỉ hưu, ông Puchala ra cuốn sách: "Gián điệp CIA ngay trong Bộ Tổng tham mưu Ba Lan. Ryszard Kuklinski gần hơn với sự thực (Szpieg CIA w Polskim Sztabie Generalnym. Ryszard Kukliński bliżej prawdy), để bác bỏ "huyền thoại yêu nước" của đồng cấp cũ.

Nói chuyện với báo Gazeta Pomorska, Tướng Franciszek Puchala kể lại:

"Tôi gặp Kuklinski lần đầu vào tháng 3/1980 khi tôi được thuyên chuyển từ Quân khu duyên hải ở Bydgoszcz đến Cục Tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh tại Warsaw. Khi đó, Kuklinski đã là trưởng Ban Kế hoạch - Tác chiến trong Cục và đó là nơi tập trung mọi thông tin, hồ sơ phức tạp nhất liên quan đến Quân đội Ba Lan, hệ thống phòng thủ quốc gia Ba Lan. Đó cũng là nơi soạn ra các văn bản, tài liệu về sự tham gia của Ba Lan trong khối Hiệp ước Warsaw..."

Ảnh tư liệu chiến sự gần Huế năm 1968 Bản quyền hình ảnh Three Lions
Image caption Chiến tranh Việt Nam: Trong dịp Tết Mậu Thân 1968, sau khi đồng ý hưu chiến, lực lượng cộng sản ồ ạt tấn công vào Huế, Sài Gòn và các đô thị VNCH

Cuốn sách của Tướng Puchala, người có hiểu biết sâu về cơ chế hoạt động của quân đội Ba Lan qua hai thời kỳ cộng sản và dân chủ, nêu ra nhiều chi tiết về hoạt động của ông Kuklinski trong Ủy ban Đình chiến tại Việt Nam.

Tướng Puchala không đồng ý với nhiều đoạn trong sách của Benjamin Weiser về 'động cơ chính trị' khiến Kuklinski theo Mỹ nhưng xác nhận câu chuyện ở Sài Gòn.

"Giai đoạn rất thú vị chính là thời gian Kuklinski ở Việt Nam...Chuyến đi của ông ta (11/1967-05/1968) khi đó mang hàm trung tá, tham gia Ủy ban Đình chiến Quốc tế tại Việt Nam được sự đồng ý của cả Tổng Cục I là tổng cục tác chiến, và Tổng Cục 2 - tức Quân báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu.

Chính lời Kuklinski kể lại với Weiser thì trong đêm quân Bắc Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công "Tết" tháng 1/1968, Kuklinski có mặt trên nóc khách sạn của người Mỹ để quan sát chiến sự. Một người Mỹ mà sau Kuklinski nghi là nhân viên CIA, đột nhiên bước đến hỏi chuyện bằng tiếng Ba Lan. Hóa ra ông ta là người gốc Ba Lan. Kuklinski làm quen và sau có nhờ người này mua cho một món hàng tại cửa hàng Mỹ ở Sài Gòn..."

Nhưng đến mùa Thu 1972, Kuklinski nói với vợ rằng trong chuyến đi nghỉ hè trên du thuyền ở Tây Đức, ông ta gặp lại mấy "bạn Mỹ" là quân nhân quen ở Sài Gòn..."

Cho đến nay, nhiều nguồn tài liệu về Kuklinski và hoạt động cho CIA của ông vẫn chưa được Hoa Kỳ giải mật nhưng Tướng Franciszek Puchala tin rằng năm CIA đã quan tâm đến sỹ quan người Ba Lan ngay ở Sài Gòn, và đến 1972 thì ông ta chính thức làm việc cho họ.

"Năm 1972, khi Kuklinski được cho là bắt đầu đề nghị hợp tác với quân báo Mỹ thì hóa ra CIA đã thu thập khá nhiều tin tức, tiểu sử và hoạt động của Kuklinski trong các năm 1967-68, khi ông ta làm việc trong Ủy ban Đình chiến tại Việt Nam", theo Tướng Franciszek Puchala.

Lễ cầu nguyện cho Đại tá Ryszard Kuklinski Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Lễ cầu nguyện cho Đại tá Ryszard Kuklinski do Tuyên uý Quân đội Ba Lan tổ chức ở Warsaw tháng 6/2004 sau khi ông qua đời ở Florida, Hoa Kỳ tháng 2 năm đó

Cuốn sách của Benjamin Wieser thì nói đến một chi tiết thú vị là nhờ sống ở Sài Gòn nên ông Kuklinski rời thành phố này với cảm giác Phương Tây không "đồi trụy" và xấu xa như các quan chức Liên Xô và Ba Lan vẫn nói.

Ba Lan trong Ủy ban Giám sát Đình chiến

Ủy ban Quốc tế về Kiểm soát và Giám sát Đình chiến Việt Nam (International Commission for Supervision and Control in Vietnam), là cơ chế có thẩm quyền khá rộng, gồm các đoàn Ấn Độ, Canada và Ba Lan bắt đầu làm việc tại Hà Nội vào tháng 9/1954.

Nhưng từ giữa năm 1959, họ chuyển trụ sở vào Sài Gòn.

Ủy ban có ba thành viên dân sự có chức vụ đại sứ hoặc tương đương, các cấp phó và có tiểu ban chính trị và quân sự.

Con số nhân viên và sỹ quan mỗi nước cử sang theo chế độ luân phiên là khá đông.


Cộng hòa Nhân dân Ba Lan đã cử sang Việt Nam 160 người chỉ trong các năm đầu tiên, và hai phần ba là sỹ quan quân đội, theo trang của Bộ Quốc phòng Ba Lan.

Tài liệu này viết vào tháng 12/1965, sau khi Ấn Độ công nhận miền Bắc (VNDCCH), chính quyền Sài Gòn yêu cầu đoàn Ấn Độ rời đi và họ chuyển ra Hà Nội.

Tại Sài Gòn chỉ còn lại phái bộ 36 người của Canada và Ba Lan, trong đó người Ba Lan có 5 sỹ quan và 16 nhân viên, quan chức dân sự.

Người Ba Lan phải hoạt động trong môi trường thù địch, theo nhận xét của Bộ Quốc phòng Ba Lan.

Ba Lan 1981 Bản quyền hình ảnh JANEK SKARZYNSKI
Image caption Thiết quân luật bắt đầu từ tháng 12/1981: Quân đội Nhân dân Ba Lan ra phố truy bắt người dân ủng hộ cho Công đoàn Đoàn kết

Một người Ba Lan khác, đại sứ Mieczyslaw Maneli, hai lần đến Việt Nam để làm việc trong phái bộ Ba Lan thuộc Ủy ban Giám sát Đình chiến, đã từng tiếp xúc với cả ông Phạm Văn Đồng của miền Bắc và Ngô Đình Nhu của miền Nam để nêu ra một đề nghị 'đối thoại Hà Nội - Sài Gòn'.

Nhưng ông Maneli cũng không thể biết là một thành viên khác của phái bộ Ba Lan, Kuklinski đã có ý tưởng chạy theo phía Mỹ khi ở Sài Gòn.

Điều đáng chú ý là ông Kuklinski và nhiều sỹ quan, quan chức Ba Lan sang Việt Nam đã không biết tiếng Anh.

Vì thế, các tài liệu nói Hoa Kỳ chọn một số nhân viên gốc Ba Lan sang Sài Gòn theo dõi và thu thập tin tức từ nhóm người Ba Lan làm việc trong Ủy ban Đình chiến.

Một nhân vật khác có liên quan đến Ba Lan chính là Theodore Shackley, trưởng trạm CIA ở Nam Việt Nam.

Có mẹ người Ba Lan, ông ta nói giỏi thứ tiếng này và từng chiêu mộ gián điệp Ba Lan cho Mỹ ở Tây Berlin sau Thế Chiến.

Nhưng sau khi Ryszard Kuklinski đã về nước thì 'Ted' Shackley mới từ Lào đến Sài Gòn cuối năm 1968 và phụ trách chiến dịch Phượng Hoàng khét tiếng.

Các hoạt động của phái đoàn Canada và Ba Lan chấm dứt ngày 27/01/1970, cùng với việc ký kết Hiệp định Paris và việc bổ nhiệm một Ủy ban Đình chiến mới.

Kuklinski 'có công đưa Ba Lan vào Nato'?

Sau khi ở Việt Nam về, ông Kuklinski sang Moscow học tại Học viện Quân sự Voroshilov nổi tiếng của Liên Xô năm 1974, và càng trở thành người được tin cậy.

Nhưng lúc đó, ông đã là gián điệp cho Mỹ.

Đại tá Kuklinski đã chuyển cho Hoa Kỳ hơn 35 ngàn trang tài liệu mật đa số bằng tiếng Nga, về các kế hoạch quân sự chi tiết của phe cộng sản do Liên Xô dẫn đầu.

Năm 1981 ông cùng vợ và hai con được CIA đưa ra khỏi Ba Lan, gây cơn sốc cho toàn bộ quân đội Ba Lan và khiến Moscow giận dữ.

Tháng 5/1984, ông bị toà án binh Ba Lan xử tử hình vắng mặt.

Sau khi chính trị khu vực thay đổi và Warsaw trở thành đồng minh của Washington, án tử hình cho Kuklinski bị xóa năm 1995.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Đức Giáo hoàng John Paul II nghiêng mình chào quân kỳ của Quân đội Nhân dân Ba Lan trong lần về thăm tổ quốc tháng 6/1979

Tháng 4/1998, ông Kuklinski trở về Ba Lan lần đầu sau nhiều năm nhưng sự đón nhận không hoàn toàn tích cực.

Ngoài một số người coi ông là anh hùng, những người khác vẫn coi ông là kẻ phản bội lời thề của quân nhân.

Quân đội Ba Lan thời XHCN bị lên án vì Thiết quân luật nhưng cũng được ủng hộ khá cao vì truyền thống tôn trọng quân nhân, bất kể họ mang quân phục gì.

Bản thân Đức Giáo hoàng John Paul II khi về thăm tổ quốc năm 1979 đã nghiêng mình chào lá quân kỳ của Quân đội cộng sản Ba Lan.

Tổng thống dân chủ Lech Walesa, cựu lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đã từ chối không tha bổng cho ông Kuklinski.

Tướng Franciszek Puchala nay cho rằng câu chuyện Mỹ trả công cho hoạt động của Kuklinski bằng cách mời Ba Lan vào Nato năm 1999 chỉ là "huyền thoại".

Ông tin rằng Ba Lan trở lại thành đồng minh của Phương Tây là nhờ biến đổi địa chính trị, nhờ Công đoàn Đoàn kết, Đức Giáo hoàng John Paul II chứ không phải nhờ các điệp vụ của riêng ông Kuklinski.

Dù vậy, cựu cố vấn an ninh của Tổng thống Jimmy Carter, giáo sư Zbigniew Brzezinski, có vẻ nói chính xác khi gọi đại tá Ryszard Kuklinski là "sỹ quan Ba Lan đầu tiên trong Nato".


***************

Bí ẩn và sự thật về Kim Jong Un


Rất ít sự thật được tiết lộ về nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong Un, khiến cuộc đời của ông trở nên bí ẩn đối với người ngoài.

Theo hãng tin CNN, ngày sinh của ông Kim Jong Un được cho là đã thay đổi và ông có thể có 3 đứa con. 

Tình hình Triều Tiên,Kim Jong Un,Bí ẩn Kim Jong Un,Sự thật Kim Jong Un
Bí ẩn và sự thực về Kim Jong Un

Sau một năm liên tục thử vũ khí kèm theo những lời cảnh báo tấn công Mỹ, tuần trước, Triều Tiên đã quyết định mở cánh cửa đối thoại với Hàn Quốc. Hai bên nhất trí sẽ có cuộc hội đàm đầu tiên trong gần 2 năm vào ngày 9/1. Tuy chủ đề là bàn việc Bình Nhưỡng cử đại diện tham gia Thế vận hội Mùa đông trong tháng 2 nhưng vẫn khiến không ít người hy vọng rằng hai bên sẽ bước tiếp vào đối thoại rộng hơn.

Kim Jong Un vẫn chưa cho biết ông có từ bỏ tham vọng phát triển năng lực hạt nhân hay không. Kể từ khi nắm quyền lãnh đạo tối cao, ông tiếp tục chính sách phát triển quân sự bên cạnh tăng trưởng kinh tế có từ thời ông nội, cố Chủ tịch Kim Il Sung.

Kim Jong Un thường đích thân giám sát các cuộc tập trận và bố trí các địa điểm đặt pháo. Ông thị sát các căn cứ trong tầm quan sát của Hàn Quốc và nắm quyền chỉ huy tối thượng. Cùng lúc, ông chuyển căn cứ quyền lực khỏi quân đội và trở về Đảng Lao động cầm quyền. Năm ngoái, Kim Jong Un tổ chức đại hội đảng lần đầu trong vòng 36 năm. Ông thúc đẩy phát triển kinh tế và các dự án xây dựng quan trọng, tập trung vào chế tạo hạt nhân.

Từ lâu Hàn Quốc vẫn đánh giá chính quyền quốc gia phía bắc là yếu kém và bất ổn. Tuy nhiên, các nguồn tin chính phủ đã rò rỉ thông tin "xác thực" chứng minh điều ngược lại. Chẳng hạn, năm 2015, có tin lan truyền rằng Kim Jong Un xử tử kiến trúc sư Ma Won Chun vì ông không thích thiết kế sân bay mới ở Bình Nhưỡng. Nhưng sau đó, ông Ma xuất hiện trên truyền thông nhà nước Triều Tiên trong bộ dạng khỏe mạnh.

Có thể nói, mọi kết luận về các động cơ của Kim Jong Un chỉ là đồn đoán. Bởi, không ai dám chắc về những gì đang diễn ra xung quanh nhà lãnh đạo trẻ này.

Vào những năm 1990, Kim Jong Un cùng hai người anh em ruột được đưa sang học ở Bern, Thụy Sĩ. Họ học tiếng Đức và tiếng Pháp, hòa mình giữa các học sinh quốc tế. Người dì ruột chăm sóc họ sau đó đã đào tẩu sang Mỹ.

"Tôi khuyến khích cậu ấy (Kim Jong Un) đưa bạn về nhà, bởi chúng tôi muốn các cháu có một cuộc sống bình thường. Tôi nấu ăn cho bọn trẻ. Chúng thích ăn bánh và chơi Lego", người cô tên là Ko Yong Suk kể trong một cuộc phỏng vấn của báo Washington Post. Kim Jong Un khi đó 12 tuổi. Bà cho biết thêm, anh em họ Kim thường tới chơi ở công viên giải trí Disney, ăn tối tại các nhà hàng ở Italy và trượt tuyết ở dãy Alps.

Ko Yong Suk xác nhận nhiều người biết Kim Jong Un mê bóng rổ và ông chơi môn thể thao này thường xuyên.

Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/the-gioi-chan-dung

Theo bà, Kim Jong Un biết rõ từ bữa tiệc sinh nhật 8 tuổi rằng mình được chọn cho những điều lớn lao quan trọng hơn.

Nền tảng giáo dục đó đã khiến giới quan sát phương Tây có chút hy vọng sau khi Kim Jong Un được cha đẻ chọn làm người kế nhiệm vào năm 2010. Họ hy vọng một thời kỳ mới Triều Tiên cởi mở với thế giới bên ngoài được mở ra.

Không giống như người cha tập dượt nhiều năm trước khi chính thức đảm nhận các chức vụ của một Lãnh đạo Tối cao, Kim Jong Un chỉ có chưa đầy một năm rèn luyện trước khi ngồi vào ghế lãnh đạo vào năm 2011. Ông phải làm việc nhanh chóng để quen với một đất nước có một vị lãnh đạo mới trẻ tuổi, và củng cố quyền lực trong tay mình.

Giới quan sát khi đó cho rằng Kim Jong Un chỉ là "bù nhìn", bị thao túng bởi một loạt các nhân vật kỳ cựu của ban lãnh đạo. Nhưng chỉ 4 tháng đầu tiên sau tang lễ của cha, ông đã có bài phát biểu đầu tiên trước toàn thể dân chúng. Sau đó là một loạt động thái như cải cách bộ máy lãnh đạo, thanh trừng nhân sự và gần đây là những bước tiến rốt ráo trong tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân.

Kể từ khi giữ ngôi vị tối cao ở Triều Tiên đến nay, Kim Jong Un chưa từng gặp gỡ nhà lãnh đạo thế giới nào. Ông cũng chưa từng ra khỏi biên giới quốc gia.

Về cuộc sống riêng, vào năm 2012, Kim Jong Un cưới Ri Sol Ju và có tin nói cô là một ca sĩ với gu thời trang sành điệu. Vợ chồng ông Kim Jong Un có 2 hoặc 3 đứa con nhưng giới tính của chúng không được tiết lộ.

Thanh Hảo


************

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Australia héo hon dưới nắng gắt 47 độ


Năm 2018 chỉ mới bước qua được hơn một tuần, song người dân thế giới đã và đang cảm nhận được rõ hơn bao giờ hết sự khắc nghiệt của thời tiết khi khí hậu dần biến đổi theo chiều hướng xấu. Trong khi ở miền Bắc nước Mỹ, một số nước châu Âu hay Trung Quốc đang phải hứng chịu đợt giá rét với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục thì ở Australia, người dân xứ sở chuột túi lại đang oằn mình dưới thời tiết nóng chưa từng có.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C

Nền nhiệt độ tại Australia trong ngày 6/1.

Tại nhiều bang nằm sâu trong lục địa, nhiệt độ đã cán mốc hơn 45 độ C (được hiển thị bằng màu tím và màu hồng thẫm). Các bang, thành phố nằm ven biển có nhiệt độ thấp hơn, song không nơi nào thấp hơn 30 độ C.

Trái ngược với nắng nóng ở Australia, phần lớn lãnh thổ nước Mỹ trong tuần đầu tiên của năm 2018 đều duy trì ở mức nhiệt dưới 0 độ C. Trong ngày 7/1, cá biệt tại vùng núi Washington ở bang New Hamsphire đã ghi nhận được nhiệt độ kỷ lục là âm 70 độ C, trong khi tốc độ gió đạt tới 144km/h.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 1

Hình ảnh được ghi lại trên tuyến đường cao tốc Hume Highwway ở bang Victoria (Australia), phần nhựa đường đã bắt đầu tan chảy. Nhiệt độ ban ngày duy trì ở mức trên 40 độ C và mặt đường bị nung nóng ở nhiệt độ còn cao hơn thế. Người dân được khuyến cáo không nên ra ngoài. Cảnh ùn tắc kéo dài khiến cánh tài xế vô cùng khổ sở.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 2

Trong khi đó tại bang Connecticut (Mỹ), hôm 7/1 đã xảy ra một vụ tai nạn liên hoàn của 20 chiếc ô tô các loại. Nguyên nhận được cho là tuyết rơi quá dày, mặt đường đóng băng gây trơn trượt, giảm khả năng ma sát giữa lốp xe và mặt đường khiến nhiều xe mất lái.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 3

Hôm chủ nhật vừa qua, hàng trăm nghìn người dân thành phố Sydney đã đổ ra bãi biển Bondi để tránh nóng bằng cách tắm biển. Nhiệt độ tại đây được ghi nhận đã lên tới 117 độ F, tương đương 47,2 độ C. Theo Cục Khí tượng học nước này, đây là mức nhiệt cao nhất tại Australia kể từ năm 1939.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 4

Tại Trung Quốc, mùa đông năm nay được dự báo là mùa đông khắc nghiệt nhất trong các năm qua. Tại nhiều vùng lạnh nhất ở nước này như Cam Túc, Thiểm Tây, Ninh Hạ, nhiệt độ đã xuống chỉ còn âm 20 độ C. Người dân hạn chế ra khỏi nhà. Và nếu buộc phải di chuyển trên đường, sẽ không khó để bạn nhìn thấy những kiểu trang phục tránh rét đặc biệt như thế này.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 5

Người dân xứ sở chuột túi phải tìm mọi cách để giảm nhiệt độ cơ thể. Thân nhiệt bình thường của người trưởng thành là 37 độ C, nếu để mức trung bình này tăng quá cao sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 6

Còn đây là hình ảnh của một nhân viên cứu hỏa trong lúc làm nhiệm vụ tại bang Massachusetts. Chiếc mũ của anh đã bị đóng băng hoàn toàn.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 7

Theo dõi được các môn thể thao ngoài trời, người Australia phải cần tới những chiếc ô để tránh nắng nóng.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 8

Cũng với tình yêu thể thao bất chấp thời tiết như vậy nhưng các cổ động viên ở Mỹ lại đang phải kiên trì ngồi thưởng thức với tuyết rơi và gió lạnh phủ khắp các khán đài.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 9

Dưới cái nắng hơn 40 độ C, nhiều gia đình tại Australia chọn bờ biển Henley làm nơi tránh nóng. Nhiều hoạt động vui chơi dưới biển được tổ chức. Những đứa trẻ được thỏa thích nghịch ngợm với "biển xanh, cát trắng, nắng vàng".

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 10

Trong khi đó, bề mặt vịnh Cape Cod ở Orleans, bang Massachusetts (Mỹ), bị tuyết phủ dày. Bờ biển không hề có một bóng người.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 11

Tại thành phố Sydney (Australia), riêng trong ngày 7/1 đã xảy ra 51 vụ cháy. Thời tiết nắng nóng và hanh khô khiến các vụ cháy trở nên khó kiểm soát.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 12

Còn tại Mỹ, nhiệt độ giảm sâu, mưa lớn trên diện rộng khiến nhiều bang và thành phố rơi vào tình trạng ngập lụt. Nước ngập cộng với nhiệt độ tê cóng vì băng tan khiến tình trạng lũ lụt càng trở nên nghiêm trọng.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 13

Một chàng trai người Australia đã gây sốt khi chia sẻ cách ngủ qua đêm trong…chiếc tủ lạnh của mình dưới thời tiết oi bức.

Người Mỹ tê cóng vì lạnh, người Úc héo hon dưới nắng gắt 47 độ C - 14

Tại Mỹ, nhiều người vô gia cư đang phải co ro với nhiệt độ hạ thấp ngoài trời.

Mặt đường nhựa tan chảy vì nắng nóng ở Australia

Trọng Đạt (theo Independent, NYTimes, Telegraph, News)


*************

13.000 người mắc kẹt tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Thụy Sĩ

13.000 du khách kẹt tại một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết nổi tiếng Thụy Sĩ, khi giới chức cảnh báo về khả năng lở tuyết. 

Biển cấm đường Tourists ignore a road closed sign after heavy snowfall and avalanches trapped more than 13,000 tourists at Zermatt, one of Switzerlands most popular ski stations, on January 9, 2018. The snow has blocked all roads and the train leading to the resort in the southern Swiss canton of Valais, which was also hit by some power outages.

Du khách phớt lờ biển đóng cửa đường sau khi tuyết rơi dày làm hơn 13.000 người mắc kẹt tại khu nghỉ dưỡng Zermatt. Ảnh: AFP.

Tuyết rơi dày tại khu nghỉ dưỡng Zermatt trên dãy Alps, khiến cáp treo lên núi, đường trượt, đường đi bộ và các chuyến tàu đi và đến làng đều bị đóng cửa từ hôm qua. Một vụ mất điện cũng xảy ra.

Quyết định chặn đường tiếp cận khu nghỉ dưỡng được đưa ra sau khi Viện nghiên cứu rừng, tuyết và cảnh quan liên bang Thuỵ Sĩ nâng mức cảnh báo lở tuyết lên 5, mức cao nhất. 

"Nhiều trận lở tuyết khô lớn có thể xảy ra do lượng tuyết mới trút xuống và gió mạnh", viện cảnh báo trên trang web. 

"Khoảng 13.000 khách du lịch hiện đang đi nghỉ tại đây", NBC News dẫn lời Janine Imesch, phát ngôn viên Zermatt, nói. "Tình hình đang được kiểm soát và không có vấn đề gì về an toàn".

Tại thị trấn Visp ở thung lũng cách Zermatt khoảng 30 km, 20 người được sơ tán khỏi nhà sau khi một trận tuyết và bùn lở làm đất đá rơi xuống một phần ngôi làng. Không có người bị thương. Tuy nhiên, văn phòng du lịch cho biết không phải lo ngại ở Zermatt. Giới chức thị trấn cho biết dịch vụ không vận chỉ được bố trí cho những người muốn rời đi. 

Trọng Giáp


************

Những nỗi kinh hoàng mang tên mùa đông

Ác mộng của mùa đông năm nay là gì? Là toilet, gấu, tắm và nhiều những thứ khác.

Nỗi ám ảnh đã quay trở lại...

Nỗi ám ảnh đã quay trở lại...

Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra.

Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra.

Vào thời điểm hiện tại, con số này hiện đã trăng lên 99,9%.

Vào thời điểm hiện tại, con số này hiện đã tăng lên 99,9%.

Chàng trai dũng cảm nhất mùa đông năm nay.

Chàng trai dũng cảm nhất mùa đông năm nay.

Dự là vài ngày nữa, đây là sẽ xu hướng thời trang hot nhất làng mốt quốc tế.

Dự là vài ngày nữa, đây là sẽ xu hướng thời trang hot nhất làng mốt quốc tế.

Lạnh đến mấy cũng phải thật ngầu.

Lạnh đến mấy cũng phải thật ngầu.

Thực tế lắm chàng trai!

Thực tế lắm chàng trai!

Advertisement
Cách đơn giản để có một mùa đông không lạnh.

Cách đơn giản để có một mùa đông không lạnh.

GIữ ấm cho boss là trách nhiệm của sen.

Giữ ấm cho boss là trách nhiệm của sen.

Đông về có thể không cần gấu, nhưng nhất định phải có lũ cờ hó bạn thân.

Đông về có thể không cần gấu, nhưng nhất định phải có lũ bạn thân.

Gấu đã có, xin gió cứ về!

Gấu đã có, xin gió cứ về!

Lãng cẩu mùa đông mơ màng trong thời tiết giá lạnh.

Lãng "cẩu" mùa đông mơ màng trong thời tiết giá lạnh.

Tao sẽ chống mắt lên xem chúng mày đi kiểu này qua được mấy bốt cảnh sát giao thông!

Hai bạn qua được mấy bốt cảnh sát giao thông?

Vị cao nhân nào thiết kế ra bộ trang phục này, xin hãy nhận của vãn bối một lạy!

Vị cao nhân nào thiết kế ra bộ trang phục này, xin hãy nhận của vãn bối một lạy!

Alexandra V (Sưu tầm)


*************

Nghệ thuật xin lỗi bạn gái; châm ngôn của các 'tiểu tam'... là những hình ảnh được chia sẻ nhiều trên Facebook.

Mục tiêu dài hơi.

Mục tiêu dài hơi.

Nghệ thuật xin lỗi bạn gái.

Nghệ thuật xin lỗi bạn gái.

Chuyện nhỏ thôi mà.

Tai nạn nhỏ không làm khó được anh.

Châm ngôn của các tiểu tam.

Châm ngôn của các "tiểu tam".

Vòng eo bánh mì

Vòng eo bánh mì 6 múi.

Thức ăn của người khác luôn là món ngon nhất.

Thức ăn của người khác luôn là món ngon nhất.

Thi cử chưa học bài thì tập xác định luôn.

Lo trước khỏi họa.

Mưa gió lạnh lẽo thế này mà dám bắt boss ra đường.

Mưa gió lạnh lẽo thế này mà dám bắt boss ra đường. Giận!

Maru
**********
Tròn mắt nhìn chiếc vali thông minh tự đi theo chủ
Click image for larger version

Name:	68.4.gif
Views:	0
Size:	4.00 MB
ID:	1158873  
Chiếc vali có khả năng tự động đi theo chủ tại Trung Quốc đang khiến cộng đồng náo loạn. Bạn thậm chí có thể gọi chiếc vali của mình tự đi đến địa điểm bạn đang đứng. Thiết bị độc đáo nào vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và được mong chờ lên kệ vào năm 2018.

Công ty Trung Quốc 90Fun vừa “trình làng” một chiếc vali có khả năng tự động đi theo chủ nhân để bạn có thể rảnh tay làm việc khác có ích hơn. Nó được đặt tên là 90 Fun Puppy 1 (phải chăng đây là ẩn ý của nhà sản xuất, so sánh thiết bị này như một chú cún con luôn luôn chạy theo bạn?), và có 2 chế độ: luôn theo sau người dùng, hoặc “triệu hồi” nó nhờ điều khiển từ xa.

warning
68.1
Sản phẩm này là sự hợp tác giữa 90Fun với Segway – hãng xe điện hai bánh nổi tiếng, và nó đã được trang bị công nghệ sử dụng “hệ thống thích nghi trọng lực” của Segway để giúp cân bằng khi di chuyển. Puppy 1 không phải là vali thông minh đầu tiên, trước đó đã có chiếc Cowarobot R1 tích hợp các cảm biến để hạn chế tối đa tình trạng đổ hay va đập vào các chướng ngại vật trên đường đi. Chưa kể tới FowardX CX-1 còn sở hữu cảm biến nhận diện khuôn mặt và cơ thể cũng như cảm biến chiều sâu để quan sát bạn chính xác hơn.

Tờ The Verge đã có cơ hội trên tay một mẫu thử của Puppy 1. Và họ cho biết chiếc vali này có thể kết nối với một chiếc điều khiển có kết nối cực xa. 90Fun nhấn mạnh rằng bạn có thể gắn nó vào balo hay cho vào túi áo để Puppy 1 dễ dàng bám theo bạn.

warning
68.2
Khi đi theo đường thẳng, Puppy 1 đi lại khá mượt mà nhưng với tốc độ hơi nhanh. Đáng tiếc là khi điều khiển không nằm ở vị trí thông thoáng thì việc chỉ dẫn cho chiếc vali này là rất khó khăn. Và nếu khoảng cách giữa chủ nhân và Puppy 1 quá xa, nó sẽ bị mất kết nối và đi theo hướng ngược lại.

Vì chỉ là phiên bản thử nghiệm nên Puppy 1 không có những tính năng quan trọng như tránh vật cản. Khi gặp phải người trên quãng đường, chiếc vali sẽ dừng lại hoặc lao thẳng vào họ rồi đổ ngã. (Sau nhiều lần vấp đau, nhờ có chất liệu vỏ cứng cáp mà Puppy 1 chỉ vị xây xát nhẹ dù “sấp mặt” xuống sàn xi-măng).

warning
68.3
Nếu có ai đó nhấc cái vali này lên khi nó đang trên đường tìm chủ, tay cầm điểu khiển sẽ phát ra những âm thanh inh ỏi để báo động – một điều khá phiền toái khi bạn đang muốn di chuyển nhanh chóng cho kịp chuyến bay. Puppy 1 cũng có thể đóng vai trò là hành lý xách tay, tuy nhiên nếu muốn mang lên máy bay thì bạn phải tháo pin ra nhằm tuân thủ luật lệ của các hãng hàng không.

90 Fun Puppy 1 sẽ được chính thức lên kệ vào cuối năm 2018, tuy nhiên chưa có thông tin về giá thành của thiết bị độc đáo này.

warning
68.4

************
Mùa đông lạnh giá đến mức sa mạc Sahara ngập trong tuyết
 
Tuyết phủ một lớp dày tại sa mạc Sahara đang khiến nhiều người ngạc nhiên. Cách đây 37 năm, tuyết cũng rơi trên sa mạc nhưng chỉ kéo dài được nửa tiếng. Năm nay, tuyết rơi suốt hai ngày khiến nơi đây trở nên vô cùng lạnh lẽo.

Đây là lần thứ ba trong 37 năm qua thị trấn Ain Sefra ở Algeria được chứng kiến tuyết phủ trên những cồn cát của sa mạc.

Tuyết bắt đầu rơi vào những giờ đầu của buổi sáng Chủ nhật ngay sau đó nhanh chóng lắng xuống trên cát.

warning
67.1
Tuyết phủ đến hơn 40cm trên lãnh thổ sa mạc Sahara.

warning
67.2
Màu cát vàng thường thấy đã nhường chỗ cho tuyết trắng tràn ngập.

warning
67.3
Đây là lần thứ 3 trong vòng 37 năm qua sa mạc Sahara được ghi nhận phủ ngập trong tuyết.

Trong khi thành phố bị tuyết phủ từ 4 đến 6cm thì sa mạc dường như lạnh lẽo hơn rất nhiều. Nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata nói: "Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi thức dậy và nhìn thấy tuyết. Tuyết đọng lại trên sa mạc trong suốt cả ngày Chủ Nhật và chỉ bắt đầu tan từ lúc 5 giờ chiều."

Vào năm 2016, thành phố được biết đến như là "Cửa ngõ vào Sa mạc" này đã có tuyết rơi ngay sau đêm Giáng sinh và gây ra nhiều sự hỗn loạn, khi mà các hành khách du lịch bị mắc kẹt trên xe buýt bởi những con đường trở nên trơn trượt và đóng băng.

Đến tháng Giêng năm 2017, tuyết lại rơi, và lần này trẻ con cũng như người lớn đã có sự chuẩn bị kỹ càng hơn; họ thậm chí còn làm cả xe trượt tuyết để đem ra chơi trên các cồn cát.

Trước đó, tuyết đã được nhìn thấy lần cuối ở Ain Sefra vào ngày 18 tháng 2 năm 1979, sau một cơn bão tuyết kéo dài chỉ nửa giờ.

warning
67.4
Vào lúc 5 giờ chiều, tuyết đã bắt đầu tan.

warning
67.5
Trong 37 năm qua, sa mạc Sahara đã được chứng kiến tuyết rơi tới 3 lần - vào năm 1979, 2016 và 2017.

warning
67.6
Tuyết đọng lại trên dấu chân người khi tan chảy dần khỏi sa mạc
.

Áp suất cao đổ bộ có nghĩa là thời tiết lạnh giá sẽ tiến sâu về phương Nam hơn bình thường. Thành phố Ain Sefra nằm trên mực nước biển khoảng 1000m và được bao quanh bởi dãy núi Atlas. Mặc dù độ cao của thành phố này là khá lý tưởng để có tuyết rơi thì trong lịch sử AinSefra, rất hiếm khi người ta được thấy tuyết trong thị trấn, và nhiệt độ giảm xuống thấp nhất cũng thường chỉ từ 6 đến 12 độ Celsius vào tháng Giêng.

Sa mạc Sahara trải rộng ra hầu khắp Bắc Phi và nó đã đi qua nhiều lần thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong vài trăm nghìn năm ròng rã để có được diện mạo cuối cùng như bây giờ.
**************

Cô giáo tiểu học tố bị phụ huynh “đánh ghen” vô cớ

Ngoc Tran

co-giao-y-truong-cva-1515493366273

Ngày 9-1, bà Lê Thị Thủy, hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, xác nhận với phóng viên, nhà trường vừa nắm được sự việc hiểu lầm của phụ huynh T.C.S. đối với cô giáo Y.

Nguyên nhân ban đầu được xác định do chị S. cho rằng cô Y. có quan hệ tình cảm với chồng chị này là anh T.M.D. Nhà trường đã thông báo tới gia đình chị S., đề nghị lên làm việc rõ ràng nhưng đã nhiều ngày trôi qua, gia đình này vẫn chưa tới trường làm việc.

Theo trình bày của cô giáo Y., sáng ngày 2-1 vừa qua, chị T.C.S. (phụ huynh học sinh trong trường) gọi điện cho cô Y. muốn gặp để nói chuyện riêng.

Đến cuối giờ chiều, cô giáo Y. nhận lời gặp chị S. tại địa chỉ 276 Lạch Tray. Tuy nhiên, khi đi tới khu vực khách sạn Nam Cường (đường Lạch Tray) thì người này vẫy tay cô Y. vào “nói chuyện”. Lúc này, cô Y. đã thấy có thêm 3 người phụ nữ khác, vẻ mặt rất hung tợn phía sau. Những người này đã có những lời lẽ vu khống, to tiếng cho rằng cô đã cặp bồ với chồng của chị S. là anh T.M.D.

Mặc dù cô giáo Y. khẳng định với những người ở đây rằng không hề có quan hệ gì bất chính với chồng của chị S. Tuy nhiên, họ không nghe mà yêu cầu cô giáo đi đến địa chỉ số 200 Văn Cao để nói chuyện với anh D. Do lo lắng, sợ bị nhóm người này hành hung nên cô Y. đã đi theo tới địa chỉ trên. Trên xe, chị S. tiếp tục có những lời lẽ xúc phạm đối với cô giáo.

Tới địa chỉ 200 Văn Cao, cô giáo Y. bị đưa lên tầng 2 của quán cà phê tra khảo… Ít phút sau, xuất hiện thêm 1 nam, 1 nữ tới “nói chuyện”.

Ngay sau khi bị phụ huynh có lời lẽ vu khống, đe dọa, cô giáo Y. đã báo cáo lại toàn bộ sự việc với hiệu trưởng trường tiểu học, đồng thời ngày 3-1 đã tới Công an phường Lạch Tray trình báo sự việc.

Chưa dừng lại ở đó, sáng 5-1, chị S. tiếp tục dẫn thêm 4 nam giới lạ mặt vào trường tìm cô giáo Y. Nhóm người này tự ý vào bên trong trường la hét, chửi bới, gây mất an ninh trật tự. Phát hiện các đối tượng lạ mặt, có thể ảnh hưởng tới an toàn của giáo viên, nhà trường đã thông báo cho tổ bảo vệ và trình báo Công an phường Lê Lợi.

Theo cô Y., sự việc phụ huynh “đánh ghen” gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, niềm tin và có thể ảnh hưởng tới hạnh phúc của gia đình mình.

Cũng trong chiều 9-1, một lãnh đạo UBND quận Ngô Quyền cho hay hiện đã nắm được sự việc và giao phường Lê Lợi tìm hiểu nguyên nhân, giải quyết sự việc.

Theo Người Lao Động


************

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

 

.

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

.

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn